I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Rèn cho HS kĩ năng đọc thành tiếng, đọc đúng các từ ngữ: ngự, giá, xa giá, truyền lệnh, náo động, trong leo lẻo, hốt hoảng, vùng vẫy.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
- Hiểu được nội dung ý nghĩa của truyện: Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ.
3. Kể chuyện:
- Rèn kỹ năng nói, biết sắp xếp tranh theo đúng trình tự câu chuyện. Dựa vào trí nhớ và tranh kể lại được toàn bộ câu chuyện với giọng phù hợp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
+ Tranh minh hoạ SGK
Trường THDL Lý Thái Tổ Lớp: 3A2 Giáo viên: Trần Thị Thanh Hà Thứ hai ngày 26 tháng 2 năm 2007 Kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt Phân môn: Tập đọc - Kể chuyện Tiết 70, 71: Đối đáp với vua I. Mục đích, yêu cầu: 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: - Rèn cho HS kĩ năng đọc thành tiếng, đọc đúng các từ ngữ: ngự, giá, xa giá, truyền lệnh, náo động, trong leo lẻo, hốt hoảng, vùng vẫy. 2. Rèn kĩ năng đọc hiểu: - Hiểu được nội dung ý nghĩa của truyện: Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ. 3. Kể chuyện: - Rèn kỹ năng nói, biết sắp xếp tranh theo đúng trình tự câu chuyện. Dựa vào trí nhớ và tranh kể lại được toàn bộ câu chuyện với giọng phù hợp. II. Đồ dùng dạy học: + Tranh minh hoạ SGK III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Thời gian Nội dung dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học 1’ 4’ A. Ôn định tổ chức Tập đọc B. Kiểm tra bài cũ: - Trong môn nghệ thuật xiếc có điều gì đbiệt? - Cách trình bày quảng cáo có gì đặc biệt? * Kiểm tra, đánh giá: - 2 HS đọc, t.lời câu hỏi. - GV nhận xét, cho điểm. 1’ C. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: GV vào bài trực tiếp: Truyện Đối đáp với vua. * Trực tiếp - GV giới thiệu và ghi tên bài. 15’ 2. Luyện đọc: a. GV đọc mẫu toàn bài. b. Hướng dẫn HS luyện đọc, giải nghĩa từ + Đọc từng câu. + Đọc từng đoạn trước lớp - Giải nghĩa từ: SGK - GV đọc mẫu. - HS đọc nối tiếp từng câu. - 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn - Ngắt nhịp câu Nước trong leo lẻo/ cá đớp cá Trời nắng chang chang/ người trói người - 2 HS đọc nối tiếp - Thi đọc từng nhóm + Đọc trong nhóm + Đọc trước lớp - H đọc đoạn theo nhóm 4 - Các nhóm đọc nối tiếp - Lớp đọc đồng thanh 20’ 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài: ? Bài chia làm mấy đoạn? (4 đoạn). ? Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở đâu? (Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở Hồ Tây) ? Cậu bé Cao Bá Quát có mong muốn gì? (Cậu muốn nhìn rõ mặt vua. Nhưng xa giá đi đến đâu quân lính cũng thét đuổi mọi người, không cho ai đến gần) ? Cậu đã làm gì để thực hiện mong muốn đó? (Cậu nghĩ cách gây chuyện ầm ĩ, náo động, cởi quần áo nhảy xuống hồ tắm, làm cho quân lính hốt hoảng xúm vào bắt trói. Cậu không chịu, la hét, vùng vẫy khiến vua phải truyền lệnh dẫn cậu tới) ? Vì sao vua bắt Cao Bá Quát đối? (+ Vì vua thấy cậu bé tự xưng là học trò nên muốn thử tài cậu, cho cậu có cơ hội chuộc tội. + Đối đáp thơ văn là cách người xưa thường dùng để thử học trò, từ đó biết được sức học, tài năng khuyến khích người học giỏi, quở phạt kẻ lười biếng, dốt nát.) ? Vua ra vế đối thế nào? (Nước trong leo lẻo cá đớp cá) ? Cao Bá Quát đối lại ra sao? ð (Trời nắng chang chang người trói người) Biểu lộ sự nhanh trí lấy ngay cảnh mình đang bị trói để đối lại. Nói lên sự bất bình (ngầm trách vua bắt trói người trong cảnh trời nắng chang chang, chẳng khác cá lớn đớp cá bé). - Câu đối rất chặt chẽ cả về ý lẫn lời, từng tiếng, từng từ, từng ngữ: Nước - trong - leo - lẻo - cá - đớp - cá. Trời - nắng - chang - chang - người - trói -người - Câu chuyện muốn nói lên điều gì? (Câu chuyện ca ngợi Cao Bá Quát ngay từ nhỏ đã bộc lộ tài năng xuất sắc và tính khẳng khái, tự tin) * Vấn đáp - HS đọc thầm đoạn 1 trả lời. - 1 HS đọc đoạn 2, cả lớp đọc thầm và TLCH. - 1 HS đọc đoạn 3.4 trả lời. 10’ 4. Luyện đọc lại: - Đọc lại đoạn 3. - Trong bài em thích đọc đoạn nào nhất? Tại sao? - GV đọc lại đoạn 3. Vài HS đọc lại - HS thi đọc hay - 1 HS đọc cả bài 20’ Kể chuyện a. Yêu cầu: Sắp xếp lại các tranh theo đúng trình tự của câu chuyện rồi kể lại toàn bộ câu chuyện. b. Hướng dẫn kể chuyện: 1. Sắp xếp lại 4 tranh theo đúng thứ tự 4 đoạn trong truyện. - GV chốt: Thứ tự đúng: 3 – 1 – 2 – 4. 2. Kể mẫu c. Kể trong nhóm d. Thi kể trước lớp - GV nêu yêu cầu. - HS quan sát đánh số, nêu nội dung mỗi tranh. sắp xếp lại tranh theo đúng thứ tự. - 4 HS giỏi kể 4 đoạn - Hs kể theo nhóm 4 - 2 nhóm thi kể - Lớp, Gv nxét - 2 HS thi kể toàn bộ câu chuyện - Cả lớp nxét, bình chọn. 1’ D. Củng cố dặn dò: - GV nhận xét tiết học. * Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: Trường THDL Lý Thái Tổ Lớp: 3A2 Giáo viên: Trần Thị Thanh Hà Thứ ba ngày 27 tháng 2 năm 2007 Kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt Phân môn: Chính tả Tiết 47: Đối đáp với vua I. Mục đích, yêu cầu: - Rèn cho HS kĩ năng viết chính tả đúng một đoạn trong bài “ Đối đáp với vua” - Phân biệt âm dễ lẫn s/x - Rèn ý thức viết cẩn thận, nắn nót - Thi đua giữ vở sạch đẹp II. Đồ dùng dạy học: + Vở chính tả + Bảng phụ III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Thời gian Nội dung dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học 1’ 4’ A. Ôn định tổ chức B. Kiểm tra bài cũ: * Viết từ: lầy lội, lo sợ, sung sức, nơm nớp. * Kiểm tra, đánh giá - 2 HS viết trên bảng lớp, cả lớp viết nháp. GV nhận xét, cho điểm. 1’ 20’ C. Dạy bài mới: Giới thiệu bài: GV vào bài trực tiếp và ghi tên bài lên bảng. 2. Hướng dẫn HS nghe - viết: a. GV đọc mẫu đoạn viết. ? Hai vế đối trong đoạn chính tả viết thế nào? (Viết cách lề 1 ô li (vế đầu), 2 ô li (vế sau). ? Tìm tên riêng có trong đoạn viết (Cao Bá Quát) - Viết từ khó: leo lẻo, trời nắng, trói, chang chang. b. GV đọc bài viết. c. Soát bài chữa lỗi. d. Thu vở chấm, nhận xét. - GV nêu yêu cầu và ghi bảng tên bài. - GV đọc mẫu. - 1 HS đọc lại, cả lớp theo dõi và TLCH. - HS viết từ khó trên bảng lớp và vở nháp. - HS viết - HS soát bài 8’ 3. Hướng