Giáo án Tiếng Việt 3 tuần 33 - Trần Thị Thắm - Trường tiểu học Vĩnh Nguyên 1

Giáo án Tiếng Việt 3 tuần 33 - Trần Thị Thắm - Trường tiểu học Vĩnh Nguyên 1

TOÁN

 Tiết 162 : ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100000

I. Mục tiêu

 Giúp HS :

" Đọc, viết các số trong phạm vi 100000.

" Viết số thành tổng các nghìn, trăm, chục, đơn vị và ngược lại

" Thứ tự các số trong phạm vi 100000

" Tìm số còn thiếu trong một dãy số cho trước.

II. Đồ dùng dạy học

" Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 1, 4.

 

doc 43 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 958Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt 3 tuần 33 - Trần Thị Thắm - Trường tiểu học Vĩnh Nguyên 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TOÁN
Tiết 161 : KIỂM TRA 
(Xem gi¸o ¸n kiĨm tra)
TOÁN
	Tiết 162 : ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100000
I. Mục tiêu 
 Giúp HS :
Đọc, viết các số trong phạm vi 100000.
Viết số thành tổng các nghìn, trăm, chục, đơn vị và ngược lại
Thứ tự các số trong phạm vi 100000
Tìm số còn thiếu trong một dãy số cho trước.
II. Đồ dùng dạy học 
Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 1, 4.
III. Hoạt động dạy học 
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
Gọi HS lên bảng làm bài 1, 2, 3, 4 / 83 VBT Toán 3 Tập hai. 
GV nhậïn xét, chữa bài, cho điểm HS.
3. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học 
Hoạt động 1 : Hướng dẫn ôn tập (27’)
Mục tiêu :Đọc, viết các số trong phạm vi 100000.Viết số thành tổng các nghìn, trăm, chục, đơn vị và ngược lại. Tìm thứ tự các số trong phạm vi 100000. Tìm số còn thiếu trong một dãy số cho trước.
Cách tiếùn hành :
Bài 1
-Gọi HS đọc yêu cầu
- 2 HS đọc yêu cầu trong SGK
- Yêu cầu HS tự làm bài
-Làm bài vào VBT, 2 HS lên bảng làm bài, 1 HS làm phần a, 1 HS làm phần b.
-Nhâïn xét bài làm của HS
- Yêu cầu : Tìm các số có 5 chữ số trong phần a?
- Đó là: 10000; 2000; 3000; 40000; 50000; 60000; 70000; 80000;90000.
-Tìm số có 6 chữ số trong phần a
- Đó là:100000
-Ai có nhận xét gì về tia số a?
- Trong tia số a thì 2 số cạnh nhau hơn kém nhau 10000 đơn vị.
-Gọi HS đọc các số trên tia số .
- 1HS đọc lại
-Yêu cầu HS tìm quy luật của tia số b
- Trong tia số b thì 2 số cạnh nhau hơn kém nhau 5000 đơn vị
Bài 2
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
-Bài tập yêu cầu chúng ta đọc số 
-Yêu cầu HS tự làm bài
-Làm bài vào VBT, 4 HS lên bảng làm bài, mỗi HS đọc và viết 2 số 
-Gọi HS nhận xét bài trên bảng
- 4 HS nhận xét
-Hỏi: Các chữ số có tận cùng bên phảilà các chữ số 1,4,5 phải đọc như thế nào?
-Các chữ số có tận cùng bên phải là chữ số 1 được đọc là mốt, chữ số 4 dược đọc là tư, chữ số 5 được đọc là lăm hoặc là năm.
-Gọi HS đọc bài làm.GV có thể gọi HS theo hàng dọc của lớp, ngang lớp hoặc theo tổ.
-Lần lượt mõi HS nhìn vào vở của mình đọc một số .
Bài 3
a) Hãy nêu yêu cầu của bài tập
- Viết số thành tổng
- Hướng dẫn HS làm mẫu
-Yêu cầu HS phân tích số 9725 thành tổng
-Số 9725 gồm 9 nghìn, 7 trăm, 2 chục, 5 đơn vị và được viết thành:
9725= 9000 +700 +20 +5
- Yêu cầu HS tự làm bài
-Làm bài vào VBT, 2 Hslên bảng làm bài, 1 HS phân tích số .
-Nhận xét bài làm của HS
b) Phần b của bài yêu cầu chúng ta làm gì?
