Giáo án Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 19-24 - Năm học 2009-2010

Giáo án Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 19-24 - Năm học 2009-2010

I. Mục tiêu

* Tập đọc

+ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :

 - Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai

 - Giọng đọc phù hợp với diễn biến của truyện.

+ Rèn kĩ năng đọc - hiểu :

 - Đọc thầm với tốc độ nhanh hơn HKI.

 - Hiểu nghĩa các từ mới trong bài ( giặc ngoại sâm, đô hộ, Luy Lâu.)

 - Hiểu ND truyện

* Kể chuyện.

+ Rèn kĩ năng nói:

 - Dựa vào trids nhớ và 4 tranh minh hoạ, HS kể lại được từng đoạn câu chuyện.

 - Kể tự nhiên, phối hợp được lời kể với điệu bộ, động tác, thay đổi giọng kể

+ Rèn kĩ năng nghe

 - Tập trung theo dõi bạn kể chuyện.

 - Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn.

II. Đồ dùng.

 GV : Tranh minh hoạ truyện trong SGK, bảng phụ viết đoạn văn HD luyện đọc.

 HS : SGK

 

doc 78 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 931Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 19-24 - Năm học 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Tuần 19
Thứ hai ngày 28 tháng 12 năm 2009
Tập đọc - Kể chuyện
Hai Bà Trưng
I. Mục tiêu
* Tập đọc
+ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
	- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai 
	- Giọng đọc phù hợp với diễn biến của truyện.
+ Rèn kĩ năng đọc - hiểu :
	- Đọc thầm với tốc độ nhanh hơn HKI.
	- Hiểu nghĩa các từ mới trong bài ( giặc ngoại sâm, đô hộ, Luy Lâu....)
	- Hiểu ND truyện 
* Kể chuyện.
+ Rèn kĩ năng nói:
	- Dựa vào trids nhớ và 4 tranh minh hoạ, HS kể lại được từng đoạn câu chuyện.
	- Kể tự nhiên, phối hợp được lời kể với điệu bộ, động tác, thay đổi giọng kể
+ Rèn kĩ năng nghe
	- Tập trung theo dõi bạn kể chuyện.
	- Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn.
II. Đồ dùng.
	GV : Tranh minh hoạ truyện trong SGK, bảng phụ viết đoạn văn HD luyện đọc.
	HS : SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Mở đầu
- GV giới thiệu tên 7 chủ điểm của Tiếng Việt 3 tập 2
B. Bài mới
1. Giới thiệu ( GV giới thiệu )
2. HD HS luyện đọc và tìm hiểu bài
a. GV đọc diễn cảm toàn bài
b. HD HS luyện đọc và tìm hiểu đoạn 1
* HS tiếp nối nhau đọc 4 câu trong đoạn
- GV kết hợp sửa phát âm cho HS
- Giúp HS hiểu nghĩa từ chú giải cuối bài.
* Từng cặp HS luyện đọc
* Đọc đồng thanh
* Đọc thầm đoạn văn
- Nêu những tội ác của giặc ngoại xâm đối với dân ta ?
c. HS luyện đọc và tìm hiểu đoạn 2
* Nối nhau đọc 4 câu
- GV sửa lỗi phát âm cho HS
* Đọc cả đoạn
- GV giải thích địa danh Mê Linh
* Từng cặp luyện đọc
* Đọc thầm
- Hai Bà Trưng có tài và có trí lớn như thế nào ?
d. HS luyện đọc và tìm hiểu đoạn 3
* Đọc nối tiếp
* Đọc trước lớp
- Giải nghĩa từ chú giải cuối bài
* Đọc theo cặp
* Đọc đồng thanh
* Đọc thầm
- Vì sao hai Bà Trưng khởi nghĩa ?
- Tìm những chi tiết nói lên khí thế của đoàn quân khởi nghĩa ?
e. HS luyện đọc và tìm hiểu đoạn 4.
* Đọc nối tiếp
- GV sửa lỗi phát âm cho HS
* Đọc trước lớp
- Giải nghĩa từ chú giải cuối bài
* Đọc theo cặp
