Giáo án Tiếng việt lớp 3 - Tuần 1 đến 5 - Trường Tiểu học Tấn Tài 2

Giáo án Tiếng việt lớp 3 - Tuần 1 đến 5 - Trường Tiểu học Tấn Tài 2

Tập đọc – Kể chuyện

Tiết 1 -2 CẬU BÉ THÔNG MINH (GDKNS)

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: TĐ:

- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi sự thông minh và tài trí của cậu bé. trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa

- Cảm phục cậu bé thông minh, quý trọng nhà vua.

GDKNS: Hình thành cho HS các kỹ năng:-Tư duy sáng tạo- Ra quyết định - Giải quyết vấn đề

( bằng các hoạt động : Trình bày ý kiến cá nhân-Đặt câu hỏi-Thảo luận nhóm)

KC: Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.

 

doc 42 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 689Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng việt lớp 3 - Tuần 1 đến 5 - Trường Tiểu học Tấn Tài 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 
Thứ hai ngày 22 tháng 8 năm 2011
Tập đọc – Kể chuyện
Tiết 1 -2 CẬU BÉ THÔNG MINH (GDKNS)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: TĐ: 
- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi sự thông minh và tài trí của cậu bé. trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa 
- Cảm phục cậu bé thông minh, quý trọng nhà vua.
GDKNS: Hình thành cho HS các kỹ năng:-Tư duy sáng tạo- Ra quyết định - Giải quyết vấn đề 
( bằng các hoạt động : Trình bày ý kiến cá nhân-Đặt câu hỏi-Thảo luận nhóm)
KC: Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.
II. CHUẨN BỊ: - Tranh minh hoạ, bảng viết sẵn câu đoạn cần luyện đọc. SGK.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:-(5’) Giáo viên kiểm tra SGK
2. Bài mới ( 25’) Giới thiệu bài: 
3. Phát triển các hoạt động:
Hoạt động 1: Luyện đọc
Giáo viên đọc mẫu toàn bài, hướng dẫn đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
+ Luyện đọc câu: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nối tiếp tiếp từng câu đến hết bài 
+ Luyện đọc đoạn:Giáo viên chia đoạn Yêu cầu học sinh nêu cách ngắt nghỉ hơi khi đọc đoạn văn. Giáo viên sửa.
Tổ chức cho học sinh đọc: đọc nối tiếp / chỉ định, hướng dẫn đọc với giọng thích hợp, kết hợp giải nghĩa từ.
Học sinh lắng nghe.
Học sinh đọc nối tiếp.
Xin sữa, bật cười, mâm cỗ, bình tĩnh,Học sinh tự nêu.
Học sinh đọc thầm, nêu ý kiến: “Vua hạ lệnh  nọ /  có /  chịu tội.”
Học sinh luyện đọc từng đoạn và giải nghĩa từ: om sòm, trọng thưởng (SGK)
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung
Giáo viên tổ chức cho các nhóm thảo luận và giao nhiệm vụ: đọc thầm, trả lời các câu hỏi cuối câu chuyện.Gọi học sinh đọc từng đoạn và trả lời câu hỏi:
 + Nhà vua đã nghĩ ra kế gì để tìm người tài?