- Từ tống viết thành số 
- Gọi HS đọc mẫu
- Mẫu: 4000+600+30+1=4631
- Yêu cầu HS làm bài
Làm bài vào VBT, 2 HS lên bảnglàm, mỗi HS viết 2 số .
 -Nhận xét bài làm của HS
-Gọi HS dưới lớp chữa bài
-4HS lần lượt nhìn bài của mình để chữa bài
Bài 4
-Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Viết số thích hợp vào chỗ trống
-Yêu cầu cả lớp theo dõi nội dung phần a
-Hỏi: Ô trống thứ nhất em điền số nào? -Vì sao?
-Điền số 2020
-Yêu cầu HS tự làm các phần còn lại và chữa bài
Hoạt động cuối : Củng cố dặn dò 
- Cô vừa dạy bài gì ?
- GV nhận xét tiết học. Tuyên dương những HS học tốt, chăm chỉ, phê bình những HS còn chưa chú ý.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
TOÁN
Tiết 163 : ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100000
I. Mục tiêu 
 Giúp HS củng cố về :
So sánh các số trong phạm vi 100000.
Sắp xếp dãy số theo thứ tự xác định.
II. Đồ dùng dạy học 
Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 1, 2.
Phấn màu.
III. Hoạt động dạy học 
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
Gọi HS lên bảng làm bài 1, 2, 3, 4 / 86 VBT Toán 3 Tập hai. 
GV nhậïn xét, chữa bài, cho điểm HS.
3. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học 
Hoạt động 1 : Hướng dẫn ôn tập (27’)
Mục tiêu :
- So sánh các số trong phạm vi 100000.
- Sắp xếp dãy số theo thứ tự xác định.
Cách tiếùn hành :
Bài 1
- Hỏi: Bài 1 yêu cầu chúng ta làm gì?
- Điền dấu > ; < ; = vào chỗ trống
- Trước khi điền dấu ta phải làm như thế nào?
- Trước khi điền dấu ta phải thực hiện phếp tính để tìm kết quả( nếu có ) rồi so sánh kết quả tìm được với số cần só sánh
- Yêu cầu HS tự làm bài 
-Làm bài vào VBT, 2 HS lên bảng làm bài
- Gọi HS chữa bài 
 - HS nhận xét bài làm trên bảng 
- Vì sao điền được 27469 < 27470?
-Vì 2 số này đều có 5 chữ số , các chữ số hàng chục nghìn đều là 2, hàng nghìn đều là 7, hàng trăm đều là 4 nhưng chữ số hàng chục là khác nhau nên chữ số nào có chữ số hàng chục nhỏ hơn thì số đó nhỏ hơn vì 6< 7 nên 27469 < 27470
- Ta có thể dùng cách nào để nói 27469 < 27470 mà vẫn đúng?
- Ta nói 27470 > 27469
-Số 27470 lớn hơn số 27469 bao nhiêu đơn vị?
-Số 27470 lớn hơn 27469 là 1 đơn vị
- Gv hỏi tương tự với một vài trường hợp khác
-HS trả lời theo yêu cầu 
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 
-Tìm số lớn nhất trong các số sau
-Yêu cầu HS tự làm bài
-Làm bài vào VBT, 1 HS lên bảng làm bài
- GV hỏi:Tại sao lại tìm số 42360 là số lớn nhất trong các số 41590; 41800; 42360; 41785
-Vì 4 số này đều có 5 chữ số , chữ số hàng chục nghìn đều là 4, so sánh đến hàng nghìn thì số 42369 có hàng nghìn lớn nhất ( các số còn lại đều có hàng nghìn là 1) nên số 42360 là số lớn nhất trong các số đã cho
- GV hỏi tương tự với phần b
Bài 3
-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
-Viêt các số đã cho theo thứ tự từ bé đến lớn .
-Yêu cầu HS tự làm bài
- HS cả lớp làm bài vào VBT, 2 HS làm bài trên bảng
-Hỏi: Trước khi sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn ta phải làm gì?
-Ta phải thực hiện so sánh các số với nhau
- Gọi HS chữa bài 
-Sắp xếp theo thứ tự : 59825;67925;69725; 70100
- GV hỏi: Dựa vào đâu các em sắp xếp được như vậy ?
- Vì 4 số này đều có 5 chữ số , so sánhchữ số hàng chục nghìn ta có 5 < 6 <7 ; Có hai số hàng chục nghìn là 6, khi so sánh 2 số này với nhau ta thấy 67925 < 69725 vì chữ số hàng nghìn 7< 9 vậy ta có kết quả:
59825 < 67925< 69725< 70100 
Bài 4
-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
-Viêt các số đã cho theo thứ tự từ lớn đến bé.
-Yêu cầu HS tự làm bài
- HS cả lớp làm bài vào VBT, 2 HS làm bài trên bảng
-Hỏi: Trước khi sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn ta phải làm gì?
-Ta phải thực hiện so sánh các số với nhau
- Gọi HS chữa bài 
-1 HS chữa bài 
- GV hỏi: Dựa vào đâu các em sắp xếp được như vậy ?
- 1 HS trả lời.
Bài 5
- Gọi HS đọc yêu cầu 
-1 HS đọc yêu cầu trong SGK
-Yêu cầu HS tự làm 
-1 HS lên bảng làm bài , HS cả lớp làm bài vào VBT
- Gọi HS nhận xét bài của bạn
-1 HS nhận xét bài làm của bạn
-Hỏi: Vì sao dòng C là đúng còn các dòng khác thì sai?
- 4 HS lần lượt trả lơì 
+ Ở dòng a sắp xếp 2935<3914 < 2945 là sai vì hàng nghìn 3 không thể nhỏ hơn 2 được 
+ Dòng b viết theo thứ tự 6840 4, điều này không xảy ra nên b sai
+ So sánh các số dòng c ta thấy chúng đều có hàng nghìn là 8 , nên ta so sánh tiếp đến hàng trăm thì có 7 < 8 vậy số 8763 là số bé nhất . Hai số còn lại đề có hàng trăm là 8 nên ta so sánh đến hàng chục , ta có 4 < 5 nên 8843 < 8853 . Vậy ta thấy 8763 < 8843 < 8853 , sắp xếp như dòng c là đúng.
+ So sáng các số ở dòng d với nhau ta thấy chúng đều có hàng nghìn và hàng trăm giống nhau , vậy ta so sánhđến hàng chục .Ta có 8 0 nên 3699 > 3690 . Vậy dòng d xếp sai thứ tự từ bé đến lớn vì số thứ 2 trong dòng này lớn hơn số thứ ba. 
- GV nhận xét và yêu cầu HS sắp xếp lại các số ở phần a, b, d cho đúng 
Hoạt động cuối : Củng cố dặn dò 
- Cô vừa dạy bài gì ?
- GV Tổng kết tiết học và giao các bài tập luyện tập thêm cho HS. Với bài nâng cao GV có thể hướng dẫn cách làm cho HS.
- Dặn HS về nhà làm bài tập trong VBT và chuẩn bị bài sau.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
TOÁN
Tiết 164 : ÔN TẬP 4 PHÉP TÍNH
TRONG PHẠM VI 100000
I. Mục tiêu 
 Giúp HS :
Ôn luyện phép cộng, trừ, nhân , chia các số trong phạm vi 100000( tính nhẩm và tính viết)
Giải bài toán bằng nhiều lời văn khác nhau về các số trong phạm vi 100000.
II. Đồ dùng dạy học 
Hình minh hoạ phần bài học đủ cho mỗi HS.
Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 1.
III. Hoạt động dạy học 
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
Gọi HS lên bảng làm bài 1, 2, 3, 4, 5 / 87VBT Toán 3 Tập hai. 
GV nhậïn xét, chữa bài, cho điểm HS.
3. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học 
Hoạt động 1 : Hướng dẫn ôn tập (27’)
Mục tiêu :
 - Ôn luyện phép cộng, trừ, nhân , chia các số trong phạm vi 100000( tính nhẩm và tính viết)
- Giải bài toán bằng nhiều lời văn khác nhau về các số trong phạm vi 100000.
Cách tiếùn hành :
Bài 1 
- Nêu yêu cầu của bài tập , sau đó cho HS tự làm
- Làm bài vào VBT.2 Hs lên bảng làm bài
- Gọi HS chữa bài 
-8 HS nối tiếp đọc bài làm của mình trước lớp , mỗi HS chỉ đọc một con tính.
-Nhận xét bài làm của HS
Bài 2 
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài tập.
- 1 HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- 4 HS lên bảng làm bài, cả lớpï làm bài vào vở.
