Giáo án Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 26 - Năm học 2006-2007 - Trần Thị Thanh Hà

Giáo án Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 26 - Năm học 2006-2007 - Trần Thị Thanh Hà

I. MỤC TIÊU:

1. Đọc:

- Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: Chú ý những từ ngữ dễ sai do phát âm: du ngoạn, khóm lau, vây màn, duyên trời, hiển linh, nô nức

2. Hiểu: Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện: Chử đồng Tử là người có hiéu, chăm chỉ, có công lớn với dân, với nước. Nhận dân kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng Chử Đồng Tử. Lễ hội được tổ chức hàng năm ở nhiều nơi bên sông Hồng là để thể hiện lòng biết ơn đó.

3. Kể chuyện

a) Rèn kỹ năng nói:

- Có khả năng khái quát ndung để đặt tên cho từng đoạn truyện dựa vào tranh minh hoạ

- Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh, giọng kể phù hợp với nội dung.

b) Rèn kỹ năng nghe người khác kể chuyện.

 

doc 18 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 966Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 26 - Năm học 2006-2007 - Trần Thị Thanh Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THDL Lý Thái Tổ
Lớp: 3A2
Giáo viên: Trần Thị Thanh Hà
 Thứ hai ngày 12 tháng 3 năm 2007
Kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt
Phân môn: Tập đọc - Kể chuyện
Tiết 77, 78: Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử
I. Mục tiêu:
1. Đọc: 
- Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: Chú ý những từ ngữ dễ sai do phát âm: du ngoạn, khóm lau, vây màn, duyên trời, hiển linh, nô nức
2. Hiểu: Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện: Chử đồng Tử là người có hiéu, chăm chỉ, có công lớn với dân, với nước. Nhận dân kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng Chử Đồng Tử. Lễ hội được tổ chức hàng năm ở nhiều nơi bên sông Hồng là để thể hiện lòng biết ơn đó.
3. Kể chuyện
Rèn kỹ năng nói: 
- Có khả năng khái quát ndung để đặt tên cho từng đoạn truyện dựa vào tranh minh hoạ
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh, giọng kể phù hợp với nội dung.
b) Rèn kỹ năng nghe người khác kể chuyện.
II. Đồ dùng dạy học 
Phấn màu. tranh ảnh
III. Các hoạt động dạy học
Thời gian
Nội dung dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
1’
5’
1’
A. Ôn định tổ chức
B. Kiểm tra bài cũ
Đọc: Hội đua voi ở Tây Nguyên
? Tìm những chi tiết tả công việc chuẩn bị cho cuộc đua?
? Cuộc đua diễn ra như thế nào?
C. Bài mới
Tập đọc
1. Giới thiệu bài
 ở các miền quê nước ta thường có đền thờ các vị thần hoặc đền thờ những người có công với dân, với nước. Hằng năm, nhân dân ta thường mở hội, làm lễ ở những đền thờ ghi công đó. Chúng ta sẽ tìm hiểu về sự tích lễ hội Chử Đồng Tử- một lễ hội của những người sống hai bên bờ sông Hồng, được tổ chức suốt mấy tháng mùa xuân.
* Kiểm tra, đánh giá
- 2HS đọc bài, TLCH
- Gv nxét, cho điểm 
* Thuyết trình
- GV giới thiệu bài, ghi tên bài lên bảng. HS mở SGK 
15’
2. Luyện đọc
a/ GVđọc mẫu: Giọng nhẹ nhàng
- Đoạn 1: nhịp đọc chậm, giọng trầm phù hợp với cảm xúc hướng về quá khứ xa xưa và gia cảnh nghèo khó của Chử Đồng Tử.