 + Vì sao dân làng lo sợ khi nghe lệnh vua?
 + Cậu bé đã làm thế nào để vua thấy lệnh của ngài là vô lý?
Yêu cầu học sinh đọc câu hỏi 4.Vì sao cậu bé yêu cầu như vậy?Giáo viên đưa 3 lựa chọn:
 a. Để giễu cợt vua.
 b. Để chứng tỏ mình thông minh.
 c. Yêu cầu một việc vua không thể làm nổi để khỏi phải thực hiện lệnh vua.
Câu chuyện nói lên điều gì?
Hoạt động lớp, nhóm.
Học sinh thảo luận nhóm.
Học sinh đọc và trả lời câu hỏi, lớp bổ sung:
 + Bắt mỗi làng nộp 1 con gà trống đẻ trứng.
 + Vì gà trống không đẻ trứng được.
 + Cậu kể 1 chuyện khiến vua cho là vô lý 
Trong cuộc thử tài lần sau, cậu bé yêu cầu điều gì?Học sinh trả lời, lớp nhận xét: Rèn cây kim thành con dao để xẻ thịt chim.
Học sinh biểu quyết.
Học sinh trả lời lại cả câu 4.
Ca ngợi tài trí của cậu bé.
Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
Giáo viên dùng bảng phụ ghi lại các câu đối thoại ở đoạn 2.
+ Cậu bé kia, sao dám đến đây làm ầm ĩ?
+ Thằng bé này láo, dám đùa với trẫm!
Bố ngươi là đàn ông thì đẻ sao được!
+ Các câu nói của cậu bé
Tổ chức đọc phân vai.
Học sinh nhận xét các câu đối thoại của nhân vật.
- Giọng oai nghiêm.
- Giọng bực tức.
- Giọng chậm rãi
.HS luyện đọc.
Học sinh tự chọn vai – đọc phân vai.
Hoạt động 4: Kể chuyện
Giáo viên đặt câu hỏi, hướng dẫn quan sát tranh.
 + Tranh vẽ cảnh gì
 + Trong tranh có những nhân vật nào.
Giáo viên nêu nhiệm vụ: quan sát tranh minh họa và kể lại từng đoạn của câu chuyện .
Cho học sinh kể trước lớp – Hd học sinh nhận xét: 
Hoạt động nhóm, cá nhân, lớp.
Học sinh quan sát từng tranh và nêu. 
Học sinh kể trong nhóm.
3 học sinh kể nối tiếp 3 đoạn truyện.
Học sinh tập kể từng đoạn.
Học sinh kể cả câu chuyện.
Hoạt động 5: Củng cố.
Giáo viên tổ chức cho học sinh sắm vai một đoạn truyện mà em thích.Đặt câu hỏi:
 + Trong câu chuyện, em thích nhất nhân vật nào? Vì sao?
 + Có phải nhà vua là 1 người độc ác không? Vì sao?
Học sinh sắm vai.
Học sinh nêu ý kiến.
4. Tổng kết:(5’)- Nhận xét tiết học. 
 - Chuẩn bị: Đọc “Hai bàn tay em
Thứ ba ngày 23 tháng 8 năm 2011 
CHÍNH TẢ (Tập chép)
Tiết 1 Bài: CẬU BÉ THÔNG MINH.
I I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Chép chính xác và trình bày đúng qui định bài chính tả, không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Làm đúng bài tập 2b ,điền đúng 10 chữ và tên của 10 chữ đó vào ô trống trong bảng.
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận.
CHUẨN BỊ:_ Giáo viên: viết đoạn văn trên bảng phụ._ Học sinh: bảng con, vở chính tả.
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
KT bài cũ. (5’)kiểm tra SGK, bảng, vở.
Bài mới ( 25’) Giới thiệu 
Phát triển các hoạt động.
Hoạt động 1: Tập chép.
GV treo bảng phụ – đọc đoạn chép trên bảng.
GVđoạn văn này được chép từ bài nào?
_ Đoạn chép này có mấy câu? Cuối mỗi câu có dấu gì? 
_ Khi viết chúng ta phải lưu ý điều gì?
GV: đọc từ khó: chim sẻ, kim khâu,xẻ thịt, mâm cỗ. GV hương dẫn HS chép., chấm bài, nhận xét.
Hoạt dộng 2: Làm bài tập.
Bài 2b :
- Điền vào ô trống an/ang.GV nhận xét.
Bài 3 :Điền chữ vào ô trống: viết bài tập lên bảng lớp. GV nhắc nhở à sửa lỗi sai.
c) Học thuộc lòng bảng chữ cái.
4.Tổng kết, dặn dò :(5’)
Chuẩn bị: chơi chuyền.
Hoạt động lớp
HS: nhìn bảng – đọc lại đoạn chép.
- cậu bé thông minh.
HS: 3 câu,cuối câu 1 và câu 3 là dấu chấm.
 Cuối câu 2 có dấu hai chấm.
HS: viết bảng con.
HS: chép vào vở. sửa bài.
HĐ: CN – lớp._Nhóm đôi.
_HS nêu yc bài tập thảo luận nhóm đã điền vào ô trống. sửa miệng.
_ Nêu yc: điền chữ ở cột 2 và tên chữ ở cột 3.
_ HS nói lại thứ tự các chữ cái, đọc lại cột 3.
_ H học thuộc lòng tên 9 chữ cái.
TẬP VIẾT 
Tiết 1 Bài ÔN CHỮ HOA: A .
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Viết đúng chữ hoa A (1 dòng) V,D (1 dòng); viết đúng tên riêng A Dính (1 dòng) và câu ứng dụng: Anh em... đỡ đần (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng;
 - Bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng 
-GDHS có ý thức rèn chữ, giữ vở.
II.CHUẨN BỊ: GV: - Mẫu chữ hoa A,V,D đặt trong khung chữ ( như SGK ).
 Học sinh: - Vở tập viết, bảng con, phấn, giẻ lau.
III.CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY VÀ HỌC:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1/ Kiểm tra bài cũ:(5’)
Kiểm tra sách vở, ĐDHT.T nhận xét.
2/ Bài mới (25’) Giới thiệu bài:
Hôm nay, tập viết chữ A,V,D và câu ứng dụng “Anh em như thể tay chân..”.-Viết tựa bài : Ôn chữ hoa:A
4/ Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1:Hướng dẫn viết trên bảng con.
Bước 1:Luyện viết chữ hoa
Đưa tên riêng:Vừ A Dính và yêu cầu HS tìm các chữ hoa có trong tên riêng này?
- Nêu cấu tạo chữ?
+Chữ A,V,D cao mấy li, gồm mấy đường kẻ ngang?
-Chữ A, V, D được viết bởi mấy nét?
- T viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ.
- H tập viết từng chữ trên bảng con.
Bước 2: Hướng dẫn viết từ ứng dụng: Vừ A Dính.
GV giới thiệu: Vừ A Dính là một thiếu niên người dân tộc Hmông, anh dũng hi sinh trong kháng chiến chống thực dân Pháp để bảo vệ cán bộ cách mạng..
-Vừa nêu vừa viết theo mẫu chữ trong khung: Vừ A Dính.
Hướng dẫn HS viết bảng con.Theo dõi, uốn nắn.
 Bước 3:Hướng dẫn HS viết cụm từ ứng dụng.
GV giới thiệu câu ứng dụng:
 Anh em như thể tay chân
 Rách lành đùm bọc, dỡ hay đỡ đần.
Nêu ý nghĩa câu ứng dụng?
 Hướng dẫn HS quan sát nhận xét.
 Anh em như thể tay chân
 Rách lành đùm bọc, dỡ hay đỡ đần.
Gồm mấy chữ? Những chữ nào cao 1 li?
- Những chữ còn lại cao mấy li? Là những chữ nào?
-Cách đặt dấu thanh ở các chữ?
- Khoảng cách giữa các chữ trong một câu? 
GV yêu cầu Hs viết bảng con: Anh, Rách? 
* Hoạt động2: Hướng dẫn viết vào vở tập viết.
 Nêu yêu cầu viết:+ 1 dòng chữ A cỡ nhỏ.
+ 1 dòng chữ V, D cỡ nhỏ.+ 2 dòng cỡ nhỏ: Vừ A Dính.
+ 1 dòng cỡ nhỏ “Anh em như thể tay chân.Rách lành đùm bọc, dỡ hay đỡ đần”.-Theo dõi, uốn nắn.
 -Chấm, chữa bài.
3.Củng cố, Dặn dò:
-Nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm
 Nhận xét tiết học. -Chuẩn bị: Ôn chữ hoa:Ă, Â .
HS tự kiểm tra.
-Lắng nghe.
Hoạt động cá nhân, nhóm, lớp.
Quan sát và nêu: V, A, D.
HS thảo luận nhóm đôi:
HS quan sát, nghe.
A V D
HS viết bảng con.
HS đọc: Vừ A Dính.
Quan sát và theo dõi GV viết mẫu chữ L.
HS viết bảng con.
HS đọc câu ứng dụng.
Anh em thân thiết, gắn bó với nhau như chân với tay, lúc nào cũng phải yêu thương, đùm bọc nhau.
Gồm 14 chữ, những chữ cao 1 li: n,e,m,ư, ê a,c,o,u,â,i
Chữ t cao 1,5 li. Những chữ còn lại cao 2,5: h,y,g
Đặt trên âm chính
Khoảng cách giữa các chữ trong một câu la chữ o.HS viết bảng con: Anh, Rách.
Hoạt động cá nhân, lớp.ở vở tập viết.
-Nhắc lại tư thế ngồi viết.
-Viết vào vở từng dòng.
 Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc.
 dở hay đỡ đần
Học sinh nộp vở.
HS khá giỏi viết đủ các dòng trên lớp
Lắng nghe.
Thứ tư ngày 24 tháng 8 năm 2011
 LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
 Tiết 1 Bài ÔN VỀ TỪ CHỈ SỰ VẬT- SO SÁNH 
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 - Xác định được các từ ngữ chỉ sự vật (BT 1).
- Tìm được những sự vật được so sánh với nhau trong câu văn, câu thơ (BT2)
- Nêu được hình ảnh so sánh mình thích và lí do vì sao thích hình ảnh đó. (BT 3)
- GDHS yêu tiếng Việt
II. Chuẩn bị: GV - Bảng phụ, HS vở,
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. B ... ài: 
Phát triển các hoạt động:
Hoạt động 1: So sánh : Hơn kém.
Bài 1: Đọc yêu cầu bài tập.
GV treo từng khổ thơ lên bảng.
GV yêu cầu HS làm vào nháp. Gạch dưới những hình ảnh được so sánh với nhau trong từng khổ thơ.
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
 GV hướng dẫn cho HS phân biệt 2 loại so sánh: so sánh ngang bằng và so sánh hơn kém
 Hát
2HS đọc. 2 HS làm lại BT3 ?
HS lên xếp theo BT.
H1 : ý a,b . H2 : ý 
 Hoạt động lớp, cá nhân, nhóm.
HS nêu : Tìm các hình ảnh so sánh trong khổ thơ.
HS đọc.
HS làm vở nháp.
3 HS lên bảng làm bài.
Lớp nhận xét.
Hình ảnh so sánh
Kiểu so sánh
a/ Cháu khỏe hơn ông nhiều
Ông là buổi trời chiều
Cháu là ngày rạng sáng 
Hơn kém
Ngang bằng
Ngang bằng
b/ Trăng khuya sáng hơn đèn 
c/ Những ngôi sao thức chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. 
Hơn kém
Hơn kém
Ngang bằng
* Lưu ý :Với khổ thơ b, HS gạch dưới từ trăng hoặc cả cụm từ trăng khuya đều xem là đúng.
 Tương tự khổ thơ c, HS gạch dưới. Những ngôi sao hay những ngôi sao thức ngoài kia; mẹ hay mẹ đã thức vì chúng con. Đều được.( điều quan trọng là trong mỗi cụm từ đó có các từ nòng cốt là: trăng, những ngôi sao, mẹ.)
Bài 2 : Đọc yêu cầu BT.
GV yêu cầu HS tìm các từ so sánh trong khổ thơ.GV mời 3 HS lên bảng gạch sẵn màu dưới các từ so sánh trong mỗi khổ thơ.
GVnhận xét.
Bài 3 : Đọc yêu cầu.
Treo bảng phụ ghi BT.
GV yêu cầu H làm VBTTV 
GV nhận xét, chốt ý : Tương tự như ở BT2, HS có thể gạch dưới đàn lợn con hay đàn lợn con nằm trên cao; chiếc lược hay chiếc lược chải vào mây xanh , đều được. Điều quan trọng là trong mỗi cụm từ đó có các từ nòng cốt : đàn lợn, chiếc lược.
Bài tập 4
GV nêu yêu cầu : ở BT3, các câu so sánh chưa có từ so sánh, em hãy thêm vào những từ so sánh cho hay.
GV tổ chức cho HS thi đua điền từ tiếp sức theo dãy – Đội nào tìm được nhiều và đúng nhất sẽ thắng.
GV nhận xét, tuyên dương.
Củng cố :Cho 1 ví dụ có hình ảnh so sánh?
Chuẩn bị : Tiết 6 Nhận xét tiết học.
HS nêu : Ghi lại các từ so sánh.
HS thảo luận nhóm đôi.
3 HS lên gạch 
Câu a: hơn – là, là - Câu b: hơn 
Câu c: chẳng bằng – là.Lớp nhận xét.
HS đọc: Tìm sự vật được so sánh với nhau.
HS đọc khổ thơ.
HS làm VBTTV – 1HS lên bảng gạch
Thân dừa bạc phếch tháng năm.
Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao.
Đêm hè, hoa nở cùng sao
Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh.
Lớp nhận xét.
Hoạt động nhóm.
1HS điền 1 từ rồi chuyền phấn cho bạn tiếp theo điền.
Các từ so sánh đúng là : như, là, như là, tựa, tựa như, tựa như là, như thể  
Lơp nhận xét.
Thứ năm ngày 22 tháng 9 năm 2011
TẬP ĐỌC Tiết 15
CUỘC HỌP CỦA CHỮ VIẾT
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 
- Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí sau dấu câu, đọc đúng các kiểu câu; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
 - Hiểu ND: Tầm quan trọng của dấu chấm nói riêng và câu nói chung ((Trả lời được các CH trong SGK)
 - Có ý thức hơn trong việc đặt dấu chấm câu khi viết .
 II.CHUẨN BỊ: Gv: SGK,bảng phụ, thẻ từ, tranh minh họa, giấy khổ to + bút lôngï.HS: SGK.
IIICÁC HOẠT ĐỘNG:
HỌAT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1 .Khởi động:(1’)
2 .Bài cũ: (4’)“Mùa thu của em” .
 _ Em thích nhất hình ảnh nào trong bài thơ? Vì sao? 
3 .Bài mới ( 25’)Giới thiệu bài 
4 .Phát triễn các hoạt động:
 * Họat động 1 : Luyện đọc và giải nghĩa từ
GV đọc mẫu toàn bài với giọng hơi nhanh. Chú ý giọng đọc của các nhân vật
-Luyện đọc từ: Nêu từ khó đọc.
 Dõng dạc,mũ sắt, cười rộ, tan học.
Luyện đọc đoạn:
 GV chia bài làm 4 đoạn:
 + Đoạn 1: Từ đầu đến Đi đôi giày da trên trán lấm tấm mồ hôi
