Giáo án Tiếng Việt 3 tuần 34 - Trần Thị Thắm - Trường tiểu học Vĩnh Nguyên 1

Giáo án Tiếng Việt 3 tuần 34 - Trần Thị Thắm - Trường tiểu học Vĩnh Nguyên 1

TOÁN

Tiết 166 : ÔN TẬP BỐN PHÉP TÍNH

TRONG PHẠM VI 100 000 (tiếp)

I. Mục tiêu

 Giúp HS :

" Ôn luyện 4 phép tính cộng ,trừ nhân chia các số trong phạm vi 100000 (tính nhẩm và tính viết )

" Giải toán có lời văn về rút về đơn vị

" Suy luận tìm các số còn thiếu.

II. Đồ dùng dạy học

" Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 1, 4.

III. Hoạt động dạy học

1. Ổn định tổ chức (1')

2. Kiểm tra bài cũ (5')

" Gọi HS lên bảng làm bài 1, 2, 3 / 89 VBT Toán 3 Tập hai.

" GV nhận xét, chữa bài, cho điểm HS.

 

doc 43 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1169Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt 3 tuần 34 - Trần Thị Thắm - Trường tiểu học Vĩnh Nguyên 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TOÁN
Tiết 166 : ÔN TẬP BỐN PHÉP TÍNH 
TRONG PHẠM VI 100 000 (tiếp)
I. Mục tiêu 
 Giúp HS :
Ôn luyện 4 phép tính cộng ,trừ nhân chia các số trong phạm vi 100000 (tính nhẩm và tính viết )
Giải toán có lời văn về rút về đơn vị 
Suy luận tìm các số còn thiếu.
II. Đồ dùng dạy học 
Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 1, 4.
III. Hoạt động dạy học 
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
Gọi HS lên bảng làm bài 1, 2, 3 / 89 VBT Toán 3 Tập hai. 
GV nhậïn xét, chữa bài, cho điểm HS.
3. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt đọng học
Giới thiệu bài (1’)
Giới thiệu đề bài và mục tiêu bài học: Ôân tập bốn phép tính trong phạm vi 100000
 Hoạt động 1 : Hướng dẫn ôn tập (27’)
Mục tiêu :
- Ôn luyện 4 phép tính cộng ,trừ nhân chia các số trong phạm vi 100000 (tính nhẩm và tính viết )
- Giải toán có lời văn về rút về đơn vị 
- Suy luận tìm các số còn thiếu.
Cách tiếùn hành :
Bài 1 
- Gọi HS đọc Y/C của bài
- Bài tập Y/C chúng ta làm gì ?
- Y/C HS làm bài 
- GV nhận xét cho điểm HS
Bài 2 
- Gọi HS đọc đề bài
- GV Y/C HS tự làm bài và gọi HS chữa bài.
- GV nhận xét bài làm của HS. 
Bài 3
- Gọi HS đọc đề bài 
- Yêu cầu HS tóm tắt bài toán.
- Cửa hàng có bao nhiêu lít dầu ?
- Bán được bao nhiêu lít ?
- Bán được 1/3 lít dầu nghĩa là thế nào ?
- Muốn tìm số lít dầu còn lại ta làm như thế nào ?
- Ai còn cách làm khác không ?
- Yêu cầu HS tự làm bài. 
- Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài 
- NX bài HS và cho điểm HS. 
Hoạt động cuối : Củng cố dặn dò (3’)
- Cô vừa dạy bài gì ?
- GV tổng kết tiết học , tuyên dương những hs tích cực thma gia xây dựng bài, nhắc nhở những HS còn chưa chú ý.
- Dặn HS về nhà làm bài tập trong VBT và chuẩn bị bài sau.
HS theo dõi
- 1 HS đọc đề bài
- 1 HS trả lời. 
- 2 HS lên bảng làm bài ,cả lớp làm vào vở tập.
- 1 HS đọc đề bài.
- Cả lớp làm vào vở tập, 8 HS nối tiếp nhau đọc bài làm của mình trước lớp, mỗi HS chỉ đọc một con tính.
- 1 HS đọc đề bài
- 1 HS lên bảng tóm tắt, HS cả lớp theo dõi.
- Có 6450 lít dầu.
- Bán được 1/3 lít dầu 
- Nghĩa là tổn số lít dầu được hcia làm ba phần bằng nhau thì bán được một phần.
- Ta thực hiện phép chia 6450 : 3 để tìm ra số lít dầu đã bán sau đó thực hiện phép trừ 6450 trừ đi số lít dầu đã bán để tìm ra số lít dầu còn lại.
- Sau khi tìm được số lít dầu đã bán ta chỉ việc nhân với 2 là tìm được số lít dầu còn lại.
- 2 HS lên bảng làm bài mỗi HS làm một cách ,cả lớp làm vào vở.
Giải 
Số lít dầu đã bán
 6450 ;3 =2150 (lit )
Số lít dầu còn lại 
 6450-2150=4300 (lit )
 Đáp số: 4300 (lit )
- 1 HS đọc yêu cầu.
- 4 HS nối tiếp nhau đọc bài làm của mình trước lớp. 
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
TOÁN
	Tiết 167 : ÔN TẬP VỀ CÁC ĐẠI LƯỢNG
I. Mục tiêu 
 Giúp HS :
Củng cố về các đơn vị đo của các đại lượng: độ dài ,khối lượng,thời gian,tiền Việt Nam.
Làm tính với các số đo theo các đơn vị đo đại lượng đã học
Giải toán có liên quan đến các đơn vị đo đại lượng đã học .
II. Đồ dùng dạy học 
Chiếc động hồ 
Phấn mầu 
III. Hoạt động dạy học 
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
Gọi HS lên bảng làm bài 1, 2, 3, 4 / 90 VBT Toán 3 Tập hai. 
GV nhậïn xét, chữa bài, cho điểm HS.
3. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu bài (1’)
Giới thiệu đề bài và mục tiêu bài học : ôn tập về đại lượng 
Hoạt động 1 : Hướng dẫn ôn tập (27’)
Mục tiêu :
- Củng cố về các đơn vị đo của các đại lượng: độ dài ,khối lượng,thời gian,tiền Việt Nam.
- Làm tính với các số đo theo các đơn vị đo đại lượng đã học
- Giải toán có liên quan đến các đơn vị đo đại lượng đã học .
Cách tiếùn hành :
Bài 1 
- Gọi HS đọc đề bài.
- Bài tập Y/C chúng ta làm gì ?
- Y/C HS làm bài 
- Câu trả lời nào đúng ?
- Hai đơn vị đo độ dài liền nhau hơn kém nhau bao nhiêu lần ?
- GV nhận xét cho điểm HS
Bài 2 
- Gọi HS đọc đề bài.
- GV Y/C HS làm bài 
- HS đọc bài của mình trước lớp .
- GV nhận xét cho điểm HS 
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Gọi 2 HS lên bảng quay kim đồng hồ theo đề bài .
- NX bài làm của HS
- Muốn biết Lan đi từ nhà đến trường hết bao nhiêu phút ta làm như thế nào ?
Bài 4
- Gọi HS đọc đề bài .
- HS tự làm bài 
- NX bài HS và cho điểm HS 
Hoạt động cuối : Củng cố dặn dò (3’)
- Cô vừa dạy bài gì ?
- GV tổng kết tiết học , tuyên dương những HS tích cực thma gia xây dựng bài, nhắc nhở những HS còn chưa chú ý.
- Dặn HS về nhà làm bài tập trong VBT và chuẩn bị bài sau.
- Nghe GV giới thiệubài.
- 1 HS đọc đề bài
- 1 HS trả lời 
- HS làm bài vào vở.
- B là câu trả lời đúng. 
- Hai đơn vị đo độ dài liền nhau hơn kém nhau 10 lần.
- 1 HS đọc đề bài.
- HS làm bài vào vở.
- 3 HS nối tiếp nhâu đọc bài của mình trước lớp mỗi HS đọc một phần.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp vẽ thêm kim phút vào đồng hồ.
- Ta thực hiện phép nhân 5 x 3 = 15 phút vì lúc Lan ở nhà đi kim phút ở vạch ghi số 11 và lúc Lan đến trường kim phút ghi vạch số 10, có 3 khoảng mà mỗi khoảng là 5 phút nên ta thực hiện phép nhân 5 x 3. vậy thời gian Lan đi từ nhà đến trường hết 15 phút.
- 1HS đọc.
- 1 HS lên bảng làm cả lớp làm vào vở .
Giải
Số tiền bình có là
 2000x2 =4000 (đồng )
 Số tiền bình còn lại:
 4000-2700=1300(đồng )
 Đáp số :1300 đồng 
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
TOÁN
	Tiết 168 : ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC
I. Mục tiêu 
 Giúp HS :
Củng cố về cách nhận biết góc vuông, trung điểm đoạn thẳng 
Xác định được góc vuông và trung điểm đoạn thẳng .
Củng cố cách tính chu vi hình tam giác ,hình tứ giác, hình chữ nhật,hình vuông .
II. Đồ dùng dạy học 
Vẽ bài 1 trên bảng phụ
III. Hoạt động dạy học 
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
Gọi HS lên bảng làm bài 1, 2, 3 / 91 VBT Toán 3 Tập hai. 
GV nhậïn xét, chữa bài, cho điểm HS.
3. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu bài (1’)
Giới thiệu đề bài và mục tiêu bài học: ôn tập về hình học 
Hoạt động 1 : Hướng dẫn ôn tập (27’)
Mục tiêu :
- Củng cố về cách nhận biết góc vuông, trung điểm đoạn thẳng. Xác định được góc vuông và trung điểm đoạn thẳng .
- Củng cố cách tính chu vi hình tam giác ,hình tứ giác , hình chữ nhật ,hình vuông .
Cách tiếùn hành :
Bài 1 
- Gọi HS đọc Y/C của bài
- Y/C HS làm bài 
- Vì sao M lại là trung điểm của đoạn AB ?
- Vì sao N lại là trung điểm của đoạn ED ?
- Xác định trung điểm của đoạn AE bằng cách nào ?
- Xác định trung điểm của đoạn MN bằng cách nào ?
- GV nhận xét cho điểm HS
Bài 2 
- Gọi HS đọc đề toán
- GV Y/C HS tự làm bài. 
- Gọi HS chữa bài .
- GV nhận xét cho điểm HS 
Bài 3
- Gọi HS đọc đề bài 
- Gọi HS nhắc lại cách tính chu vi hình chữ nhật ?
- Yêu cầu HS tự làm bài. 
- NX cho điểm HS.
Bài 4
- Gọi HS đọc đề bài .
- HS tự làm bài 
- NX bài làm của HS. 
- Tại sao tính cạnh hình vuông ta lại lấy chu vi hình chữ nhật chia cho 4
Hoạt động cuối : Củng cố dặn dò (3’)
- Cô vừa dạy bài gì ?
- GV tổng kết tiết học , tuyên dương những hs tích cực thma gia xây dựng bài, nhắc nhở những HS còn chưa chú ý.
- Dặn HS về nhà làm bài tập trong VBT và chuẩn bị bài sau.
- Nghe GV giới thiệu bài.
1 HS đọc đề bài
3 HS nối tiếp nhau đọc bài của mình trước lớp .
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.
- Vì M nằm giữa A và B và đoạn thẳng AM = MB
- Vì N nằm giữa E và D và đoạn thẳng EN = ND
- Ta lấy điểm H nằm giữa A và E sao cho AH = HE.
- Ta lấy điểm I nằm giữa M và N sao cho IM = IN.
- 1 HS đọc đề bài
- Làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
Giải
Chu vi hình tam giác ABC là :
35+26+40=101 (cm )
 Đáp số :101 cm 
- 1 HS đọc đề bài
- 1 HS trả lời.
- Làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
Giải 
Chu vi mảnh đất là 
 (125+68)x2 =386 (m)
 Đáp số : 386 m 
- 1 HS đọc đề bài.
- 1 HS lên bảng làm cả lớp làm vào vở .
Bài giải
 Chu vi hình chữ nhật là :
 (60+40)x2=200 (m )
Cạnh hình vuông là
 200 :4 =50( m)
 Đáp số 50 m 
- Vì chu vi hình vuông bằng chu vi hình chữ nhật mà chu vi hình vuông bằng số đo một cạnh nhân với 4. 
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
TOÁN
Tiết 169 : ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC (tiếp)
I. Mục tiêu 
 Giúp HS :
Ôn luyện về cách tính chu vi hình chữ nhật và chu vi hình vuông .
Ôn luyện về biểu tượng về diện tích và biết cách tính diện tích hình chữ nhật và diện tích hình vuông 
Phát triển tư duy hình học trong cách xếp hình .
II. Đồ dùng dạy học 
8 miếng bìa hình tam giác màu xanh và mầu đỏ 
III. Hoạt động dạy học 
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
Gọi HS lên bảng làm bài 1, 2, 3, 4 / 92 VBT Toán 3 Tập hai. 
GV nhậïn xét, chữa bài, cho điểm HS.
3. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu bài(1’)
 Giới thiệu đề bài và mục tiêu bài học : Ôn tập về hình học (TT) 
Hoạt động 1 : Hướng dẫn ôn tập (27’)
Mục tiêu :
- Ôn luyện về cách tính chu vi hình chữ nhật và chu vi hình vuông .
- Ôn luyện về biểu tượng về diện tích và biết cách tính diện tích hình chữ nhật và diện tích hình vuông 
- Phát triển tư duy hình học trong cách xếp hình .
Cách tiếùn hành :
Bài tập 1 
- Gọi HS đọc Y/C của bà ... nguồn từ đâu ?
+ Chỉ trên sơ đồ dòng chảy của các con suối, con sông (dựa vào mũi tên trên sơ đồ)
+ Nước suối, nước sông thường chảy đi đâu ?
Bước 2 :
- GV hỏi : Trong 3 hình (hình 2, 3, 4), hình nào thể hiện suối, hình nào thể hiện sông, hình nào thể hiện hồ ? 
- HS dựa vào vốn hiểu biết, trả lời câu hỏi. 
Kết luận : Nước theo những khe chảy ra thành suối, thành sông rồi chảy ra biển hoặc đọng lại các chỗ trũng tạo thành hồ. 
Hoạt động 3 : Làm vịêc cả lớp
Mục tiêu : 
 Củng cố các biểu tượng suối, sông, hồ. 
Cách tiến hành : 
Bước 1 : 
- GV khai thác vốn hiểu biết của HS hoặc yêu cầu HS liên hệ với thực tế ở địa phương để nêu tên một số con suối, sông, hồ. 
- HS nêu tên một số con suối, sông, hồ ở địa phương. 
Bước 2 : 
- GV yêu cầu HS trả lời.
- Vài HS trả lời kết hợp với tranh ảnh.
Bước 3 : 
- GV có thể giới thiệu thêm (bằng lời và tranh ảnh) cho HS biết một vài con sông, hồ,nổi tiếng ở nước ta.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Tiết 68 : BỀ MẶT LỤC ĐỊA (tiếp)
I. MỤC TIÊU
 Sau bài học, HS có khả năng :
Nhận biết được núi, đồi, đồng bằng, cao nguyên.
Nhận ra sự khác nhau giữa núi và đồi, giữa cao nguyên và đồng bằng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Các hình trong SGK trang 130, 131.
Tranh ảnh núi, đồi, đồng bằng, cao nguyên do GV và HS sưu tầm.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Khởi động (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
GV gọi 2 HS làm bài tập 2, 3 / 92 (VBT)
GV nhận xét, ghi điểm. 
3. Bài mới (30’)
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1 : Làm việc theo nhóm
Mục tiêu : 
- Nhận biết được núi, đồi.
- Nhận ra sự khác nhau giữa núi và đồi. 
Cách tiến hành : 
Bước 1 :
- GV yêu cầu HS dựa vào vốn hiểu biết và quan sát hình 1, 2 trong SGK trang 130 hoặc tranh ảnh sưu tầm, thảo luận và hoàn thành bảng sau :
- HS thảo luận và hoàn thành bảng theo yêu cầu.
Đáp án :
Núi
Đồi
Núi
Đồi
Độ cao
Cao
Thấp
Độ cao
Đỉnh
Nhọn
Tương đối tròn
Đỉnh
Sườn
Dốc
Thoải
Sườn
Bước 2 :
- GV yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận cả nhóm mình trước lớp. 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- GV hoặc HS bổ sung và hoàn thiện phần trình bày của các nhóm.
Kết luận : Núi thường cao hơn đồi và có đỉnh nhọn, sườn dốc ; còn đồi có đỉnh tròn, sườn thoải. 
Hoạt động 2 : Quan sát tranh theo cặp
Mục tiêu : 
- Nhận biết được đồng bằêng và cao nguyên.
- Nhận ra sự giống nhau và khác nhau giữa đồng bằng và cao nguyên.
Cách tiến hành : 
Bước 1 : 
- GV hướng dẫn HS quan sát hình 3, 4, 5 trong SGK trang 131 và trả lời theo gợi ý sau :
- HS quan sát hình và trả lời theo gợi y.ù 
+ So sánh độ cao giữa đồng bằng và cao nguyên.
+ Bề mặt đồng bằng và cao nguyên giống nhau ở điểm nào ?
Bước 2 :
- GV gọi một số HS trả lời câu hỏi trước lớp.
- HS trả lời câu hỏi trước lớp.
Kết luận : Đồng bằng và cao nguyên đều tương đối bằng phẳng, nhưng cao nguyên cao hơn đồng bằng và có sườn dốc.