- Đoạn 2: nhịp nhanh hơn, nhấn giọng những từ ngữ tả sự hoảng hốt của Chử Đồng Tử khi thấy thuyền công chúa tiến lại, sự bàng hoàng của công chúa khi bất ngờ phát hiện ra Chử Đồng Tử trong khóm lau.
- Đoạn 3 và 4: giọng đọc trang nghiêm, thể hiện cảm xúc thành kính 
* Đọc mẫu.
- GV đọc mẫu
- GV yêu cầu HS theo dõi đọc thầm toàn bài.
b/ Luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ 
+ Từ luyện đọc: du ngoạn, bàng hoàng, duyên trời
- Luyện đọc từng câu :
 Sau đó, vợ chồng Chử Đồng Tử không về kinh/ mà tìm thầy học đạo/ và đi khắp nơi/ truyền cho dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải.
* Luyện đọc.
- Học sinh đọc nối tiếp từng câu trong từng đoạn (1- 2 lượt), GV giúp HS phát âm đúng các từ khó đọc. Sau đó HS tiếp tục đọc nối tiếp câu cho đến hết bài 
- Đọc theo đoạn
+ Từ khó:
Chử Xá: Tên một làng thuộc Gia Lâm
Du ngoạn: Đi chơi ngắm cảnh khắp nơi
Bàng hoàng: sững sờ, không ngờ tới
Duyên trời: Chuyện may mắn, hạnh phúc
Hoá lên trời: trở thành tiên trên trời
Hiển linh: hiện lên giúp người
- Đọc theo nhóm
- Đọc đồng thanh
- HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn trong bài (mỗi đoạn đọc 2 - 3 lượt). GV nhắc nhở HS cách ngắt nghỉ hơi đúng. 
- Sau khi HS đọc xong 1 đoạn nào đó, GV hướng dẫn HS hiểu nghĩa các từ khó.
- HS đọc nối tiếp nhau từng đoạn trong nhóm. HS trong nhóm nghe, nhận xét, sửa cho bạn.
- 2 nhóm đọc trước lớp
- Đại diện 4 nhóm thi đọc nối tiếp (2 lượt)
- GV hướng dẫn cho HS đọc cá nhân (đồng thanh)
những câu dài, câu khó đọc.
- Lớp đọc đồng thanh đ2
15’
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài 
? Tìm những chi tiết cho thấy cảnh nhà Chử Đồng Tử rất nghèo khó.
Mẹ mất sớm. Hai cha con chỉ có một chiếc khố mặc chung. Khi cha mất, Chử đồng Tử thương cha, dã quấn khố chôn cha, còn mình đành ở không.
? Cuộc gặp gỡ kỳ lạ giữa Tiên Dung và Chử Đồng Tử diễn ra như thế nào?
(Chử Đồng Tử thấy chiếc thuyền lớn sắp cập bờ, hoảng hốt, bới cát vùi mình trên bãi lau thưa để trốn. Công chúa Tiên Dung tình cờ cho vây màn tắm đúng chỗ đó. Nước dội làm trôi cát, lộ ra Chử Đồng Tử. Công chúa rất đỗi bàng hoàng)
? Vì sao cong chúa kết duyên cùng Chử Đồng Tử?
( Công chúa cảm động khi biết tình cảnh nhà Chử Đồng Tử. Nàng cho là duyên trời sắp đặt trước liền mở tiệc ăn mừng và kết duyên cùng chàng.)
? Chử Đồng Tử và Tiên Dung đã giúp dân làm những việc gì?
(Hai người đi khắp nơi truyền cho dân cách trồng lúa , nuôi tằm, dệt vải. Sau khi đã hoá lên trời, Chử Đồng Tử còn nhiều lần hiển linh giúp dân đánh giặc)
? Ndân đã làm gì để tỏ lòng biết ơn Chử Đồng Tử?
(Nhân dânlập đền thờ Chử Đồng Tử ở nhiều nơi bên bờ sông Hồng. Hàng năm, mấy tháng mùa xuân, cả một vùng bờ bãi sông Hồng nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ công lao của ông).
4. Luyện đọc diễn cảm 
*HS đọc diễn cảm từng đoạn 
* Vấn đáp.
- GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi 1
- HS khác nghe, bổ sung cho đầy đủ nội dung tóm tắt của đoạn 1.
- 1 HS đọc thành tiếng đoạn 2, cả lớp đọc thầm theo, trả lời câu hỏi.
- HS khác bổ sung.
- Cả lớp đọc thầm đoạn 3, trả lời câu hỏi. 
- 2 HS đọc thành tiếng đoạn 4, cả lớp đọc thầm theo, trả lời câu hỏi.
- HS khác bổ sung.
- Yêu cầu HS tìm một câu nói về nội dung của câu chuyện.
- HS đọc diễn cảm.
- HS khác nghe, nhận xét.
15’
- Các nhóm tự luyện đọc lại toàn truyện.
- Cả lớp nghe, nxét, bình chọn bạn đọc tốt nhất. 
15’
Kể chuyện
1. Giới thiệu : Dựa vào các tranh minh hoạ , chúng ta sẽ đặt tên cho từng đoạn và kể lại câu chuyện 
* Trực tiếp.
- GV nêu yêu cầu kể chuyện.
2. Hướng dẫn kể chuyện
-Tranh 1:
Cảnh nhà nghèo khó? Tình cha con? Nghèo khó mà yêu thương nhau
-Tranh 2: 
Cuộc gặp gỡ kỳ lạ/ Duyên trời/ ở hiền gặp lành,
-Tranh 3 : 
Truyền nghề cho dân/ Dạy dân tròng cấy/ Giúp dân
-Tranh 4 : 
Tưởng nhớ/ Uống nước nhớ nguồn/ Lễ hội hàng năm
* Luyện tập.
- HS quan sát tranh và đặt tên cho từng đoạn.
- GV nghe và phân tích để chon tên phù hợp.
- Các nhóm luyện kể từng đoạn.
- Các nhóm thi kể trước lớp
- Khi các nhóm đã thể hiện xong, GV cho bình chọn nhóm thể hiện đạt nhất để khen thưởng.
- 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện
D. Củng cố - dặn dò
- GV nhận xét tiết học, yêu cầu HS thực hành kể chuyển ở nhà.
*Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Trường THDL Lý Thái Tổ
Lớp: 3A2
Giáo viên: Trần Thị Thanh Hà
 Thứ ba ngày 13 tháng 3 năm 2007
Kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt
Phân môn: Tập đọc
Tiết 79: Rước đèn ông sao
I. Mục tiêu:
1. Đọc: Rèn kỹ năng đọc thành tiéng:
- Đọc đúng các từ ngữ: nải chuối ngự, bập bùng trống ếch, tua giấy, mâm cỗ,quả bưởi, trong suốt, thỉnh thoảng 
2. Rèn kỹ năng đọc hiểu: 
- Hiểu nội dung ý nghĩa của bài đọc: Trẻ em Việt Nam rất thích cỗ Trung thu và đêm hội rước đèn.Trong cuộc vui ngày Tết Trung thu, các em thêm yêu quý, gắn bó với nhau.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ nội dung bài tập đọc trong SGK.
- Tranh, ảnh về ngày hội trung Thu
III. Các hoạt động dạy học
Thời gian
Nội dung dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
1’
5’
A. Ôn định tổ chức
B. Kiểm tra bài cũ 
- Kể: Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử
? Chử Đồng Tử và Tiên Dung giúp dân làm những việc gì?
? Nhân dân làm gì để tỏ lòng biết ơn Chử Đồng Tử?
* Kiểm tra đanh giá
- 2 HS lần lượt kể và trả lời câu hỏi về nội dung bài
- Nhận xét , chấm điểm
1’
C. Bài mới
1. Giới thiệu bài :
 Tết Trung thu (còn gọi là Rằm tháng Tám) là ngày hội của thiếu nhi. Đêm ấy, trăng rất sáng, rất tròn. Trẻ em Việt Nam ở khắp nơi đều vui chơi đón cỗ, rước đèn đươi trăng. Bài học hôm nay kể về đôi bạn Tâm và các thiếu nhi cùng xóm trong ngày hội rước đèn.
*Thuyết trình 
- Ghi đàu bài
10’
2. Luyện đọc
a/ GVđọc mẫu
Giọng đọc vui tươi, thể hiện tâm trạng háo hức, rộn ràng của hai bạn nhỏ trong đêm đón cỗ, rước đèn.
- Gv đọc mẫu.
- 1; 2 HS khá , giỏi đọc bài 
- GV yêu cầu HS đọc thầm toàn bài và phát hiện những từ khó đọc, đọc dễ lẫn, từ cần giải nghĩa.
b/ Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ 
- Đọc từng câu
+ Từ luyện đọc: khía, chuối ngự, nom, bập bùng, trống ếch, tua giấy,
+Từ giải nghĩa: chuối ngự
- Đọc từng đoạn
+ Chia bài thành 3 đoạn:
1. Từ đầu đến  nom rất vui mắt
2. Chiều rồi đêm xuống  ba lá cờ con
3. Còn lại
- Đọc theo nhóm
- Đọc trước lớp
- HS đọc nối tiếp từng câu
- Hs đọc cá nhân các từ.
- Các từ khó hiểu, học sinh đọc chú giải 
- GV cho hs ngắt câu dài.
- GV hdẫn hs chia đoạn.
- 3 Hs đọc nối tiếp từng đoạn (2 lượt), chú ý ngắt nghỉ.
- HS đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm 3
- 2, 3 nhóm đọc trước lớp
- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 2, 3
10’
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài 
? Nội dung mỗi đoạn văn trong bài tả những gì?
(Đoạn 1 tả mâm cỗ của Tâm. Đoạn 2 tả chiếc đèn ông sao của Hà trong đêm rước đèn, Tâm và Hà rước đèn rất vui.)
? Mâm cỗ Trung thu được Tâm bày như thế nào?
(Mâm cỗ được bày rất vui mắt: một quả bưởi có khía thành tám cánhhoa, mỗi cánh hoa cài một quả ổi chín, để bên cạnh một nải chuối ngự và bó mía tím. Xung quanh mâm cỗ còn bày mấy thứ đồ chơi của Tâm , nom rất vui mắt.)
? Chiếc đèn ông sao của Hà có gì đẹp?
(Cái đèn được làm bằng giấy bóng kính đỏ, trong suốt, ngôi sao được gắn vào giữa vòng tròn có những tua giấy đủ màu sắc. Trên đỉnh ngôi sao cắm ba lá cờ con)
? Những c.tiết nào cho thấy Tâm, Hà rước đèn rất vui?
(Hai bạn đi bên nhau, mắt không rời cái đèn. Hai bạn thay nhau cầm đèn, có lúc cầm chung đèn, reo tùng tùng tùng, dinh dinh!
? Em có thích Tết Trung Thu không? Vì sao?
Vấn đáp
- Từng HS đọc câu hỏi, HS khác trả lời
- GV nghe và nhận xét.
- 3, 4 Hs trả lời
4. Luyện đọc diễn cảm :
? Đoạn văn nói lên điều gì?
(Chiếc đèn của Hà rất đẹp, các bạn rất thích đem rước đèn)
? Để thể hiện sự vui thích nvậy, ta cần đọc với giọng ntnào?
(Giọng vui tươi, hồ hởi, náo nức. Chú ý nhấn giọng những từ ngữ miêu tả)
- Gv đọc mẫu đoạn 2, 3
- Hs trả lời câu hỏi
- Hs tự luyện đọc
- 3, 5 Hs thi đọc
- Lớp theo dõi, bình chọn bạn đọc hay
D. Củng cố - dặn dò:
- Học sinh đọc cá nhân.
- NX tiết học
*Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Trường THDL Lý Thái Tổ
Lớp: 3A2
Giáo viên: Trần Thị Thanh Hà
 Thứ ba ngày 13 tháng 3 năm 2007
Kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt
Phân môn: Chính tả
Tiết 51: Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử
I. Mục tiêu: Rèn kĩ năng viết chính tả:
- Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng, đẹp đoạn 4 của truyện Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử
- Viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm dễ lẫn (r/d/gi)
II. Đồ dùng dạy học
 - Phấn màu, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
Thời gian
Nội dung dạy học
Phương pháp, hình thức tổ  ...  nghiệm sau tiết dạy:
Trường THDL Lý Thái Tổ
Lớp: 3A2
Giáo viên: Trần Thị Thanh Hà
 Thứ tư ngày 14 tháng 3 năm 2007
Kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt
Phân môn: Luyện từ và câu
Tiết 26: MRVT: Lễ hội - Dấu phẩy
I. Mục tiêu: 
- Mở rộng vốn từ thuộc chủ đề lễ hội (hiểu nghĩa các từ lễ, hội, lễ hội; biết tên một số lễ hội, hội; tên một số hoạt động trong lễ hội và hội)
- Luyện tập về dấu phẩy (đặt sau bộ phận trạng ngữ chỉ nguyên nhân và ngăn cách các bộ phận đồng chức trong câu)
II. Đồ dùng dạy học:
Phấn màu, bảng phụ.
III Các hoạt động dạy học:
Thời gian
Nội dung dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
1’
4’
1’
30’
A. Ôn định tổ chức
B. Kiểm tra bài cũ
- Đặt câu có sử dụng biện pháp nhân hoá
- Đặt câu có bộ phận trả lời cho câu hỏi Vì sao
C. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: Nối cho thích hợp:
* Kiểm tra, đánh giá
- 4 HS trả lời
- Lớp nxét
- GV nhận xét, cho điểm.
- GV nêu yêu cầu tiết học, ghi tên bài lên bảng.
* Luyện tập.
Lễ
Các nghi thức nhằm đánh dấu hoặc kỷ niệm một sự kiện có ý nghĩa.
- 1 HS đọc yêu cầu.
2’
Hội
Cuộc vui có tổ chức đông người dự theo phong tục hoặc nhân dịp đặc biệt.
- 1 HS lên bảng làm bài.
- HS làm bài theo nhóm đôi rồi nhận xét, bổ sung.
- Đọc lại bài sau khi đã nối đúng
- HS kể tiếp sức theo tổ
- Lớp nhận xét, bổ sung
- GV theo dõi, nhận xét, chấm điểm.
- HS đọc đề bài và tự làm bài vào SGK
- 1 HS chữa bài trên bphụ. 
- Cả lớp nhận xét và đọc lại 4 câu văn đã được thêm dấu phẩy.
- GV nhận xét giờ học, dặn dò HS.
Lễ hội
Hoạt động tập thể có cả phần lễ và phần hội.
Bài 2: Tìm và ghi lại:
- Tên một số lễ hội: lễ hội Đền Hùng, đền Gióng, chùa Hương, Tháp Bà, núi Bà, chùa Keo, Phủ Giầy, Kiếp Bạc, Cổ Loa
- Tên một số hội: hội vật, hội đua thuyền, họi chọi trâu, hội lùng tùng (xuống đồng), đua voi, đua ngựa, chọi gà, thả diều, hội Lim
Nội dung dạy học
- Tên một số hoạt động trong lễ hội: cúng Phật, lễ Phật, thắp hương, tưởng niệm, đua thuyền, đua ngựa, đua mô tô, đua xe đạp, kéo co, ném còn, cướp cờ, đánh đu, thả diều, chơi cờ tướng, chọi gà
Lưu ý: Có một số lễ hội cũng được gọi tắt là hội.
Bài 3: Đặt thêm dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu dưới đây:
Vì thương dân, Chử đồng Tử và công chúa đi khắp nơi dạy dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải. 
Vì nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác, chị em Xô-phi đã về ngay.
Tại thiếu kinh nghiệm, nôn nóng và coi thường đối thủ, Quắm Đen đã bị thua.
Nhờ ham học, ham hiểu biết và muốn đem hiểu biết của mình ra giúp đời, Lê Quý Đôn đã trở thành nhà bác học lớn nhất của nước ta thời xưa.
? Nêu các từ mở đầu của các câu trên?
(vì, tại, nhờ)
? Các từ này có ý nghĩa thế nào?
(Dùng để chỉ nguyên nhân của một sự việc, hành động)
D. Củng cố, dặn dò:
- Chuẩn bị thêm tư liệu về các lễ hội cho bài TLV.
- Hs đọc yêu cầu
- Lớp tự làm vào Sgk
- 4 Hs làm vào bảng phụ
- Chữa bài
- Hs đọc lại 4 câu văn sau khi đã thêm dấu phẩy
- Hs trả lời câu hỏi
- Gv chốt lại
- Nxét tiết học
- Nhắc Hs chuẩn bị bài sau
*Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Trường THDL Lý Thái Tổ
Lớp: 3A2
Giáo viên: Trần Thị Thanh Hà
 Thứ năm ngày 15 tháng 3 năm 2007
Kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt
Phân môn: Chính tả
Tiết 52: Rước đèn ông sao
I. Mục tiêu:
- Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng, sạch, đẹp đoạn bài Rước đèn ông sao.
- Làm đúng các bài tập tìm từ chứa tiếng bắt đầu bằng r, d, gi
II. Đồ dùng dạy học
 - Phấn màu, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
Thời gian
Nội dung dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
1’
4’
A. Ôn định tổ chức
B. Kiểm tra bài cũ.
 - Viết: dập dềnh, giặt giũ, dí dỏm, khóc rưng rức.
* Kiểm tra, đánh giá.
- 2 HS lên bảng viết.
- GV nhận xét, cho điểm.
1’
C. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
- GV nêu yc và ghi tên bài.
5’
2. Hướng dẫn HS viết chính tả.
a. Hướng dẫn chuẩn bị
- Đọc đoạn chính tả.
- Viết từ khó: Tết Trung thu, khía, nải chuối ngự, nom.
* Thực hành
- GV đọc 1 lần đoạn cần viết, 1 HS đọc lại, cả lớp theo dõi.
- 2 HS lên bảng viết từ khó, HS dưới lớp viết ra nháp.
15’
b.GV đọc cho HS viết bài.
- Đọc toàn bài.
- Đọc từng cụm từ cho HS nghe viết.
- Đọc soát bài.
- GV nhắc nhở HS tư thế viết.
c. Chấm chữa bài.
- GV chấm 5 bài và nxét.
8’
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Tìm và viết tên các đồ vật, con vật:
Bắt đầu bằng r: rổ, rá, rựa, rương, rùa, rắn, rết
Bắt đầu bằng d: dao, dây, dê, dế
Bắt đầu bằng gi: giường, giá sách, giáo mác, áo giáp, giày da, giấy, giẻ lau, con gián, con giun
* Luyện tập.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- 4 nhóm làm bài trên bảng phụ.
- Cả lớp và GV nhận xét. 
1’
D. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
*Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Trường THDL Lý Thái Tổ
Lớp: 3A2
Giáo viên: Trần Thị Thanh Hà
 Thứ sáu ngày 16 tháng 3 năm 2007
Kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt
Phân môn: Tập làm văn
Tiết 26: Kể về một ngày hội
I. Mục tiêu: 
 1. Rèn kỹ năng nói: Biết kể về một ngày hội theo các gợi ý - lời kể rõ ràng, tự nhiên, giúp người nghe hình dung được quang cảnh và hoạt động trong ngày hội.
2. Rèn kĩ năng viết: Viết lại được những điều em vừa kể thành một đoạn văn ngắn gọn, mạch lạc khoảng 7 - 10 câu.
II. Đồ dùng dạy học : 
- Tranh ảnh minh hoạ một số lễ hội dân gian.
- Bảng lớp viết gợi ý 
III. Các hoạt động dạy học
Thời gian
Nội dung dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
1’
5’
1’
17’
A. Ôn định tổ chức
B. Kiểm tra bài cũ
- Kể lại quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội theo hai bức tranh minh hoạ ở tuần 25.
C. Bài mới
Giới thiệu bài:
 Trong tiết TLV tuần 25, các em đã kể về một lễ hội theo ảnh. Trong tiết học này chúng ta sẽ kể về một ngày hội mà em biết.
 2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài tập 1: Hãy kể về một ngày hội mà em biết.
Lưu ý:
- SGK yêu cầu kể về mọt ngày hội nhưng HS có thể kể về một lễ hội vì trong lễ hội có bao gồm phần hội 
( VD: Hội Gióng, Hội Gò Đống Đa)
- Có thể kể về ngày hội em trực tiếp tham dự hoặc chỉ xem trên vô tuyến, trên phim
* Dựa vào các câu hỏi gợi ý trong SGK: 
Đó là hội gì?
Hội được tổ chức khi nào? ở đâu?
Mọi người đi xem hội như thế nào?
Hội được bắt đầu bằng hoạt động gì?
* Kiểm tra, đánh giá
2 học sinh kể
Lớp nhận xét.
- GV nhận xét, cho điểm.
* Trực tiếp
- GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng.
* Luyện tập
- 1 HS đọc ycầu của bài.
- 1 HS đọc câu hỏi gợi ý.
- GV yêu cầu HS kể tên một số ngày hội
- Cả lớp trao đổi ý kiến theo nhóm.
Hội có những trò vui gì? (chơi cờ, đấu vật, kéo co, đua thuyền)
g) Cảm tưởng của em về ngày hội đó như thế nào?
- Đại diện 4 nhóm trình bày theo nội dung từng câu hỏi gợi ý.
- GV nhận xét.
Bài tập 2: Viết những điều em vừa kể thành một đoạn văn khoảng 5 câu
VD: Quê ngoại em có hội Lim. Hội được tổ chức vào đầu xuân hàng năm, ngay sau Tết. Đến ngày hội, mọi người khắp nơi đổ về làng Lim. Trên đồi và những bãi đất rộng, từng đám đông tụ họp xem hát quan họ, đấu cờ, đấu vật, chọi gà Trên những cây đu mới dựng, từng cặp nam nữ thanh niên nhún đu bay bổng trông rát đẹp mắt. Trên mặt hồ rộng, những chiếc thuyền nhỏ được trang trí rất đẹp đang trôi nhè nhẹ. Cùng lúc đó các liền anh liền chị ngồi trên thuyền hát say sưa. Hội Lim thật đông vui.Năm nào em cũng mong được về quê ngoại vào dịp đầu xuân để dự hội Lim.
- Hs viết bài vào vở
- Lưu ý: GV chưa ycầu H
viết thành bài văn có bố 
cục chặt chẽ nhưng cách 
diễn đạt phải rõ ràng, có 
cảm xúc, câu văn phải 
đúng ngữ pháp.
- 4, 5 Hs đọc lại bài viết của mình
- Lớp nxét
- Gv đánh giá, cho điểm
- Thu vở để chấm
D. Củng cố dặn dò:
Về nhà hoàn chỉnh đoạn văn.
- GV nhận xét tiết học
*Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Trường THDL Lý Thái Tổ
Lớp: 3A2
Giáo viên: Trần Thị Thanh Hà
 Thứ năm ngày 15 tháng 3 năm 2007
Kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt
Phân môn: Tập viết
Tiết 26: T - Tân Trào
I. Mục tiêu: 
 - Củng cố cách viết chữ viết hoa T thông qua bài tập ứng dụng:
+ Viết tên riêng Tân Trào bằng cỡ chữ nhỏ.
+ Viết câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba.
II. Đồ dùng dạy học:
- Mẫu chữ hoa; Vở tập viết HS
 - Phấn màu, bảng phụ, bảng con.
III. Các hoạt động dạy học 
Thời gian
Nội dung dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
1’
5’
A. Ôn định tổ chức
B. Kiểm tra bài cũ
- Đọc: tên riêng, câu ư.dụng tuần 25
- Viết: S, Sầm Sơn
* Kiểm tra, đánh giá
- 2 Hs trả lời
- 4 Hs viết bảng lớp
- Lớp viết bảng con
- Gv nxét, chấm điểm
1’
C. Bài mới
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn HS viết bảng
a. Luyện viết chữ hoa:
- Tìm các chữ hoa có trong bài: T, D, N (Nh)
- Nhắc lại cách viết từng chữ.
- Viết bảng chữ : T, D, N (Nh)
b. Viết từ: Tân Trào
- HS đọc từ viết.
- Tân Trào là tên một xã thuộc huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Đây là nơi diễn ra những sự kiện nổi tiếng trong lịch sử cách mạng: thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22-12-1944), họp Quốc dân Đại hội quyết định khởi nghĩa giành độc lập (16 đến 17 
- GV treo chữ mẫu, giới thiệu và tên bài lên bảng.
* Vấn đáp, Thực hành
- Hs nêu các chữ viết hoa
- GV viết mẫu và nhắc lại cách viết từng chữ.
- HS dưới lớp viết vào bảng con.
- Lớp, Gv nxét
- Hs đọc
- Hs nêu hiểu biết về tên riêng
- Gv giảng thêm
5’
 tháng 8 năm 1945)
- Viết trên bảng con.
- 1 HS viết trên bảng lớp, - Dưới lớp viết vào bảng con.
- Lớp, Gv nxét
7’
c. Viết câu.
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba.
- Đọc câu ứng dụng. 
- Nêu ý nghĩa của câu ứng dụng đó.
Câu ca dao này nói về ngày giỗ Tổ Hùng Vương mồng mười tháng ba âm lịch hàng năm. Vào ngày này, ở đền Hùng (tỉnh Phú Thọ) có tổ chức lễ hội lớn để tưởngniệm các Vua Hùng có công dựng nước.
- Viết bảng con chữ: Dù, Nhớ, Tổ
- Nêu cách trình bày bài trong vở cho đẹp.
- GVghi câu ứng dụng.
- 2 HS đọc, cả lớp đồng thanh.
- GV giúp HS hiểu nghĩa của câu tục ngữ
- Viết bảng con
- Lớp, Gv nhận xét
12’
3’
1’
3. Hướng dẫn học sinh viết vào vở:
- T: một dòng
- D, Nh một dòng
- Tân Trào hai dòng
- Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba.
 ( hai lần)
4. Chấm, chữa bài.
D. Củng cố, dặn dò
- GV nêu ycầu để H viết.
- GV treo bảng phụ
- HS viết vở, GV quan sát, nhắc nhở tư thế ngồi, chữ viết.
- GV chấm 4 bài trên lớp và nhận xét.
- GV nhận xét tiết học.
*Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:

Tài liệu đính kèm:

  • docTViet tuan 26.doc