dẫn làm bài tập: Bài tập 2: Điền x hay s vào chỗ chấm: Lời giải: - Sáo , xiếc. - HS đọc đề - 2 HS lên bảng tìm từ - Lớp nxét - Gv cho điểm 1’ Bài tập 3: Tìm 4 từ ngữ chỉ hoạt động chứa tiếng: a. Bắt đầu bằng s: san sẻ, xe sợi, soi đuốc. b. Bắt đầu bằng x: xé vải, xào rau, xới đất, xông lên, xê dịch.. D. Củng cố dặn dò: - HS đọc đề - Làm nhóm - HS thi tiếp sức - Nhận xét, công bố nhóm thắng cuộc - GV nhận xét tiết học. * Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: Trường THDL Lý Thái Tổ Lớp: 3A2 Giáo viên: Trần Thị Thanh Hà Thứ ba ngày 27 tháng 2 năm 2007 Kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt Phân môn: Tập đọc Tiết 72: Tiếng đàn I. Mục đích, yêu cầu: 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: - Đọc đúng tên nhà thơ Pu – Skin và từ ngữ: vi- ô- lông, ắc- sê, lên dây, trắng trẻo, nâng, phép lạ, yên lặng, mát rượi. 2, Rèn kĩ năng đọc hiểu: - Hiểu các từ ngữ mới trong bài. - Ngắt nghỉ hơi đúng, hiểu nội dung: Tiếng đàn của Thuỷ trong trẻo, hồn nhiên như tuổi thơ của em. Nó hoà hợp với khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống xung quanh. II. Đồ dùng dạy học: + Tranh minh hoạ SGK. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Thời gian Nội dung dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học 1’ 5’ A. Ôn định tổ chức B. Kiểm tra bài cũ: Kể lại truyện “ Đối đáp với nhà vua” và trả lời câu hỏi ? Vua và Cao Bá Quát đã đối đáp với nhau như thế nào? ? Qua việc đối với nhà vua, ta có nxét gì về Cao Bá Quát * Kiểm tra, đánh giá: - 2 HS kể nối nhau, trả lời câu hỏi. - GV nhận xét, cho điểm. 1’ 13’ C. Dạy bài mới: 1.Giới thiệu bài: Một trong những dụng cụ âm nhạc đó là ccây đàn. Để tìm hiểu âm thanh của nó và phân biệt được với các nhạc cụ khác, chúng ta học bài: Tiếng đàn 2. Luyện đọc: a. GV đọc toàn bài: giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, giàu cảm xúc. * Trực tiếp - GV giới thiệu và ghi tên bài. * Đọc mẫu b. Luyện đọc và giải nghĩa từ: - Đọc từng câu, đọc từ: vi- ô- lông, ắc- sê - Đọc từng đoạn trước lớp - Đọc trong nhóm - Đọc đồng thanh. - HS đọc nối tiếp từng câu. - Đọc từ khó - 2HS đọc nối tiếp 2 đoạn. (2 lượt) - HS đọc trong nhóm. - Đại diện các nhóm thi đọc. - Cả lớp đọc đồng thanh. 8’ 7’ 2’ 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài: ? Thuỷ làm những gì để chuẩn bị vào phòng thi? (Thuỷ nhận đàn, lên dây và kéo thử vài nốt nhạc) ? Những từ ngữ nào miêu tả âm thanh của cây đàn? (Trong trẻo vút bay lên giữa yên lặng của gian phòng) ? Cử chỉ, nét mặt của Thuỷ khi kéo đàn thể hiện điều gì? (+ Thuỷ rất cố gắng tập trung vào việc thể hiện bản nhạc- vầng trán tái đi; + Thuỷ rung động với bản nhạc- gò má ửng hồng, đôi mắt sẫm màu hơn, làn mi rậm cong dài khẽ rung động) ? Tìm những chi tiết miêu tả khung cảnh thanh bình ngoài gian phòng như hoà với tiếng đàn? (+ vài cánh ngọc lan êm ái rụng xuống nền đất mát rượi; + lũ trẻ dưới lòng đường đang rủ nhau thả những chiếc thuyền giấy trên những vũng nước mưa; + dân chài đang tung lưới bắt cá; + hoa mười giờ nở đỏ quanh các lối đi ven hồ) 4. Luyện đọc lại: D. Củng cố, dặn dò: * Vấn đáp - HS đọc thầm bài và TLCH. - GV hướng dẫn đọc lại đoạn văn miêu tả âm thanh của tiếng đàn. - 2 HS thi đọc đoạn đó. - 2 HS thi đọc cả bài. - HS nêu nội dung bài - GV nhận xét giờ học. * Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: Trường THDL Lý Thái Tổ Lớp: 3A2 Giáo viên: Trần Thị Thanh Hà Thứ tư ngày 28 tháng 2 năm 2007 Kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt Phân môn: Luyên từ và câu Tiết 24: MRVT: Nghệ thuật Dấu phẩy I. Mục tiêu: - Củng cố, hệ thống hoá và mở rộng vốn từ ngữ vệ nghệ thuật (Người hoạt động nghệ thuật, các hoạt động nghệ thuật, các môn nghệ thuật). - Ôn luyện về dấu phẩy. II. Đồ dùng dạy học: + Phấn màu + Bảng phụ III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Thời gian Nội dung dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học 1’ 5’ A. Ôn định tổ chức B. Kiểm tra bài cũ: - Tìm phép nhân hoá trong khổ thơ sau: Hương rừng thơm đồi vắng Nước suối trong thầm thì Cọ xoè ô che nắng Râm mát đường em đi. * Kiểm tra, đánh giá - 1 HS trả lời. - GV nhận xét, cho điểm. 1’ 30’ C. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: Giờ học hôm nay chúng ta sẽ được học về môn nghệ thuật. Từ đó các em sẽ có vốn từ để viết, nói về môn nghệ thuật. 2. Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài tập 1: Hãy tìm những từ ngữ chỉ người hoạt động nghệ thuật, các hoạt động nghệ thuật, các môn nghệ thuật. - GV giới thiệu và ghi bảng tên bài học. * Thực hành, luyện tập - 1 HS đọc đề bài. - HS làm bài cá nhân. 1’ a. chỉ những người hoạt động nghệ thuật Diễn viên, ca sĩ, nhà văn, nhà thơ, nhà soạn kịch, biên đạo múa, nhà ảo thuật, đạo diễn, nhà quay phim, nhà điêu khắc, kiến trúc sư, nhà tạo mốt. b. Chỉ các hoạt động nghệ thuật Đóng phim, ca hát, múa, vẽ, biểu diễn, ứng tác, làm thơ, làm văn, viết kịch, nặn tượng, quay phim, thiết kế công trình kiến trúc c. Chỉ các môn nghệ thuật điện ảnh, kịch nói, chèo, trống, cải lương, ca vọng cổ, hát, xiếc, ảo thuật, múa rối, âm nhạc, hội hoạ, kiến trúc, điêu khắc, múa, thơ, Bài tập 2: Dùng dấy phẩy để điền vào đoạn văn sau: (chỉ viết các từ liền sau đó cần đặt dấu phẩy). Mỗi bản nhạc, mỗi bức tranh, mỗi câu chuyện, mỗi vở kịch, mỗi cuốn phim đều là một tác phẩm nghệ thuật. Người tạo nên tác phẩm nghệ thuật là các nhạc sĩ, hoạ sĩ, nhà văn, nghệ sĩ sân khấu hay đạo diễn. Họ đang lao động miệt mài, say mê để đem lại cho chúng ta nhứng giờ giải trí tuyệt vời, giúp ta nâng cao hiểu biết và góp phần làm cho cuộc sống mỗi ngày một tốt đẹp hơn. D. Củng cố dặn dò: - HS chữa bài trên bảng, nối tiếp nhau theo tổ - HS làm vào SGK - 2 HS lên bảng điền. - HS chữa bài chéo - 2 Hs đọc lại đoạn văn - GV nhận xét tiết học. * Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: Trường THDL Lý Thái Tổ Lớp: 3A2 Giáo viên: Trần Thị Thanh Hà Thứ năm ngày 1 tháng 3 năm 2007 Kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt Phân môn: Chính tả Tiết 48: Tiếng đàn I. Mục tiêu: Rèn cho HS kĩ năng viết