* Đọc đồng thanh
* Đọc thầm
- Kết quả của cuộc khởi nghĩa ntn ?
- Vì sao bao đời nay nhân dân ta tôn kính Hai Bà Trưng ?
3. Luyện đọc lại
- GV chọn đọc diễn căm 1 đoạn của bài
- HS nghe
- HS theo dõi SGK
+ HS đọc 
- 2, 3 HS đọc cả đoạn trước lớp
+ HS đọc theo cặp đôi đoạn 1.
- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn
- Chúng thẳng tay chém giết dân lành, cướp hết ruộng nương, bắt dân ta lên rừng săn thú lạ.......
- 1 vài HS thi đọc lại đoạn văn
+ HS nối tiếp nhau đọc 4 câu của đoạn 2
- 2, 3 HS đọc cả đoạn trước lớp
- Từng cặp HS luyện đọc đoạn 2
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn
- Hai Bà Trưng rất giỏi võ nghệ, nuôi chí giành lại non sông
- 1 vài HS thi đọc lại đoạn văn.
+ HS tiếp nối nhau đọc 8 câu trong đoạn
- 2 HS đọc đoạn 3 trước lớp
- Từng cặp HS luyện đọc đoạn 3
- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn
- Vì Hai Bà yêu nước, thương dân, căm thù quân giặc tàn bạo giết hại ông Thi Sách và gây bao tội ác với nhân dân.
- Hai Bà mặc giáp phục thật đẹp, bước lên bành voi rất oai phong. Đoàn quân rùng rùng lên đường, giáo lao, cung nỏ.......
+ 1 vài HS thi đọc lại đoạn văn
+ HS nối tiếp nhau đọc 4 câu trong đoạn
- 2 HS đọc đoạn văn trước lớp
- Từng cặp HS luyện đọc đoạn 4
- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 4
- HS đọc thầm đoạn văn
- Thành trì của giặc sụp đổ. Tô Định trốn về nước. Đất nước sạch bóng quân thù.
- Vì Hai Bà là người lãnh đạo nhân dân giải phóng đất nước, là hai vị anh hùng chống ngoại xâm đầu tiên trong lịch sử nước nhà.
- 1 vài HS thi đọc lại đoạn văn
+ 1 vài HS thi đọc lại đoạn văn
- 1 HS thi đọc lại bài văn
Kể chuyện
1. GV nêu nhiệm vụ
- QS 4 tranh tập kể từng đoạn
2. HD HS kể từng đoạn câu chuyện
- GV HD HS QS tranh kết hợp với nhớ cốt chuyện, không cần kể đoạn văn hệt theo văn bản trong SGK
- GV nhận xét bổ sung
- HS nghe
- HS QS tranh trong SGK
- 4 HS tiếp nối nhau kể 4 đoạn của chuyện
IV. Củng cố, dặn dò
	- Câu chuyện này giúp các em hiểu được điều gì ? ( Dân tộc Việt Nam ta có truyền thống chóng giặc ngoại câm bất khuất từ bao đời nay )
	- GV nhận xét chung tiết học.
Thứ ba ngày 29 tháng 12 năm 2009
Chính tả ( nghe - viết )
Hai Bà Trưng
I. Mục tiêu
+ Rèn kĩ năng viết chính tả :
	- Nghe viết chính xác, đoạn 4 của truyện Hai Bà Trưng. Viết hoa đúng tên riêng.
	- Điền đúng vào chỗ trống tiếng bắt đầu bằng l/n hoặc có vần iêc/iêt. Tìm được các từ ngữ có tiêng bắt đầu bằng l/n hoặc có vần iêc/iêt.
II. Đồ dùng
	GV : Bảng phụ viết ND BT2, bảng lớp viết ND BT3
	HS : SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Mở đầu
- GV nêu gương một số HS viết chữ đẹp, có tư thế ngồi viết đúng, khuyến khích HS viết tốt hơn ở HK II.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học
2. HD HS nghe - viết
a. HD HS chuẩn bị
- GV đọc đoạn 4 của bài Hai Bà Trưng
- Các chữ Hai và Bà trong Hai Bà Trưng được viết như thế nào ?
- Vì sao phải viết hoa như vậy ?
- Tìm các tên riêng trong bài chính tả ?
b. GV đọc bài
c. Chấm, chưa bài
- GV chấm, nhận xét bài viết của HS.
3. HD HS làm bài tập chính tả.
* Bài tập 2/ 7