- Yêu cầu HS nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính.
- 4 HS nêu yêu cầu, mỗi HS nêu 1 phép tính.
- Nhận xét bài làm của HS và cho điểm.
Bài 3
- Gọi một HS đọc đề bài.
- Một HS đọc đề bài.
- Cho HS tóm tắt bài toán.
- Tóm tắt vào vở, 1 HS lên bả ... àu trên hình 1 trong SGK trang 124). 
- HS chhia nhóm và nhận đồø dùng.
- Khi GV hô “bắt đầu”, HS trong nhóm bắt đầu trao đổi với nhau và dán các dải màu vào hình vẽ. 
- HS tiến hành chơi.
- GV hoặc HS đánh giá kết quả làm việc của từng nhóm.
- Nhóm nào xong trước, đúng và đẹp, nhóm đó thắng.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Tiết 66 : BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
I. MỤC TIÊU
 Sau bài học, HS có khả năng :
Phân biệt được lục địa, đại dương.
Biết trên bề mặt Trái Đất có 6 châu lục và 4 đại dương.
Nói tên và chỉ được vị trí của 6 châu lục và 4 dại dương trên lược đồ “Các châu lục và các đại dương”
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Các hình trong SGK trang 126, 127.
Tranh ảnh về lục địa và đại dương.
Một số lược đồ phóng to, tương tự lược đồ hình 3 trong SGK tranh 127 nhưng không có phần chữ trong hình ; 10 tấm bìa, mỗi tấm bìa nhỏ ghi tên của một châu lục hay một đại dương.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Khởi động (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
GV gọi 2 HS làm bài tập 1, 2 / 90 (VBT)
GV nhận xét, ghi điểm. 
3. Bài mới 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1 : Thảo luận cả lớp
Mục tiêu : 
Nhận biết được thế nào là lục địa, đại dương. 
Cách tiến hành : 
Bước 1 :
- GV yêu cầu HS chỉ đâu là nước, đâu là đất trong hình 1 SGK trang 126.
- HS chỉ theo yêu cầu.
Bước 2 :
- GV chỉ cho HS biết phần đất và phần nước trên quả địa cầu (màu xanh lơ hoặc xanh lam thể hiện phần nước). 
- HS theo dõi.
- GV hỏi : Nước hay đất chiếm phần lớn trên bề mặt Trái Đất ?
- HS trả lời.
Bước 3 :
- GV giải thích một cách đơn giản kết hợp với minh hoạ bằng tranh ảnh để HS biết thế nào là lục địa, thế nào là đại dương.
- HS nghe giải thích.
- Lục địa : Là những khối đất liền lớn trên bề mặt Trái Đất.
- Đại dương : Là những khoảng nước rộng mênh mông bao bọc phần lục địa.
Kết luận : Trên bề mặt Trái Đất có chỗ là đất, có chỗ là nước. Nước chiếm phần lớn hơn trên bề mặt Trái Đất. Những khối đất liền lớn trên bề mặt Trái Đất gọi là lục địa. Phần lục địa được chia thành 6 châu lục. Những khoảng nước rộng mênh mông bao bọc phần lục địa gọi là đại dương. Trên bề mặt Trái Đất có 4 đại dương.
Hoạt động 2 : Làm việc theo nhóm
Mục tiêu : 
- Biết tên của 6 châu lục và 4 đại dương trên thế giới.
- Chỉ được 6 châu lục và 4 đại dương trên lược đồ.
Cách tiến hành : 
Bước 1 : 
- GV yêu cầu HS làm việc với nhau theo gợi ý : 
- Làm việc trong nhóm theo gợi ý. 
+ Có mấy châu lục ? Chỉ và nói tên các châu lục trên lược đồ hiình 3.
+ Có mấy đại dương ? Chỉ và nói tên các đại dương trên lược đồ hình 3.
+ Chỉ vị trí của Việt Nam trên lược đồ . Việt Nam ở châu lục nào ?
Bước 2 :
- GV gọi một số nhóm lên trình bày kết quả làm viêc của nhóm mình.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- GV hoặc HS sửa chữa và hoàn chỉnh phần trình bày.
