Giáo án Tiếng việt khối 3 tuần 33

Giáo án Tiếng việt khối 3 tuần 33

Tập đọc –kể chuyện Tiết 99, 100.

CÓC KIỆN TRỜI

(Mức độ tích hợp GDBVMT : Gián tiếp ).

 I/ MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU

 A/-TẬP ĐỌC :

-Biết phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

-Hiểu nội dung : Do có quyết tâm và biết phối hợp với nhau đầu tranh cho lẽ phải nên Cóc và các bạn đã thắng cả đội quân hùng hậu của Trời, buộc Trời phải làm mưa cho hạ giới. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

-*GDMT : HS hiểu được nạn hạn hán hay lũ lụt do thiên nhiên gây ra là hậu quả của con người không có ý thức BVMT.

B/ KỂ CHUYỆN :

-Kể lại được một đoạn truyện theo lời của một nhân vật trong truyện, dựa theo tranh minh hoạ (SGK).

 

doc 12 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 741Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng việt khối 3 tuần 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33
Thứ hai, ngày 26 tháng 4 năm 2010
Tập đọc –kể chuyện Tiết 99, 100. 
CÓC KIỆN TRỜI
(Mức độ tích hợp GDBVMT : Gián tiếp ).
I/ MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU
A/-TẬP ĐỌC :
-Biết phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. 
-Hiểu nội dung : Do có quyết tâm và biết phối hợp với nhau đầu tranh cho lẽ phải nên Cóc và các bạn đã thắng cả đội quân hùng hậu của Trời, buộc Trời phải làm mưa cho hạ giới. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
-*GDMT : HS hiểu được nạn hạn hán hay lũ lụt do thiên nhiên gây ra là hậu quả của con người không có ý thức BVMT.
B/ KỂ CHUYỆN :
-Kể lại được một đoạn truyện theo lời của một nhân vật trong truyện, dựa theo tranh minh hoạ (SGK). 
II/ ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC :
-Tranh minh họa bài tập đọc, các đoạn truyện ( phóng to, nếu có thể).
-Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
III / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
TẬP ĐỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
HS khá giỏi 
A/ Bài cũ : (3-5') 
-GV Kiểm tra 3 Học sinh lên bảng yêu cầu đọc và trả lời các câu hỏi vềâ bài Cuốn sổ tay.
B/ Bài mới : (25-30') 
1/ Giới thiệu chủ điểm và bài mới:
 +GV yêu cầu học sinh quan sát tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi: Tranh vẽ cảnh gì? Ở đâu?
+Đó là một cảnh trong cuộc náo động thiên đình của Cóc và các con vật cùng đi. Chúng ta học bài hôm nay để biết chú Cóc nhỏ bẻ, xấu xí làm được những gì nhé.
2/Hoạt động 1: Luyện đọc
Mục tiêu: HS đọc đúng các từ khó trong bài và đọc trôi chảy bài.
Cách tiến hành: 
a). Đọc mẫu. 
+ GV đọc mẫu toàn bài một lượt, chú ý giọng đọc của từng đoạn.
b) Đọc từng câu.
+ GV treo bảng phụ viết sẵn các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ và yêu cầu học sinh đọc.
+ GV yêu cầu học sinh tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài, theo dõi và chỉnh sửa lỗi phát âm của học sinh.
 c) Đọc từng đoạn. 
+ GV gọi 3 học sinh đọc bài tiếp nối theo đoạn.Nhắc học sinh chú ý ngắt giọng ở vị trí các dấu câu.
+ Yêu cầu học sinh đọc chú giải để hiểu nghĩa các từ mới.
+ GV gọi 3 học sinh khác yêu cầu tiếp nối nhau đọc bài theo đoạn, lần 2.
d) Luyện đọc theo nhóm.
+ Chia nhóm và yêu cầu Học sinh luyện đọc theo nhóm.
e) Đọc trước lớp.
+ Gọi 3 học sinh bất kì yêu cầu tiếp nối nhau đọc bài theo đoạn.
g) Đọc đồng thanh.
+ Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh đoạn 2.
3/ Hoạt động 2: Tìm hiểu bài:
Mục tiêu: HS hiểu được bài văn và trả lời được các câu hỏi có trong bài.
Cách tiến hành: 
-Vì sao Cóc phải kiện Trời? 
-Cóc sắp xếp đội ngũ thế nào trước khi đánh trống? 
-Đội quân nhà Trời gồm những ai? 
-Em hãy kể lại cuộc chiến giữa Cóc và các bạn với đội quân nhà Trời.
-Sau cuộc chiến thái độ của Trời thay đổi NTN?. 
-Qua phần đọc và tìm hiểu truyện, em thấy Cóc có gì đáng khen?.
-GV giảng thêm: Cóc đại diện cho nguyện vọng của người nông dân, luôn mong muốn mưa thuận gió hoà để sản xuất.
-*GDMT : Để phòng chống hạn hán lũ lụt, con người phải làm gì để BVMT?. 
4 Hoạt động 3: Luyện đọc lại bài : 
Mục tiêu: HS đọc trôi chảy và diễn cảm được bài văn.
Cách tiến hành: 
-GV đọc mẫu toàn bài lần hai ( hoặc gọi 1 học sinh khá đọc).
-Gọi 3 Học sinh đọc bài trước lớp theo ba vai Trời, Cóc, người dẫn chuyện.
-Gv chia lớp thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm 3 học sinh yêu cầu luyện đọc theo nhóm.
-Tổ chức cho 3 nhóm thi đọc bài theo vai trước lớp.
-Nhận xét và cho điểm học sinh.
- 3 học sinh lên bảng thực hiện yêu cầu của GV.
- Học sinh quan sát tranh và trả lời: Bức tranh vẽ nhiều mây, đây là cảnh ở trên trời. Cóc đang đánh trống, xung quanh có Cọp, Gấu, Cáo, Ong  hỗ trợ. Phía sau bức tranh là thần sét và trời đang rất hốt hoảng.
- Luyện phát âm từ khó.
- Đọc bài tiếp nối theo tổ, dãy bàn hoặc nhóm. Mỗi học sinh đọc 1 câu.
- 3 học sinh đọc, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
- 1 học sinh đọc trước lớp, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
- 3 học sinh đọc trước lớp, cả lớp theo dõi bài và nhận xét. 
- Mỗi nhóm 3 học sinh lần lượt đọc một đoạn trước nhóm, học sinh trong cùng nhóm theo dõi và chỉnh sửa cho nhau.
- 3 học sinh đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
-Vì đã lâu ngày trời không làm mưa, hạ giới bị hạn hán, muôn loài đều khổ sở.
-Trước khi đánh trống, Cóc bảo Cua bò vào chum nước, Ong đợi sau cánh cửa, Cáo, Gấu, Cọp thì nấp ở hai bên.
-Đội quân của nhà Trời gồm có Gà, Chó, Thần Sét.
-Trời túng thế phải làm mưa.
-Học sinh tiếp nối nhau phát biểu ý kiến: Cóc thật dũng cảm, dám lên kiện Trời; Cóc biết sắp xếp, phân công các bạn một cách hợp lý nên đã thắng được đội quân hùng hậu của Trời; Cóc thương muôn loài dưới hạ giới 
-*Con người phải có ý thức BVMT, BV rừng, BV các loài động vật.... 
- Học sinh theo dõi bài đọc mẫu.
- 3 học sinh đọc bài, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
- Học sinht rong nhóm phân công vai để đọc lại bài.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét và bình chọn nhóm đọc hay nhất.
KỂ CHUYỆN
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
HS khá giỏi 
1/ Xác định yêu cầu: 
- Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu của phần Kể chuyện trang 123/SGK.
2/Hoạt động 4: Hướng dẫn kể chuyện:
Mục tiêu: HS kể được câu chuyện bằng lời của nhân vật trong truyện.
Cách tiến hành: 
- Chúng ta phải kể lại câu chuyện bằng giọng của ai?
- Trong truyện có nhiều nhân vật, em có thể chọn kể bằng lời của Cóc, các bạn của Cóc, Trời nhưng lưu ý không kể bằng lời của các nhân vật chết trong cuộc chiến đấu.
- GV yêu cầu học sinh suy nghĩ để chọn một nhân vật mà mình sẽ kể theo lời của nhân vật đó.
- Chúng ta phải xưng hô như thế nào khi kể theo lời của một nhân vật trong truyện?
- GV yêu cầu học sinh quan sát để nêu nội dung các bức tranh.
- Gv gọi 1 học sinh khá, yêu cầu kể lại đoạn đầu của câu chuyện.
- Nhận xét.
3/ Kể chuyện.
- GV gọi 3 học sinh kế tiếp nối câu chuyện trước lớp.
- GV nhận xét.
- Gọi 1 học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện.
4/ Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò. (3-5') 
- Nhận xét tiết học, dặn dò học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài : Mặt trời xanh của tôi.
- 1 học sinh đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi.
- Bằng lời của một nhân vật trong truyện.
- Học sinh nghe GV hướng dẫn.
- Học sinh tiếp nối nhau trả lời trước lớp: Em kể theo lời của Cóc./ Em kể theo lời của Trời./ 
- Xưng là “ Tôi”.
- 4 Học sinh tiếp nối nhau phát biểu ý kiến.
+ Tranh 1: Cóc và các bạn trên đường đi kiện Trời.
+ Tranh 2: Cuộc chiến giữa Cóc và các bạn với quân nhà Trời.
+ Tranh 3: Trời thương lượng với Cóc.
+ Tranh 4: Trời làm mưa.
- Cả lớp theo dõi và nhận xét.
-* Biết kể lại toàn bộ câu chuyện theo lời của một nhân vật. 
----------------- 
Thứ ba, ngày 27 tháng 4 năm 2010
Chính tả Tiết 65 
NGHE – VIẾT : CÓC KIỆN TRỜI
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
-Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. 
-Đọc và viết đúng tên 5 nước láng giềng ở Đông Nam Á (BT2).
-Làm đúng bài tập (3) a/b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn. 
II / ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC
-Bài tập 3a hoặc 3b viết 3 lần trên bảng lớp.
III / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
HS khá giỏi 
A / Bài cũ : (3-5') 
- Gọi 1 học sinh đcọ cho 2 học sinh viết trên bảng lớp, học sinh dưới lớp viết vào vở nháp.
- Nhận xét và cho điểm học sinh.
B / Bài mới : (25-30') 
1/ Giới thiệu bài .
2/Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả.
Mục tiêu: HS viết đúng các từ khó trong bài và hiể được nội dung đoạn viết.
Cách tiến hành: 
a) Trao đổi về nội dung bài viết.
- Giáo viên đọc đoạn văn 1 lần.
- Hỏi: Cóc lên Thiên đình kiện Trời với những ai?
b) Hướng dẫn cách trình bày bài.
- Đoạn văn có mấy câu?
- Những chữ nào trong bài chính tả được viết hoa? Vì sao?
c) Hướng dẫn viết từ khó.
- Yêu cầu học sinh tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Yêu cầu học sinh đọc và viết các từ vừa tìm được.
- Chỉnh sửa lỗi chính tả cho học sinh.
d) Viết chính tả.
e) Soát lỗi.
g) Chấm từ 7 đến 10 bài.
3 Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả 
Mục tiêu: HS làm đúng bài tập chính tả theo yêu cầu của bài.
Cách tiến hành: 
Bài 2:
a) – Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Gọi học sinh đọc tên các nước.
- Gv giới thiệu: đây là 5 nước láng giềng của nước ta.
- Tên riêng nước ngoài được viết như thế nào?
- GV lần lượt đọc tên các nước (có thể không theo thứ tự như SGK) và yêu cầu học sinh viết theo.
- Nhận xét chữ viết của học sinh.
Bài 3:
a) - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu học sinh tự làm.
- Gọi học sinh chữa bài.
- Chốt lại lời giải đúng.
b) *Tiến hành tương tự phần a).
C / Hoạt động 3: Củng cố – Dặn dò. (3-5') 
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài Quà của đồng nội.
- Học sinh đọc và viết.
+ PB: lâu năm, nứt nẻ, nấp, náo động.
+ PN: vừa vặn, dùi trống, về, dịu giọng.
- Theo dõi GV đọc, 1 học sinh đọc lại.
- Với Cua, Gấu, Cáo, Cọp, Ong.
- Đoạn văn có 3 câu.
- Những chữ đầu câu: Thấy, Cùng, Dưới và tên riêng: Cóc, Trời, Cua, Cáo, Gấu, Cọp, Ong.
- PB: lâu, làm ruộng đồng, chim muông, khôn khéo, quyết.
- PN: Chim muông, khôn khéo, quyết.
- 1 học sinh đọc cho 2 học sinh viết bảng lớp, học sinh  ... ụng trong đoạn thơ, đoạn văn (BT1). 
-Viết được một đoạn văn ngắn có sử dụng phép nhân hoá (BT2).
-*GDMT : GD tình cảm gắn bó với thiên nhiên, có ý thức BVMT. 
II / Đồ dùng dạy học.
-Bảng phụ :
III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
HOẠT ĐỘNG DẠY GV
HOẠT ĐỘNG HỌC 
HS KHÁ GIỎI 
1/ Kiểm tra bài cũ. (3-5') 
- Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng, yêu cầu làm các bài tập 1, 4.
 2/ Dạy – học bài mới. (25-30') 
a) Giới thiệu bài.
- Trong giờ học luyện từ và câu tuần này chúng ta tiếp tục học về biện pháp nhân hoá, sau đó các em sẽ thực hành viết một đoạn văn ngắn có hình ảnh nhân hoá.
b) Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập.
Mục tiêu: Như mục tiêu của bài.
Cách tiến hành: 
Bài 1:
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài.
-Yêu cầu học sinh suy nghĩ và tự làm phần a). 
- Giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh trả lời, đồng thời viết câu trả lời của học sinh vào bảng tổng kết bài tập đã chuẩn bị.
+ Trong đoạn thơ ở phần a) có những sự vật nào được nhân hoá?
+ Tác giả làm thế nào để nhân hoá các sự vật đó?
+ Các từ ngữ dùng để diễn tả các sự vật là những từ ngữ thường dùng làm gì?
+ Như vậy, để nhân hoá các sự vật trong khổ thơ, tác giả đã dùng những cách nào?
- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận cặp đôi để tiếp tục trả lời các câu hỏi trên với đoạn văn b). 
- Gọi học sinh trả lời, sau đó nghe và ghi câu trả lời đúng vào bảng. 
- Giáo viên hỏi: Em thích nhất hình ảnh nhân hoá nào trong bài? Vì sao?
- Giáo viên yêu cầu học sinh ghi bảng đáp án trên vào vở.
Bài 2:
-Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu của bài tập. 
-*GDMT : HDHS sử dụng phép nhân hoá để tả bầu trời buổi sớm hoặc tả một vườn cây. Qua đó nêu lên được tình cảm đốivới thiên nhiên. 
-Gọi 1 số học sinh đọc bài làm của mình trước lớp, chỉnh sửa lỗi cho học sinh và chấm điểm những bài tốt.
3/Hoạt động 2: Củng cố – Dặn dò. (3-5')
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài Từ ngữ về thiên nhiên. Dấu chấm, dấu phẩy.
- 2 học sinh lên bảng thực hiện yêu cầu của giáo viên.
-Nghe giáo viên giới thiệu bài.
-1 học sinh đọc trước lớp, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
-Trả lờicác câu hỏi ra giấy nháp.
-Trả lời câu hỏi của giáo viên.
+Có 3 sự vật được nhân hoá. Đó là mầm cây, hạt mưa, cây đào.
+Tác giả dùng từ tỉnh giấc để tả mầm cây; dùng các từ mải miết, trốn tìm để tả hạt mưa; dùng các từ lim dim, mắt, cười để tả cây đào.
+Từ mắt là từ chỉ bộ phận của người; các từ tỉnh giấc, trốn tìm, cười là từ chỉ hoạt động của người; từ lim dim là chỉ đặc điểm của người.
+Tác giả dùng 2 cách đó là nhân hoá bằng từ chỉ bộ phận của người và dùng từ nhân hoá bằng các từ chỉ hoạt động, đặc điểm của người.
-HS đọc YC bài. 
- HS làm bài vào vở bài tập.
- HS trình bày bài.
- Nhận xét
******** 
Thứ năm, ngày 29 tháng 4 năm 2010
Tập viết : Tiết 33 
ÔN CHỮ HOA : Y
I/ MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU.
-Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa Y (1 dòng), P, K (1 dòng); viết đúng tên riêng Phú Yên (1 dòng) và câu ứng dụng : Yêu trẻ ..... để tuổi cho (1 lần) bằng chữ cở nhỏ. 
II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC.
-Kẻ sẵn dòng chữ trên bảng để học sinh viết chữ.
-Tên riêng và câu ứng dụng viết mẫu sẵn trên bảng lớp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
HS khá giỏi 
1/ Kiểm tra bài cũ: (3-5') 
- Thu vở của một số học sinh để chấm bài về nhà.
- Gọi 1 học sinh đọc thuộc từ và câu ứng dụng của tiết trước.
- Gọi 2 học sinh lên bảng viết từ Văn Lang và, Vỗ tay, Bàn kĩ.
- Chỉnh sửa lỗi cho học sinh.
- Nhận xét vở đã chấm.
2/ Dạy – học bài mới: (25-30') 
a) Giới thiệu bài
b) Hoạt động 1:Hướng dẫn viết chữ hoa.
Mục tiêu: HS viết được các chữ hoa theo yêu cầu của bài.
Cách tiến hành: 
- Giáo viên hỏi: Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ viết hoa.
-Yêu cầu học sinh viết chữ viết hoa Y vào bảng.
-Giáo viên hỏi học sinh viết chữ đẹp trên bảng lớp: Em đã viết chữ viết hoa Y như thế nào? 
-Yêu cầu học sinh viết các chữ viết hoa P, Y, K vào bảng con. Giáo viên chỉnh sửa lỗi cho từng học sinh.
c) Hướng dẫn viết từ ứng dụng.
-Giới thiệu từ ứng dụng.
-Quan sát và nhận xét.
-Viết bảng.
d) Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
-Giới thiệu câu ứng dụng.
-Quan sát và nhận xét.
-Viết bảng.
e)Hoạt động 2: Hướng dẫn viết vào vở tập viết.
Mục tiêu: Như mục tiêu của bài.
Cách tiến hành: 
3/ Hoạt động 3: Củng cố – Dặn dò. (3-5') 
- Nhận xét tiết học, chữ viết của học sinh.
- Chuẩn bị bài Oân chữ hoa : A, M, N, V (kiểu 2)
- 1 học sinh đọc : Văn Lang và câu ứng dụng
 Vỗ tay cần nhiều ngón
 Bàn kĩ cần nhiều người 
- 2 lên bảng viết, học sinh dưới lớp viết vào bảng con.
- Có các chữ hoa P, Y, K
- Học sinh cả lớp cùng viết vào bảng con, 3 học sinh lên bảng lớp viết.
- HỌC SINH nêu quy trình viết chữ hoa Y đã học ở lớp 2, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Học sinh đổi chỗ ngồi, 1 học sinh viết chữ đẹp kèm 1 học sinh viết chữ chưa đúng, chưa đẹp.
-*HS viết hết bài. 
-------------- 
Chính tả – nghe viết : Tiết 66
QUÀ CỦA ĐỒNG NỘI
I/ MỤC TIÊU :
-Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
-Làm đúng BT (2) a/b hoặc BT (3) a/b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC
-Bảng lớp viết 2 lần bài tập 2a hoặc 2b.phụ viết sẵn nội dung bài các bài tập chính tả.
-Bài tập 3a hoặc 3b photo ra giấy và bút dạ.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC- CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
HS khá giỏi 
1/ Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 1 học sinh đọc cho 2 học sinh viết trên bảng lớp, học sinh dưới lớp viết vào vở nháp tên 5 nước trong khu vực Đông Nam Á đã học ở tiết trước.
- Giáo viên nhận xét cho điểm học sinh .
2/ Dạy học bài mới:
a) Giới thiệu bài.
b)Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả.
Mục tiêu: HS viết đúng các từ khó và trình bày được đoạn văn theo yêu cầu.
Cách tiến hành: 
- Trao đổi về nội dung bài viết.
+ Hỏi: Hạt lúa non tinh khiết và quý giá như thế nào?
- Hướng dẫn cách trình bày.
- Hướng dẫn viết từ khó.
- Viết chính tả.
- Soát lỗi.
- Chấm bài.
c)Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Mục tiêu: Như mục tiêu bài học.
Cách tiến hành: 
Bài 2: a; b*.
-Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài.
-Tiến hành tương tự như trên.
Bài 3: a; b*
-Gọi học sinh đọc yêu cầu.
-HS làm miệng.
-Kết luận về lời giải đúng.
3/Hoạt động 3: Củng cố – Dặn dò.
- Nhận xét tiết học, chữ viết của học sinh.
-Chuẩn bị bài Nghe viết Thì thầm.
- 1 học sinh đọc và viết.
Bru-nây; Cam-pu-chia; Đông-ti-mo; In-đô-nê-xi-a; Lào
+ hạt lúa non mang torng nó giọt sữa thơm phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ, kết tinh các chất quý trong sạch của trời.
- Làm bài vào vở: nhà xanh – đỗ xanh; là cái bánh chưng.
- Lời giải: trong – rộng – mông – đồng; là thung lũng.
-làm miệng :sao – xồi – sen.
- lời giải: cộng – họp - hộp.
-*HS làm vở bài 2b. 
-*HS làm miệng bài 3b.
********* 
Thứ sáu, ngày 30 tháng 4 năm 2010
TẬP LÀM VĂN : TIẾT 33
GHI CHÉP SỔ TAY
I/ Mục tiêu:
-Hiểu nội dung, nắm được ý chính trong bài báo Alô, Đô-rê-mon Thần thông đây !. Để từ đó biết ghi vào sổ tay những ý chính trong các câu trả lời của Đô-rê-mon. 
II/ Đồ dùng dạy học:
-Giáo viên và học sinh cùng sưu tầm tranh, ảnh về một số loài động vật quý hiếm được nêu trong bài. 
-Một cuốn truyện tranh Đô-rê-mon, một v ài tờ báo Nhi đồng có mục Alô, Đô-rê-mon Thần thông đây!
III/ Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HS khá giỏi 
1/ Kiểm tra bài cũ:
- Giáo viên gọi 3 học sinh lên bảng, yêu cầu đọc bài kể lại một việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường.
- Giáo viên nhận xét và cho điểm học sinh.
2/ Dạy – học bài mới:
a) Giới thiệu bài. 
b/Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài. 
Mục tiêu: Như mục tiêu bài học.
Cách tiến hành: 
Bài 1:
- Giáo viên gọi 1 học sinh đọc yêu cầu bài.
- Giáo viên gọi 2 học sinh đọc bài trước lớp, 1 học sinh đóng vai người hỏi, 1 học sinh đóng vai Đô-rê-mon. 
- Yêu cầu 2 học sinh ngồi cạnh nhau cùng đọc bài. Mỗi cặp đọc 2 lần, sau lần thứ nhất thì đổi vai để đọc lần thứ hai.
- Cho học sinh cả lớp giới thiệu tranh ảnh về các loài thú quý hiếm được nhắc đến trong bài đã sưu tầm được. 
Bài 2:
- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài.
- Giáo viên gọi học sinh đọc lại phần a) của bài báo.
- Giáo viên hỏi: Bạn nhỏ hỏi Đô-rê-mon điều gì?
- Hãy ghi lại ý chính trong câu trả lời của Đô-rê-mon.
- Gv yêu cầu học sinh tự làm tiếp phần b).
- Giáo viên nhận xét, chữa bài và cho điểm học sinh.
3/Hoạt động 2: Củng cố – Dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài Nghe kể vươn tới các vì sao. Ghi chép sổ tay.
- 3 học sinh lên bảng thực hiện yêu cầu của giáo viên.
- 1 học sinh đọc trước lớp.
.- 2 học sinh đọc trước lớp, cả lớp theo dõi.
- Đọc bài.
- 2 học sinh lần lượt đọc trước lớp.
- 1 học sinh đọc trước lớp.
- Bạn nhỏ hỏi Đô-rê-mon : Sách đỏ là gì?” 
- Học sinh tự ghi, sau đó phát biểu ý kiến: Sách đỏ là loại sách nêu tên các động vật, thực vật quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng, cần được bảo vệ.
********** 

Tài liệu đính kèm:

  • docTV 33.doc