2, Dạy bài mới
a, Giới thiệu bài.
- Yêu cầu HS tự mở SGK trang 97 , quan sát tranh và đọc tên chủ điểm .
- Dựa vào tranh minh hoạ , em thử đoán xem Ngôi nhà chung mà tên chủ điểm nêu là gì ?
- Các bài học Tiếng Việt tuần 30 , 31, 32 sẽ giúp các em hiểu kì hơn về ngôi nhà chung thân yêu của toàn nhân loại .
- GV yêu cầu HS quan sát tranh minh
hoạ bài tập đọc và hỏi : Tranh vẽ cảnh gì ?
- GV : Đây là cuộc gặp gỡ của đoàn cán bộ Việt Nam với các bạn HS lớp 6 của một trường tiểu học ở Lúc-xăm-bua . Bài học hôm nay sẽ đưa các em đến tham dự cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ và thú vị này.
b, Luyện đọc
GV đọc diễn cảm toàn bài
Lưu ý HS đọc toàn bài với giọng kể cảm động , nhẹ nhàng . Chú ý nhấn giọng ở các từ ngữ bằng tiếng Việt , đàn tơ-ưng , cái nón , tranh cây dừa , ảnh xích lô , vẽ Quốc kì Việt Nam , hoá ra , rất nhiều câu hỏi , bay mù mịt , vẫy tay , lưu luyến
GV viết các từ sau cho h/s luyện đọc.
Lúc-xăm-bua, Mô-ni-ca, Giét-xi-ca, in-tơ-nét
Thứ ngày tháng năm 202 tập đọc - kể chuyện: gặp gỡ ở lúc-xăm-bua I, mục đích yêu cầu A. tập đọc 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng. Đọc đúng: Lúc-xăm-bua, Mô-ni-ca, Giét-xi-ca, in-tơ-nét, lần lượt, tự xưng, xích lô, trò chơi, lưu luyến, hoa lệ. Biết đọc phõn biệt lời người dẫn chuyện với lời nhõn vật trong cõu chuyện 2. Rèn kĩ năng đọc hiểu Hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải cuối bài: Lúc-xăm-bua, lớp 6, đàn tơ rưng, tuyết, hoa lệ. Hiểu được nội dung câu chuyện: Cuộc gặp gỡ thú vị, đầy bất ngờ của đoàn cán bộ Việt Nam với h/s một trường Tiểu học Lúc-xăm-bua thể hiện tình hữu nghị, đoàn kêt giữa các dân tộc. 3.các kns cơ bản được gd trong bài - Giao tiếp: ứng xử lịch sự trong giao tiếp - Tư duy sáng tạo B. Kể truyện 1. Rèn kĩ năng nói: Dựa vào gợi ý HS bước đầu biết kể lại từng đoạn của câu chuyện theo lời gợi ý cho trước, h/s khá giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện 2. Rèn kĩ năng nghe. II, Đồ dùng dạy học Tranh minh hoạ truyện trong SGK III, Các hoạt động dạy học Hoạt động dạy TG Hoạt động học Tập đọc 1 kiểm tra bài cũ Đọc bài: Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục + trả lời câu hỏi NX 4’ 2 h/s đọc + trả lời câu hỏi 2, Dạy bài mới a, Giới thiệu bài. - Yêu cầu HS tự mở SGK trang 97 , quan sát tranh và đọc tên chủ điểm . - Dựa vào tranh minh hoạ , em thử đoán xem Ngôi nhà chung mà tên chủ điểm nêu là gì ? - Các bài học Tiếng Việt tuần 30 , 31, 32 sẽ giúp các em hiểu kì hơn về ngôi nhà chung thân yêu của toàn nhân loại . 