- Nêu yêu cầu bài tập
- GV nhận xét
* Bài tập 3 / 7
- Nêu yêu cầu BT
- GV nhận xét
- HS nghe.
- HS theo dõi SGK
- 1 HS đọc lại đoạn văn, lớp theo dõi SGK.
- Viết hoa cả chứ Hai và Bà
- Viết hoa như thế để tỏ lòng tôn kính
- Tô Định, Hai Bà Trưng, chữ đầu mỗi câu
+ HS đọc thầm lại đoạn văn, viết vào vở nháp các từ dễ viết sai để ghi nhớ.
+ HS nghe viết bài vào vở
+ Điền vào chỗ trống l/n, iêt/iêc.
- HS làm bài vào vở
- 2 em lên bảng làm
- Đổi vở, nhận xét bài làm của bạn
- Lời giải : lành lặn, nao núng, lanh lảnh, đi biền biệt, thấy tiêng tiếc, xanh biêng biếc.
+ Thi tìm nhanh các từ ngữ......
- Chơi trò chơi tiếp sức
- HS làm bài vào vở
- Lời giải :
- Bắt đầu bằng l : lạ, lao động, lao xao....
- Bắt đầu bằng n : nao núng, nôn nao.....
- Tiếng có vần iêt : viết, mải miết ....
- Tiếng chứa vần iêc : việc, xanh biếc....
IV. Củng cố, dặn dò
	- GV khen ngợi, biểu dương những em viết chính tả đúng đẹp.
	- GV nhận xét chung tiết học.
Thứ tư ngày307 tháng 12 năm 2009
Tập đọc
Báo cáo kết quả tháng thi đua " Noi gương chú bộ đội "
I. Mục tiêu
+ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
	- Đọc đúng các từ ngữ : noi gương, làm bài, lao động, liên hoan....
	- Đọc trôi chảy, rõ ràng, rành mạch, đúng giọng đọc 1 bản báo cáo.
+ Rèn kĩ năng đọc - hiểu :
	- Hiểu ND một báo cáo tổ, lớp, ràn cho HS thói quen mạnh dạn, tự tin khio điều khiển 1 cuộc họp tổ, lớp.
II. Đồ dùng
	GV : Bảng phụ ghi đoạn văn HD luyện đọc, băng giấy ghi ND các mục : học tập, lao động, các công tác khác, đề nghị khen thưởng.
	HS : SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
- Đọc bài : Hai Bà Trưng
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài ( GV giới thiệu )
2. Luyện đọc
a. GV đọc toàn bài
b. HD HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ
* Đọc từng đoạn trức lớp
+ GV chia bản báo cáo thành 3 đoạn
- Đ1 : 3 dòng đầu
- Đ2 : Nhận xét các mặt
- Đ3 : Đề nghị khen thưởng.
- GV kết hợp sửa phát âm sai cho HS
- Giúp HS hiểu 1 số từ chú giải trong bài.
* Đọc từng đoạn trong nhóm
* Đọc cả bài.
3. HD HS tìm hiểu bài
- Theo em, báo cáo trên là của ai ?
- Bạn đó báo cáo với những ai ?
- Bản báo cáo gồm những nội dung nào ?
- Báo cáo kết quả thi đua trong tháng để làm gì ?
4. Luyện đọc lại.
- GV chia bảng lớp làm 4 phần, mỗi phần gắn tiêu đề 1 nội dung
- 4 HS nối tiếp nhau đọc bài
- Nhận xét.
- HS theo dõi SGK
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong báo cáo
- HS đọc theo nhóm 3
- Nhận xét bạn đọc cùng nhóm.
- Hai HS thi đọc cả bài
+ Cả lớp đọc thầm bản báo cáo.
- Của bạn lớp trưởng.
- Với tất cả các bạn trong lớp về kết quả thi đua của lớp trong tháng thi đua " Noi gương chú bộ đội ".
- Nêu nhận xét về các mặt hoạt động của lớp. Học tập, lao động, các công tác khác..
- Để thấy lớp đã thực hiện đợt thi đua như thế nào.
- 4 HS dự thi
- 1 vài HS thi đọc toàn bài
IV. Củng cố, dặn dò
	- GV khen những em đọc tốt.
	- Nhận xét chung giờ học.
 Luyện từ và câu
Nhân hoá. Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi : Khi nào ?
I. Mục tiêu
	- Nhận biết được hiện tương nhân hoá, các cách nhân hoá.
	- Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Khi nào ?
II. Đồ dùng
	GV : Bảng phụ viết BT1, BT2, BT3.
	HS : SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài ( GV giới thiệu )
2. HD HS làm BT
* Bài tập 1 / 8 + 9.
- Nêu yêu cầu BT
- GV nhận xét.
* Bài tập 2 / 9
- Nêu yêu cầu BT
- GV nhận xét.
* Bài tập 3 / 9
- Nêu yêu cầu BT
- GV nhận xét
* Bài tập 4 / 9
- Nêu yêu cầu BT
- GV nhận xét chốt lại lời giải đúng.
+ Đọc hai khổ thơ và trả lời câu hỏi.
- HS trao đổi theo cặp, viết trả lời ra nháp.
- 2 HS lên bảng
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Nhận xét.
- Lời giải :
- Con đom đóm được gọi bằng anh
- Tính nết của đom đóm : chuyên cần
- Hoạt động của đom đóm: lên đèn, đi gác, đi rất êm, đi suốt đêm, lo cho người ngủ.
+ Trong bài thơ Anh Đom Đóm ( HK I ) còn con vật nào được gọi và tả như người.
- 1 HS đọc thành tiếng bài Anh Đom Đóm
- HS suy nghĩ, làm bài.
- Phát biểu ý kiến
- Nhận xét bạn trả lời.
+ Lời giải :
- Cò Bợ : được gọi bẳng chị, biết ru con.
- Vạc : được gọi bằng thím, biết lặng lẽ mò tôm.
+ Tìm bộ phận câu trả lời câu hỏi: Khi nào 
- HS đọc kĩ từng câu văn, làm bài ra nháp
- 3 em lên bảng ghạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi khi nào ?
- HS phát biểu ý kiến
- HS làm bài vào vở.
+ Lời giải :
- Anh Đom Đóm lên đèn đi gác khi trời đã tối.
- Tối mai, anh Đom Đóm lại đi gác.
- Chúng em học bài thơ Anh Đom Đóm trong học kì I
+ Trả lời câu hỏi
- HS đọc câu hỏi, nhẩm câu trả lời, phát biểu ý kiến.
- HS làm bài vào vở
+ Lời giải :
- Lớp em bắt đầu vào học kì II từ giữa tháng 1
- Ngày 31 tháng 5 kết thúc học kì II.
- Tháng 6 chúng em được nghỉ hè.
IV. Củng cố, dặn dò
	- Em hiểu thế nào về nhân hoá ? ( Nhân hoá là gọi hoặc tả con vật, đồ đạc, cây cối .... bằng những từ ngữ vốn để gọi và tả con người )
	- GV nhận xét chung tiết học.
Thứ năm ngày 31 tháng 12 năm 2009
Tập viết
Ôn chữ hoa N ( tiếp theo )
I. Mục tiêu
+ Củng cố cách viết chữ viết hoa N ( Nh ) thông qua bài tập ứng dụng :
	- Viết tên riêng Nhà Rồng bằng chữ cỡ ... ng 3 năm 2010
Tập đọc
 Bộ đội về làng. Ôn tiết 1
I. Mục tiêu
	- Ôn bài tập đọc : Bộ đội về làng
	- Ôn luyện về nhân hoá : Tập sử dụng phép nhân hoá để kể chuyện làm cho lời kể được sinh động.
II. Đồ dùng
	GV : tranh minh hoạ truyện kể BT2 trong SGK.
	HS : SGK.
III. Các hoạt động của thầy và trò
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
- Kết hợp trong bài mới
B. Bài mới
a. HĐ1 : Đọc bài : Bộ đội về làng
- GV đọc bài
* Gọi HS đọc từng câu trong bài
- Sửa phát âm cho HS.
* Đọc từng đoạn trước lớp
* Đọc theo nhóm
* Đọc đồng thanh
- Tìm những hình ảnh thể hiện không khí tươi vui của xóm nhỏ khi bộ đội về làng ?
- Tìm những hình ảnh nói lên tấm lòng yêu thương của dân làng với bộ đội ?
- Theo em vì sao dân yêu thương bộ đội như vậy ?
- Bài thơ giúp em hiểu điều gì ?
* HS học thuộc lòng bài thơ.
b. HĐ2 : Ôn luyện về nhân hoá.
* Bài tập 2 / 73
- Nêu yêu cầu của bài.
- Cả lớp và GV nhận xét
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài.
- HS nối tiếp nhau đọc 4 khổ thơ trong bài
