Giáo án Tiếng việt 3 tuần 3 - Trường Tiểu học Hiệp Hoà A

Giáo án Tiếng việt 3 tuần 3 - Trường Tiểu học Hiệp Hoà A

Chính tả

Nghe – viết : Chiếc áo len.

I/ Mục tiêu:

- Nghe -viết đúng bài CT; trình bài đúng hình thức bàivăn xuôi.

 - Làm đúng BT(2) a/b hoặc bài tập phương ngữ do Gv soạn .

 - Điền đúng 9 chữ và tên chữ vào ô trống trong bảng(BT3).

II/ Chuẩn bị:

 * GV: Ba băng giấy nội dung BT2. Bảng phụ kẻ chữ và tên chữ ở BT3.

 Vở bài tập.

 * HS: VBT, bút.

II/ Các hoạt động:

1. Khởi động: Hát.

2. Bài cũ: Cô giáo tí hon.

- GV mời 3 Hs lên viết bảng :xào, rau, sà xuống, xinh xẻo, ngày sinh .

- Gv nhận xét bài cũ

3. Giới thiệu và nêu vấn đề.

 Giới thiệu bài + ghi tựa.

4. Phát triển các hoạt động:

 

doc 12 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 684Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng việt 3 tuần 3 - Trường Tiểu học Hiệp Hoà A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Gv mời 1 Hs đọc thành tiếng đoạn 2:
+ Vì sao Lan dỗi mẹ?
- 1 Hs đọc đoạn 3
+ Anh Tuấùn nói với mẹ những gì?
- Hs đọc thầm đoạn 4
+ Vì sao Lan ân hận?
- Gv cho Hs thảo luận từng nhóm đôi để trả lời câu hỏi này.
- Gv nhận xét, chốt lại ý:
. Vì Lan đã làm cho mẹ buồn.
. Vì Lan thấy mình ích kỉû, chỉ nghĩ đến mình, không nghĩ đến anh.
. Vì cảm động trước tấm lòng yêu thương của mẹ và sự nhường nhịn, độ lượng của anh.
- Hs đọc thầm toàn bài, suy nghĩ, tìm một tên khác cho truyện.
- Gv hỏi: Vì sao Lan là cô bé ngoan, Lan ngoan ở chỗ nào?
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại, củng cố.
- GV chia Hs ra thành các 4 nhóm. Mỗi nhóm đọc theo cách phân vai.
- Gv nhận xét nhóm đọc hay nhất.
* Hoạt động 4: Hướng dẫn Hs kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh.
Gv giúp Hs nắm được nhiệm vụ:
- Gv mời 1 Hs đọc đề bài và gợi ý.
 - Gv giải thích: 
+ Kể theo gợi ý: gợi ý là điểm tựa để nhớ các câu chuyện.
+ Kể theo lời yêu cầu của Lan: kể theo cách nhập vai, không giống ý nguyên văn bảng, người kể đóng vai lan xưng tôi, mình hoặc em.
Kể mẫu đoạn 1:
- Gv mở bảng phụ đã viết gợi ý kể từng đoạn trong SGK
Từng cặp Hs kể:
Hs kể trước lớp.
- Gv mời một số Hs tiếp nối nhau nhìn các gợi ý nhập vai nhân vật Lan thi kể trước lớp các đoạn 1, 2, 3, 4.
- Gv và Hs nhận xét
- Tuyên dương những em Hs có lời kể đủ ý.
- 1 Hs đọc đoạn 2..
+Vì mẹ nói rằng không thể mua chiếc áo đắt tiền như vậy.
- Hs đọc đoạn 3
+ Mẹ hãy để dành tiền mua áo len cho em Lan. Con không cần thêm áo vì con khỏe lắm. Nếu lạnh, con sẽ mặc thêm nhiều áo cũ ở bên trong.
-Hs đọc thầm đoạn 4.
-Hs thảo luận nhóm đôi.
-Đại diện các nhóm lên trình bày.
,
+ Cô bé ngoan, Cô bé biết ân hận....
+ Lan ngoan vì đã nhận ra mình sai và muốn sữa chữa khuyết điểm.
- Câc nhóm thi đọc truyện theo vai.
- Hs nhận xét.
- Cả lớp đọc thầm theo.
- Một Hs đọc 3 gợi ý để kể đoạn 1.
- Cả lớp đọc thầm theo.
- Một, hai Hs nhìn 3 gợi ý trên bảng, - kể mẫu đoạn 1 theo lời của Lan.
- Từng cặp Hs kể.
- Hs kể trước lớp.
- Hs lên tham gia.
- Hs nhận xét.
 5. Tổng kết – dặn dò.
Về luyện đọc lại câu chuyện.
Chuẩn bị bài:Quạt cho bà ngủ.
Nhận xét bài học.
	Bổ sung :
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Thứ ba , ngày tháng năm 2010
Chính tả
Nghe – viết : Chiếc áo len.
I/ Mục tiêu:
- Nghe -viết đúng bài CT; trình bài đúng hình thức bàivăn xuôi.
 - Làm đúng BT(2) a/b hoặc bài tập phương ngữ do Gv soạn .
 - Điền đúng 9 chữ và tên chữ vào ô trống trong bảng(BT3).
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Ba băng giấy nội dung BT2. Bảng phụ kẻ chữ và tên chữ ở BT3.
	 Vở bài tập.
 * HS: VBT, bút.
II/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Cô giáo tí hon.
- GV mời 3 Hs lên viết bảng :xào, rau, sà xuống, xinh xẻo, ngày sinh .
- Gv nhận xét bài cũ
Giới thiệu và nêu vấn đề.
	Giới thiệu bài + ghi tựa. 
Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs nghe - viết.
Gv hướng dẫn Hs chuẩn bị.
- Gv đọc một lần đoạn văn viết chính tả.
 - Gv yêu cầu 1 –2 HS đọc lại đoạn viết.
 - Vì sao Lan ân hận?
- Gv hướng dẫn Hs nhận xét. Gv hỏi:
 + Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa?
 + Lời Lan muốn nói với mẹ được đặt trong dấú gì.
 - Gv hướng dẫn Hs viết bảng con : nằm, cuộn tròn, chăn bông, xin lỗi.
Hs chép bài vào vở.
- Gv đọc thong thả từng câu, mỗi câu đọc từ 2 đến 3 lần.
- Gv theo dõi, uốn nắn.
Gv chấm chữa bài.
- Gv yêu cầu Hs tự chữ lỗi bằng bút chì.
- Gv chấm vài bài (từ 5 – 7 bài).
- Gv nhận xét bài viết của Hs.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs làm bài tập.
+ Bài tập 2: 
- Gv cho Hs nêu yêu cầu của đề bài.
- GV phát 3 băng giấy cho 3 Hs thi làm bài.
- Sau khi Hs làm bài xong, dán giấy lên bảng, đọc kết quả.
- Gv nhận xét, chốt lại:
 Câu a) Cuọân tròn, chân thật, chậm trễ.
Câub) Cái thước kẻ ; Cái bút chì.
+ Bài tập 3 :
- Gv mở bảng phụ đã viết sẵn.
- Gv mời Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gọi 1 Hs làm mẫu.
- Gv mờì Hs lên chữa bài trên bảng lớp.
- Gv nhận xét, sửa chữa.
- Gv chốt lời giải đúng.
-Hs lắng nghe.
-1- 2 Hs đọc đoạn viết.
-Vì em phải làm cho mẹ phải lo buồn, làm cho anh phải nhường phần mình cho em.
+Các chữ đầu đoạn, đầu câu, tên riêng của người.
+Dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
- Hs viết vào bảng con
- Học sinh viết vào vở.
- Học sinh soát lại bài.
- Hs tự chữ lỗi.
- Một Hs đọc yêu cầu của đề bài.
- Cả lớp làm bài vào nháp.
- Hs nhận xét.
- Cả lớp làm vào vào VBT.
-Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Một Hs làm mẫu: gh – giê hát.
- Hs làm vào VBT.
- Cả lớp nhận xét bài trên bảng.
- Cả lớp nhìn bảng đọc 9 chữ và tên chữ.
- Cả lớp sửa bài vào VBT.
Tổng kết – dặn dò.
Về xem và tập viết lại từ khó.
Nhận xét tiết học.
	Bổ sung :
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba , ngày tháng năm 2010
Tập đọc.
Quạt cho bà ngủ.
I/ Mục tiêu:
- Biết ngắt đúng nhịp giữa các dòng thơ nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ, giữa các khổ thơ.
- Hiểu được tình cảm yêu thương,hiếu thảo,của bạn nhỏ trong bài thơ đối với bà( trả lời được các CH trong SGK, thuộc cả bài thơ).
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Tranh minh họa bài học trong SGK. 
 Bảng phụ viết những khổ thơ luyện đọc và học thuộc lòng.
	* HS: Xem trước bài học, SGK, VBT.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Chiếc áo len.
	- GV gọi 2 học sinh tiếp nối nhau kể lại theo lời kể của Lan trong câu chuyện “ Chiếc áo len”.
	- Qua câu chuyện em hiểu điều gì?
 - GV nhận xét bài cũ.
Giới thiệu và nêu vấn đề.
	Giới thiệu bài + ghi tựa.
Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Luyện đọc.
Gv đọc bài thơ.
Giọng đọc dịu dàng, tình cảm.
Gv hướng dẫn Hs luyện đọc, kết hợp với giải nghĩa từ.
- Gv mời đọc từng dòng thơ.
- Gv gọi Hs đọc từng khổ thơ trước lớp.
- Gv yêu cầu Hs giải nghĩ các từ mới : thiu thiu. 
- Gv cho Hs đọc từng khổ thơ trong nhóm.
- Gv theo dõi, hướng dẫn các em đọc đúng.
- Luyện đọc cả bài
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
 - Gv cho Hs đọc thầm và trả lời các câu hỏi:
 + Bạn nhỏ trong bài thơ đang làm gì?
 + Cảnh vật trong nhà và ngoài vườn như thế nào?
+ Bà mơ thấy gì?
- Gv cho Hs thảo luận theo nhóm đôi.
+ Vì sao có thể đoán bà mơ như vậy?
Gv chốt lại: 
+ Vì cháu đã quạt cho bà rất lâu trước khi bà ngủ thiếp đi nên bà mơ thấy cháu ngồi quạt.
+ Vì trong giấc ngủ của bà ngửi thấy hương thơm của hoa cam, hoa khế.
+ Vì bà yêu cháu và yêu ngôi nhà của mình.
Gv cho cả lớp đọc thầm bài thơ. Gv hỏi:
Qua bài thơ, em thấy tình cảm của cháu với bà như thế nào?
- Gv nhận xét, chốt lại => Cháu rất hiếu thảo, yêu thương, chăm sóc bà
* Hoạt động 3: Học thuộc lòng bài thơ.
- Gv hướng dẫn Hs học thuộc lòng tại lớp.
- Gv xoá dần từ dòng , từng khổ thơ.
- Gv chia lớp thành 2 tổ thi đua đọc thuộc lòng bài thơ
- Gv nhận xét đội thắng cuộc.
- Gv mời từ 2 đế 3 em đọc thuộc lòng cả bài thơ 
- Gv nhận xét bạn nào đọc đúng, đọc hay.
-Học sinh lắng nghe.
- Hs đọc tiếp nối mỗi em đọc 2 dòng thơ.
-Hs tiếp nối nhau đọc 4 khổ thơ.
- Hs giải nghĩa. 
- Hs đọc từng khổ thơ trong nhóm.
- Cả lớp đọc ĐT cả bài.
- Cả lớp đọc thầm bài thơ.
+ Bạn quạt cho bà ngủ.
+Mọi vật điều êm lặng như đang ngũ: ngấn nắng ngủ thiu thiu trên tường, cốc chén nằm im, hoa cam, hoa khế ngoài vườn chín lặng lẽ. Chỉ có một chí chích chòe đang hót.
+Bà mơ thấy cháu đang quạt hương thơm tới.
- Hs thảo luận theo nhóm đôi.
- Từng nhóm phát biểu.
- Hs nhận xét.
- Hs tự do phát biểu suy nghĩ của mình.
- Hs đọc thuộc tại lớp từng khổ thơ.
- Mỗi tổ cử 4 Hs tiếp nối nhau đọc 4 khổ thơ.
- Hs nhận xét.
- Hs đại diện đọc thuộc cả bài thơ.
Tổng kết – dặn dò.
Về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ.
Nhận xét bài cũ.
	Bổ sung :
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ 
Thứ tư , ngày tháng năm 2010
Luyện từ và câu
So sánh. Dấu chấm
I/ Mục tiêu: ... -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ năm , ngày tháng năm 2010
Chính tả
Tập chép: Chị em.
I/ Mục tiêu:
- Chép và trình bày đúng bài CT.
 - Làm đúng bài tập về các từ chứa tiếng có vần ăc/oăc( BT2), BT(3) a/b hoặc bài tập phương ngữ do Gv soạn .
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Bảng phụ viết bài thơ Chị em.
	 Bảng lớp viết BT2.
 Vở bài tập, SGK.
 * HS: VBT, bút.
II/ Các hoạt động:
1) Khởi động: Hát.
 2) Bài cũ: “ Chiếc áo len”.
Gv mời 3 Hs lên bảng viết các từ: trăng tròn, chậm trễ, chào hỏi, trung thực.
Gv và cả lớp nhận xét.
3) Giới thiệu và nêu vấn đề.
	Giới thiệu bài + ghi tựa.
4) Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs nghe viết.
Gv hướng dẫn Hs chuẩn bị.
Gv đọc bài thơ trên bảng phụ.
Gv mời 2 HS đọc lại bài thơ.
- Gv hướng dẫn Hs nắm nội dung đoạn văn. 
 + Bài thơ viết theo kiểu thơ gì?
+ Cách trình bày bài thơ lục bát thế nào?
 + Những chữ nào trong bài viết hoa?
- Gv hướng dẫn Hs tự viết ra nháp những tiếng dễ viết sai:trải chiếu, lim dim, luống rau, chung lời, hát ru.
Hs nhìn SGK, chép bài vaò vở.
 - Gv quan sát Hs viết.
- Gv theo dõi, uốn nắn.
Gv chấm chữa bài.
- Gv yêu cầu Hs tự chữ lỗi bằng bút chì.
- Gv chấm vài bài (từ 5 – 7 bài).
- Gv nhận xét bài viết của Hs.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs làm bài tập.
+ Bài tập 2: 
- Gv cho 1 Hs nêu yêu cầu của đề bài.
- Gv mời 3 Hs lên bảng thi làm bài.
- Gv nhận xét, chốt lời giải đúng:
 Đọc ngắc ngứ, ngoắc tay nhau, dấu ngoặc đơn.
+ Bài tập 3:
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu của bài.
- Gv chia lớp thành 2 nhóm. Thảo luận:
- Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Câu a) chung – trèo – chậu.
Câu b) mở – bể – mũi.
- Học sinh lắng nghe.
- Hai Hs đọc lại.
+ Thơ lục bát, dòng trên 6 chữ, dòng dưới 8 chữ
+Chữ đầu của dòng thứ 6 viết cách lề hai ô. ; chữ đầu dòng 8 viết cách lề 1 ô.
+Các chữ đầu dòng.
- Hs viết ra nháp.
- Học sinh viết vào vở.
- Hs tự chữa bài.
- 1 Hs đọc. Cả lớp đọc thầm theo.
- Cả lớp làm vào VBT.
- Hs nhận xét.
- Cả lớp chữa bài vào VBT.
- Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Hs thảo luận.
- Nhóm 1 làm bài 3a).
- Nhóm 2 làm bài 3b).
- Hs làm vào VBT.
- Đại diện các nhómlên viết lên bảng.
- Hs nhận xét.
5. Tổng kết – dặn dò.
Về xem và tập viết lại từ khó.
Những Hs viết chưa đạt về nhà viết lại.
Nhận xét tiết học.
	Bổ sung :
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ năm , ngày tháng năm 2010
Tập viết
Ôn chữ hoa B.
I/ Mục tiêu:
- Viết đúng chữ hoa B(1 dòng)Ê, H,T (1 dòng)Â. Viết đúng tên riêng “Bố Hạ”(1 dòng) và câu ứng dụng : Bầu ơi.chung một giàn (1 lần) bằng chữ nhỏ.
II/ Chuẩn bị:	* GV: Mẫu viết hoa B.
	 Các chữ Bố Hạ và câu tục ngữ viết trên dòng kẻ ô li.
 * HS: Bảng con, phấn, vở tập viết.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ:
- Gv kiểm tra HS viết bài ở nhà.
Một Hs nhắc lại từ và câu ứng dụng ở bài trước.
Gv nhận xét bài cũ.
Giới thiệu và nê vấn đề.
	Giới thiệu bài + ghi tựa.
Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: Giới thiệu chữ B hoa.
- Gv treo chữõ mẫu cho Hs quan sát.
- Nêu cấu tạo chữ B?
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs viết trên bảng con.
Luyện viết chữ hoa.
 Gv cho Hs tìm các chữ hoa có trong bài: 
 B, H, T
- Gv viết mẫu, kết hợp với việc nhắc lại cách viết từng chữ.
- Gv yêu cầu Hs viết chữ “B, H, T” vào bảng con.
- Nhận xét , sửa sai cho Hs
Hs luyện viết từ ứng dụng.
- Gv gọi Hs đọc từ ứng dụng
- Gv viết từ ứng dụng lên bảng.
 - Gv giới thiệu: Bố Hạ một xã của huyện Yên Thế , tỉnh Bắc Giang, nơi có giống cam ngon nổi tiếng.
- Gv yêu cầu Hs viết vào bảng con.
- Gv nhận xét – sửa sai
Luyện viết câu ứng dụng.
- Gv mời Hs đọc câu ứng dụng.
Gv viết câu ứng dụng lên bảng.
- Gv giải thích câu tục ngữ: Bầu bí là những cây khác nhau mọc trên cùng một giàn. Khuyên bầu bí là khuyên người trong một nước thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.
- Hs viết trên bảng con các chữ: Bầu, Tuy.
- Gv nhận xét
* Hoạt động 3: Hướng dẫn Hs viết vào vở tập viết.
- Gv nêu yêu cầu:
 + Viết chữ B: 1 dòng cỡ nhỏ.
 + Viế chữ H vàø T: 1 dòng cỡ nhỏ.
 + Viế chữ Bố Hạ: 2 dòng cỡ nhỏ.
 + Viết câu tục ngữ: 2 lần.
- Gv theo dõi, uốn nắn.
- Nhắc nhở các em viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ.
* Hoạt động 4: Chấm chữa bài.
- Gv thu từ 5 đến 7 bài để chấm.
- Gv nhận xét tuyên dương một số vở viết đúng, viết đẹp.
- Hs quan sát.
- Hs nêu.
- Hs tìm.
- Hs quan sát, lắng nghe.
- Hs viết các chữ vào bảng con.
- Hs đọc: tên riêng Bố Hạ.
- Hs viết trên bảng con.
- Hs đọc câu ứng dụng.
- Hs viết bảng con
- Hs nêu tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở.
- Hs viết vào vở
Tổng kết – dặn dò.
Về luyện viết thêm phần bài ở nhà.
Chuẩn bị bài: Cửu Long.
Nhận xét tiết học.
	Bổ sung :
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu , ngày tháng năm 2010
Tập làm văn
Kể về gia đình- Điền vào tờ giấy in sẵn
I/ Mục tiêu:
Kể được một cách đơn giản về gia đình với một người bạn mới quen theo gợi ý (BT1) . 
Biết viết Đơn xin phép nghỉ học đúng mẫu (BT2).
* Giáo dục tình cảm đẹp đẽ trong gia đình.
II/ Chuẩn bị:	
 * GV: Mẫu đơn xin nghỉ học pho to.
	 * HS: VBT, bút.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: 
- Gv gọi 3 Hs đọc lại lá đơn xin vào Đội Thiếu Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh.
- Gv nhận xét bài cũ.
Giới thiệu và nêu vấn đề.
	Giới thiệu bài + ghi tựa.
Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập.
+ Bài tập 1: 
- Gv mời Hs đọc yêu cầu đề bài.
- GV hướng dẫn : Kể về gia đình mình cho một người bạn mới quen. Các em chỉ cần nói 5 – 7 câu giới thiệu về gia đình của em,
 - Gv chia nhóm để kể về gia đình. 
 + Gia đình em có những ai? Làm công việc gì? Tính tình thế nào?
- Đại diện mỗi nhóm sẽ thi kể.
- Gv nhận xét , bình chọn người kể tốt nhất.
- Gv chốt lại:
Xem đây là một ví dụ:
 (1)Nhà tớ chỉ có 4 người: bố mẹ tớ, tớ và thằng cu Thắng 5 tuổi. (2) Bố mẹ tớ hiền lắm. (3) Bố tớ làm ruộng. (4) Bố chẳng lúc nào ngơi tay.(5) Mẹ tớ cũng làm ruộng. (6) Những lúc nhàn rỗi, mẹ khâu vá quần áo. (7) Gia đình tớ lúc nào cũng vui vẽ. 
* Hoạt động 2: 
+ Bài tập 2:
 - Gv yêu mời Hs đọc yêu cầu của đề bài:
- Gv mời 1 Hs nói về trình tự cuả lá đơn :
 + Quốc hiệu và tiêu ngữ.
+ Địa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn.
+ Tên của đơn.
+ Tên người hoặc tổ chức nhận đơn.
+ Ho,ï tên và ngày, tháng, năm sinh của người viết đơn ; người viết là Hs của lớp nào .
+ Lí do viết đơn.
+ Lí do nghỉ học
+ Lời hứa của người viết đơn khi đạt được nguyện vọng.
+ Ý kiến và chữ kí củ gia đình Hs.
 Ch + Chữ kí và họ, tên của người viết lá đơn. 
 - Gv mời 2 Hs làm miệng bài tập.
 - Gv phát mẫu đơn cho từng Hs điền vào nội 
dung.
 - Gv chấm một số bài và nêu nhận xét.
 - Gv cho điểm , tuyên dương bài viết đúng.
- Hs đọc. Cả lớp đọc thầm theo.
- Hs chia nhóm
- Đại diện hai nhóm lên trình bày.
- Hs nhận xét.
Hs lắng nghe.
- Hs đọc yêu cầu của đề bài.
- Một Hs đọc mẫu lá đơn.
- Hai Hs làm miệng bài tập.
- Hs điền vào mẫu đơn
Tổng kết – dặn dò.
Về nhà bài viết nào chua đạt về nhà sửa lại.
Nhận xét tiết học.
	Bổ sung :
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • doctieng viet tuan 3.doc