Kết luận : Trên thế giới có 6 châu lục : châu Á, châu Âu, châu MỸ, châu Phi, châu Đại Dương, châu Nam Cực và 4 đại dương : Thái Bình Dương, Aán Độ Dương, Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương.
Hoạt động 3 : Chơi trò chơi Tìm vị trí các châu lục và các đại dương
Mục tiêu : 
Giúp HS nhớ tên và nắm vững vị trí của các châu lục và các đại dương. 
Cách tiến hành : 
Bước 1 : 
- GV chia nhóm và phát cho mỗi nhóm một lược đồ câm, 10 tấm bìa nhỏ ghi tên châu lục hoặc đại dương.
Bước 2 : 
- Khi GV hô “bắt đầu” HS trong nhóm sẽ trao đổi với nhau và dán các tấm bìa vào lược đồ câm. 
- HS tiến hành chơi.
Bước 3 : 
- GV yêu cầu HS trưng bày sản phẩm. 
- HS trong nhóm làm xong thhì trưng bày sản phẩm của nhóm mình trước lớp. 
- GV hoặc HS đánh giá kết quả làm việc của từng nhóm.
- Nhóm nào xong trước nhóm đó sẽ thắng.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY 
THỂ DỤC
Tiết 65 : ÔN ĐỘNG TÁC TUNG VÀ BẮT BÓNG THEO NHÓM BA NGƯỜI. TRÒ CHƠI “ CHUYỂN ĐỒ VẬT”
A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU : 
Ôn động tác tung bóng và bắt bóng theo nhóm ba người.Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng.
Chơi trò chơi “Chuyển đồ vật”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động. 
B. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN : 
Địa điểm : Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn tập luyện.
Phương tiện : Chuẩn bị 3 em một quả bóng 2 em một dây nhảy và sân cho trò chơi “ Chuyển đồ vật” 
C. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP :
NỘI DUNG
ĐL
YÊU CẦU KỸ THUẬT
BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
I. Mở đầu :
1. Nhận lớp:
2’
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
x x x x x x x 
x x x x x x x 
 2.Phổ biến bài mới: (thị phạm)
1’
- Ôn động tác tung bóng và bắt bóng theo nhóm ba người. 
- Chơi trò chơi “Chuyển đồ vật”
x x x x x x x 
x x x x x x x
3. Khởi động :
- Chung :
- Chuyên môn :
2’
- Tập bài thể dục phát triển chung.
- Chạy chậm 1 vòng sân tập khoảng 100 – 300 m 
x x x x x x x x
II. CƠ BẢN
1. Ôn bài cũ :
2. Bài mới
(Ghi rõ chi tiết các động tác kỹ thuật)
12’- 14’ 
4’- 5’
- Ôn động tác tung bóng và bắt bóng theo nhóm 3 người. 
 Chia số HS trong lớp thành từng nhóm, mỗi nhóm ba người. Từng nhóm đứng theo hình tam giác, thực hiện động tác tung và bắt bóng qua lại cho nhau. Sau một số lần tập, GV đổi các vị trí đứng để tăng các tình huống trong khi thực hiện bài tập. Khi HS thực hiện bài tập, tùy theo đường bóng cao hay thấp, gần hay xa để di chuyển tới bóng. Khi bắt bóng xong , mới chuyển xong động tác tung bóng đi cho bạn.
* Nhảy dây kiểu chụm hai chân :
HS tự ôn động tác nhảy dây theo các khu vực đã quy định cho tổ mình.
x
x
x
3. Trò chơi vận động (hoặc trò chơi bổ trợ thể lực)
7’- 9’
- Chơi trò chơi “Chuyển đồ vật” 
 GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi một cách ngắùn gọn để HS nắm được và cho HS chơi, GV làm trọng tài. Khi đã chơi thành thạo, GV có thể tăng thêm số lượng bóng và mẩu gỗ, để mỗi lần thực hiện, các em phải chuyển cùng một lúc nhiều đồ vật.
III. KẾT THÚC
1. Hồi tĩnh
 (Thả lỏng)
1’
- Đứng thnàh vòng tròn cúi người thả lỏng 
x x x x x x x
x x x x x x x
2. Tổng kết giờ học
4’
- GV cùng HS hệ thống bài và nhận xét
x x x x x x x
x x x x x x x
3. Nhắc nhở và giao bài tập về nhà.
1’
- Giao bài tập về nhà: Ôn động tác tung bóng và bắt bóng cá nhân. 
	RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
THỂ DỤC
Tiết 66 : ÔN ĐỘNG TÁC TUNG VÀ BẮT BÓNG CÁ NHÂN, THEO NHÓM 2 - 3 NGƯỜI - TRÒ CHƠI “ CHUYỂN ĐỒ VẬT”
A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU : 
Ôn động tác tung bóng và bắt bóng cá nhân, theo nhóm 2 - 3 người.Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng.
Chơi trò chơi “Chuyển đồ vật”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động. 
B. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN : 
Địa điểm : Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn tập luyện.
Phương tiện : Chuẩn bị 3 em một quả bóng 2 em một dây nhảy và sân cho trò chơi “ Chuyển đồ vật” 
C. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP :
NỘI DUNG
ĐL
YÊU CẦU KỸ THUẬT
BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
I. Mở đầu :
1. Nhận lớp:
2’
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
x x x x x x x 
x x x x x x x 
 2.Phổ biến bài mới: (thị phạm)
1’
- Ôn động tác tung bóng và bắt bóng cá nhân theo nhóm hai - ba người. 
- Chơi trò chơi “Chuyển đồ vật”
x x x x x x x 
x x x x x x x
3. Khởi động :
- Chung :
- Chuyên môn :
2’
1’
1’
- Tập bài thể dục phát triển chung.
* Chơi trò chơi HS ưa thích.
- Chạy chậm 1 vòng sân tập khoảng 200 – 300 m 
x x x x x x x x
II. CƠ BẢN
1. Ôn bài cũ :
2. Bài mới
(Ghi rõ chi tiết các động tác kỹ thuật)
12’- 14’ 
- Ôn động tác tung bóng và bắt bóng cá nhân, theo nhóm 2 - 3 người. 
+ HS thực hiện động tác tung và bắt bóng cá nhân tại chỗ một số lần, sau đó tập di chuyển.
x
x
x
5’- 7’
4’- 5’
+ HS thực hiện động tác tung và bắt bóng qua lại cho nhau trong nhóm 2 – 3 người.Khi HS thực hiện, tùy theo đường bóng cao hay thấp, gần hay xa để di chuyển tới bóng. Khi tung bóng cho bạn chú ý dùgn lực vừa phải.
- Di chuyển tung bóng và bắt bóng cá theo nhóm 2 người. 
 Khi HS tập đã tương đối thành thạo động tác tung và bắt bóng, GV cho từng đôi di chuyển ngang cách nhau khoảng 2- 4 m và tung bóng qua lại cho nhau. Khi mới tập, từng đôi di chuyển chậm và lần lượt tung, bắt bóng, cố gắng tung và bắt bóng chính xác
* Nhảy dây kiểu chụm hai chân :
HS tự ôn động tác nhảy dây theo các khu vực đã quy định cho tổ mình.
3. Trò chơi vận động (hoặc trò chơi bổ trợ thể lực)
6’- 8’
- Chơi trò chơi “Chuyển đồ vật” 
 GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi một cách ngắùn gọn sau đó chia số HS trong lớp thành các đội đều nhau để các em thi với nhau, GV làm trọng tài. Qúa trình chơi, GV yêu cầu các em phải thực hiện theo đúng quy định, không được làm tắt , không được lăn bóng ra ngoài vòng. Lần cuối, GV có thể tăng thêm 2 – 3 quả bóng và 2 – 3 mẩu gỗ, để mỗi lần thực hiện đòi hỏi các em phải phải khéo léo hơn trong khi chuyển cùng một lúc nhiều đồ vật.
III. KẾT THÚC
1. Hồi tĩnh
 (Thả lỏng)
1’
- Đứng thành vòng tròn thả lỏng toàn thân, hít thở sâu
x x x x x x x
x x x x x x x
2. Tổng kết giờ học
3’
- GV cùng HS hệ thống bài và nhận xét.
x x x x x x x
x x x x x x x
3. Nhắc nhở và giao bài tập về nhà.
1’
- Giao bài tập về nhà: Ôn động tác tung bóng và bắt bóng cá nhân. 
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN TUAN 33.doc