Hoạt động 3 : Vẽ hình mô tả đồi, núi, đồng bằng và cao nguyên.
Mục tiêu : 
Giúp HS khắc sâu các biểu tượng về đồi, núi, đồng bằng và cao nguyên. 
Cách tiến hành : 
Bước 1 : 
- GV yêu cầu HS vẽ hình mô tả đồi, núi, đồng bằng và cao nguyên vào giấy hoặc vở (chỉ cần vẽ đơn giản sao cho thể hiện được các dạng địa hình đó).
- HS vẽ hình theo yêu cầu.
Bước 2 : 
- GV yêu cầu HS đổi vở và nhận xét hình vẽ của bạn.
- HS đổi vở và nhận xét hình vẽ của bạn theo cặp.
Bước 3 : 
- GV trưng bày một số hình vẽ của HS trước lớp.
- GV cùng HS nhận xét hình vẽ của bạn.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
THỂ DỤC
Tiết 67 : ÔN ĐỘNG TÁC TUNG VÀ BẮT BÓNG THEO NHÓM 
2 - 3 NGƯỜI. TRÒ CHƠI “ CHUYỂN ĐỒ VẬT”
A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU : 
Ôn động tác tung bóng và bắt bóng theo nhóm 2 -3 người.Yêu cầu biết cách thực hiện động tác ở mức độ tương đối chính xác.
Chơi trò chơi “Chuyển đồ vật”. Yêu cầu biết cách chơi chơi tương đối chủ động. 
B. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN : 
Địa điểm : Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn tập luyện.
Phương tiện : Chuẩn bị 3 em một quả bóng, 2 em một dây nhảy và sân cho trò chơi “ Chuyển đồ vật” 
C. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP :
NỘI DUNG
ĐL
YÊU CẦU KỸ THUẬT
BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
I. Mở đầu :
1. Nhận lớp:
2’
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
x x x x x x x 
x x x x x x x 
 2.Phổ biến bài mới: (thị phạm)
1’
- Ôn động tác tung bóng và bắt bóng theo nhóm 2 - 3 người. 
- Chơi trò chơi “Chuyển đồ vật”
x x x x x x x 
x x x x x x x
3. Khởi động :
- Chung :
- Chuyên môn :
2’
2’
1’- 2’
- Tập bài thể dục phát triển chung, liên hoàn, mỗi động tác 2 x 8 nhịp.
- Chạy chậm xung quanh sân 
* Chơi trò chơi “Chim bay cò bay”
x x x x x x x x
II. CƠ BẢN
1. Ôn bài cũ :
2. Bài mới
(Ghi rõ chi tiết các động tác kỹ thuật)
8’- 10’ 
- Ôn động tác tung bóng và bắt bóng tại chỗ và di chuyển theo nhóm 2 - 3 người. 
+ HS thực hiện động tác tung và bắt bóng qua lại cho nhau theo nhóm hai ba người.
x
x
x
5’- 7’
4’- 6’
HS thhực hiện động tác tung và bắt bóng qua lại cho nhau theo nhóm 2 – 3 người, chú ý tung và bắt bóng khéo láo, đúng hướng, túy theo đường bóng cao hay thấp, gần hay xa để tại chỗ hoặc di chuyển bắt bóng. Khi bắt bóng xong, mơí chuyển sang động tác tung bóng đi cho bạn.
Khi HS tập đã tương đối thành thạo động tác tung và bắt bóng, GV cho từng đôi di chuyển ngang cách nhau khoảng 2- 4 m và tung bóng qua lại cho nhau. Khi mới tập, từng đôi di chuyển chậm và lần lượt tung, bắt bóng, cố gắng tung và bắt bóng chính xác
* Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân :
HS nhảy dây theo các khu vực đã quy định cho tổ mình.
3. Trò chơi vận động (hoặc trò chơi bổ trợ thể lực)
6’- 8’
- Chơi trò chơi “Chuyển đồ vật” 
 GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi một cách ngắùn gọn sau đó chia số HS trong lớp thành các đội đều nhau để các em thi với nhau, GV làm trọng tài.Lần thứ hai hoặc 3, GV có thể tăng thêm 3 quả bóng và 3 mẩu gỗ, để mỗi lần thực hiện đòi hỏi các em phải phải khéo léo hơn trong khi chuyển cùng một lúc nhiều đồ vật.