- HS đọc theo nhóm đôi.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
- Mái ấm nhà vui, tiếng hát câu cười rộn ràng xóm nhỏ, đàn em hớn hở chạy theo....
- Mẹ già bịn rịn, vui đàn con ở rừng sâu mới về, nhà lá đơn sơ .....
- Vì bộ đội chiến đấu bảo vệ dân ....
- Bài thơ nói về tấm lòng của nhân dân với bộ đội, ca ngợi tình quân dân thắm thiết trong thời kì kháng chiến.
+ HS đọc thuộc lòng từng khổ thơ.
+ Dùng phép nhân hoá kể lại câu chuyện Quả táo
- HS QS 6 tranh minh hoạ
- Trao đổi thao cặp
- Nối tiếp nhau thi kể theo từng tranh.
- 1, 2 HS thi kể toàn truyện
IV. Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét chung tiết học.
	- Dặn HS về nhà ôn bài.
Kể chuyện
Trên đường mòn Hồ Chí Minh. Ôn tập tiết 2.
I. Mục tiêu
	- Đọc bài : Trên đường mòn Hồ Chí Minh.
	- Tiếp tục ôn về nhân hoá : các cách nhân hoá.
II. Đồ dủng
	GV : Bảng phụ kẻ BT2 
	HS : SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
- Kết hợp trong bài mới
B. Bài mới
a. HĐ1 : Bài Trên đường mòn Hồ Chí Minh
- GV đọc bài
* Gọi HS đọc từng câu trong bài
- Sửa phát âm cho HS.
* Đọc từng đoạn trước lớp
* Đọc theo nhóm
* Đọc đồng thanh
- Tìm hiểu ND bài
- GV hỏi những câu hỏi trong SGK
b. HĐ2 : Ôn về nhân hoá.
* Bài tập 2 / 74
- Nêu yêu cầu BT
- GV đọc bài thơ Em thương.
- GV nhận xét
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài.
- HS nối tiếp nhau đọc 2 đoạn trước lớp
- HS đọc theo nhóm đôi.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
- HS trả lời
+ Đọc bài thơ và trả lời câu hỏi.
- Cả lớp theo dõi SGK
- HS đọc thành tiếng câu hỏi a, b, c
- Trao đổi theo cặp
- Đại diện cá nhóm trình bày kết quả
+ Lời giải :
a. Từ chỉ đặc điểm của làn gió và sợi nắng : mồ côi, gầy
- Từ chỉ hoạt động của làn gió và sợi nắng : tìm, ngồi, run run, ngã
b. Làn gió giống 1 bạn nhỏ mồ côi.
Sợi nắng giống 1 người gầy yếu
c. Tác giả bài thơ rất yêu thương, thônng cảm với những đứa trẻ mồ côi, cô đơn, những người ốm yếu, không nơi nương tựa.
IV. Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét chung tiết học.
	- Dặn HS về nhà ôn bài.
	Thứ ba ngày 16 tháng 3 năm 2010
Chính tả
Người trí thức yêu nước. Ôn tập tiết 3, 4.
I. Mục tiêu
	- Đọc bài : Người trí thức yêu nước
	- Ôn luyện về trình bày báo cáo ( miệng )
	- Nghe viết đúng bài thơ Khói chiều.
II. Đồ dùng
	GV : Bảng lớp viết các nội dung cần báo cáo.
	HS : SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
- Kết hợp trong bài mới
B. Bài mới
a. HĐ1 : Đọc bài : Người trí thức yêu nước
- GV đọc toàn bài
* Đọc từng câu
- Sửa phát âm cho HS
* Đọc từng đoạn trong bài
* Đọc theo nhóm
* Tìm hiểu bài
- Tìm những chi tiết nói lên tinh thần yêu nước của bác sĩ Đặng Văn Ngữ ?
- Bác sĩ Đặng Văn Ngữ đã có những đóng góp gì cho hai cuộc kháng chiến ?
- Bác sĩ Đặng văn Ngữ hi sinh trong hoàn cảnh nào ?
- Em hiểu điều gì qua câu truyện : Người trí thức yêu nước ?
b. HĐ2 : Ôn luyện trình bày báo cáo.
* bài tập 2 / 74
- Nêu yêu cầu BT
- GV đọc lại mẫu báo cáo ở tuần 20
- GV HD các tổ làm việc theo các bước
- Thống nhất kết quả hoạt động của chi đội trong tháng qua
- Lầm lượt các thành viên trong tổ đóng vai chi đội trưởng
- Đại diện các nhóm thi trình bày kết quả.
c. HĐ3 : Nghe - viết bài thơ Khói chiều
- GV đọc bài thơ 1 lần
- Tìm những câu thơ tả cảnh khói chiều ?
- Bạn nhỏ trong bài thơ nói gì với khói ?
- GV nêu cách trình bày bài thơ lục bát.
+ GV đọc bài
- Chấm, chữa bài
- GV nhận xét bài viết của HS
+ HS theo dõi SGK
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài
- HS nối nhau đọc 2 đoạn trước lớp.
- HS đọc theo nhóm đôi.
- HS trao đổi, phát biểu.
- Trong cuộc kháng chiến chống Pháp ông đã gây được 1 va li nấm pê-ni-xi-lin. Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ ......
- Ông đã hi sinh trong 1 trận bom của kẻ thù
- HS phát biểu ý kiến.
+ Đóng vai chi đội trưởng báo cáo với thầy cô tổng phụ trách kết quả tháng thi đua Xây dựng đội vững mạnh
+ HS làm việc theo HD của GV
+ HS theo dõi SGK, 2 HS đọc bài
 Chiều chiều từ mái rạ vàng
Xanh rờn ngọn khói nhẹ nhàng bay lên.
 Khói ơi vươn nhẹ lên mây
 Khói đừng bay quẩn làm cay mắt bà
- HS tập viết bảng con những tiếng dễ sai
+ HS nghe viết bài vào vở
IV. Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét chung tiết học.
	- Dặn HS về nhà ôn b
Thứ tư ngày 17 tháng 3 năm 2010
Tập đọc
Mặt trời mọc ở đằng Tây. Ôn tập tiết 5
I. Mục tiêu
	- Đọc bài : Mặt trời mọc ở đằng Tây
	- Ôn luyện viết báo cáo : Dựa vào bài báo cáo miệng ở tiết 3, HS viết lại 1 báo cáo đủ thông tin, ngắn gọn, rõ ràng, đúng mẫu.
II. Đồ dùng
	GV : Nội dung
	HS : SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
- Kết hợp trong bài mới
B. Bài mới
a. HĐ1 : Học bài : Mặt trời mọc ở đằng Tây
- Đọc từng câu
- Sửa phát âm cho HS
* Đọc từng đoạn trong bài
* Đọc theo nhóm
* Tìm hiểu bài
- Câu chuyện sảy ra trong hoàn cảnh nào ?
- Câu thơ của người bạn Pu-skin có gì vô lí?
- Pu-skin đã chữa thơ giúp bạn ntn ?
- Điều gì đã làm cho bài thơ của Pu-skin hợp lí ?
b. HĐ2 : Ôn luyện viết báo cáo
* Bài tập 2 / 75
- Nêu yêu cầu BT.
- GV và HS nhận xét
+ HS theo dõi SGK
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài
- HS nối nhau đọc 2 đoạn trước lớp.
- HS đọc theo nhóm đôi.
- Trong 1 giờ văn, thầy giáo bảo 1 HS làm thơ tả cảnh mặt trời mọc.
- Câu thơ nói mặt tời mọc ở đằng Tây là vô lí. Vì mỗi sáng mặt trời mọc lên ở đằng đông. Buổi chiều mặt trời lặn ở đằng tây.
- Pu-skin đã đọc tiếp 3 câu thơ khác .....
- HS phát biểu
+ 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đonạ của bài.
+ Viết báo cáo gửi thầy tổng phụ trách
- 1 HS đọc mẫu báo cáo
- HS viết báo cáo vào vở
- 1 số HS đọc bài viết
IV. Củng cố, dặn dò
	- GV nhẫn ét chung tiết học.
	- Dặn HS về nhà ôn bài.
Luyện từ và câu
Ngày hội rừng xanh. Ôn tập tiết 6
I. Mục tiêu
	- Đọc bài : Ngày hội rừng xanh
	- Luyện viết đúng các chữ có âm, vần dễ viết sai do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương ( r/d/gi, l/n, uôt/uôc .... )
II. Đồ dùng
	GV : Bảng phụ viết ND BT2.
	HS : SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
- Kết hợp trong bài mới
B. Bài mới
a. HĐ1 : Đọc bài : Ngày hội rừng xanh
- GV đọc bài
- Đọc từng câu
- Sửa phát âm cho HS
* Đọc từng đoạn trong bài
* Đọc theo nhóm
* Tìm hiểu bài.
- Tìm các từ ngữ tả các hoạt động của các con vật trong ngày hội rừng xanh ?
- Các sự vật khác cùng tham gia vào ngày hội như thế nào ?
- Em thích hình ảnh nhân hoá nào nhất ?
b. HĐ2 : Viết đúng các âm vần dễ sai
* Bài tập 2 / 76
- Nêu yêu cầu BT
- GV nhận xét
+ HS theo dõi SGK
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài
- HS nối nhau đọc 2 đoạn trước lớp.
- HS đọc theo nhóm đôi.
- Chim gõ kiến nổi mõ, gà rừng gọi mọi người dậy đi hội, ....
- Tre, trúc thổi nhạc sáo, khe suối gảy nhạc đàn, cây rủ nhau thay áo khoác ....
- HS trả lời
+ 1 HS đọc lại bài thơ
- HS học thuộc lòng.
+ Chọn các chữ thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh đoạn văn sau.
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn, làm bài
- 1 HS lên bảng làm
- 1 số HS đọc lại đoạn văn đã điền
IV. Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét tiết học.
	- Dặn HS về nhà ôn bài.
 Tập viết
	 Đi hội Chùa Hương. Ôn luyện tiết 7, 8
I. Mục tiêu
	- Học bài : Đi hội Chùa Hương.
	- Củng cố và mở rộng vốn từ qua trò chơi ô chữ
	- Đọc thầm dựa vào nội dung trả lời câu hỏi
II. Đồ dùng
	GV: Nội dung
	HS : SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
- Kết hợp trong bài mới
B. Bài mới
a. Học bài : Đi hội Chùa Hương
- GV đọc bài
- Đọc từng câu
- Sửa phát âm cho HS
* Đọc từng đoạn trong bài
* Đọc theo nhóm
* Tìm hiểu bài.
- GV hỏi câu hỏi trong SGK
b. HĐ2 : Giải ô chữ
- GV chia lớp thành các nhóm
c. HĐ3 : Đọc trả lời câu hỏi
- GV đọc từng câu hỏi trong SGK
- HS theo dõi SGK
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài
- HS nối nhau đọc 2 đoạn trước lớp.
- HS đọc theo nhóm đôi
- HS trả lời
- 1 HS đọc lại toàn bài
- HS học thuộc lòng đoạn thơ yêu thích
+ HS QS ô chữ và chữ điền mẫu.
- HS làm bài theo nhóm
- Cả lớp cùng làm bài
- Lời giải : ô chữ là Phát minh
+ Cả lớp đọc bài : Suối
- HS làm bài cá nhân
- HS trả lời
- Lời giải : câu 1(c), câu 2(a), câu 3(b), câu 4( a), câu 5(b)
IV. Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét chung giờ học.
	- Dặn HS về nhà ôn bài.
Thứ năm ngày 22 tháng 3 năm 2007
Tập viết - Chính tả
Ôn tập tiết 7,8
I. Mục tiêu
	- HS nhớ viết bài bài : Em vẽ Bác Hồ ( từ đầu đến khăn quàng đỏ thắm )
	- Viết 1 đoạn văn ngắn ( từ 7 đến 10 câu ) kể về 1 anh hùng chống ngoại xâm mà em biết.
II. Đồ dùng
	GV : Nội dung
	HS : Vở.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
- Không kiểm tra
B. Bài mới
a. HĐ1 : Nhớ viết bài : Em vẽ Bác Hồ
- GV yêu cầu HS đọc bài.
- GV QS động viên HS viết bài
b. HĐ2 : Viết 1 đoạn văn ngắn từ 7 đến 10 câu kể về 1 anh hùng chống giặc ngoại xâm mà em biết.
- GV QS động viên HS viết bài
+ HS đọc thuộc lòng bài : Em vẽ Bác Hồ từ đầu ....... khăn quàng đỏ thắm.
- HS nhớ và viết bài vào vở.
+ HS viết bài vào vở
IV. Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét tiết học.
	- Dặn HS về nhà ôn bài
Thứ sáu ngày 19 tháng 3 năm 2010
Tập làm văn
Ôn tập tiết 9
 HD học sinh làm bài trong SGK	

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an TV3 tuan 1924.doc