1’ -Tranh vẽ các bạn thiếu nhi với nhiều màu da , trang phục khác nhau đang cầm tay nhau vui múa hát quanh trái đất .Chim bồ câu trắng đang tung bay . - Là trái đất . - GV yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi : Tranh vẽ cảnh gì ? - Tranh vẽ cảnh trong một lớp học một đoàn người Việt Nam đang đến thăm lớp học của các bạn HS nước ngoài , cô giáo chủ nhiệm lớp đang giới thiệu với HS về đoàn khách . - GV : Đây là cuộc gặp gỡ của đoàn cán bộ Việt Nam với các bạn HS lớp 6 của một trường tiểu học ở Lúc-xăm-bua . Bài học hôm nay sẽ đưa các em đến tham dự cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ và thú vị này. Nghe giới thiệu b, Luyện đọc GV đọc diễn cảm toàn bài Lưu ý HS đọc toàn bài với giọng kể cảm động , nhẹ nhàng . Chú ý nhấn giọng ở các từ ngữ bằng tiếng Việt , đàn tơ-ưng , cái nón , tranh cây dừa , ảnh xích lô , vẽ Quốc kì Việt Nam , hoá ra , rất nhiều câu hỏi , bay mù mịt , vẫy tay , lưu luyến 20 Nghe đọc GV viết các từ sau cho h/s luyện đọc. Lúc-xăm-bua, Mô-ni-ca, Giét-xi-ca, in-tơ-nét Đọc nối tiếp từng câu - Luyện phát âm từ khó ? Bài được chia làm mấy đoạn HD h/s luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. - GV yêu cầu HS nêu cách ngắt giọng một số câu khó , sau đó hướng dẫn lại và cho cả lớp cùng luyện ngắt giọng Đọc nối tiếp từng đoạn (2 đoạn) Giải nghĩa từ: Lúc-xăm-bua, lớp 6, đàn tơ rưng, tuyết, hoa lệ. Điều bất ngờ là / tất cả HS đều lần lượt tự giới thiệu bằng tiếng Việt .// “Em là Mô-ni-ca” ./ “Em là Giét-xi-ca” ,// Mở đầu cuộc gặp gỡ ,/ các em hát tặng đoàn bài hát “Kìa con bướm vàng”/ bằng tiếng Việt .// Rồi các em giới thiệu những vật sưu tầm được như đàn tơ-rưng ,/ cái nón ,/ tranh cây dừa ,/ ảnh xích lô,..// Các em còn vẽ Quốc kì Việt Nam / và nói được bằng tiếng Việt : “Việt Nam, Hồ Chí Minh.”// - HS luyện ngắt giọng các câu khó theo hướng dẫn của GV , 3 đến 4 HS luyện ngắt giọng cá nhân , sau đó nhóm HS đọc đồng thanh luyện ngắt giọng . Đọc từng đoạn trong nhóm Cả lớp đọc đồng thanh bài văn. c, HD tìm hiểu bài Yêu cầu h/s đọc thầm từng đoạn, trao đổi nội dung bài theo câu hỏi: 10’ h/s đọc thầm từng đoạn Đến thăm một trường Tiểu học ở Lúc-xăm-bua, đoàn cán bộ Việt Nam gặp những điều gì bất ngờ, thú vị? Tất cả h/s lớp 6A đều tự giới thiệu bằng tiếng Việt; hát tặng đoàn bài hát bằng tiếng Việt; giới thiệu những vật rất đặc trưng của Việt Nam mà các em sưu tầm được; vẽ Quốc kì Việt Nam; nói được bằng tiếng Việt những từ ngữ thiêng liêng với người Việt Nam: Việt Nam, Hồ Chí Minh. Vì sao các bạn lớp 6A nói được tiếng Việt và có nhiều đồ vật của Việt Nam? Vì cô giáo lớp 6A đã từng ở Việt Nam. Cô thích Việt Nam nên dạy học trò mình nói tiếng Việt, kể cho các em biết những điều tốt đẹp về Việt Nam. Các em còn tự tìm hiểu về Việt Nam trên in-tơ-nét. Các bạn h/s Lúc-xăm-bua muốn biết điều gì về thiếu nhi Việt Nam? Các em muốn biết h/s Việt Nam học những môn gì, thích những bài hát nào, chơi những trò chơi gì? Các em muốn nói gì với các bạn h/s trong câu chuyện này? Rất cảm ơn các bạn đã yêu quý Việt Nam/ Chúng ta đoàn kết, quý mến nhau vì cùng sống trong một ngôi nhà chung là trái đất. d, Luyện đọc lại GV hướng dẫn h/s đọc đoạn cuối bài Cả lớp, gv nhận xét bình chọn bạn đọc hay. 10’ h/s thi đọc đoạn