chính tả: + Nghe, viết đúng chính tả, trình bày sạch đẹp một đoạn trong bài “Tiếng đàn” + Thi đua giữ vở sạch đẹp. II. Đồ dùng dạy học: + Phấn màu, vở Chính tả, III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Thời gian Nội dung dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học 1’ 4’ A. Ôn định tổ chức B. Kiểm tra bài cũ: - Viết từ: róc rách, lóng lánh, ngút ngàn, ngăn ngắt * Kiểm tra, đánh giá - 2 HS viết bảng lớp. Cả lớp viết nháp rồi nhận xét. GV nhận xét, cho điểm. 1’ 20’ C. Dạy bài mới: Giới thiệu bài: Hôm nay, chúng ta sẽ viết lại một đoạn trong bài tập đọc Tiếng đàn và làm tiếp các BT chính tả. 2. Hướng dẫn HS nghe - viết: a. GV đọc mẫu đoạn viết. ? Đoạn văn nói lên điều gì? (Tả khung cảnh thanh bình ngoài gian phòng như hoà với tiếng đàn.) - Viết từ khó: mát rượi, thuyền, vũng nước, tung lưới, lướt nhanh. b. GV đọc bài cho HS viết. c. Soát bài chữa lỗi. d. Thu vở chấm, nhận xét. * Trực tiếp - GV giới thiệu và ghi tên bài học. * Vấn đáp - 1 Hs đọc lại - 2 Hs trả lời - 2 HS lên bảng ghi từ, cả lớp viết ra nháp. - HS viết - HS soát bài - Thu vở, chấm 4 bài. 8’ 1’ 3. Hướng dẫn làm bài tập: Tìm các từ ngữ: a. Bắt đầu bằng s: sạch sẽ, sẵn sàng, sóng sánh, so sánh, song song. b. Bắt đầu bằng x: xôn xao, xào xạc, xộc xệch, xao xuyến, xinh xắn, xanh xao D. Củng cố dặn dò: - Đại diện của 4 tổ thi tìm nhanh trên bảng lớp. Lớp nhận xét. - GV nhận xét tiết học. * Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: Trường THDL Lý Thái Tổ Lớp: 3A2 Giáo viên: Trần Thị Thanh Hà Thứ sáu ngày 2 tháng 3 năm 2007 Kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt Phân môn: Tập làm văn Tiết 24: Nghe - kể: Người bán quạt may mắn I. Mục đích, yêu cầu: - Rèn cho HS kĩ năng nói: nghe kể câu chuyện nhớ nội dung của câu chuyện, kể lại đúng, tự nhiên. II. Đồ dùng dạy học: + Tranh minh hoạ SGK III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Thời gian Nội dung dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học 1’ 5’ A. Ôn định tổ chức B. Kiểm tra bài cũ: Ôn kiểm tra lại bài học lần trước * Kiểm tra, đánh giá - GV nhận xét bài TLV tuần trước. - HS đọc bài viết, cả lớp chú ý nghe, nhận xét. 1’ 15’ C. Dạy bài mới: Giới thiệu bài: Hôm nay, các con sẽ được nghe cô kể câu chuyện về bà lão bán quạt may mắn. Câu chuyện còn giúp chúng ta biết thêm 1 từ chỉ người hoạt động nghệ thuật để bổ sung cho vốn từ của các con. 2. Hướng dẫn HS nghe - kể chuyện: a. Hướng dẫn quan sát tranh. Bà lão bán quạt đang ngủ bên gốc cây. Vương Hi Chi viết chữ lên quạt cho bà lão. b. GV kể chuyện: - Giọng phù hợp với diễn biến câu chuyện - Giải nghĩa từ: + lem luốc: bị giây bẩn nhiều chỗ + cảnh ngộ: tình trạng không may mà người ta gặp phải. ? Bà lão bán quạt gặp ai và phàn nàn điều gì? - GV nêu yêu cầu tiết học rồi ghi tên bài lên bảng. * Quan sát - HS mở SGK, đọc yêu cầu và quan sát tranh, nêu nội dung của tranh vẽ. - HS nghe, trả lời câu hỏi. 13’ 1’ (Bà lão bán quạt đến nghỉ dưới gốc cây, gặp ông Vương Hi Chi, phàn nàn quạt ế nên chiều nay cả nhà lão không có cơm ăn) ? Ông Vương Hi Chi viết chữ vào những chiếc quạt để làm gì? (Ông Vương Hi Chi viết chữ đề thơ vào tất cả những chiếc quạt vì tin rằng bằng cách ấy sẽ giúp được bà lão. Chữ ông đẹp nổi tiếng, nhận ra chữ của ông, người ta sẽ mua quạt) ? Vì sao mọi người đua nhau đến mua quạt? (Vì mọi người nhận ra chữ của Vương Hi Chi trên quạt. Họ mua quạt như mua một tác phẩm nghệ thuật quý giá) - GV kể lại lần 2. c. Thực hành kể – tìm hiểu truyện: ? Qua câu chuyện này, em biết gì về V.Hi Chi? (Vương Hi Chi là một người có tài và nhân hậu, biết cách giúp đỡ người nghèo khổ) ? Em biết thêm n.thuật gì trong câu chuyện này? (Người viết chữ đẹp cũng là nghệ sĩ, có tên gọi là Nhà thư pháp. Nước Trung Hoa cổ có rất nhiều nhà thư pháp nổi tiếng, người ta xin chữ hoặc mua chữ của họ với giá ngàn vàng để trang trí nhà cửa, lưu giữ như một tài sản quý. Nước ta cũng có nhiều nhà Thư pháp, đến Văn Miếu, Quốc Tử Giám có thể gặp họ. Quanh họ luôn có đám đông xúm xít ngắm họ viết chữ) D. Củng cố dặn dò: - Về nhà kể lại cho người thân nghe. - HS tập kể trong nhóm, thi kể trước lớp. - Cả lớp n xét, bình chọn. - HS phát biểu ý kiến trước lớp. - GV nxét tiết học, ddò H * Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: Trường THDL Lý Thái Tổ Lớp: 3A2 Giáo viên: Trần Thị Thanh Hà Thứ sáu ngày 2 tháng 3 năm 2007 Kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt Phân môn: Tập viết Tiết 24: R - Phan Rang I. Mục tiêu: Củng cố cách viết hoa chữ R thông qua bài tập ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ: + Phan Rang + Rủ nhau đi cấy đi cày Bây giờ khó nhọc,có ngày phong lưu II. Đồ dùng dạy học: + Mẫu chữ R, + Vở tập viết. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Thời gian Nội dung dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học 1’ 4’ A. Ôn định tổ chức B. Kiểm tra bài cũ: * Viết từ: Quê hương, Quang Trung. * Kiểm tra, đánh giá. - 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết vở nháp. GV nhận xét, cho điểm. 1’ 5’ C. Dạy bài mới: Giới thiệu bài: Giờ học hôm nay chúng ta cùng ôn lại cách viết hoa chữ R . - Giáo viên viết tên bài học 2. Hướng dẫn HS viết bảng con: a. Luyện viết chữ hoa. - Tìm các chữ viết hoa có trong bài? P, Ph, R - GV viết mẫu, nhắc lại cách viết. b.Viết từ ứng dụng: Phan Rang * Thuyết trình * Vấn đáp, Luyện tập - HS đọc - Lớp đọc đồng thanh. - HS viết bảng con 4’ 18’ 3’ 1’ - Phan Rang là tên một thị xã thuộc tỉnh Ninh Thuận. c. HS viết câu ứng dụng: Rủ nhau đi cấy đi cày Bây giờ khó nhọc, có ngày phong lưu. - Câu ca dao khuyên người ta chăm chỉ cấy, cày, làm lụng để có ngày được sung sướng, đầy đủ. R ủ – Bây. 3. Hướng dẫn HS viết vào vở: - Viết chữ R : một dòng - Viết chữ P, H: một dòng - Viết chữ Phan Rang: Hai dòng. - Câu ca dao : 2 lần 4. Chấm, chữa bài: - Chấm vở viết đẹp. 5. Củng cố,dặn dò: - HS đọc câu ứng dụng. - Lớp đọc đồng thanh. - Hs nêu ý nghĩa của câu ca dao - HS tập viết bảng con. - HS viết bài - GV nhận xét giờ học. * Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Tài liệu đính kèm: