Giáo án Tiếng Việt Lớp 3 - Chương trình cả năm - Năm học 2006-2007

Giáo án Tiếng Việt Lớp 3 - Chương trình cả năm - Năm học 2006-2007

a. Sông có khúc, người có lúc :

- Nghĩa đen : Dòng sông rất dài, uốn lượn quanh co nên có khúc thẳng, khúc quanh, khúc rộng, khúc hẹp. Cuộc đời con người có lúc sung sướng, có lúc gian khổ, có lúc vui vẻ, có lúc buồn rầu lo lắng.

- Nghĩa bóng : Gặp khó khăn không nên nản chí.

- Tình huống : Nghe đài, xem ti vi thấy bàco ở Quảng Nam bị lũ quét dổ nhà, bà em nói : “ các con hãy giúp đỡ, ủng hộ họ nhé. Sông có khúc, người có lúc. Chẳng có ai may mắn suốt đời cả.”

b. Kiến tha lâu cũng đầy tổ

- Nghĩa đen : Con kiến rất nhỏ bé, mỗi lần chỉ tha được một ít mồi nhưng chúng rất chăm chỉ nên cũng có lúc thức ăn chất đầy tổ.

- Nghĩa bóng : Kiên trì, nhẫn nại sẽ thành công.

- Tình huống : Câu chuyện Ngu Công dời núiđã cho chúng ta thấy câu tục ngữ : “ kiến tha lâu cũng đầy tổ” thật đúng.

 

doc 74 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1489Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 3 - Chương trình cả năm - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 1 
Bài CẤU TẠO CỦA TIẾNG
 I.Yêu cầu cần đạt : 
- Nắm được cấu tạo 3 bộ phận của đơn vị tiếng ( ND ghi nhớ).
- Điền được các bộ phận cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ ở BT1 vào bảng mẫu ( mục III)
- HS khá giỏi giải được câu đố ở BT2 ( mục III).	
II. Đồ dùng : 
Bảng phụ vẽ sơ đồ cấu tạo tiếng .
III. Các hoạt động dạy và học:
Bài cũ :
Bài mới :
1.Phần nhận xét : 
- Đếm số tiếng trong câu tục ngữ : 
+ Dòng 1 : 6 tiếng ; Dòng 2 : 8 tiếng
– Đánh vần tiếng “bầu” Ghi cách đánh vần . 
– Phân tích cấu tạo của tiếng “bầu” : Tiếng “bầu” gồm 3 bộ phận : âm đầu(b), vần(âu)-thanh(huyền)
- Phân tích cấu tạo của những tiếng còn lại:
Kết luận : Tiếng do âm đầu, vần thanh tạo thành. Trong mỗi tiếng bộ phận vần và thanh bắt buộc phải có mặt. Bộ phận âm đầu không bắt buộc phải có mặt.
2. Ghi nhớ : SGK/ tr.7
3. Luyện tập: 
* Bài 1/7 
Tiếng
Âm đầu
Vần
Thanh
Người
.............
trong
Ng
..............
tr
ươi
.......
ong
Huyền
..........
ngang
 * Bài 2/7 Giải câu đố – Kết quả : Sao 
Làm việc cả lớp
Đánh vần thầm - thành tiếng – đồng thanh- ghi kết quả đánh vần vào bảng con. Làm việc nhóm đôi.
Làm việc theo nhóm -Tr.lời câu hỏi:
- Tiếng thường do những bộ phận nào tạo thành ?
- Trong các tiếng ph/tích tiếng nào có đủ bộ phận như tiếng “bầu”, tiếng nào không có đủ các bộ phận như tiếng “bầu”
Phiếu bài tập – 1 HS làm bảng phụ.
Các nhóm thảo luận - nêu kết quả 
4) Củng cố dặn dò : 
- Mỗi tiếng thường có mấy bộ phận? Bộ phận nào không thể vắng mặt trong tiếng ?
- Chuẩn bị: Luyện tập về cấu tạo của tiếng
Thứ / /
LUYỆN TỪ VÀ CÂU :
 Tiết 2 Bài : 	LUYỆN TẬP VỀ CẤU TẠO CỦA TIẾNG 
I. Yêu cầu cần đạt :
- Điền được cấu tạo của tiếng theo 3 phần đã học ( âm đầu, vần, thanh) theo bảng mẫu BT1
- Nhận biết được các tiếng có vần giống nhau ở BT2, BT3.
- HS khá giỏi nhận biết được các cặp tiếng bắt vần với nhau trong thơ (BT4); giải được câu đố ở BT5.
II. Đồ dùng : Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng .
III. Các hoạt động dạy học :
Bài cũ : Cấu tạo của tiếng 
- Mỗi tiếng gồm có mấy bộ phận? Ví dụ ? 
- Phân tích các bộ phận của tiếng trong câu thơ sau : Việt Nam đất nước ta ơi .
Bài mới : 
* Bài 1/12 : Phân tích cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ sau:
 Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Tiếng
Âm đầu
Vần
Thanh
Khôn
..........
ngoài
kh
ng
ôn
 oai
ngang
huyền
* Bài 2/12: Tìm tiếng bắt vần với nhau : 
 Kết quả : ngoài – hoài ( vần giống nhau-oai )
Bài 3/12: Tìm cặp tiếng bắt vần nhau – so sánh.
Các tiếng bắt vần nhau: choặt-thoắt (có vần giống nhau hoàn toàn : oắt)
Xinh - nghênh ( vần giống nhau không hoàn toàn : inh - ênh )
* Bài 4/12 : Hai tiếng bắt vần với nhau là hai tiếng có phần vần giống nhau. Giống nhau hoàn toàn hoặc không hoàn toàn.
* Bài 5/12 : Giải câu đố + Kết quả : Út – ú – bút 
Phiếu bài tập
Trao đổi nhóm đôi
Thảo luận nhóm,TLCH: 
Trao đổi nhóm, nêu ý kiến
Trao đổi nhóm, nêu ý kiến
C. Củng cố, dặn dò :
- Tiếng có cấu tạo như thế nào ? Những bộ phận nào không thể vắng mặt trong tiếng? Ví dụ ?
- Chuẩn bị : MRVT : Nhân hậu, đoàn kết 
_____________________________________
TUẦN2
LUYỆN TỪ VÀ CÂU :
 Tiết 3 Bài : MỞ RỘNG VỐN TỪ : NHÂN HẬU - ĐOÀN KẾT
I. Yêu cầu cần đạt :
- Biết thêm 1 số từ ngữ ( gồm cả thành ngữ, tục ngữ và Hán Việt thông dụng) về chủ điểm Thương người như thể thương thân (BT1, BT4) ; nắm được cách dùng 1 số từ có tiếng “nhân” theo 2 nghĩa khác nhau : người, lòng thương người (BT2, BT3).
- HS khá giỏi nêu được ý nghĩa của các câu tục ngữ ở BT4.
II. Đồ dùng : -Bảng phụ kẻ sẵn cột a,b,c,d ở BT1
 -Kẻ bảng phụ phân loại để HS làm BT 2
	 - 4 tờ giấy khổ to để nhóm làm BT3	
III. Các hoạt động dạy học :
Bài cũ : Luyện tập về cấu tạo của tiếng 
 - Cho ví dụ và phân tích các bộ phận của tiếng 
 ( Ví du : dạy : d – ay – nặng ) 
 -Tìm những tiếng chỉ người trong gia đình mà phần vần có 1 âm ? ( ba, mẹ, bà, dì...); 2 âm? (ông, cậu, bác.....)
B. Bài mới : 
1. Hướng dẫn học sinh làm bài tập :
* Bài 1 :
 Các từ ngữ:
a. Thể hiện lòng nhân hậu, tình cảm yêu thương đồng loại lòng nhân ái, lòng vị tha, tình thân ái, thông cảm,.....
b.- Trái nghĩa với nhân hậu, yêu thương : hung ác,tàn bạo, hung dữ, tàn ác...
c.- Thể hiện tinh thần đùm bọc, giúp đỡ đồng loại : cứu giúp, ủng hộ, cứu trợ, bảo vệ, che chở, nâng đỡ...
d.- Trái nghĩa với”đùm bọc “ hoặc “giúp đỡ” : bắt nạt, đánh đập, ăn hiếp....
* Bài 2 : Cho các từ: nhân dân. Nhân hậu, nhân đức, nhân ái, công nhân,...
a.- Tiếng nhân có nghĩa là người : nhân dân, công nhân...
b.- Tiếng nhân có nghĩa là lòng thương người : nhân hậu, nhân ái, nhân đức.
* Bài 3 : Đặt câu với 1 từ trong BT2.
Ví dụ : Bố tôi là công nhân của nhà máy đường.
 Trông vẻ mặt của bà ấy rất nhân hậu.
*Bài 4 : 
+ Câu a. :” Ở hiền gặp lành- Khuyên ta sống hiền lành, nhân hậu; vì sống hiền lành, nhân hậu sẽ gặp điều tốt đẹp, may mắn.
+ Câu b: Trâu buộc ghét trâu ăn – Chê người có tính xấu, ghen tị khi thấy người khác được hạnh phúc may mắn
+ Câu c: Một câu làm chẳng nên non... hòn núi cao. Khuyên người ta đoàn kết với nhau, đoàn kết tạo nên sức mạnh.
Phiếu bài tập(nhóm đôi)
Trao đổi, hình thành bài tập.
Vở BT
Vở BT
Phiếu BT (nhóm) 
Củng cố, dặn dò :
 Từ BT4 " liên hệ cho HS cách sống, cách cư xử với mọi người chung quanh
 Chuẩn bị : Dấu hai chấm
 -
 Thứ / /
LUYỆN TỪ VÀ CÂU :
 Tiết 4 Bài : DẤU HAI CHẤM 
 I. Yêu cầu cần đạt :
- Nhận biết tác dụng của dấu hai chấm trong câu ; bước đầu biết dùng dấu 2 chấm khi viết văn (BT2).
- Hiểu tác dụng của dấu 2 chấm trong câu (ND ghi nhớ) 
 II. Đồ dùng : 
	 -Bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ trong bài.
III. Các hoạt động dạy học :
A. Bài cũ : Mở rộng vốn từ : Nhân hậu-Đoàn kết
- Tìm từ thể hiện lòng nhân hậu, tình cảm yêu thuơng đồng loại? ( tình thân ái, lòng vị tha, thông cảm,...)
- Tìm từ trái nghĩa với từ “yêu thương” ( căm ghét, hung ác, tàn ác, căm thù ....)
- Em hiểu câu tục ngữ:” Một cây... núi cao” khuyên ta điều gì ? ( khuyên ta phải biết đoàn kết – sức mạnh)
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài: Dấu hai chấm
2. Phần nhận xét 
* Câu a : Dấu hai chấm báo hiệu phần sau là lời nói của Bác Hồ . Ở trường hợp này dấu hai chấm phối hợp với dấu ngoặc kép.
* Câu b : Dấu hai chấm báo hiệu câu sau là lời nói của Dế Mèn. Ở trường hợp này, dấu hai chấm dùng phối hợp với dấu gạch đầu dòng.
* Câu c : Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận đi sau là lời giải thích rõ những điều lạ mà bà già nhận thấy khi về nhà, như sân quét sạch, đàn lợn đã ăn, cơm nước tươm tất...
3. Ghi nhớ : 
- Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
- Khi báo hiệu lời nói của nhân vật, dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép hay dấu gạch đầu dòng.
4. Luyện tập: 
 *Bài 1 :
 a/ Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận đứng sau nó là :
của nhân vật “tôi” ( người cha)
câu hỏi của cô giáo
b/ Dấu hai chấm có tác dụng giải thích cho bộ phận đứng trước. Phần đi sau làm rõ những cảnh tuyệt đẹp của đất nước là những cảnh gì ?
* Bài 2 : Viết đoạn văn theo truyện “Nàng tiên ốc” trong đó có ít nhất 2 lần dùng dấu hai chấm
 Thảo luận nhóm – nêu ý kiến
Đọc ghi nhớ
Thảo luận nhóm đôi
Viết vào vở bài tập
Củng cố, dặn dò :
Dấu hai chấm có tác dụng gì ?
Tìm trong các bài tập đọc ba trường hợp dùng dấu hai chấm.- Giải thích. - Chuẩn bị : Từ đơn –Từ phức
 ----------------------------------------------
TUẦN3
 Thứ / /
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
Tiết 5 Bài : TỪ ĐƠN VÀ TỪ PHỨC
I. Yêu cầu cần đạt : 
- Hiểu được sự khác nhau giữa tiếng và từ, phân biệt được từ đơn và từ phức (ND ghi nhớ).
- Nhận biết được từ đơn và từ phức trong đoạn thơ (BT1, mục III) ;Bước đầu làm quen với từ điển ( hoặc sổ tay từ ngữ) để tìm hiểu về từ.
II. Đồ dùng:
- Bảng phụ viết sẵn nội dung ghi nhớ và nội dung BT1.
- Bốn tờ giấy khổ to viết sẵn các câu hỏi phần nhận xét và luyện tập.
III. Hoạt động dạy học:
A. Bài cu: Hai dấu chấm
- Nêu đặc điểm của hai dấu chấm? (....báo hiệu bộ phận đằng sau là lời nói, lời giải thích)
- Dấu chấm thường đi kết hợp vối dấu nào? (.....ngoặc kép, dấu gạch đầu dòng trong lời nói của nhân vật)
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: Từ đơn – Từ phức
2. Phần nhận xét:
* Bài 1, 2:
a/ Từ chỉ 1 tiếng (từ đơn): nhờ, bạn, lại, có, chí,...Hạnh, là.
 Từ gồm nhiều tiếng (từ phức): giúp đỡ, học hành, học sinh, tiên tiến.
b/ Tiếng dùng để cấu tạo từ:
- Có thể dùng 1 tiếng để tạo nên 1 từ. Đó là từ đơn.
- Có thể phải dùng 2 tiếng trở lên để tạo nên 1 từ. Đó là từ phức.
- Từ dùng để: Biểu thị sự vật, hành động, đặc điểm... (biểu thị ý nghĩa)
 Cấu tạo câu
3. Ghi nhớ: SGK/28
4. Luyện tập:
* Bài 1:
 - Rất/công bằng,/rất/thông minh. Vừa/độ lượng/lại/đa tình/, đa mang.
- Từ: + đơn: rất, vừa, lại
 + phức: công bằng, đa mang
* Bài 2, 3: 
- Từ đơn: buồn, bắn, đói...
- Từ phức: anh dũng, chăm chỉ, cố gắng, cẩu thả...
- Đặt câu
Vd: Chị Sáu đã anh dũng hy sinh ở tuổi còn rất trẻ
- Làm việc theo nhóm
- Thảo luận hoàn thành yêu cầu bài tập
Đọc ghi nhớ.
Phiếu học tập cá nhân
- Vở BT
5. Củng cố, dặn dò:
- Nêu sự khác nhau giữa tiếng và từ.
- Chuẩn bị: Mở rộng vốn từ: Nhân hậu – Đoàn kết
 -------------------------------------------------
Thứ / /
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
Tiết 6 Bài : MỞ RỘNG VỐN TỪ : NHÂN HẬU VÀ ĐOÀN KẾT
I. Yêu cầu cần đạt
- Biết thêm 1 số từ ngữ ( gồm cả thành ngữ, tục ngữ và Hán Việt thông dụng) về chủ điểm Nhân hậu – Đoàn kết (BT2, BT3, BT4) ; biết cách mở rộng vốn từ có tiếng hiền, tiếng ác (BT1). 
II. Đồ dùng:
- Từ điển Tiếng Việt
- Bốn tờ giấy khổ to viết sẵn bảng từ của BT2 - 3.
III. Hoạt động dạy học:
A. Bài cu: Từ đơn và từ phức
 -Tiếng ( từ ) dùng để làm gì ? Nêu ví dụ ?
(...dùng cấu tạo nên từ ( cấu tạo nên câu) – Ví dụ: cơm, chia sẻ )
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Mở rộng vốn từ : Nhân hậu – đoàn kết
2. HD học sinh làm bài tập:
 + Bài 1 :
- Hiền: hiền dịu, hiền lành,....
- Ác : ác độc, ác nghiệt, ác cảm..
 + Bài 2 :
- Nhân ái, hiền hậu, cưu mang, che chở, tàn ác
- Chia rẽ, bất hoà, lục đục,
 + Bài 3 :
- Gợi ý : chọn từ cần phù hợp với nghĩa của các từ khác trong câu -> câu hợp nghĩa.
 a. Hiền như bụt (đất)
b. Lành như đất (bụt)
c. Dữ như cọp
d. Thương nhau như chị em gái.
 + Bài 4 :
Gợi ý : Muốn hiểu thành ngữ phải hiểu nghĩa đen -> nghĩa bóng (nghĩa cân h ... gữ chỉ thời gian trả lời cho các câu hỏi: bao giờ, khi nào, mấy giờ?
4. Luyện tập:
Bài 1: Xác định trạng ngữ chỉ thời gian:
Kết quả: 
b/ Từ ngày còn ít tuổi – Mỗi lần  lề phố Hà Nội.
Bài 2b:
Kết quả: Ở Tân Sơn  vực thẳm.
Giữa lúc gió đang gài thét ấy, cánh chim  mũi tên. Có lúc chim lại vẫy cánh, đạp gió vút lên. 
- Làm việc nhóm đôi.
+ Tìm trạng ngữ trong câu -> xác định trạng ngữ bổ sung ý nghĩa gì cho câu?
- Làm việc cá nhân:
+ Đặt câu hỏi cho trạng ngữ trên.
- Nêu đặc điểm của trạng ngữ chỉ thời gian?
- Làm việc cá nhân (vở BT)
- Làm việc theo nhóm
+ Trao đổi -> đưa trạng ngữ vào chỗ thích hợp để đọan văn được mạch lạc. 
5. Củng cố, dặn dò:
- Nêu ý nghĩa của trạng ngữ chỉ thời gian?
- CB: Thêm trạng ngữ chỉ nguyên nhân cho câu.
---------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 26 tháng 4 năm 2007
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
Tiết 64 : Bài : THÊM TRẠNG NGỮ CHỈ NGUYÊN NHÂN CHO CÂU
I. MĐYC:
- Hiểu được tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ nguyên nhân trong câu.
- Nhận biết trạng ngữ chỉ nguyên nhân trong câu; Thêm trạng ngữ chỉ nguyên nhân cho câu.
II. Đồ dùng: 
- 3 băng giấy viết 3 câu văn chưa hòan chỉnh ở BT2.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: Thêm trạng ngữ chỉ thời gian cho câu.
- Nêu ý nghĩa của trạng ngữ chỉ thời gian trong câu? Cho ví dụ?
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Trạng ngữ chỉ nguyên nhân cho câu.
2. Phần nhận xét:
Bài 1,2:
- Trạng ngữ: “Vì vắng tiếng cười” trả lời câu hỏi. Vì sao vương quốc nọ buồn chán kinh khủng.
- “Vắng tiếng cười” là trạng ngữ bổ sung cho câu ý nghĩa nguyên nhân.
3. Ghi nhơ:
- Để giải thích nguyên nhân của sự việc hoặc tình trạng nêu trong câu ta có thể thêm vào câu những trạng ngữ chỉ nguyên nhân.
- Trạng ngữ chỉ nguyên nhân trả lời cho các câu hỏi: vì sao? Nhờ đâu? Tại sao?...
4. Luyện tập:
Bài 1: Tìm trạng ngữ:
a/ Chỉ ba tháng sau, nhờ siêng năng, cần cu cậu vượt lên đầu lớp.
b/ Vì rét, những cây lan trong chậu sắt lại.
c/ Tại Hoa mà tổ không được khen. 
Bài 2: Điền các từ nhờ, vì, hoặc tại vì vào chỗ trống:
a/ Vì học giỏi, Nam được cô giáo khen.
b/ Nhờ bác lao công, sân trường lúc nào cũng sạch sẽ.
c/ Tại vì mải chơi, Tuấn không làm bài tập.
Bài 3: Đặt câu:
Vd: Vì xe hư, Hải phải trễ học.
 Tại vì mẹ ốm, tôi phải đi chợ.
- Làm việc nhóm đôi.
+ Trao đổi, tìm câu hỏi cho trạng ngữ in nghiêng trong câu?
+ nêu được ý nghĩa của trạng ngữ trên?
- Đọc nội dung phần ghi nhớ.
- Làm việc cả lớp
+ Đọc yêu cầu của bài tập -> nêu ý kiến?
- Làm việc nhóm đôi.
+ Đọc đề, trao đổi tìm được từ thích hợp điền vào chỗ trống?
- Làm việc cá nhân
+ Suy nghĩ -> nối tiếp nhau đọc câu văn đã đặt. 
5. Củng cố, dặn dò:
- Nêu ý nghĩa của trạng ngữ chỉ nguyên nhân cho câu?
- CB: MRVT: lạc quan, yêu đời.
--------------------------------------------------------
TUẦN 33
 LUYỆN TỪ VÀ CÂU 	
Tiết 65 MỞ RỘNG VỐN TỪ : LẠC QUAN – YÊU ĐỜI
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU :
1. Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ về tinh thần lạc quan, yêu đời, trong đó có các từ Hán Việt.
2. Biết tìm thêm một số tục ngữ khuyên người ta luôn lạc quan, bền gan, không nản chí trong những hoàn cảnh khó khăn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Một số phiếu khổ rộng kẻ nội dung các BT 1 ; 2 ;3.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Bài cũ : Thêm trạng ngữ chỉ nguyên nhân cho câu.
- 2 HS đặt 2 câu có trạng ngữ chỉ nguyên nhân.
- Trạng ngữ chỉ nguyên nhân có ý nghĩa gì trong câu ?
2. Bài mới :
2.1 Hướng dẫn làm bài tập :
Bài 1 ; 2 ; 3
- GV giúp HS nắm yêu cầu của bài tập
- GV phát phiếu cho HS làm việc theo nhóm đôi.
- GV nhận xét, tính điểm thi đua.
- Làm việc theo nhóm
- HS tiếp nhau đọc
- Đại diện nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét.
Lời giải :
Bài 1
Câu
Luôn tin tưởng ở tương lai tốt đẹp
Có triển vọng tốt đẹp
Tình hình đội tuyển rất lạc quan
+
Chú ấy sống rất lạc quan
+
Lạc quan là liều thuốc bổ
+
Bài 2
- Những từ trong đó lạc có nghĩa là “ vui, mừng” : lạc quan, vui thú.
- Những từ trong đó lạc có nghĩa là “ rớt lại”, “sai” : lạc hậu, lạc điệu, lạc đề.
Bài 3
a. Sông có khúc, người có lúc :
- Nghĩa đen : Dòng sông rất dài, uốn lượn quanh co nên có khúc thẳng, khúc quanh, khúc rộng, khúc hẹp. Cuộc đời con người có lúc sung sướng, có lúc gian khổ, có lúc vui vẻ, có lúc buồn rầu lo lắng.
- Nghĩa bóng : Gặp khó khăn không nên nản chí.
- Tình huống : Nghe đài, xem ti vi thấy bàco ở Quảng Nam bị lũ quét dổ nhà, bà em nói : “ các con hãy giúp đỡ, ủng hộ họ nhé. Sông có khúc, người có lúc. Chẳng có ai may mắn suốt đời cả.”
b. Kiến tha lâu cũng đầy tổ
- Nghĩa đen : Con kiến rất nhỏ bé, mỗi lần chỉ tha được một ít mồi nhưng chúng rất chăm chỉ nên cũng có lúc thức ăn chất đầy tổ.
- Nghĩa bóng : Kiên trì, nhẫn nại sẽ thành công.
- Tình huống : Câu chuyện Ngu Công dời núiđã cho chúng ta thấy câu tục ngữ : “ kiến tha lâu cũng đầy tổ” thật đúng.
3. Củng cố, dặn dò :
- HS cho biết nghĩa của từ lạc quan và đặt câu.
- Chuẩn bị : Thêm trạng ngữ chỉ mục đích cho câu.
-------------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 3 tháng 5 năm 2007
 LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
 Tiết 66 THÊM TRẠNG NGỮ CHỈ MỤC ĐÍCH CHO CÂU
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU :
1. Hiểu đúng tác dụng và đặc điểm của trang ngữ chỉ mục đích ( trả lời cho câu hỏi : Để làm gì ? Nhằm mục đích gì ? Vì cái gì ? )
2. Nhận biết trạng ngữ chỉ mục đích trong câu, thêm trạng ngữ chỉ mục đích cho câu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
- Một số tờ giấy khổ rộng để HS làm BT2;3 ( Nhận xét )
- Một tờ phiếu viết nội dung BT 1; 2 ( Luyện tập )
- Phiếu bài tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Bài cũ :Mở rộng vốn từ : Lạc quan – Yêu đời
- HS làm lại BT 2 ; 4.
2. Bài mới :
2.1 Giới thiệu bài : Thêm trạng ngữ chỉ mục đích cho câu.
2.2 Phần nhận xét :
Bài 1- Gọi HS đọc nội dung bài tập
- Gọi HS phát biểu ý kiến
- Trạng ngữ chỉ mục đích trả lời cho những câu hỏi nào ?
2.3 Ghi nhớ : SGK trang 150
2.4 Phần luyện tập
Bài 1.Tìm trạng ngữ chỉ mục đích cho câu
- Yêu cầu HS làm bài
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
a. Để tiêm phòng dịch cho trẻ em,
b. Vì Tổ quốc,
c. Nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh,
Bài 2
a. Để lấy nước tưới cho vùng đất cao / Để dẫn nước vào ruộng
b. Để trở thành người có ích cho xã hội / Để trở thành con ngoan
c. Để thân thể khoẻ mạnh / Để có sức khoẻ dẻo dai
Bài 3. Thêm chủ ngữ, vị ngữ vào chỗ trống để có các câu hoàn chỉnh.
- Gọi HS đọc đoạn văn đã hoàn chỉnh
- Nhận xét, kết luận lời giải
Đoạn a.chuột gặm các đồ vật cứng.
Đoạn b..chúng dùng cái mũi và mồm đặt biệt là cái dũi đất. 
- 1 HS đọc.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận.
- Trạng ngữ : Để dẹp nỗi bực mình bổ sung ý nghĩa chỉ mục đích cho câu.
- Để làm gì ? Nhằm mục đích gì ? Vì ai ?
- 1 đến 2 HS đọc
Tương tự bài 1
- 1 HS đọc yêu cầu và nội dung
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi
- 2 HS tiếp nối nhau đọc
3. Củng cố, dặn dò :
- HS thi đua tiếp nối nhau đọc câu có trạng ngữ chỉ mục đích.
- Chuẩn bị : Mở rộng vốn từ : Lạc quan – Yêu đời.
TUẦN 34
LUYỆN TỪ VÀ CÂU 	
Tiết 67 MỞ RỘNG VỐN TỪ : LẠC QUAN – YÊU ĐỜI
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1/Tiếp tục mở rộng vốn từ, hệ thống hoá vốn từ về tinh thần lac quan, yêu đời.
2/ Biết đặt câu với từ đó.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
- Một số tờ phiếu kẻ bảng BT3.
- Bảng phụ viết tóm tắt cách thử BT1. ( SGV/276)
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1/ Bài cũ : Thêm trạng ngữ chỉ mục đích cho câu.
- 1 HS đọc ghi nhớ và đặt câu có trạng ngữ chỉ mục đích.
- 1 HS làm lại BT3
2/ Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài
2.2 Hướng dẫn HS làm BT:
Bài 1/155
- GV hướng dẫn HS làm phép thử và phát phiếu.
a. Từ chỉ hoạt động TLCH : Làm gì ? 
b. Từ chỉ cảm giác TLCH : cảm thấy như thế nào ? 
c. Từ tính tình TLCH : là người như thế nào ?
d. TLCH cả như b. và như c.
- GV nhận xét, chốt lời giải.
a. vui chơi, góp vui, mua vui.
b. vui thích, vui mừng, vui sướng, vui lòng, vui thú, vui vui.
c.vui tính, vui nhộn, vui tươi.
d. vui vẻ.
Bài 2/155
- GV nêu yêu cầu đề bài.
- Ghi điểm những câu hay.
- GV ghi điểm những câu văn hay.
Bài 3/155
- GV nhắc HS : Tìm từ miêu tả tiếng cười ( âm thanh ), không tìm từ miêu tả nụ cười.
- GV ghi nhanh những từ đúng : cười ke kẻ, cười hì hì, cười hí hí.
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- HS nhận phiếu, trao đổi theo cặp và làm bài.
- Trình bày
- Lóp nhận xét.
- HS làm bài vào VBT., tiếp nối nhau đọc câu của mình.
- HS nêu yêu cầu của BT.
- HS trao đổi nhóm đôi và tìm từ.
- HS tiếp nối nhau phát biểu : 1 HS một từ và đồng thời đặt câu.
- HS viết từ tìm được vào VBT. 
3. Củng cố, dặn dò : 
- Yêu cầu HS ghi nhớ những từ tìm được ở BT3 và đặt câu.
- Chuẩn bị : Thêm trạng ngữ chỉ phương tiện cho câu.
Thứ năm ngày 10 tháng 5 năm 2007
LUYỆN TỪ VÀ CÂU 	
 Tiết 68 THÊM TRẠNG NGỮ CHỈ PHƯƠNG TIỆN CHO CÂU
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Hiểu được tác dụng và đặc điểm của các trạng ngữ chỉ phương tiện (TLCH : Bằng cái gì ? Với cái gì ? )
2.Nhận biết trạng ngữ chỉ phương tiện trong câu, thêm trạng ngữ chỉ phương tiện vào câu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
- Bảng lóp viết BT1 ( phần nhận xét ) ; BT 1 ( phần luyện tập )
- 2 Băng giấy để 2 HS làm BT2
- Tranh một vài con vật.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1/ Bài cũ : 
Kiểm tra 2 HS làm lại BT 3 tiết trước.
2/ Bài mới 
2.1 Giới thiệu bài
2.2 Phần nhận xét
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
+ Ý 1 : Các trạng ngữ đó đều TLCH : Bằng cái gì ? Với cái gì ?
+ Ý 2 : Cả hai trạng ngữ đề bổ sung ý nghĩa chỉ phương tiện cho câu
2.3 Ghi nhớ 
2.4 Luyện tập
Bài 1 / 160
- GV nhận xét, kết luận lời giải đúng 
a. Bằng một giọng thân tình, thầy khuyên chúng em
b. Với óc quan sát tinh tế và đôi bàn tay khéo léo, người họa sĩ dân gian
Bài 2/160
Giáo viên yêu cầu học sinh viết đọan văn tả con vật, trong đó có ít nhất một câu có trạng ngữ chỉ phương tiện.
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm 
- 2 HS đọc nội dung BT 1;2
- HS phát biểu ý kiến
- Cả lớp nhận xét.
- HS đọc nội dung bài tập, suy nghĩ tìm trạng ngữ. 
- Hai HS lên bảng gạch bộ phận trạng ngữ trong 2 câu văn trên bảng.
- Cả lớp nhận xét
- HS đọc yêu cầu bài tập, quan sát tranh minh họa.
- HS viết đoạn văn.
- HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn và chỉ rõ câu văn có trạng ngữ chỉ phương tiện
- Cả lớp nhận xét. 
3. Củng cố, dặn dò :
- Hai học sinh nhắc lại nội dung cần ghi nhớ.
- Về nhà hoàn chỉnh bài tập 2.
- Chuẩn bị : On tập cuối học kỳ II.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 1(15).doc