văn một h/s đọc cả bài B, Kể truyện 1, GV nêu nhiệm vụ Dựa vào trí nhớ và gợi ý trong SGK, h/s kể lại được toàn bộ câu chuyện bằng lời của mình. Yêu cầu kể tự nhiên, sinh động, thể hiện đúng nội dung. 20 2, Hướng dẫn h/s kể chuyện Câu chuyện được kể theo lời của ai? Theo lời của một thành viên trong đoàn cán bộ Việt Nam - Chúng ta phải kể lại câu chuyện bằng lời của ai? - GV hướng dẫn : Kể lại bằng lời của em , em lại không phải là người tham gia cuộc gặp gỡ , vì thế cần kể khách quan như người ngoài cuộc biết về cuộc gặp gỡ đó và kể lại - Bằng lời của chính mình . h/s đọc các gợi ý. 1 h/s kể mẫu đoạn 1 theo gợi ý a VD : - HS có thể kể : Hôm ấy , đoàn cán bộ Việt Nam đến thăm một trường tiẻu học ở Lúc-xăm-bua . Cuộc gặp gỡ ấy đã mang lại cho đoàn những ấn tượng bất ngờ thú vị . Vừa đến trường cô hiệu trưởng đã đưa dẫn đoàn đến thăm lớp 6A . Tất cả HS trong lớp đều tự giới thiệu mình bằng tiếng Việt . Các em còn hát bài “Con bướm vàng” bằng tiếng Việt để tặng đoàn - Tập kể theo nhóm , 2 h/s tiếp nối nhau kể đoạn 1, 2 h/s giỏi kể toàn bộ câu chuyện. C, Củng cố, dặn dò GV nhận xét tiết học 5’ Bổ sung ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... Thứ , ngày tháng năm 202 chính tả : nghe – viết: liên hợp quốc I, mục đích yêu cầu Rèn kĩ năng viết chính tả: - Nghe viết chính xác, trình bày đúng bài Liên hợp quốc - Làm đúng các bài tập điền tiếng có âm đầu dễ lẫn tr/ch. Đặt câu đúng với những từ ngữ mang âm trên. II, Đồ dùng dạy học Vở bài tập III, Các hoạt động dạy học. Hoạt động dạy tg Hoạt động học 1. kiểm tra bài cũ 4’ - Gọi 1HS , đọc cho 2 HS viết trên bảng lớp , HS dưới lớp viết vào vở nháp . - HS đọc và viết : bác sĩ , mỗi sáng , xung quanh , thị xã - Nhận xét. 2. Dạy – học bài mới 28’ 2.1.Giới thiệu bài - Giờ chính tả này các em sẽ nghe viết đoạn văn Liên hợp quốc và làm bài tập chính tả phân biệt tr/ch và đặt câu với các từ vừa tìm được . 2.2. Hướng dẫn viết chính tả a) Tìm hiểu về nội dung bài viết - GV đọc đoạn văn 1lần . - Theo dõi GV đọc , 1HS đọc lại . - Hỏi : Liên hợp quốc được thành lập nhằm mục đích gì ? - Nhằm mục đích bảo vệ hoà bình , tăng cường hợp tác và phát triển giữa các nước . - Có bao nhiêu thành viên tham gia Liên hợp quốc? - Có 191 nước và khu vực . - Việt Nam trở thành thành viên Liên hợp quốc vào khi nào ? Lưu ý: vùng lãnh thổ chỉ những vùng được công nhận là thành viên Liên hợp quốc nhưng chưa hoặc không phải là quốc gia độc lập. - Vào ngày 20 – 9 – 1977 . b) Hướng dẫn cách trình bày bài - Đoạn văn có mấy câu ? - Đoạn văn có 4 câu . - Đoạn văn có những chữ nào phải viết hoa ? Vì sao ? - Các chữ đầu câu : Liên , Đây , Tính ,Việt , và tên riêng Liên hợp quốc , Việt Nam . c) Hướng dẫn viết từ khó - Yêu cầu HS tìm các từ khó , dễ lẫn khi viết chính tả . - Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được . Liên hợp quốc , tăng cường , lãnh thổ . - Chỉnh sửa lỗi chính tả cho HS . - Đọc cho HS viết các chữ số : 24 -10- 1945 ; tháng 10 năm 2002 , 191, 20-9 -1977 . - 3HS viết bảng lớp , HS dới lớp viết vào vở nháp . - Chỉnh sửa lỗi chữ viết cho HS d) Viết chính tả e) Soát lỗi g) Chấm từ 7 đến 7 bài 2.3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả Bài 2a a, BT2(a) Điền vào chỗ chấm: tr hay ch? - Gọi HS đọc yêu cầu - 1HS đọc yêu cầu trong SGK . - Yêu cầu HS tự làm - 2HS lên bảng , HS dưới lớp làm bằng chì vào SGK . Cả lớp và GV nhận xét - chữa bài . - Chốt lại lời giải đúng . - Làm bài vào vở : Buổi chiều , thuỷ triều , triều đình , chiều chuộng , ngược chiều , chiều cao . Bài 3 Đặt câu với mỗi từ tìm được ở bài tập 2(a) - Gọi HS đọc yêu cầu - 1HS đọc yêu cầu trong SGK . - Yêu cầu HS tự làm - Mỗi HS đặt 2 câu - Gọi HS đọc câu mình viết . Cả lớp và GV nhận xét về chính tả, nội dung câu văn. a) Buổi chiều hôm nay, bố em ở nhà . Thuỷ triều là một hiện tượng tự nhiên ở biẻn . Cả triều đình được một phen cười vỡ bụng . Em bé được cả nhà chiều chuộng . Em đi ngược chiều gió . Chiều cao của ngôi nhà là 20 mét . b) Hết giờ làm việc , mẹ sẽ đón em . Bạn Nam có cái mũi hếch rất ngộ . Công việc thế là hỏng hết . Nhiệt độ trong nhà và ngoài trời rất chênh lệch . - Yêu cầu HS viết 2 câu vào vở . - Viết bài . 3. củng cố , dặn dò 3’ - Nhận xét tiết học - Nghe Bổ sung .................................................................................................................................. .................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... Thứ , ngày tháng năm 202 Tập đọc: một mái nhà chung I, mục đích yêu cầu 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng Đọc đúng : lợp nghìn lá biếc, rập rình, lợp hang. Biết nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ 2. Rèn kĩ năng đọc hiểu: Hiểu nghĩa từ ngữ mới: dím, gấc, cầu vồng Hiểu nội dung bài: Mỗi vật có cuộc sống riêng nhưng đều có mái nhà chung là trái đất. Hãy yêu mái nhà chung, bảo vệ và giữ gìn nó. Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3. HGS : Trả ... ............................................... ........................................................................................................................................ Thứ , ngày tháng năm 202 chính tả : nhớ - viết Một mái nhà chung I, mục đích yêu cầu Rèn kĩ năng viết chính tả 1. Nhớ – viết lại đúng 3 khổ thơ đầu của bài Một mái nhà chung. Trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ 4 chữ 2. Làm đúng các bài tập điền vào chỗ trống tiếng có âm dễ viết sai: tr/ch II, đồ dùng dạy học Vở bài tập III, Các hoạt động dạy học Hoạt động dạy tg Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ 4’ - Gọi 1HS đọc cho 2HS viết trên bảng lớp , HS dưới lớp viết vào vở nháp . - 1HS đọc và viết : Chông chênh , trắng trẻo , chênh chếch , tròn trịa . - Nhận xét 2. Dạy – học bài mới 2.1 Giới thiệu bài 1’ - Giờ chính tả này các em sẽ nhớ và viết lại 3 khổ thơ đầu trong bài thơ Một mái nhà chung và làm bài tập chính tả phân biệt tr/ ch . 2.2.Hướng dẫn viết chính tả . 20’ a) Trao đổi về nội dung bài viết - GV yêu cầu HS đọc thuộc lòng 3 khổ thơ đầu bài Một mái nhà chung . - 2HS lần lượt đọc . - Hỏi : Đoạn thơ nói lên những mái nhà riêng của ai ? Nó có gì đặc biệt ? - Những mái nhà của chim , cá , dím , ốc của em và của các bạn . Mỗi ngôi nhà có nét gì riêng và vẻ đẹp riêng . b) Hướng dẫn cách trình bày - Đoạn thơ có mấy khổ ? Trình bày như thế nào cho đẹp ? - Đoạn thơ có 3 khổ , giữa 2 khổ thơ ta để cách 1 dòng . - Các dòng thơ được trình bày như thế nào ? - Chữ đầu dòng thơ phải viết hoa và viết lùi vào 2ô . c) Hướng dẫn viết từ khó - Yêu cầu HS tìm các từ khó , dễ lẫn khi viết chính tả . + Nghìn , sóng xanh , rập rình , lợp lòng đất, - Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được . + 1HS đọc cho 2HS viết trên bảng lớp , HS dưới lớp viết vào vở nháp . - Chỉnh sửa lỗi chính tả cho HS . d) Viết chính tả - HS tự viết bài . e) Soát lỗi g) Chấm bài 2.3 Hướng dẫn làm bài tập chính tả . 7’ Bài 2 - Gọi HS đọc yêu cầu bài 2a - 1HS đọc yêu cầu trong SGk . - Yêu cầu HS tự làm bài . -2HS lên bảng làm , HS dưới lớp làm bài bằng chì vào SGK . - Gọi HS chữa lại bài . - 2HS chữa bài . - Chốt lại lời giải đúng . - Làm bài vào vở : Mèo con đi học ban trưa Nón nan không đội , trời mưa rào rào Hiên che không chịu nép vào Tối về sổ mũi còn gào “meo meo”. 3. Củng cố , dặn dò - Nhận xét tiết học , chữ viết của HS . 3’ Bổ sung ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... Thứ ngày tháng năm 202 tập làm văn: Viết thư I, mục đích yêu cầu Rèn kĩ năng viết: - Biết viết một bức thư ngắn cho một bạn nhỏ nước ngoài để làm quen - Lá thư trình bày đúng thể thức; đủ ý; dùng từ đặt câu đúng; thể hiện tình cảm với người nhận thư. Các KNS được GD trong bài - Giao tiếp: ứng xử lịch sự trong giao tiếp - Tư duy sáng tạo - Thể hiện sự tự tin II, Đồ dùng dạy học Vở bài tập. - Thay đổi đề bài cho phự hợp với HS: Hóy viết thư cho một bạn nước ngoài để làm quen . III, các hoạt động dạy học Hoạt động dạy TG Hoạt động học A, kiểm tra bài cũ Đọc bài văn kể lại một trận thi đấu thể thao. NX, 4’ 3 h/s kể B, dạy bài mới GV giới thiệu bài: Trong giờ học tập làm văn hôm nay , các em sẽ dựa vào gợi ý của SGK viết một bức thư cho một bạn nước ngoài để làm quen và bày tỏ tình thân ái . 2. Hướng dẫn học sinh viết thư - Gv yêu cầu HS mở vở SGK trang 105 đọc yêu cầu của giờ Tập làm văn . - Yêu cầu HS đọc lại phần gợi ý trong SGK . 