Giáo án Tiếng việt lớp 3 - Tuần 33 đến 35 - Trường Tiểu học Tấn Tài 2

Giáo án Tiếng việt lớp 3 - Tuần 33 đến 35 - Trường Tiểu học Tấn Tài 2

TẬP ĐỌC –KỂ CHUYỆN TIẾT 97-98

CÓC KIỆN TRỜI (GDBVMT)

I/ MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU

A/-TẬP ĐỌC- Biết đọc phân biệt lời người dân chuyện với lời các nhân vật.

- Hiểu ND: do có quyết tâm và biết phối hợp với nhau đấu tranh cho lẽ phải nên Cóc và các bạn đã thắng cả đội quân hùng hậu của trời, buộc trời phải làm mưa cho hạ giới (Trả lời được các CH trong SGK)

- GDBVMT : GDHS ý thức bảo vệ môi trường

B/ KỂ CHUYỆN.

- Kể lại được một đoạn chuyện theo lời của một nhân vật trong truyện, dựa theo tranh minh họa (SGK)

 

doc 24 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 673Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng việt lớp 3 - Tuần 33 đến 35 - Trường Tiểu học Tấn Tài 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33
Thứ hai ngày 30 tháng 4 năm 2012(dạy ngày thứ bảy 28/4/2012)
TẬP ĐỌC –KỂ CHUYỆN TIẾT 97-98
CÓC KIỆN TRỜI (GDBVMT)
I/ MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU
A/-TẬP ĐỌC- Biết đọc phân biệt lời người dân chuyện với lời các nhân vật.
- Hiểu ND: do có quyết tâm và biết phối hợp với nhau đấu tranh cho lẽ phải nên Cóc và các bạn đã thắng cả đội quân hùng hậu của trời, buộc trời phải làm mưa cho hạ giới (Trả lời được các CH trong SGK) 
- GDBVMT : GDHS ý thức bảo vệ môi trường
B/ KỂ CHUYỆN.
- Kể lại được một đoạn chuyện theo lời của một nhân vật trong truyện, dựa theo tranh minh họa (SGK)
II/ ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC
Tranh minh họa bài tập đọc, các đoạn truyện ( phóng to, nếu có thể).
Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
III / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
TẬP ĐỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A/ KIỂM TRA BÀI CŨ (5’)
GV Kiểm tra 3 Học sinh lên bảng yêu cầu đọc và trả lời các câu hỏi vềâ bài Cuốn sổ tay.
B/ DẠY BÀI MỚI(25’)
1/ Giới thiệu chủ điểm và bài mới:
2/ Luyện đọc
a). Đọc mẫu. 
b) Đọc từng câu.
+ GV treo bảng phụ viết sẵn các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ và yêu cầu học sinh đọc.
+ GV yêu cầu học sinh tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài, theo dõi và chỉnh sửa lỗi phát âm của học sinh.
 c) Đọc từng đoạn. 
+ GV gọi 3 học sinh đọc bài tiếp nối theo đoạn.Nhắc học sinh chú ý ngắt giọng ở vị trí các dấu câu.
+ Yêu cầu học sinh đọc chú giải để hiểu nghĩa các từ mới.
+ GV gọi 3 học sinh khác yêu cầu tiếp nối nhau đọc bài theo đoạn, lần 2.
d) Luyện đọc theo nhóm.
+ Chia nhóm và yêu cầu Học sinh luyện đọc theo nhóm.
e) Đọc trước lớp.+ Gọi 3 học sinh bất kì yêu cầu tiếp nối nhau đọc bài theo đoạn.
g) Đọc đồng thanh.+ Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh đoạn 2.
3/ Tìm hiểu bài:- Vì sao Cóc phải kiện Trời? 
- Cóc sắp xếp đội ngũ thế nào trước khi đánh trống? 
- Đội quân nhà Trời gồm những ai? 
- Em hãy kể lại cuộc chiến giữa Cóc và các bạn với đội quân nhà Trời.
- Qua phần đọc và tìm hiểu truyện, em thấy Cóc có gì đáng khen?
- GV giảng thêm: Cóc đại diện cho nguyện vọng của người nông dân, luôn mong muốn mưa thuận gió hoà để sản xuất.
- Câu chuyện muốn nói gì vơi chúng ta ?
GDBVMT : Hạn hán có nguyên nhân là do con người phá hoại môi trường thiên nhiên, vậy muốn tránh khỏi thiên tai, hạn hán, chúng ta phải biết bảo vệ môi trường cây xanh, không phá rừng.
4/ Luyện đọc lại bài : 
- GV đọc mẫu toàn bài lần hai - Gọi 3 Học sinh đọc bài trước lớp theo ba vai Trời, Cóc, người dẫn chuyện.
- Gv chia lớp thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm 3 học sinh yêu cầu luyện đọc theo nhóm.
- Tổ chức cho 3 nhóm thi đọc bài theo vai trước lớp.- Nhận xét và cho điểm học sinh.
- 3 học sinh lên bảng thực hiện yêu cầu của GV.
- Luyện phát âm từ khó.
- Đọc bài tiếp nối theo tổ, dãy bàn hoặc nhóm. Mỗi học sinh đọc 1 câu.
- 3 học sinh đọc, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
- 1 học sinh đọc trước lớp, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
- 3 học sinh đọc trước lớp, cả lớp theo dõi bài và nhận xét. 
- Mỗi nhóm 3 học sinh lần lượt đọc một đoạn trước nhóm, học sinh trong cùng nhóm theo dõi và chỉnh sửa cho nhau.
 - 3 học sinh đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
- Vì đã lâu ngày trời không làm mưa, hạ giới bị hạn hán, muôn loài đều khổ sở.
- Trước khi đánh trống, Cóc bảo Cua bò vào chum nước, Ong đợi sau cánh cửa, Cáo, Gấu, Cọp thì nấp ở hai bên.
- Đội quân của nhà Trời gồm có Gà, Chó, Thần Sét.
- Học sinh tiếp nối nhau phát biểu ý kiến: Cóc thật dũng cảm, dám lên kiện Trời; Cóc biết sắp xếp, phân công các bạn một cách hợp lý nên đã thắng được đội quân hùng hậu của Trời; Cóc thương muôn loài dưới hạ giới 
- Học sinh theo dõi bài đọc mẫu.
- 3 học sinh đọc bài, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
- Học sinhtrong nhóm phân công vai để đọc lại bài.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét và bình chọn nhóm đọc hay nhất.
KỂ CHUYỆN
1/ Xác định yêu cầu: 
- Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu của phần Kể chuyện trang 123/SGK.
2/ Hướng dẫn kể chuyện:
- Chúng ta phải kể lại câu chuyện bằng giọng của ai?
- Trong truyện có nhiều nhân vật, em có thể chọn kể bằng lời của Cóc, các bạn của Cóc, Trời nhưng lưu ý không kể bằng lời của các nhân vật chết trong cuộc chiến đấu.
- GV yêu cầu học sinh suy nghĩ để chọn một nhân vật mà mình sẽ kể theo lời của nhân vật đó.
- Chúng ta phải xưng hô như thế nào khi kể theo lời của một nhân vật trong truyện?
- GV yêu cầu học sinh quan sát để nêu nội dung các bức tranh.
- Gv gọi 1 học sinh khá, yêu cầu kể lại đoạn đầu của câu chuyện.
- Nhận xét.
3/ Kể chuyện.
- GV gọi 3 học sinh kế tiếp nối câu chuyện trước lớp.
- GV nhận xét.
- Gọi 1 học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện.
3/ Củng cố, dặn dò.(5’)- Nhận xét tiết học, dặn dò học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.
- 1 học sinh đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi.
- Bằng lời của một nhân vật trong truyện dựa theo tranh minh họa SGK
- Học sinh nghe GV hướng dẫn.
- Học sinh tiếp nối nhau trả lời trước lớp: Em kể theo lời của Cóc./ Em kể theo lời của Trời./ 
- Xưng là “ Tôi”.
- 4 Học sinh tiếp nối nhau phát biểu ý kiến.
+ Tranh 1: Cóc và các bạn trên đường đi kiện Trời.
+ Tranh 2: Cuộc chiến giữa Cóc và các bạn với quân nhà Trời.
+ Tranh 3: Trời thương lượng với Cóc.
+ Tranh 4: Trời làm mưa.
Cả lớp theo dõi và nhận xét.
-HS khá, giỏi kể lại toàn bộ câu chuyện theo lời của nhân vật 
Thứ ba ngày 01 tháng 5 năm 2012(dạy ngày thứ tư 2/5/2012)
CHÍNH TẢ TIẾT 65(Nghe viết)
CÓC KIỆN TRỜI
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Đọc và viết đúng tên 5 nước láng giềng ở Đông Nam Á (BT2) 
- Làm đúng BT(3) a / b .
II / ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC Bài tập 3a hoặc 3b viết 3 lần trên bảng lớp.
III / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A / Kiểm tra bài cũ .(5’)
- Gọi 1 học sinh đcọ cho 2 học sinh viết trên bảng lớp, học sinh dưới lớp viết vào vở nháp.
- Nhận xét và cho điểm học sinh.
B / Dạy – Học bài mới.(5’)1/ Giới thiệu bài .
2/ Hướng dẫn viết chính tả.
a) Trao đổi về nội dung bài viết.
- Giáo viên đọc đoạn văn 1 lần.
- Hỏi: Cóc lên Thiên đình kiện Trời với những ai?
b) Hướng dẫn cách trình bày bài.
- Đoạn văn có mấy câu?
- Những chữ nào trong bài chính tả được viết hoa? Vì sao?
c) Hướng dẫn viết từ khó.
- Yêu cầu học sinh tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Yêu cầu học sinh đọc và viết các từ vừa tìm được.
- Chỉnh sửa lỗi chính tả cho học sinh.
d) Viết chính tả.
e) Soát lỗi.
g) Chấm từ 7 đến 10 bài.
3/ Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài 2:– Gọi học sinh đọc yêu cầu: Đọc và viết đúng tên 5 nước láng giềng ở Đông Nam Á
- Gọi học sinh đọc tên các nước.
- Gv giới thiệu: đây là 5 nước láng giềng của nước ta.
- Tên riêng nước ngoài được viết như thế nào?
- GV lần lượt đọc tên các nước (có thể không theo thứ tự như SGK) và yêu cầu học sinh viết theo.
- Nhận xét chữ viết của học sinh.
Bài 3: a) - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu học sinh tự làm.- Gọi học sinh chữa bài.
- Chốt lại lời giải đúng.
b)HSKG làm chín mọng - mơ mộng -hoạt động - ứ đong
C /Củng cố – Dặn dò.(25’)
- Nhận xét tiết học, yêu cầu những học sinh viết sai từ 3 lỗi trở lên về nhà viết lịa bài cho đúng chính tả, dặn dò học sinh cả lớp chuẩn bị bài sau. 
- Học sinh đọc và viết.
+ PB: lâu năm, nu61t nẻ, nấp, náo động.
+ PN: vừa vặn, dùi trống, về, dịu giọng.
- Theo dõi GV đọc, 1 học sinh đọc lại.
- Với Cua, Gấu, Cáo, Cọp, Ong.
- Đoạn văn có 3 câu.
- Những chữ đầu câu: Thấy, Cùng, Dưới và tên riêng: Cóc, Trời, Cua, Cáo, Gấu, Cọp, Ong.
- PB: lâu, làm ruộng đồng, chim muông, khôn khéo, quyết.
- PN: Chim muông, khôn khéo, quyết.
- 1 học sinh đọc cho 2 học sinh viết bảng lớp, học sinh dưới lớp viết vào vở nháp.
 - 1 học sinh đọc yêu cầu trong SGK.
- 10 học sinh đọc: Bru-nây; cam-pu-chia; Đông-ti-mo; In-đô-nê-xi-a; Lào.
- Viết hoa chữ cái đầu tiên và giữa các chữ có dấu gạch nối.
- 3 học sinh viết bảng lớp, học sinh dưới lớp viết vào vở.
- 1 Học sinh đọc yêu cầu trong SGK.
- 3 học sinh làm bài trên bảng lớp, học sinh dưới lớp làm bằng bút chì vào SGK.
- 2 học sinh chữa bài.
- Làm bài vào vở : cây sào – xào nấu; lịch sử – đối xử.
TẬP VIẾT TIẾT 33
ÔN CHỮ HOA Y
I/ MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU.
- Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa Y (1 dòng) P,K (1 dòng) viết đúng tên riêng Phú Yên (1 dòng) và câu ứng dụng: Yêu trẻ... để tuổi cho (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ 
II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC.Kẻ sẵn dòng chữ trên bảng để học sinh viết chữ. – Câu ứng dụng 
 Yêu trẻ, trẻ đến nhà Kính già, già để tuổi cho Tên riêng và câu ứng dụng viết mẫu sẵn trên bảng lớp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1/ Kiểm tra bài cũ:(5’)
- Thu vở của một số học sinh để chấm bài về nhà.
- Gọi 1 học sinh đọc thuộc từ và câu ứng dụng của tiết trước. Gọi 2 học sinh lên bảng viết từ Văn Lang và, Vỗ tay, Bàn kĩ.
- Chỉnh sửa lỗi cho học sinh.- Nhận xét vở đã chấm.
2/ Dạy – học bài mới:(5’)
a) Gi ... ca sĩ, nhà thơ, nhà văn, đạo diễn, nhà quay phim, kiến trúc sư,
 - Từ ngữ chỉ hoạt động nghệ thuật : ca hát, sáng tác, biểu diễn, làm thơ, múa,
 - Từ ngữ chỉ các môn nghệ thuật : âm nhạc, hội hoạ, văn học, kiến trúc, điêu khắc,
Thứ ba ngày 15 tháng 5 năm 2012
CHÍNH TẢ- Tiết 69
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI HK 2 (TIẾT 3)
I / MỤC TIÊU
- Mức độ đọc, yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1 
- Nghe - viết đúng bài Nghệ nhân Bát Tràng (tốc độ viết khoảng 70chữ / 15 phút) không mắc quá 5 lỗi trong bài; biết trình bày bài thơ theo thể lục bát (BT2) 
II / ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC
Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 34.
III / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu bài (1’)
- Nêu mục tiêu của tiết học và ghi bảng.
Hoạt động 1 : Kiểm tra tập đọc (17’)
- Kiểm tra kĩ năng đọc hiểu : trả lời được 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc..
- Cho HS lên bảng bốcthăm bài đọc.
- Gọi HS đọc và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Gọi HS nhận xét bạn đọc và trả lời câu hỏi.
- Cho điểm trực tiếp từng HS.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập (14’)
Bài tập 2
a) Trao đổi nội dung đoạn văn
- GV đọc đoạn văn 1 lượt.
- Hỏi : Dưới ngòi bút của nghệ nhân Bát Tràng, những cảnh đẹp nào đã hiện ra ? 
b) Hướng dẫn cách trình bày
- HS nêu cách trình bày bài thơ lục bát?
viết hoa ? 
c) Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
d) Viết chính tả
GV đọc cho hs viết bài vào vở
e) Soát lỗi
GV đọc lại bài cho hs soát lỗi
g) Chấm bài
GV chấm toàn bộ số bài.
* Đọc thêm bài : Ngọn lửa Ô-lim-pic
Hoạt động 3 : Củng cố, dặn dò (3’)
- GV nhắc HS về nhà tiếp tục luyện đọc và học thuộc lòng bài chính tả.
- GV nhận xét tiết học.
- Lần lượt từng HS bốc thăm bài, chuẩn bị.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- Theo dõi và nhận xét.
- Theo dõi sau đó 2 HS đọc lại.
- Những sắc hoa, cánh cò bay dập dờn, luỹ tre, cây đa, con đò lá trúc đang qua sông,
- Dòng 6 chữ viết cách lề vở 3 ô li, dòng 8 chữ cách lề vở 2 ô li.
- 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.
HS khá, giỏi viết đúng và tương đối đẹp bài CT (tốc độ trên 70 chữ / 15phút 
- HS viết bài vào vở
- HS đổi vở cho nhau, dùng bút chì để soát lỗi theo lời đọc của GV.
TẬP VIẾT T 35
ÔN TẬP TĐ+HTL+TLV + Đọc thêm : CON CÒ- TIẾT 4
I / MỤC TIÊU
- Mức độ đọc, yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1 
- Nhận biết được các từ ngữ thể hiện sự nhân hóa, các cách nhân hóa (BT2)
II / ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC
Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 34.
Phiếu học tập phát cho từng học sinh ( xem mẫu lời giải).
III / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu bài (1’)
- Nêu mục tiêu của tiết học và ghi bảng.
Hoạt động 1 : Kiểm tra tập đọc (18’)
- Kiểm tra kĩ năng đọc hiểu : trả lời được 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc..
- Cho HS lên bảng bốcthăm bài đọc.
- Gọi HS đọc và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Gọi HS nhận xét bạn đọc và trả lời câu hỏi.
- Cho điểm trực tiếp từng HS.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập (16’)
Bài tập 2- HS đọc yêu cầu.
- GV cho HS quan sát tranh minh hoạ bài thơ. GV giới thiệu ảnh sam, dã tràng, còng.
- Cả lớp đọc thầm bài thơ. 
- GV phát ohiếu học tập cho từng HS.
- Yêu cầu các nhóm tự làm bài. GV giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
- Gọi 1 đến 2 HS chữa bài.
- Chốt laiï lời giải đúng . chấm bài.
- Lần lượt từng HS bốc thăm bài, về chỗ chuẩn bị.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- Theo dõi và nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu, HS cả lớp theo dõi.
- HS quan sát tranh minh họa.
- 2 HS đọc.
- HS tự làm bài.
- 2 HS chữa bài.
- Theo dõi vào phiếu của mình.
PHIẾU HỌC TẬP Điền từ ngữ thích hợp vào ô trống
Những con vật được nhân hóa
Từ ngữ nhân hóa con vật
Các con vật được gọi
Các con vật được tả
Cua Càng 
thổi xôi, đi hội, cõng nổi
Oác
cậu
vặn mình, pha trà
Tôm
chú
lật đật đi chợ, dắt tay bà còng
Sam
bà
dựng nhà
Dã tràng
ông
móm mém, rụng hai răng, khen xôi dẻo
Tép
cái
đỏ mắt, nhóm lửa, chép miệng
Em thích hình ảnh con Cua Càng thổi xôi, cõng nồi trên lưng vì hình ảnh đó rất ngộ nghĩnh.
* Đọc thêm bài : Con cò
Hoạt động 3 : Củng cố, dặn dò (3’)
- GV nhắc HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài Cua Càng thổi xôi ; đọc lại những bài tập đọc có yêu cầu HTL.
- GV nhận xét tiết học.
Thứ tư ngày 16 tháng 5 năm 2012
LUYỆN TỪ VÀ CÂU - Tiết 35
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI HK 2 (TIẾT 5)
I / MỤC TIÊU
- Mức độ đọc, yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1 
- Nghe - kể lại được câu chuyện bốn cẳng và 6 cẳng (BT2) 
II / ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC
Phiếu ghi sẵn tên các bài có yêu cầu học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 34.
3 câu hỏi gợi ý kể chuyện viết sẵn trên bảng lớp.
III / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1/ Giới thiệu bài.
- Nêu mục tiêu của tiết học và ghi bảng.
2/ Kiểm tra học thuộc lòng.
- Tiến hành tương tự tiết 1.
(Với học sinh chưa thuộc, giáo viên cho học sinh ôn lại và kiểm tra vào tiết sau).
3/ Rèn kĩ năng nói.
Bài 2 Nghe và kể lại câu chuyện bốn cẳng và 6 chân
- Gọi học sinh đọc yêu cầu và các câu hỏi gợi ý.
- Giáo viên kể chuyện lần 1.
- Hỏi: Chú lính được cấp ngựa để làm gì?
- Chú đã sử dụng con ngựa như thế nào?
- Vì sao chú cho rằng chạy bộ nhanh hơn cưỡi ngựa? 
- Giáo viên viết nhanh các câu trả lời của học sinh lên bảng theo ý tóm tắt.
- Giáo viên kể chuyện lần 2.
- Yêu cầu học sinh tập kể trong nhóm, giáo viên đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
- Gọi học sinh kể chuyện. Cho điểm những học sinh kể tốt.
Đọc thêm bài MÈ HOA LƯỢN SÓNG
4/ Củng cố – Dặn dò.(5’)
- Hỏi: Truyện này buồn cười ở điểm nào?
- Dặn học sinh về nhà tập kể lại chuyện và chuẩn bị bài sau.
- 3 học sinh đọc, cả lớp theo dõi.
- Học sinh theo dõi.
- Chú lính được cấp ngựa để đi làm một công việc khẩn cấp.
- Chú dắt ngựa chạy ra đường nhưng không cưỡi mà cứ đánh ngựa rồi cắm cổ chạy theo.
- Vì chú nghĩ rằng ngựa có 4 cẳng, nếu chú cùng chạy bộ với ngựa thì sẽ thêm được 2 cẳng nữa thành 6 cẳng, tốc độ sẽ nhanh hơn.
- Học sinh theo dõi.
- Học sinh tập kể trong nhóm.
- Các nhóm thi kể. Mỗi nhóm cử 1 học sinh thi kể.
-HS đọc+TLCH
- Truyện buồn cười vì chú lính ngốc cứ tưởng rằng tố độ chạy nhanh hay chậm phụ thuộc vào số lượng cẳng ngựa và người cùng chạy, số cẳng càng lớn thì tố độ càng cao.
Thứ năm ngày 17 tháng 5 năm 2012
TẬP ĐỌC T 105
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI HK 2 (TIẾT 6)
I / MỤC TIÊU
- Mức độ đọc, yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1 
- Nghe – viêt đúng, trình bày sạch sẽ, đúng qui định bài sao mai (BT2) 
II / ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC
Phiếu ghi sẵn tên các bài có yêu cầu học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 34.
III / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 Giới thiệu bài (1’)
- Nêu mục tiêu của tiết học và ghi tên bài lên bảng.
Hoạt động 1 : Kiểm tra học thuộc lòng (17’)
- Kiểm tra kĩ năng đọc hiểu : trả lời được 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc..
- Gọi HS nhắc lại tên các bài có yêu cầu học thuộc lòng.
- Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc.
- Gọi HS trả lời 1 câu hỏi về bài.
- Cho điểm HS.
Chú ý : GV kiểm tra 1/3 số HS.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập (16’)
Bài tập 2
a) Trao đổi nội dung đoạn văn
- GV đọc đoạn văn 1 lượt.
- GV giải thích Sao Mai : tức là sao Kim, có màu sáng xanh, thường mọc vào lúc sáng sớm nên có tên là sao Mai. Vẫn sao này nhưng mọc vào lúc chiều tối nên có tên là sao Hôm.
- Hỏi : Ngôi sao Mai trong bài thơ chăm chỉ như thế nào ? 
b) Hướng dẫn cách trình bày
- Bài thơ có mấy khổ ? Ta nên trình bày như thế nào cho đẹp ?
- Những chữ nào trong bài phải viết hoa ?
c) Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
d) Viết chính tả
Gv đọc cho HS viết bài vào vở
e) Soát lỗi
GV đọc lại bài cho HS soát lỗi
g) Chấm bài GV chấm toàn bộ số bài.
* Đọc thêm bài : Trên con tàu vũ trụ
Hoạt động 3 : Củng cố, dặn dò (3’)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà làm thử bài luyện tâïp ở tiết 9 để chuẩn bị kiểm tra cuối năm.
- HS nhắc lại các bài đã học 
- Lần lượt HSbốc thăm bài, về chỗ chuẩn bị.
- Đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi.
- Theo dõi sau đó 2 HS đọc lại.
- Khi bé ngủ dậy thì thấy sao Mai đã mọc ; gà gáy canh tư, mẹ xay lúa, sao nhòm qua cửa sổ ; mặt trời dậy, bạn bè đi chơi hết, sao vẫn làm việc mải miết.
- Bài thơ có 4 khổ, giưa 2 khỏ thơ ta để cách ra 1 dòng, những chữ đầu dòng thơ viết lùi vào 3 ô li.
- Những chữ đầu dòng thơ và tên riêng : Mai.
- HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.
- HS viết bài vào vở
- HS đổi vở cho nhau, dùng bút chì để soát lỗi theo lời đọc của GV.
Thứ SÁU ngày 18 tháng 5 năm 2012
CHÍNH TẢ TIẾT 70
KIỂM TRA ĐỌC HIỂU + LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Đề trường ra
********************
TẬP LÀM VĂN – Tiết 35
 KIỂM TRA VIẾT - CHÍNH TẢ + TLV
Đề trường ra

Tài liệu đính kèm:

  • docTV 33-35.doc