 + Đoạn 2: Từ có tiếng xì xào  Trên trán lấm tấm mồ hôi.
 + Đoạn 3: Từ tiếng cười rộ lên  ẩu thế nhỉ.
 + Đoạn 4: Còn lại.
Hoạt động 2:Tìm hiểu bài
 _Các chữ cái và dấu câu họp bàn việc gì? 
 - Cuộc họp đã bàn ra cách gì để giúp bạn Hoàng? 
 -Tìm những câu trong bài thể hiện đúng diễn biến của cuộc họp
 *Hoạt động 3:Củng cố.(3’)
 Cho HS đọc bài theo hình thức phân vai, cho các nhóm đọc thi.
 GV nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt.
5 .Tổng kết:(2’) _ nhận xét tiết học.
 _ Dặn học sinh ghi nhớ trình tự của một cuộc họp thông thường.
 _ Chuẩn bị :”Bài tập làm văn“.
Hát
 3 HS đọc trả lời câu hỏi. 
 _ Tranh vẽ các chữ cái và dấu chấm câu. HS phát biểu ý kiến riêng của mình. 
HS lắng nghe.
 Họat động cá nhân,nhóm , lớp.
 HS lắng nghe.
 HS đọc mỗi em một câu ( 2 lần ) và nêu từ khó đọc, phân tích cách đọc.
 HS đọc từ CN_ĐT. 
 HS đánh dấu vào SGK, 4HS đọc nối tiếp mỗi em một đoạn.
 HS thảo luận cách đọc theo nhóm 4. Vài đại diện nhóm đọc đoạn.
 3 HS đọc lại toàn bài.
 Hoạt động cá nhân,nhóm.
 _ Các chữ cái và dấu câu họp để bàn cách giúp đỡ bạn Hoàng vì Hoàng không biết dấu chấm câu nên viết những câu văn hết sức buồn cười.
_ Cuộc họp đề nghị anh Dấu Chấm mỗi khi Hoàng định chấm câu thì nhắc Hoàng đọc lại câu văn một lân nữa.
a. Nêu mục đích cuộc họp: 
b. Nêu tình hình của lớp.
c. Nêu nguyên nhân dẫn đến tình hình đó
d. Nêu cách giải quyết: 
e. Giao việc cho mọi người
 Lớp dọc lại đáp án.
 Hoạt động cá nhân, lớp. 
 Mỗi nhóm 4 H đọc lại bài theo hình thức phân vai: người dẫn chuyện, bác chữ A, đám đông, Dấu Chấm.
 3 nhóm đọc thi. Cả lớp bình chọn nhóm đọc tốt nhất.
Thứ sáu ngày 23 tháng 9 năm 2011
CHÍNH TẢ Tiết 10 ( Tập chép)
MÙA THU CỦA EM
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 - Chép và trình bày đúng bài chính tả.
- Làm đúng bài tập điền tiếng có vần oam (BT2) - Làm đúng BT (3) a
- Giáo dục HS tính cẩn thận, yêu thích rèn chữ.
II. Chuẩn bị:GV:Viết sẵn bài thơ - Viết sẵn bài tập 2 HS : Vở, bảng con.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Khởi động:(1’) 
2.Bài cũ:(4’) “Người lính dũng cảm”
-GV đọc từ : hoa lựu ;đỏ nắng ;lũ bướm ; lơ đãng ;bông sen ;cái xẻng ,chen chúc.
-Treo bảng 27 chữ cái :
3. Bài mới (25’)Giới thiệu bài:
Phát triển các hoạt động:
Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe viết.
GV đọc bài thơ 
- Mùa thu thường gắn với gì ?
+Bài thơ viết theo thể thơ nào ?
+Bài thơ có mấy khổ? Mỗi khổ có mấy dòng ?
+Trong bài thơ những chữ nào viết hoa ? 
+ Tên bài và chữ đầu câu trình bày thế nào cho đẹp ?
 +GV đọc từ : nghìn ;mùi hương ; lá sen ; rước đèn ;ngôi trường ;thân quen .
+ GV đọc từng câu ,đọc bài 
GVchấm sơ bộ _nhận xét tuyên dương.
Hoạt động 2: Làm bài tập 
	Bài 2: Điền tiếng thích hợp có vần oam vào chỗ trống 
Bài 3 :Tìm và viết vào chỗ trống các từ ;
a)Chứa tiếng bắt đầu bằng l /n;
4.Củng cố- Dặn dò:(5’)GV nhận xét tiết học _tuyên dương .
Chuẩn bị: bài tập làm văn 
 Hát
HS:viết bảng con từ.
 - HS đọc tên 27 chữ cái 
 Hoạt động cá nhân.
HS:Đọc lại.
+ HS viết từ vào bảng
 HS :viết vào vở 
HS sóat lỗi
Hoạt động nhóm , lớp
HS :làm vào vở, sửa bài 
+HS đọc yêu cầu 
+HS làm bài vào vở:nắm,lắm, nếp
+HSlựa chọn đáp án đúng 
TẬP LÀM VĂN – Tiết 5
TẬP TỔ CHỨC CUỘC HỌP.(GDKNS)
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 
- Bước đầu biết xác định nội dung cuộc họp và tập tổ chức cuộc họp theo gợi ý cho trước. (SGK) 
- GDHS ý thức tự quản, tự tin, mạnh dạn
- GDKNS :Hình thành cho HS các kỹ năng: Giao tiếp.- Làm chủ bản thân.(qua các hoạt động :
-Thảo luận nhóm-Trình bày 1 phút )
II. CHUẨN BỊ: 	 GV Bảng lớp viết sẵn các gợi ý về nội dung trao đổi trong cuộc họp.
 Bảng phụ viết sẵn trình tự diễn biến của cuộc họp. HS : Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Khởi động:(1’) 
2. Bài cũ: (4’)Nghe kể: Dại gì mà đổi- Điền vào giấy tờ in sẵn. - nhận xét.
3. Bài mới ( 25’)Giới thiệu bài: 
Phát triển các hoạt động:
Hoạt động 1: Hướng dẫn cách tiến hành cuộc họp.
Gọi HS đọc yêu cầu của đề
GV đặt câu hỏi gợi ý.
Bài “Cuộc họp chữ viết” đã cho em biết. Để tổ chức tốt 1 cuộc họp, em phải chú ý những gì ?Nội dung của cuộc họp tổ là gì ?
Nêu trình tự của 1 cuộc họp thông thường ?
Ai là người nêu một cuộc họp, tình hình của tổ?
Ai là người nêu nguyên nhân ?
Làm thế nào để tìm cách giải quyết ?
Giao việc cho mỗi người bằng cách nào ?
Hoạt động 2: Tiến hành họp tổ
GV giao cho mỗi tổ các nội dung mà mình bốc thăm được.
Tổ 1 : giúp đỡ nhau HT
Tổ 2 : chuẩn bị các tiết mục văn nghệ chào mừng ngày 20/11 
Tổ 3 : trang trí lớp học 
Tổ 4 : giữ vệ sinh chung 
GVquan sát theo dõi, giúp đỡ.
Hoạt động 3: Thi tổ chức cuộc họp
 Yêu cầu 4 tổ thi tổ chức cuộc họp trước lớp, GV và cả lớp bình chọn tổ họp có hiệu quả nhất.
GV tuyên dương tổ có cuộc họp tốt, đạt hiệu quả.
Tổng kết - Dặn dò:(5’)
HS nêu lại trình tự diễn biến cuộc họp.
Nhận xét tiết học. CB: kể lại buổi đầu em đi học.
 Hát
1 HS kể lại truyện “ Dại gì mà đổi”
- 3 HS đọc bức Điện báo gửi gia đình
 HS đọc.
Lớp nhận xét.
 Hoạt động lớp.
HS tự nêu
HS nêu các nội dung gợi ý như SGK
Hs Khá,Giỏi biết tổ chức cuộc họp theo đúng trình tự 
 	Hoạt động nhóm, cá nhân,lớp.
Các tổ tiến hành họp theo hướng dẫn của GV . Mỗi tổ ngồi theo đơn vị tổ. Các tổ bàn bạc dưới sự điều khiển của tổ trưởng.
 	Hoạt động cá nhân, lớp .
Cả lớp theo dõi nhận xét cuộc họp từng tổ.

Tài liệu đính kèm:

  • docTV 1-5.doc