1’ 27’ Nghe giới thiệu h/s đọc yêu cầu bài tập Một h/s giải thích yêu cầu của bài tập theo gợi ý. - Em hãy nghĩ để chọn một người bạn nhỏ mà em sẽ viết thư cho bạn . Bạn đó em có thể biết qua đài , báo , truyền hình , hoặc qua các bài đọc giúp các em hiểu thêm về nước bạn. Người bạn nước ngoài này cũng có thể là người bạn trong tưởng tượng của em. Cần nói rõ bạn đó là người nước nào. Nói được tên của bạn thì càng tốt. Nội dung thư phải thể hiện điều gì? - Mong muốn làm quen với bạn - Bày tỏ tình thân ái, mong muốn các bạn nhỏ trên thế giới cùng chung sống hạnh phúc trong ngôi nhà chung: trái đất. Nêu hình thức trình bày một lá thư? + Dòng đầu thư ( ghi rõ nơi viết: ngày, tháng, năm) + Lời xưng hô ( Bạn....thân mến). Sau lời xưng hô này, có thể đặt dấu phẩy, dấu chấm than hoặc không đặt dấu gì. + Nội dung thư: Làm quen, thăm hỏi, bày tỏ tình thân ái. Lời chúc, lời hứa hẹn. + Cuối thư: lời chào, chữ kí và tên Gợi ý : Em viết thư cho ai ? Bạn đó tên là gì ? bạn sống ở nước nào ? Em viết thư cho bạn Me ry , ở thủ đô Luân Đôn , nước Anh . / Em viết thư cho bạn Giét –xi-ca , bạn sống ở Lúc –xăm-bua ./..... - Lí do để em viết thư cho bạn là gì ? - Qua bài học em được biết về thủ đô Luân Đôn và các bạn nhỏ của nước Anh . Em rất thích những cảnh đẹp của Luân Đôn và các bạn nhỏ ở đây ./ Em được biết các bạn nhỏ Lúc-xăm-bua qua bài tập đọc . Em thấy các bạn thật dễ mến nên viết thư cho bạn Giét –xi-ca - Nội dung bức thư em viết là gì ? Em tự giới thiệu về mình ra sao ? Em hỏi thăm bạn những gì ? Em bày tỏ tình cảm của em đối với bạn như thế nào ? - Em tên là Lê Mạnh Cường là HS lớp 3. Gia đình em sống ở huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình . Em muốn hỏi thăm bạn xem có khoẻ không , Bạn thích học môn gì , thích những bài hát nào . bạn có hay đi thăm các cảnh đẹp của của thủ đô Luân Đôn không ? Công viên ở đấy có lớn không? Tuy chưa gặp mặt nhưng em rất mến bạn , mến đất nước Anh và muốn làm quen với bạn ... - GV yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ Viết thư vào giấy rời Viết thư vào giấy rời GV chấm một vài bài viết hay h/s tiếp nối nhau đọc thư - Yêu cầu cả lớp viết phong bì thư và cho thư vào phong bì , dán kín . h/s viết phong bì thư, dán tem, đặt lá thư vào phong bì thư. 3. Củng cố dặn dò NX tiết học, biểu dương h/s học tốt 3’ Bổ sung ....................................................................................................................................... ........................................................................................................................................ ....................................................................................................................................... Thứ ngày tháng năm 202 Tập viết: ôn chữ hoa U I, Mục đích yêu cầu Củng cố cách viết chữ hoa U thông qua bài tập ứng dụng. Viết tên riêng: Uông Bí bằng chữ cỡ nhỏ. Viết câu ứng dụng: Uốn cây từ thuở còn non / Dạy con từ thuở con còn bi bô bằng chữ cỡ nhỏ. II, Đồ dùng dạy học Mẫu chữ viết hoa: U Từ ứng dụng: Uông Bí III, các hoạt động dạy học Hoạt động dạy tg Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ 4’ - Gọi 1HS đọc thuộc từ và câu ứng dụng của tiết trước . - 1HS đọc : Trường Sơn Trẻ em như búp trên cành Biết ăn ngủ , biết học hành là ngoan - Gọi 2HS lên bảng viết từ : Trường Sơn , Trẻ em HS dưới lớp viết bảng tay . : Trường Sơn, Trẻ em. - Chỉnh sửa lỗi cho HS . 2. Dạy – học bài mới 2.1 Giới thiệu bài 1’ - Trong tiết tập viết này các em sẽ ôn lại cách viết chữ hoa U có trong từ và câu ứng dụng . 2.2.Hướng dẫn viết chữ viết hoa 10’ Tìm các chữ hoa có trong bài? - Có các chữ hoa : U, B , D - GV yêu cầu HS viết chữ viết hoa U . - 3HS lên bảng viết , cả lớp viết bảng tay . nhận xét- hỏi 1 HS viết chữ đẹp : Em đã viết chữ U như thế nào ? - HS nêu quy trình viết chữ viết hoa U đã học ở lớp 2 , cả lớp theo dõi nhận xét . GV viết mẫu chữ U, kết hợp nhắc lại cách viết Chữ U: Đặt bút ở ĐK 3 viết nét móc 2 đầu . Đầu móc trên cuộn vào trong , đầu móc bên phải hướng ra ngoài DB ở giữa ĐK 1 ĐK2 N 2 : N2: Từ điểm dừng bút của N1, rê bút lên giữa ĐK 3 và ĐK 4, đổi chiều bút, viết nét móc ngược phải, từ trên xuống dưới DB ở giữa ĐK 1 và ĐK 2 - Yêu cầu HS viết các chữ hoa B , D . GV chỉnh sửa lỗi cho từng HS . - 2 HS lên bảng viết , cả lớp viết vào bảng con . 2.3. Hướng dẫn viết từ ứng dụng a) Giới thiệu từ ứng dụng - Gọi HS đọc từ ứng dụng - 1HS đọc : Uông Bí . - Giới thiệu : Uông Bí là tên một thị xã ở tỉnh Quảng Ninh . b) Quan sát và nhận xét - Trong từ ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào ? - Chữ U , B , g cao 2li rưỡi , các chữ khác còn lại cao 1 li . - Khoảng cách các chữ bằng chừng nào ? - Bằng 1 con chữ o . c) Viết bảng - Yêu cầu HS viết từ ứng dụng Uông Bí . GV chỉnh sửa chữ viết cho HS . - 3HS lên bảng viết , HS dưới lớp viết ra bảng con . 2.4 Hướng dẫn viết câu ứng dụng . a) Giới thiệu câu ứng dụng - Gọi HS đọc câu ứng dụng – Giải thích : Câu ca dao ý nói dạy con phải dạy từ nhỏ , mới dễ hình thành những thói quen tốt cũng như cây non cành mềm dễ uốn . b) Quan sát và nhận xét - 3HS đọc : Uốn cây từ thuở còn non Dạy con từ thuở con còn bi bô . - Trong cau ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào ? - Các chữ U , B , D , y , h ,b cao 2 li rưỡi , chữ t cao 2 li , các chữ còn lại cao 1 li . c) Viết bảng - Yêu cầu HS viết từ : Uốn cây , Dạy con - 2HS lên bảng viết , Hs dới lớp viết vào bảng con . 2.5 Hớng dẫn viết vào vở tập viết - Cho HS xem bài viết mẫu trong vở Tập viết 3 , tập hai . Lưu ý : HS khá giỏi viết đủ các dòng như ở vở tập viêt yêu cầu ngồi đúng tư thế, viết đúng độ cao, khoảng cách giữa các chữ. - HS viết : + 1dòng chữ U , cỡ nhỏ + 1 dòng chữ B, D , cỡ nhỏ . + 21dòng Uông Bí , cỡ nhỏ . + 1 lần câu ứng dụng , cỡ nhỏ . - GV theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho từng HS . - Thu và chấm 5 đến 7 bài . 3. Củng cố , dặn dò 3’ - Nhận xét tiết học , chữ viết của HS. Bổ sung ...................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... Duyệt của Ban giỏm hiệu
Tài liệu đính kèm: