Giáo án Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 4-9 - Năm học 2009-2010

Giáo án Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 4-9 - Năm học 2009-2010

*Tập đọc

1. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi HS đọc bài: "Quạt cho bà ngủ"

- Nêu nội dung bài đọc ?

- Giáo viên nhận xét ghi điểm.

 2.Bài mới:

a): Giới thiệu bài và ghi tựa bài lên bảng .

b) Luyện dọc:

* Giáo viên đọc mẫu toàn bài .

- Giới thiệu về nội dung bức tranh .

* HD luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ .

- HD đọc từng câu và theo dõi để sửa chữa cho những em phát âm sai.

- HD đọc từng đoạn trước lớp (1-2 lượt)

Lắng nghe và nhắc nhớ HS ngắt nghỉ hơi đúng, đọc đoạn văn với giọng thích hợp,.

- Giúp HS hiểu các từ mới ở phần chú giải trong sách giáo khoa (hớt hải, vội vàng, hoảng hốt ).

- HD đọc từng đoạn trong nhóm .

- Tổ chức cho các nhóm thi đọc.

c) Hướng dẫn tìm hiểu bài :

*Yêu cầu HS đọc thầm lần lượt từng đoạn và trả lời câu hỏi:

- Hãy kể vắn tắt câu chuyện xảy ra ở đoạn1?

–Người mẹ đã làm gì để bụi gai chỉ đường cho bà?

–Người mẹ đã làm gì để hồ nước chỉ đường cho bà ï ?

-Thái độ của thần chết như thế nào? khi thấy người mẹ (2HS đọc to đoạn 4 )

-Người mẹ trả lời như thế nào ?

*Yêu cầu học sinh đọc thầm toàn bài suy nghĩ để chọn ý đúng nhất nói lên nội dung câu chuyện .

-Chốt lại như sách giáo viên: Người mẹ có thể làm tất cả vì con

 d) Luyện đọc lại :

- GV đọc lại đoạn 4.

 *Yêu cầu học sinh tự hình thành các nhóm mỗi nhóm 3 em rồi tự phân ra các vai như trong chuyện để đọc diễn cảm đoạn 4 .

- Chia nhóm (mỗi nhóm 6 em) phân vai theo các nhân vật để đọc lại toàn bộ câu chuyện .

- Giáo viên và lớp theo dõi bình chọn bạn đọc hay nhất .

 

doc 78 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1143Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 4-9 - Năm học 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4
Tập đọc - Kể chuyện
NGƯỜI MẸ
 A/ Mục tiêu 
-Đọc đúng, rành mạch, trôi chảy; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Hiểu ND: Người mẹ rất yêu con. Vì con, người mẹ có thể làm tất cả.
-Bước đầu biết cùng các bạn dựng lại từng đoạn câu chuyện theo cách phân vai.
-GDHS phải biết hiếu thảo với ông bà cha mẹ 
 B / Đồ dùng dạy học: - Tranh minh họa bài đọc trong SGK. 
 C/ Các hoạt động dạy - học :
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
*Tập đọc
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc bài: "Quạt cho bà ngủ"
- Nêu nội dung bài đọc ?
- Giáo viên nhận xét ghi điểm. 
 2.Bài mới: 
a): Giới thiệu bài và ghi tựa bài lên bảng .
b) Luyện dọc: 
* Giáo viên đọc mẫu toàn bài .
- Giới thiệu về nội dung bức tranh .
* HD luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ .
- HD đọc từng câu và theo dõi để sửa chữa cho những em phát âm sai. 
- HD đọc từng đoạn trước lớp (1-2 lượt)
Lắng nghe và nhắc nhớ HS ngắt nghỉ hơi đúng, đọc đoạn văn với giọng thích hợp,.
- Giúp HS hiểu các từ mới ở phần chú giải trong sách giáo khoa (hớt hải, vội vàng, hoảng hốt ).
- HD đọc từng đoạn trong nhóm .
- Tổ chức cho các nhóm thi đọc. 
c) Hướng dẫn tìm hiểu bài : 
*Yêu cầu HS đọc thầm lần lượt từng đoạn và trả lời câu hỏi:
- Hãy kể vắn tắt câu chuyện xảy ra ở đoạn1? 
–Người mẹ đã làm gì để bụi gai chỉ đường cho bà?
–Người mẹ đã làm gì để hồ nước chỉ đường cho bà ï ?
-Thái độ của thần chết như thế nào? khi thấy người mẹ (2HS đọc to đoạn 4 )
-Người mẹ trả lời như thế nào ? 
*Yêu cầu học sinh đọc thầm toàn bài suy nghĩ để chọn ý đúng nhất nói lên nội dung câu chuyện .
-Chốt lại như sách giáo viên: Người mẹ có thể làm tất cả vì con 
 d) Luyện đọc lại : 
- GV đọc lại đoạn 4.
 *Yêu cầu học sinh tự hình thành các nhóm mỗi nhóm 3 em rồi tự phân ra các vai như trong chuyện để đọc diễn cảm đoạn 4 .
- Chia nhóm (mỗi nhóm 6 em) phân vai theo các nhân vật để đọc lại toàn bộ câu chuyện .
- Giáo viên và lớp theo dõi bình chọn bạn đọc hay nhất .
- 3 học sinh đọc bài, mỗi em đọc một đoạn 
- Một học sinh đọc cả bài và nêu nội dung bài đọc .
- Lớp theo dõi giáo viên đọc mẫu 
- Lớp quan sát và khai thác tranh .
- Đọc nối tiếp từng câu (chú ý phát âm đúng các từ: hớt hải, hoảng hốt....)
- Học sinh nối tiếp nhau đọc đoạn 4 trong bài, giải nghĩa các từ: hoảng hốt, hớt hải, vội vàng (chú giải SGK) 
- HS đọc từng đoạn trong nhóm 
- 4HS đại diện 4 nhóm nối tiếp đọc 4 đoạn 
- Một học sinh đọc lại cả bài .
* Đọc thầm đoạn các đoạn 1, 2 , 3 và 4 của bài 
- Bà mẹ thức mấy đêm ròng trực đứa conkhi thức dậy thấy đứa con chỉ đường cho bà .
- Mẹ chấp nhận các yêu cầu bụi gai : Ôm ghìbuốt giá .
- Bà khóc đến nỗihòn ngọc .
- Ngạc nhiên không hiểu vì sao người mẹ có thể tìm đến tận nơi mình ở. 
- Mẹ nói rằng vì bà là mẹ- người mẹ có thể làm tất cả vì con và bà đòi trả con cho mình .- Cả lớp đọc thầm bài văn, trao đổi chọn ý đúng nói lên ND câu chuyện: cả 3 ý đều đúng nhưng đúng nhất là ý 3 (Người mẹ có thể làm tất cả vì đứa con).
- Lắng nghe giáo viên đọc mẫu 
- Các nhóm (mỗi nhóm 3 em) tự phân vai đọc diễn cảm đoạn 4.
- Các nhóm tự phân vai (Người dẫn chuyện, người mẹ, thần bóng đêm, thần hồ nước, bụi gai, thần chết) và đọc lại truyện.
- Bình xét cá nhân và nhóm đọc hay 
* Kể chuyện
Giáo viên nêu nhiệm vụ 
- Các em sẽ kể chuyện, dựng lại câu chuyện theo cách phân vai (không cầm sách đọc)
- Hướng dẫn HS dựng lại câu chuyện theo vai (Cứ mỗi lượt kể là 6 em đóng các vai).
- Theo dõi gợi ý nếu có học sinh kể còn lúng túng 
- GV cùng lớp bình chọn nhóm, CN kể hay nhất 
 3) Củng cố dặn dò 
- Nhận xét đánh giá tiết học .
- Dặn học sinh về nhà học bài xem trước bài 
" Ông ngoại" 
- Lắng nghe giáo viên nêu nhiệm vụ của tiết học .
- Dựa vào gợi ý của 4 đoạn truyện, tự lập nhóm và phân vai, nhẩm kể chuyện không nhìn sách. 
- Các nhóm thi dựng lại câu chuyện theo vai.
- Lớp theo dõi bình chọn nhóm kể hay nhất 
- Về nhà tập kể lại nhiều lần .
- Học bài và xem trước bài mới .
Điều chỉnh – Bổ sung
Chính tả: (Nghe – viết)
NGƯỜI MẸ
 A/ Mục tiêu : 
-Nghe viết đúng bài chính tả, tình bày đúng hình thức bài văn xuôi. Không mắc quá 5 lỗi trong bài 
-Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt các vần dễ lẫn: BT2a và BT3b).
-GDHS rèn chữ viết đẹp, biết giữ vở sạch
 B/ Đồ dùng dạy học : Bảng phụ ghi bài tập 2a 
 C/ Các hoạt động dạy - học: 	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi học sinh lên bảng, cả lớp viết vào bảng con .các từ ngữ học sinh thường hay viết sai .
- ngắc ngứ , ngoặc kép , mở của , đổ vỡ ,..
- Nhận xét đánh giá ghi điểm .
 2.Bài mới:
 a) Giới thiệu bài
b) Hướng dẫn nghe - viết: 
 * Hướng dẫn chuẩn bị 
- Yêu cầu 2HS đọc đoạn chính tả.
+ Đoạn văn có mấy câu ?
+ Tìm các tên riêng có trong bài ?
+ Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa ?
+ Những dấu nào được dùng trong đoạn văn?
- Yêu cầu học sinh lấy bảng con và viết các tiếng khó 
- Đọc cho học sinh viết vào vở 
- Đọc lại để HS tự bắt lỗi và ghi số lỗi ra ngoài lề.
- Chấm vở 1 số em, nhận xét.
 c/ Hướng dẫn làm bài tập 
*Bài 2 : - Nêu yêu cầu của BT2a (Giải câu đố).
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở.
- 3HS làm bài trên băng giấy, làm xong dán bài trên bảng, đọc to kết quả .
- Nhận xét bài làm học sinh 
*Bài 3 - Gọi 2HS đọc yêu cầu bài 3b. 
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở.
- Gọi 3 học sinh lên thi viết nhanh từ tìm được lên bảng, lớp theo dõi nhận xét, bổ sung. 
- Giáo viên nhận xét đánh giá .
 d) Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà học và làm bài xem trước bài mới .
- 3 HS lên bảng viết cả lớp viết vào bảng con các từ: ngắc ngứ, ngoặc kép, đổ vỡ,..
- Lớp lắng nghe giáo viên giới thiệu bài 
- Hai đến ba học sinh nhắc lại tựa bài
- 2 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm tìm hiểu nội dung bài.
+ Đoạn văn có 4 câu. 
+ Các danh từ riêng Thần Chết , , thần Đêm Tối .
+ Những chữ đầu câu và danh từ riêng.
+ Dấu chấm, dấu phẩy, dấu hai chấm.
 - Lớp nêu ra một số tiếng khó và thực hiện viết vào bảng con .
- Cả lớp nghe và viết bài vào vở 
- Học sinh nghe và tự sửa lỗi bằng bút chì .- Nộp bài lên để GV chấm điểm .
- 2HS đọc yêu cầu BT
- Học sinh làm vào vở bài tập 
- 3 em làm rồi dán bài lên bảng, đọc kết quả
- Cả lớp theo dõi và nhận xét 
(a/ Hòn gạch ; b/ Viên phấn)
- 2HS đọc yêu BT, lớp đọc thầm.
- Lớp thực hiện làm vào vở bài tập .
- 3 em lên thi đua viết nhanh từ tìm được trên bảng .
- Cả lớp nhận xét 
- 3HS nhắc lại các yêu cầu khi viết chính tả.
- Về nhà học và làm bài tập còn lại .
Điều chỉnh – Bổ sung
Tập đọc
ÔNG NGOẠI
 A/ Mục tiêu : 
-Đọc đúng, trôi chảy, rành mạch; biết đọc đúng các kiểu câu. Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật
-Hiểu ND: Ông hết lòng chăm lo cho cháu, cháu mãi mãi biết ơn ông người thầy đầu tiên của cháu trước ngưỡng cửa trường tiểu học. Trả lời được các câu hỏi trong SGK
 B/ Đồ dùng dạy học: 
- Tranh ảnh minh họa bài SGK.
 	- Bảng phụ viết đoạn 1 để hướng dẫn HS luyện đọc . 
 C/ Hoạt động dạy học :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS đọc bài
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
 2.Bài mới
 a) Giới thiệu bài:
- Bài : “Ông ngoại “
 b) Luyện đọc :
* Đọc mẫu toàn bài (giọng rõ ràng, rành mạch, đọc chậm rãi, nhẹ nhàng)
- Giáo viên giới thiệu tranh minh họa .
* Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ 
- HD Đọc từng câu 
+ Gọi HS nối tiếp đọc từng câu trước lớp và uốn nắn những em đọc sai. 
- HD Đọc từng đoạn trước lớp
+ Yêu cầu học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài .
+ Hướng dẫn HS cách đọc, giúp HS hiểu nghĩa từ : loang lỗ và yêu cầu HS đặt câu với từ đó.
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trong nhóm .
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh bài
c/ Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi :
+ Thành phố sắp vào thu có gì đẹp? 
- Gọi 2HS đọc đoạn 2, cả lớp đọc thầm theo .
+ Ông ngoại giúp bạn nhỏ chuẩn bị đi học như thế nào ?
- HS đọc thành tiếng đoạn 3 .
+ Tìm một hình ảnh đẹp mà em thích trong đoạn ông dẫn cháu đến thăm trường ?
- Gọi 1HS đọc thành tiếng đoạn cuối :
+ Vì sao bạn nhỏ gọi ông ngoại là người thầy đầu tiên ?
- Tổng kết nội dung bài như sách giáo viên .
 d) Luyện đọc lại :
- Đọc diễn cảm đoạn 1.
- Hướng dẫn đọc câu khó và ngắt nghỉ đúng cũng như đọc diễn cảm đoạn văn .
- Gọi 4 -5 em thi đọc diễn cảm đoạn 1.
- Hai học sinh thi đọc cả bài .
- Giáo viên nhận xét đánh giá . 
 đ) Củng cố - Dặn dò:
- Gọi 2 -4 học sinh nêu nội dung bài học 
- Giáo viên nhận xét đánh giá .
- Dặn dò học sinh về nhà học bài 
HS nhận xét
.
- Lớp theo dõi giới thiệu bài .
- Lớp theo dõi lắng nghe giáo viên đọc mẫu để nắm được cách đọc đúng của bài văn .
- Lớp quan sát và khai thác tranh minh họa .
- HS nối tiếp đọc từng câu trước lớp, luyện phát âm đúng các từ khó 
- Đọc nối tiếp từng đoạn của bài .
- Học sinh đọc phần chú giải từ 
loang lỗ, (học sinh đặt câu: Chiếc áo của bạn Nam loang lỗ những vết mực) .
- Đọc từng đoạn trong nhóm .
- Cả lớp đọc đồng thanh cả bài .
- Lớp đọc thầm đoạn 1.
+ Không khí mát dịu lặng lẽ những ngọn cây hè phố .
+ Ông dẫn bạn đi mua vở, chọn bút, hướng dẫn bạn cách bọc vở, đầu tiên.
- 1Học sinh đọc đoạn 3. cả lớp đọc thầm theo .
+ Học sinh nêu theo ý của mình .
- 1HS đọc 
- Tự trả lời theo ý nghĩ của bản thân (Vì ông dạy cho bạn những chữ cái đầu tiên...).
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc mẫu bài một lần 
- Lắng nghe giáo viên hướng dẫn để đọc đúng theo yêu cầu .
- 4HS thi đọc đoạn văn.
- 2HS thi đọc cả bài.
- Lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.
.- 4 học sinh nêu nội dung vừa học 
-Về nhà học bài và xem trước bài mới: "Người lính dũng cảm"
Điều chỉnh – Bổ sung
Luyện từ và câu 
MỞ RỘNG VỐN TỪ GIA ĐÌNH – ÔN TẬP CÂU: AI LÀ GÌ?
 A/ Mục tiêu 
-Tìm được một số từ ngữ chỉ gộp những người trong gia đình. Xếp được các thành ngữ, tục ngữ vào nhóm thích hợp. 
-Đặt được câu theo mẫu Ai là gì?
 B/ Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ viết sẵn nội dung trong bài tập 2 
 C/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 học sinh làm bài tập 1 và 2 .
- Chấm vở tổ 2 .
- Nhận xét phần kiểm tra bài cũ.
 2.Bài mới 
 a) Giới thiệu bài:
 b)Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
*Bài 1: -Yêu cầu 2HS đọc thành tiếng ND bài tập 1 và mẫu (ông bà, chú cháu), cả lớp theo d ... 
-1 hs đọc yêu cầu.
-Lớp đọc thầm theo.
-Hs chú ý lắng nghe.
-2 HS khá, giỏi kể mẫu về người hàng xóm.
-Hs nhận xét bạn kể.
-Hs viết bài.
-5,7 em hs đọc bài viết của mình cho cả lớp nghe.
-Nhận xét bài viết của bạn.
Điều chỉnh – Bổ sung
======= ––¯——======
Duyệt của BGH
Duyệt của Tổ chuyên môn
Tuần 9
Ôn tập - Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng 
(tiết 1) 
I - Mục tiêu.	
	- Kiểm tra lấy điểm đọc các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 8. Trả lời 1 - 2 câu hỏi về nội dung bài. Ôn tập phép so sánh.
	- Phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 65 chữ/phút ngắt nghỉ hơi đúng. Tìm đúng những sự vật được so sánh với nhau trong các câu đã cho. Chọn đúng các từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để tạo thành phép so sánh.
	- Tự tin khi kiểm tra, hứng thú ôn tập.
II- Đồ dùng:
	- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 8 (không có bài học thuộc lòng).
III- Các hoạt động dạy và học.
1- Giới thiệu bài.
2- Kiểm tra đọc ( số học sinh).
- Yêu cầu học sinh lên bốc thăm bài => đọc và trả lời câu hỏi.
Bài 2.
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở bài tập Tiếng Việt.
Hỏi: + Tìm từ chỉ sự so sánh trong từng câu? Các hình ảnh so sánh thuộc kiểu so sánh nào?
Bài 3.
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ => làm bài vào vở bài tập Tiếng Việt?
- Yêu cầu học sinh đọc bài của mình?
- Yêu cầu học sinh tự tìm 1 câu văn có sử dụng hình ảnh so sánh?
Hỏi: + Các hình ảnh so sánh trong những câu văn này có tác dụng gì?
3. Củng cố, dặn dò
 - Tiết học ôn tập lại những kiến thức gì?
	- Nhận xét giờ học.
- Học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung của bài.
- Nêu yêu cầu của bài.
- 1 học sinh lên bảng làm bài.
- ... như.
- ... ngang bằng.
- Đọc yêu cầu của bài.
- Học sinh làm bài.
- Học sinh đọc, học sinh khác nhận xét.
- ..........
-... giúp người đọc hình dung, cảm nhận được vẻ đẹp của các sự vật trong từng câu văn.
Điều chỉnh – Bổ sung
Ôn tập - Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng
 (tiết 2) 
I - Mục tiêu.	
	- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc. Ôn cách đặt câu hỏi cho từng bộ phận câu Ai là gì?. Kể lại được một câu chuyện đã học trong 8 tuần đầu.
	- Rèn kỹ năng đọc, kỹ năng kể chuyện lưu loát, trôi chảy một câu chuyện đã học trong 8 tuần đầu và đặt được câu hỏi cho từng bộ phận câu kiểu Ai là gì?
	- Tự tin, hứng thú trong học tập.
II- Đồ dùng:
	- Phiếu ghi tên từng bài tập đọc trong 8 tuần đầu (không có bài học thuộc lòng)
III- Các hoạt động dạy và học.
1- Giới thiệu bài.
2- Kiểm tra đọc: Thực hiện như tiết 1. (kiểm tra 6 em).
Bài 2:
Hỏi: + 2 câu văn thuộc mẫu câu nào đã học?
 + Bộ phận in đậm trong câu a trả lời cho câu hỏi nào?
 + Vậy đặt câu hỏi cho bộ phận inh đậm như thế nào?
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở => đọc bài làm của mình.
Bài 3.
Hỏi: + Từ tuần 1 đến tuần 8 đã học những câu chuyện nào?
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ và tự chọn truyện để kể lại.
3- Củng cố - dặn dò: 
	Nhận xét giờ học.
- Đọc yêu cầu của bài.
Ai là gì?
-...Ai?
-...Ai là hội viên của câu lạc bộ thiếu nhi phường.
- Học sinh làm bài - nhận xét.
Đọc yêu cầu của bài.
- Học sinh nêu.
- Học sinh lên bảng kể.
- Học sinh khác nhận xét về: Nội dung, cách diễn đạt.
Điều chỉnh – Bổ sung
Ôn tập - Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng 
(tiết 3)
I- Mục tiêu.
	- Kiểm tra đọc; Ôn luyện cách đặt câu hỏi Ai là gì? Viết đúng đơn xin tham gia sinh hoạt câu lạc bộ thiếu nhi phường (xã, quận, huyện) theo mẫu đã học.
	- Đọc đúng, phân biệt giọng của từng nhân vật. Đặt được câu theo mẫu Ai là gì? Biết làm đơn xin tham gia sinh hoạt câu lạc bộ thiếu nhi.
	- Thích học môn Tiếng Việt.
II- Đồ dùng:
	- Phiếu ghi tên các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 8.
III- Các hoạt động dạy và học.
1- Kiểm tra đọc.
	- Thực hiện tương tự tiết 1.
2- Ôn luyện cách đặt câu theo mẫu Ai là gì?
- Nêu yêu cầu của bài 2?
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở bài tập Tiếng Việt.
- Yêu cầu học sinh nhận xét, sửa chữa bài làm của bạn.
3- Viết đơn xin tham gia sinh hoạt câu lạc bộ thiếu nhi phường.
- Yêu cầu học sinh đọc mẫu đơn.
Hỏi : + Ban chủ nhiệm là gì?
 + Em hiểu thế nào là câu lạc bộ?
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở bài tập Tiếng Việt.
4- Củng cố - Dặn dò.
	- Đặt câu theo mẫu Ai là gì?
	- Nhận xét giờ học.
- Học sinh làm bài => Đọc bài làm của mình.
- Học sinh đọc.
- ...tập thể chịu trách nhiệm chính của một tổ chức.
-...tổ chức lập ra cho nhiều người tham gia sinh hoạt như vui chơi, giải trí, thể thao...
Học sinh làm bài => Đọc bài làm và nhận xét bài làm của bạn.
Điều chỉnh – Bổ sung
Ôn tập - Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng 
(tiết 4)
I- Mục tiêu
	- Kiểm tra đọc. Ôn luyện cách đặt câu hỏi cho các bộ phận câu: Ai làm gì? Nghe	viết chính xác đoạn văn"Gió heo may".
	- Đọc lưu loát bài tập đọc. Đặt được câu hỏi cho bộ phận câu Ai làm gì? Viết đúng, đẹp đoạn văn.
	- Cẩn thận, sạch sẽ, hứng thú trong học tập.
II- Các hoạt động dạy và học.
1- Kiểm tra đọc.
	- Tiến hành như tiết 1.
2- Ôn luyện cách đặt câu hỏi cho các bộ phận câu: Ai làm gì?
Hỏi: + 2 câu thuộc mẫu câu nào?
 + Bộ phận in đậm ở phần a trả lời cho câu hỏi nào?
 + Vậy đặt câu hỏi như thế nào cho bộ phận in đậm trong phần a?
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở bài tập Tiếng Việt.
3- Nghe - viết bài: Gió heo may.
- Giáo viên đọc bài chính tả.
Hỏi: + Gió heo may báo hiệu mùa nào?
 + Cái nắng của mùa hè đi đâu?
- Yêu cầu học sinh tìm những từ dễ viết sai => luyện viết vào bảng con.
- Giáo viên đọc bài chính tả.
- Giáo viên chấm và nhận xét 1 số bài chấm.
4- Củng cố - Dặn dò: Nhận xét giờ học.
- Ai làm gì?
-...làm gì.
- Ở câu lạc bộ, chúng em làm gì?
- Học sinh làm bài => nêu miệng bài làm.
- Học sinh đọc lại.
-...mùa thu.
-...thành thóc vàng, ẩn vào quả na, quả mít, quả hồng,...
- Học sinh tìm và luyện viết.
- Học sinh viết bài vào vở.
Điều chỉnh – Bổ sung
Ôn tập - kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng 
(tiết 5)
I- Mục tiêu.
	- Kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng các bài thơ, bài văn có yêu cầu học thuộc lòng (8 tuần đầu). Luyện tập củng cố vốn từ: Lưạ chọn từ thích hợp bổ sung ý nghĩa cho các từ chỉ sự vật. Đặt câu theo mẫu Ai làm gì?
	- Rèn kĩ năng đọc, kĩ năng tìm từ thích hợp và đặt câu.
	- Trau dồi vốn Tiếng Việt.
II- Đồ dùng dạy học: 
	- Phiếu ghi tên các bài học thuộc lòng từ tuần 1 đến tuần 8.
	- Bảng phụ ghi nội dung bài 2.
III- Các hoạt động dạy và học.
1- Giới thiệu bài.
2- Kiểm tra học thuộc lòng.
- Giáo viên nhận xét cho điểm.
3- Ôn luyện, củng cố vốn từ.
- Giáo viên treo bảng phụ
- GV hướng dẫn và nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Vì sao chọn từ "xinh xắn"
- Tương tự với phần còn lại.
4 - Đặt câu theo mẫu Ai làm gì?
- Giáo viên nêu yêu cầu bài 3.
- Giáo viên hướng dẫn và nhận xét hoàn thiện câu đã đặt.
5- Củng cố - Dặn dò: 
	- Ôn lại các bài học thuộc lòng.
	- Nhận xét giờ học.
- Học sinh lên bốc thăm bài học thuộc lòng - Trả lời câu hỏi.
- Học sinh đọc yêu cầu bài 2.
- Học sinh đọc kĩ đoạn văn, bổ sung từ thích hợp vào vở bài tập.
- Học sinh lên bảng làm, học sinh khác nhận xét.
- Học sinh đọc lại đoạn văn đã hoàn chỉnh VD: Mỗi bông hoa cỏ may như một cái tháp xinh xắn nhiều tầng .
- Vì hoa cỏ may giản dị không lộng lẫy.
- Học sinh nhắc lại mẫu câu cần đặt Ai làm gì?
- Học sinh suy nghĩ viết câu văn mới đặt ra giấy.
VD: Đàn cò đang bay lượn trên cánh đồng.
- Mẹ dẫn tôi đến trường.
Điều chỉnh – Bổ sung
Ôn tập - kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng 
(tiết 6)
I- Mục tiêu.
	- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng. Ôn luyện củng cố vốn từ, cách dùng dấu phảy.
	- Rèn kĩ năng đọc, cách chọn từ thích hợp bổ sung ý nghĩa cho các từ ngữ chỉ sự vật, cách dùng dấu phảy.
	- Tự tin. Yêu thích môn Tiếng Việt.
II- Đồ dùng dạy học.
	- Phiếu ghi tên các bài thơ, đoạn văn có yêu cầu học thuộc lòng.
	- Bảng phụ ghi nội dung bài 2.
III- Các hoạt động dạy và học.
1- Giới thiệu bài.
2- Kiểm tra học thuộc lòng.
- Thực hiện tương tự các tiết trước.
3 - Củng cố vốn từ.
- Giáo viên treo tranh học sinh quan sát.
- Chốt lại lời giải đúng.
4- Ôn luyện về cách dùng dấu phẩy.
Hỏi: + Các câu văn thuộc mẫu câu nào?
- Nhận xét, chữa bài.
Hỏi: + Dấu phẩy trong những câu văn trên có tác dụng gì?
- Yêu cầu học sinh đọc đúng các câu văn trên.
Hỏi: + Khi đọc có dấu phảy cần ngắt giọng như thế nào?
3- Củng cố - Dặn dò:
	- Nhận xét tiết học.
	- Ôn tập chuẩn bị kiểm tra cuối học kì 1.
- Học sinh đọc thuộc lòng và trả lời nội dung liên quan đến bài tập đọc đó.
- Học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Học sinh quan sát - Đọc thầm đoạn văn.
- Viết từ cần điền vào vở bài tập.
- 2 học sinh lên bảng điền, học sinh đọc kết quả nhận xét.
- Xuân về, cây cỏ trải một màu xanh non. Trăm hoa đua nhau khoe sắc. Nào chị hoa huệ trắng tinh, chị hoa cúc vàng tươi, chị hoa hồng đỏ thắm, bên cạnh cô em vi - ô - lét tím nhạt, mảnh mai tất cả đã tạo nên một vườn xuân rực rỡ.
- Học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Ai (cái gì, con gì) làm gì?
- Gọi học sinh lên bảng làm, dưới lớp làm vào vở bài tập.
- Ngăn cách giữ cụm từ chỉ thời gian với mẫu câu Ai (cái gì con gì) làm gì.
- Học sinh đọc lại 3 câu văn.
- ...ngắt giọng bằng thời gian đọc một tiếng.
Điều chỉnh – Bổ sung
Ôn tập - kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng 
(tiết 7)
I- Mục tiêu.
	- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng. Củng cố và mở rộng vốn từ qua trò chơi ô chữ.
	- Đọc lưu loát các bài tập đọc. Mở rộng vốn từ qua trò chơi ô chữ.
	- Trau dồi vốn Tiếng VIệt.
II- Đồ dùng:
	- Phiếu ghi tên các bài thơ, đoạn văn cần học thuộc lòng từ tuần 1 đến tuần 8.
III- Các hoạt động dạy và học.
1- Kiểm tra học thuộc lòng: 
	- Thực hiện như các tiết trước.
2- Giải ô chữ.
- Nêu yêu cầu của bài?
- Giáo viên hướng dẫn làm bài.
 + Dựa theo gợi ý - phán đoán đó là từ gì?
 + Ghi từ ngữ vào các ô trống, mỗi ô ghi một chữ cái.
 + Đọc từ mới xuất hiện ở dãy ô chữ in màu.
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ, dựa vào gợi ý của bài, tự tìm những từ ngữ tương ứng với gợi ý.
HỎI: + Từ nào xuất hiện ở ô chữ in màu?
3- Củng cố - Dặn dò: 
	Nhận xét giờ học.
- Học sinh nêu. Cả lớp đọc thầm.
- Học sinh phát biểu => điền lên bảng.
- Học sinh khác nhận xét, sửa chữa.
-... trung thu.
Điều chỉnh – Bổ sung
Kiểm tra Đọc
(Bài đọc thầm) 
(Đề bài do trường ra)
Kiểm tra Viết 
(Tập làm văn - Chính tả)
(Đề bài do trường ra)
Duyệt của BGH
Duyệt của Tổ chuyên môn

Tài liệu đính kèm:

  • docTV3_Tuần 4-9_0910.doc