III. KẾT THÚC
1. Hồi tĩnh
 (Thả lỏng)
1’
- Đứng thành vòng tròn làm động tác thả lỏng , rồi đứng thẳng, rồi lại cúi ngưòi thả lỏng và hít thở sâu
x x x x x x x
x x x x x x x
2. Tổng kết giờ học
3’
- GV cùng HS hệ thống bài và nhận xét
x x x x x x x
x x x x x x x
3. Nhắc nhở và giao bài tập về nhà.
1’
- Giao bài tập về nhà: Ôn động tác tung bóng và bắt bóng cá nhân để chuẩn bị kiểm tra. 
THỂ DỤC
Tiết 68 : KIỂM TRA TUNG VÀ BẮT BÓNG 
- TRÒ CHƠI “ CHUYỂN ĐỒ VẬT”
 A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU : 
Kiểm tra động tác tung và bắt bóng. Yêu cầu thuộc bài và biết cách thực hiện động tác tương đối chính xác.
Chơi trò chơi “Chuyển đồ vật”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi được. 
B. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN : 
Địa điểm : Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn tập luyện.
Phương tiện : Chuẩn bị 3 em một quả bóng và sân cho trò chơi “ Chuyển đồ vật” 
C. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP :
NỘI DUNG
ĐL
YÊU CẦU KỸ THUẬT
BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
I. Mở đầu :
1. Nhận lớp:
2’
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học
x x x x x x x 
x x x x x x x 
 2.Phổ biến bài mới: (thị phạm)
1’
- Kiểm tra động tác tung và bắt bóng.
- Chơi trò chơi “Chuyển đồ vật”.
x x x x x x x 
x x x x x x x
3. Khởi động :
- Chung :
- Chuyên môn :
2’
1’
1’
- Tập bài thể dục phát triển chung tập liên hoàn, mỗi động tác 2 x 8 nhịp.
- Chạy chậm xung quanh sân : 200 – 300m.
* Chơi trò chơi “Kết bạn”.
x x x x x x x x
x x x x x x x x
x x x x x x x x
x x x x x x x x
II. CƠ BẢN
1. Ôn bài cũ :
2. Bài mới
(Ghi rõ chi tiết các động tác kỹ thuật) 
18’- 20’
1 l
- Kiểm tra động tác tung và bắt bóng. 
Mỗi đợt kiểm tra : 2 – 3 HS do GV gọi tên. HS lên thực hiện động tác tung và bắt bóng, khoảng cáh giữa các em khoảng 2- 4m. các em tung và bắt bóng qua lại với nhau, cố gắng không để bóng rơi.
Cách đánh giá :
x x x x x x x
 x x x x x x x
 x x x x x x x
 x x x x x x x
Hoàn thành : Trong một lần thực hiên, mỗi em tung bóng được 2 lần đúng và bắt được bóng 2 lần, động tác tung và bắt bóng phối hợp nhịp nhàng, khéo léo. Tung bóng đúng là không tung bóng không được mạnh hoặc nhẹ quá, không cao hay thấp quá, bóng bay không bị lệch hướng. Nếu những em nào thực hiện được theo yêu cầu trên và có nhiều cố gắng trong tập luyện sẽ được đánh giá là Hoàn thành tốt
Chưa hoàn thành : Bắt được bóng dưới 2 lần tung bóng có nhiều sai sót, động tác phối hợp không nhịp nhàng, thiếu cố gắng trong tập luyện.
3. Trò chơi vận động (hoặc trò chơi bổ trợ thể lực)
5’- 7’
- Chơi trò chơi “Chuyển đồ vật” 
 GV nêu tên trò chơi sau đó chia HS trong lớp thành các đội đều nhau để các em thi đua với nhau, GV làm trọng tài.
III. KẾT THÚC
1. Hồi tĩnh 
(Thả lỏng)
1’
- Chạy chậm theo vòng tròn thả lỏng, hít thở sâu.
 x x x x x x x
 x x x x x x x
2. Tổng kết giờ học
3’
- GV nhận xét giờ kiểm tra và công bố kết quả.
 x x x x x x x
 x x x x x x x
3. Nhắc nhở và giao bài tập về nhà.
1’
- Giao bài tập về nhà: Những em chưa hoàn thành tốt động tác tung và bắt bóng cần tích ôn luyện để đạt mức hoàn thành. 

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN TUAN 34.doc