Giáo án Tiếng việt khối 3 tuần 25

Giáo án Tiếng việt khối 3 tuần 25

TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN : Tiết 75, 76

HỘI VẬT

I-Mục đích yêu cầu :

 A . Tập đọc

-Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

-Hiểu nội dung : Cuộc thi tài hấp dẫn giữa hai đô vật đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng của đô vật già, giàu kinh nghiệm trước chàng đô vật trẻ còn xốc nổi. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

 B . Kể chuyện

-Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo gợi ý cho trước (SGK).

II-Đ D D H :

- Tranh minh hoạ ,bảng phụ .

III-Các hoạt động dạy và học :

 

doc 12 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 791Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng việt khối 3 tuần 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25 
Thứ hai ngày 01 tháng 03 năm 2010
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN : Tiết 75, 76
HỘI VẬT
I-Mục đích yêu cầu :
 A . Tập đọc 
-Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
-Hiểu nội dung : Cuộc thi tài hấp dẫn giữa hai đô vật đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng của đô vật già, giàu kinh nghiệm trước chàng đô vật trẻ còn xốc nổi. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
 B . Kể chuyện 
-Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo gợi ý cho trước (SGK).
II-Đ D D H :
- Tranh minh hoạ ,bảng phụ .
III-Các hoạt động dạy và học :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
HS khá giỏi 
A/ Bài cũ : (3-5') Tiếng đàn .
-Gọi HS đọc bài và trả lời câu hỏi SGK.
-Nhận xét , ghi điểm .
B/ Bài mới : (25-30') 
Giơi thiệu bài : 
Hội vật , một lễ hội quen thuộc và nổi tiếng của làng quê Việt Nam .
Hoạt động 1 : Luyện đọc 
-Đọc mẫu toàn bài .
+Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó :
-Cho HS đọc nối tiếp từng câu 
-Theo dõi , chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS 
-Cho HS đọc nối tiếp từng đoạn .
-Nhắc HS chú ý ngắt giọng đúng vị trí các dấu câu .
-Nhận xét , hướng dẫn thêm .
+ Luyện đọc theo nhóm 
-Chia nhóm và cho HS đọc bài theo từng nhóm nhỏ .
-Nhận xét .
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài .
-Tổ chức cho HS đọc từng đoạn và trả lời câu hỏi sau bài đọc .
-Những chi tiết nào cho thấy cảnh hội vật rất sôi động ?
-Cách đánh của ông Cản Ngũ và Quắm Đen có gì khác nhau ?
-Khi người xem thấy keo vật có vẻ chán ngắt thì chuyện gì bất ngờ xảy ra?
-Việc ông Cản Ngũ bước hụt đã làm thay đổi keo vật như thế nào ?
-Người xem có thái độ thế nào trước sự thay đổi của keo vật?
-Ôâng Cản Ngũ đã bất ngờ thắng Quắm Đen như thế nào ?
-Theo em , vì sao ông Cản Ngũ lại thắng 
-GV rút ra nội dung bài.
Hoạt động 3 : luyện đọc lại 
-Cho HS đọc đoạn 2 , 3 , 4
-Tổ chức cho HS thi đọc bài trước lớp .
-Nhận xét .
Hoạt động 4 : Kể chuyện 
-Cho HS dựa vào các câu hỏi , nhớ lại nội dung của bài đọc để kể lại từng đoạn truyện .
-Nhắc HS chú ý kể với giọng sôi nổi , hào hứng và thể hiện nội dung cụ thể của từng đoạn truyện .
C/ Củng cố dặn dò : (3-5') 
-Em có suy nghĩ , cảm nhận gì về Hội vật ?
-Đọc lại bài .
-Chuẩn bị : Hội đua voi ở Tây Nguyên .
-3 HS đọc bài và trả lời câu hỏi :
-Hoạt động lớp , cá nhân .
-Đọc nối tiếp theo tổ , bàn , nhóm
-HS đọc tiếng khó.
-Mỗi HS đọc nối tiếp từng đoạn .
-HS đọc lời chú gỉai.
+ Tứ xứ : bốn phương , khắp nơi .
+ Sới vật : khoảng đất được qui định cho cuộc đấu vật .
+ Khôn lường : không thể đoán định trước .
+ Keo vật : một hiệp đấu vật .
+ Khố : mảnh vải dài , hẹp , quấn che phần dưới thân .
-Mỗi HS đọc một đoạn trong nhóm , các HS khác theo dõi , chỉnh sửa 
-Mỗi nhóm đọc bài trước lớp . Lớp nhận xét 
-Hoạt động lớp , cá nhân .
-HS đọc bài 
-HS trả lời.
-Nhận xét.
-Hoạt động lớp , cá nhân .
-2 HS ngồi cạnh nhau đọc bài cho nhau nghe .
-HS đọc bài giữa các nhóm , tổ .
-HS kể lại từng đoạn truyện ( kể cho nhau nghe , kể theo nhóm , thi kể lại trước lớp ) . Nhận xét 
 Hoạt động lớp , cá nhân .
-Xung phong phát biểu ý kiến : Hội vật rất vui . / Hội vật rất tưng bừng . / Hội vật thật hấp dẫn . / 
********** 
Thứ ba, ngày 02 tháng 03 năm 2010
Chính tả Tiết 49
NGHE – VIẾT : HỘI VẬT.
I. Mục đích yêu cầu :
-Nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
-Làm đúng BT(2) a/b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
II. Đ D D H :
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy và học :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
HS khá giỏi 
A/. Bài cũ: (3-5') “ Tiếng đàn”.
-Gọi 1 HS đọc cho 2 HS viết trên bảng lớp
-Nhận xét và cho điểm
B/ Bài mới : (25-30') 
Giới thiệu bài : Nghe viết bài Hội vật.
Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả.
a) Trao đổi nội dung bài viết:
-GV đọc đoạn văn 1 lần.
-GV đặt câu hỏi:
+ Hãy thuật lại cảnh thi vật giữa ông Cản Ngũ và Quắm Đen?
b) Hướng dẫn cách trình bày bài.
-Đoạn viết có mấy câu?
-Giữa 2 đoạn ta viết như thế nào cho đẹp?
-Trong đoạn viết những chữ nào phải viết hoa? Vì sao?
c) Hướng dẫn viết từ khó.
-Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
-Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
-Chỉnh sửa lỗi chính tả cho HS.
Viết chính tả.
-GV đọc cho HS viết chính tả.
Soát lỗi
-GV đọc cho HS dò lại bài.
g) Chấm từ 7 đến 10 bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài 2:
a) Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
-Yêu cầu HS tự làm.
-GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
*b) Tiến hành tương tự phần a.
C/ Củng cố dặn dò : (3-5') 
-Nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị: Hội đua voi ở Tây Nguyên.
-HS dưới lớp viết vào vở nháp.
+ xã hội, sáng kiến, xúng xính, san sát.
+ nhún nhảy, dễ dãi, bãi bỏ, sặc sỡ.
Hoạt động lớp, cá nhân.
-1 HS đọc lại. 
-Ông Cản Ngũ đứng như cây trồng giữa sới. Quắm Đen thì gò lưng, loay hoay, mồ hôi mồ kê nhễ nhại.
-Đoạn viết có 6 câu.
-Giữa 2 đoạn viết phải xuống dòng và lùi vào 1 ô.
-Những chữ đầu câu: Tiếng, Ông, Còn, Cái và tên riêng Cản Ngũ, Quắm Đen.
-Cản Ngũ, Quắm Đen, giục giã, loay hoay, nhễ nhại.
-1 HS đọc cho 2 HS viết bảng lớp.
-HS dưới lớp viết vào vở nháp.
- Lớp viết bài
Hoạt động lớp, cá nhân.
-1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
-3 HS làm bảng lớp.
-HS dưới lớp viết vào vở nháp.
-Đọc và ghi các từ tìm được vào vở. trăng trắng – chăm chỉ – chong chóng.
-Lời giải.
 trực nhật ( trực ban ) – lực sĩ – vứt.
-Nghe dặn dò.
-*HS làm bài 2b vào vở.. 
****** 
Thứ tư, ngày 03 tháng 03 năm 2010
TẬP ĐỌC : Tiết 77
HỘI ĐUA VOI Ở TÂY NGUYÊN
	 Lê Tấn	
I. Mục đích yêu cầu :
-Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
-Hiểu nội dung : Bài văn tả và kể lại hội đua voi ở Tây Nguyên, cho thấy nét độc đáo, sự thú vị và bổ ích của hội đua voi. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. Đ D D H :
-Tranh SGK, ảnh chiếc chiêng, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy và học :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
HS khá giỏi 
A/ Bài cũ: (3-5') “ Hội vật “
 -GV gọi 3HS lên bảng, yêu cầu đọc và trả lời các câu hỏi về nội dung của bài Hội vật.
- GV nhận xét, ghi điểm.
B/ Bài mới : (25-30') 
Giới thiệu bài: Hội đua voi ở Tây Nguyên.
 Hoạt động 1: Luyện đọc.
-GV đọc mẫu toàn bài, giọng đọc vui, sôi nổi. Nhịp nhanh, dồn dập hơn ở đoạn 2. 
a. Luyện đọc câu. 
-GV cho HS đọc từng câu.
-Nêu từ khó đọc.
b. Luyện đọc đoạn+ giải nghĩa từ.
-GV huớng dẫn HS chia bài thành 2đoạn, mỗi phần xuống dòng là một đoạn.
-Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc bài theo đoạn.
-GV yêu cầu học sinh nêu từ khó hiểu?
-GV cho HS xem ảnh chiếc chiêng.
-Yêu cầu HS đặt câu với từ “cổ vũ”
-GV nhận xét.
-GV cho HS đọc bài theo nhóm đôi. GV đi quan sát, uốn nắn cho HS.
-Gọi vài nhóm đọc bài trước lớp.
-GV nhận xét, chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
-Yêu cầu HS thảo luận nội dung bài
+ Đọc đoạn 1:
-Tìm những chi tiết tả công việc chuẩn bị cho cuộc đua?
+ Đọc đoạn 2:
-Cuộc đua diễn ra như thế nào?
-Voi đua có cử chỉ gì ngộ nghĩnh, đáng yêu ?
 -GV nhận xét.
Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
-GV đọc diễn cảm đoạn 2. Yêu cầu HS nêu cách ngắt giọng câu văn cuối bài.
-GV nhắc HS đọc câu văn với giọng vui, nhịp chậm lại.
-GV nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt. 
C/ Củng cố Dặn dò: (3-5') 
- GV nhận xét tiết học, nhắc HS đọc lại bài.
- Chuẩn bị: “ Sự tích lễ hội Chữ Đồng Tử”.
-3HS lên bảng thực hiện yêu cầu của giáo viên. 
 - HS lắng nghe
 - Hoạt động lớp,nhóm, cá nhân.
-HS đọc (2 lần)
-Học sinh nêu từ khó đọc và phân tích cách đọc ® đọc lại.
	Trường đua voi, đường rộng, man-gát, bìng tĩnh, chiêng trống, huơ vòi. 
-Học sinh đọc CN _ ĐT.
-HS đọc bài theo đoạn(2 lần)
-Học sinh đọc từ chú giải ở cuối bài và nêu các từ khác, lớp cùng giải thích.
- HS quan sát.
-2 đến 3 HS đặt câu trước lớp, HS khác nhận xét.
-HS đọc bài theo nhóm, mỗi em đọc 1 đoạn nối tiếp nhau.
- 3 nhóm nối tiếp nhau đọc bài trước lớp.
Hoạt động lớp,nhóm, cá nhân.
-HS thảo luận nhóm đôi để tìm hiểu bài.
-HS đọc đoạn 1.
-Voi đua từng tốp mười con dàn hàng ngang ở nơi xuất phát. Hai chàng trai điều khiển ngồi trên lưng voi. Họ ăn mặc đẹp, dáng vẻ bình tĩnh vì họ vốn là những người phi ngựa giỏi nhất.
+Học sinh đọc đoạn 2.
-Chiêng trống vừa nổi lên, cả mười con voi lao đầu chạy, hăng máu phóng như bay. Bụi cuốn mù mịt. Những chàng man- gát gan dạ và khéo léo điều khiển cho voi về trúng đích.
-Những chú voi chạy đến đích trước tiên đều ghìm đà, huơ vòi chào những khán giả đã nhiệt liệt cổ vũ, khen ngợi chúng.
 -HS nhận xét.
 Hoạt động lớp, cá nhân.
-1HS nêu, cả lớp nhận xét tìm cách ngắt giọng đúng.
 Những chú voi chạy đến đích trước tiên / đều ghìm đà, / huơ vòi / chào khán giả đã nhiệt liệt cổ vũ, / khen ngợi chúng.
- 2 học sinh đọc lại câu văn.
- Vài HS thi đọc đoạn văn. 
- 1 HS đọc lại toàn bài.
------------------ 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU : Tiết 25
LUYỆÂN TẬP VỀ NHÂN HOÁ. ÔN CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI VÌ SAO?
I. Mục đích yêu cầu :
 -Nhận ra các hiện tuợng nhân hoá, bước đầu nêu được cảm nhận về cái hay của những hình ảnh nhânhoá (BT1).
-Xác định được bộ phận câu ... V cho 2 HS ngồi cạnh nhau cùng làm bài với nhau.
- GV đưa bảng phụ có viết sẵn những câu văn. Gọi HS lên bảng sửa bài.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
a) Cả lớp cười ồ lên vì câu thơ vô lý quá.
b) Những chàng Man-gát rất bình tĩnh vì họ thường là những người phi ngựa giỏi nhất.
c) Chị em Xô-phi đã về ngay vì nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác.
 C/ Củng cố dặn dò : (3-5') 
 - GV nhận xét, tuyên dương.
- Chuẩn bị bài : “Từ ngữ về lễ hội. Dấu phẩy”.
+Cách nhân hoá sự vật con vật như vậy hay và đẹp vì nó làm cho sự vật,con vật sinh động hơn,gần gũi hơn với con người hơn và đáng yêu hơn.
 Hoạt động lớp, cá nhân, nhóm
 -HS đọc.
 -HS cùng làm bài, gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Vì sao?
 -HS lên bảng sửa bài.
- Lớp nhận xét, phân tích từng câu.
-Làm được toàn bộ BT3.
********* 
Thứ năm, ngày 04 tháng 03 năm 2010
TẬP VIẾT : Tiết 25
ÔN CHỮ HOA : S 
I. Mục đích yêu cầu :
-Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa S (1 dòng), C, T (1 dòng); viết đúng tên riêng Sầm Sơn (1 dòng) và cầu ứng dụng : Côn Sơn suối chảy ..... đàn cầm bên tai. (1 lần) bằng chữ cở nho'.	
II. Đ D D H :
-Mẫu chữ cái viết hoa S. Tên riêng và câu ứng dụng viết sẵn trên bảng lớp.	
III. Các hoạt động dạy và học :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
HS khá giỏi 
A/ Bài cũ: (3-5') 
-Thu vở 1 số HS để chấm bài về nhà.
-Gọi 1 HS đọc thuộc từ và câu ứng dụng.
-GV nhận xét vở đã chấm.
-Nhận xét cho điểm HS viết bảng.
B/ Bài mới : (25-30') 
Giới thiệu bài : ôn chữ hoa S.
Hoạt động 1: Hướng dẫn viết trên bảng con.
Bước 1: Luyện viết chữ hoa.
-Tên riêng và câu ứng dụng có những chữ nào viết hoa?
-Yêu cầu HS viết chữ S; GV chỉnh sửa cho từng HS.
-Gọi 1 HS nêu quy trình viết chữ S.
-GV nhận xét, yêu cầu lớp giơ bảng con. Chọn HS viết chưa đúng để rèn viết.
-Yêu cầu HS viết chữ S , C , T
-GV quan sát, giúp HS viết chưa đúng.
Bước 2: Hướng dẫn viết từ ứng dụng.
	· Giới thiệu từ ứng dụng.
 Sầm Sơn là tên địa danh ở đâu?
	· Quan sát và nhận xét.
-Trong từ ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào?
-Khoảng cách giữa các chữ bằng chững nào?
	· Viết bảng.
-Yêu cầu HS viết từ ứng dụng: Sầm Sơn
-GV chỉnh lỗi cho HS.
Bước 3:
-Giới thiệu câu ứng dụng.
-Gọi HS đọc câu ứng dụng.
-Giải thích:
	Nguyễn Trãi ca ngợi cảnh đẹp nên thơ yên tĩnh, thơ mộng của Côn Sơn. Đây là 1 di tích lịch sử ở tỉnh Hải Dương.
	· Quan sát và nhận xét.
-Trong câu ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào?
	· Viết bảng.
-Yêu cầu HS viết từ Côn Sơn , Ta
-GV chỉnh sửa lỗi cho HS.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tập viết vào vở Tập viết.
-Cho HS xem bài viết mẫu trong vở Tập viết 3 _ tập 2.
-GV theo dõi và chỉnh sửa cho từng H.
C/ Củng cố dặn dò : (3-5') 
-Thu 5 – 7 vở của HS chấm.
-Nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm.
-Nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị: Bài 25.
-1 HS đọc: Phan Rang
-1 HS đọc câu ứng dụng.
-2 HS lên viết bảng từ Phan Rang , Rủ nhau.
-Có các chữ S , C , T
-2 HS lên bảng viết. Cả lớp viết vào bảng con.
-HS nêu.
-HS viết đẹp, đúng giúp đỡ các bạn viết chưa đúng.
-2 HS lên bảng, cả lớp viết vào bảng con.
-1 HS đọc: Sầm Sơn.
-Là khu nghỉ mát ở Thanh Hóa.
-Chữ S cao 2 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li.
-Bằng 1 con chữ o
-3 HS lên bảng viết. HS dưới lớp viết vào vở nháp.
-3 HS đọc
Côn Sơn suối chảy rì rầm.
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
-Chữ C, S, T, g, b cao 2 li rưỡi. Chữ s, r, t cao 1 li rưỡi, chữ đ cao 2 li các chữ còn lại cao 1 li.
-2 HS lên bảng viết. HS dưới lớp viết vào bảng con.
-HS viết.
-HS nộp vở.
-Lắng nghe.
-HS viết : 
1 dòng chữ S cỡ nhỏ.
1 dòng chữ C và T cỡ nhỏ.
1 dòng Sầm Sơn cỡ nhỏ.
1 lần câu ứng dụng.
*HS viết toàn bài. 
------------------- 
CHÍNH TẢ : Tiết 50
NGHE – VIẾT : HỘI ĐUA VOI Ở TÂY NGUYÊN
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
-Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
-Làm đúng BT(2) a/b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
II. Đ D D H :
 - Bảng phụ viết sẵn bài viết, giấy khổ to, bút lông
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
HS khá giỏi 
A/ Bài cũ : (3-5') 
- GV đọc các từ HS dễ sai
- GV nhận xét
B/ Bài mới : (25-30') 
 Giới thiệu bài: Hội đua voi ở Tây Nguyên
- GV ghi tựa
+ Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết chính tả
- GV đọc mẫu
* Hướng dẫn tìm hiểu nội dung :
- Cuộc đua voi diễn ra như thế nào?
* Hướng dẫn cách trình bày:
- Bài chính tả có mấy câu?
- Trong đoạn văn những chữ nào phải viết hoa? 
-Vì sao?
* Hướng dẫn viết từ khó:
- Y/c HS nêu từ khó
- GV nhận xét
* Viết chính tả :
- GV đọc 
* Soát lỗi :
- GV đọc lại bài viết
* Chấm bài :
- GV chấm sơ bộ vài vở
- Nhận xét
+ Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập 2 :
Điền vào chổ trống :
a/ tr hay ch. 
*b/ ưt hay ưc.
-Y/c HS thảo luận nhóm 4; 
-Y/c các nhóm trình bày
-GV nhận xét, tuyên dương, y/c HS đọc lại
+ Hoạt động 3 : Củng cố
- GV chia lớp thanh hai dãy dãy nào tìm được nhiều từ có chưa vần ưt/ưc hoặc có phụ âm đầu tr/ch đúng và nhanh đội đó thắng
- Y/c các nhóm trình bày
- Nhận xét, tuyên dương
 C/ Cũng cố dặn dò : (3-5') 
- Chuẩn bị : Nghe- viết “Sự tích l64 hội Chữ Đồng Tử”.
- Nhận xét tiết học 
-HS viết bảng con – 2 HS viết bảng lớp
Chênh chếch, trong trẻo, bứt rứt, nứt nẻ
-Nhận xét
Hoạt động cá nhân , lớp
- Lắng nghe
- 3 HS đọc lại cả bài viết
- Khi trống nổi lên thì mười con voi lao đầu chạy, cả bay hăng máu phóng như bay
- 5 câu
- Thể thơ lục bát. 
- Những chữ đầu câu : Đến, Cái, Cả, Bụi, Các
- Nêu và phân tích từ . Đọc CN-ĐT: chiêng trống, lầm lì, chậm chạp, điều khiển, khéo léo
- 2 HS viết bảng lớp – cả lớp viết bảng con
Nhận xét
-Cả lớp viết bài
-2 HS kế nhau đổi vở sửa bài
-HS làm bài vào vở 2a. 
-Đọc yêu cầu
-HS thảo luận; trình bày. 
-Đại diện các nhóm trình bày
-Nhận xét.
+ ưt : đứt,bứt, rứt, nứt.. 
+ ưc: tức, nức, bức,
+ tr : trong, trắng, trang,
+ ch : chen, chóng, chim,
-Nhận xét
-HS làm vào vở bài 2b. 
******** 
Thứ sáu, ngày 05 tháng 03 năm 2010
TẬP LÀM VĂN : Tiết 25
KỂ VỀ LỄ HỘI.
I/.Mục đích yêu cầu :
-Bước đầu kể lại được quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội trong một bức ảnh.
II/.Đ D DH :
-Tranh minh họa.
III/.Các hoạt động dạy và học :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
HS KHÁ GIỎI 
A/ Bài cũ: (3-5') Nghe- kể:Người bán quạt may mắn
-GV treo tranh, gọi HS kể lại câu chuyện.
- GV nhận xét, ghi điểm. 
B/ Bài mới : (25-30') 
Giới thiệu : Kể về một ngày hội.
Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát tranh để tả quang cảnh.
-GV gắn từng tranh , hỏi HS nhận biết lễ hội gì? Đọc các câu hỏi gợi ý.
-GV giảng thêm về các chi tiết mới lạ trong tranh:
 + Cờ ngũ sắc: Cờ có 5 màu,hình vuông, xung quanh có tua, được treo vào những dịp hội vui của dân làng.
 + Những người tham gia trên thuyền đua gọi là các tay đua, với dụng cụ là mái chèo
- GV yêu cầu HS chọn tranh mình thích, nhận câu hỏi gợi ý để tả lại quang cảnh lễ hội đó( các câu hỏi gợi ý được viết ở bảng phụ)
a. Quang cảnh chơi đu:
- Đây là cảnh gì? Diễn ra ở đâu? VaØo thơì gian nào?
 -Trước cổng đình có treo gì, có băng chữ gì?
 - Mọi người đến xem chơi đu có đông không? Họ ăn mặc ra sao? Thái độ của người xem hội như thế nào?
- Cây đu được làm bằng gì? Có cao không?
- Hãy tả hành động và tư thế của hai người đang chơi đu?
b. Quang cảnh đua thuyền:
 - Aûnh chụp cảnh hội gì? Diễn ra ở đâu? 
- Trên sông có nhiều thuyền đua không? - Thuyền ngắn hay dài? Trên mỗi thuyền có bao nhiêu người? Trông họ như thế nào?
- Miêu tả tư thế hoạt động của từng nhóm người trên thuyền.
- Quang cảnh hai bên bờ sông như thế nào?
Hoạt động 2: Trò chơi:Em làm Hướng dẫn viên du lịch.
-GV tổ chức cho HS nói trước lớp
-GV nhận xét
-Em cảm nhận gì về những lễ hội của nhân dân ta qua các bức ảnh trên?
 C/ Củng cố dặn dò : (3-5') 
-Nhận xét tiết
-Chuẩn bị: Kể về một ngày hội.
-HS kề chuyện.
-Nhận xét.
- ...hội chơi đu, và hội đua thuyền.
- HS đọc các câu hỏi gợi ý.
-HS chọn tranh mình thích để tập kể trong nhóm đôi
- Cảnh chơi đu ở làng quê, trò chơi được tổ chức ở trước sân đình vào dịp đầu xuân mới.
- Trước cổng đình là băng chữ: Chúc mừng năm mới và lá cờ ngũ sắc tung bay trước gió.
- Mọi người kéo đến xem chơi đu rất đông. Họ đứng chen nhau, người nào cũng mặc quần áo đẹp
- Cây đu được làm bằng tre và rất cao
- Hai người chơi đu nắm chắc tay đu, và đu đang lên bổng. Khi đu, một người dướn người về phía trước, người kia lại ngả người về phía sau.
- Hội đua thuyền đang diễn ra trên sông.
- Trên sông có hơn chục thuyền đua, các thuyền được làm khá dài, mỗi thuyền có gần hai chục tay đua, họ là những chàng trai rất khỏe mạnh, rắn rỏi.
- Các tay đua đều nắm chắc tay chèo, họ gò lưng dồn sức vào đôi tay để chèo thuyền
- Trên bờ sông đông nghịt người đứng xem, một chùm bóng bay đủ màu sắc tung bay theo gió làm hội đua cáng thêm sôi động. – Xa xa, làng xóm xanh mướt hai bên bờ. 
-HS. lần lượt lên giớùi thiệu về lễ hội.
-Lớp nhận xét, có thể đặt thêm câu hỏi cho bạn.
-HS. tự nêu.VD: Nhân dân ta có nhiều lễ hội phong phú, hấp dẫn....
********** 

Tài liệu đính kèm:

  • docT 25 TV.doc