Giáo án Toán 3 Tuần 1, 2 - Nguyễn Thị Kim Dung – Trường tiểu học Khánh Đông

Giáo án Toán 3 Tuần 1, 2 - Nguyễn Thị Kim Dung – Trường tiểu học Khánh Đông

Bài dạy : ĐỌC,VIẾT,SO SÁNH CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ

A. mục tiêu.

Giúp học sinh:

Giúp học sinh :ôn tập củng cố cách đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số.

B. Đồ dùng dạy học.

Bảng phụ ghi sẵn bài tập 2.

C. Các hoạt động dạy học chủ yếu.

 

doc 22 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1059Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán 3 Tuần 1, 2 - Nguyễn Thị Kim Dung – Trường tiểu học Khánh Đông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ Hai, ngày 04 tháng 09 năm 2006.
Tuần : 1
Tiết : 1
Bài dạy : ĐỌC,VIẾT,SO SÁNH CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
A. MỤC TIÊU.
Giúp học sinh:
Giúp học sinh :ôn tập củng cố cách đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
Bảng phụ ghi sẵn bài tập 2.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
+ Kiểm tra sách vở và đồ dùng học tập .
3.Bài mới:
a.Hoạt động1:Giới thiệu bài:
Mục tiêu: HS nắm được tên bài học.
Cách tiến hành: 
+ Trong giờ học này, các em sẽ được ôn tập về đọc, viết và so sánh các số có ba chữ số
b.Hoạt động2: Ôn tập về đọc viết số:
Mục tiêu: HS đọc, viết số có 3 chữ số một cách thành thạo hơn.
Cách tiến hành:
+ 1học sinh nêu yêu cầu của bài tập 1.
+ Yêu cầu học sinh tự làm bài.
+ Cho 2 học sinh ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
+ Nhận xét, chữa bài
c. Hoạt động 3: Ôn tập về thứ tự số
Mục tiêu: Ôn tập về thứ tự các số có ba chữ số.
Cách tiến hành:
+ 1 học sinh nêu yêu cầu của bài tập 2.
+ Yêu cầu học sinh cả lớp suy nghĩ và tự làm bài.
+ Nhận xét, chữa bài.
+ Tại sao lại điền 312 vào sau 311.
+Tại sao lại điền 398 vào sau 399?
d. Hoạt động 4: Ôn luyện về so sánh số và thứ tự số
Mục tiêu: Như mục tiêu bài học.
Cách tiến hành:
* Bài 3:
+ Yêu cầu học sinh đọc đề bài .
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì.
+ Yêu cầu học sinh tự làm bài.
+ Yêu cầu học sinh nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
+ Tại sao điền được 303 < 330.
+ Yêu cầu học sinh nêu cách so sánh các số có 3 chữ số cách so sánh các phép tính với nhau.
* Bài 4:
+ Yêu cầu học sinh đọc đề bài, sau đó đọc dãy số của bài
+ Yêu cầu học sinh tự làm bài.
+ Số lớn nhất trong dãy số trên là số nào?
+ Vì sao nói 735 là số lớn nhất trong các số trên?
+ Số nào là số bé nhất trong các số trên? Vì sao?
+ Yêu cầu học sinh đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
* Bài 5:
+ Gọi 1 học sinh đọc đề bài .
+ Yêu cầu học sinh tự làm bài.
+ Chữa bài, nhận xét và cho điểm.
4. Hoạt động 5: Củng cố và dặn dò:
+ Cô vừa dạy bài gì?
+ Gọi học sinh nhắc lại những nội dung chính của bài.
+ Về nhà làm 1,2,3/3.
+ Nhận xét, tiết học.
+ Nghe giới thiệu.
+ Viết (theo mẫu)
+ Học sinh cả lớp làm vào vở.
+ Học sinh làm vào vở, 2 học sinh lên bảng làm.
+ Vì số đầu tiên là số 310, số thứ hai là 311, 311 là số liền sau của 310, 312 là số liền sau của 311.
+ Đây là dãy số tự nhiên liên tiếp xếp theo thứ tự giảm dần. Mỗi số trong dãy số này bằng số đứng ngay trước nó trừ đi 1.
+ 1 học sinh.
+ 3 học sinh lên bảng, cả lớp làm vào vở.
+ Gọi học sinh trả lời.
+ Học sinh cả lớp làm vào vở.
+ Là 735.
+ Vì 735 có số trăm lớn nhất.
+ Số 142 vì số 142 có số trăm bé nhất.
+ 2 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.
+ Viết các số 537; 162; 830; 241; 519; 425
a). Theo thứ tự từ bé đến lớn :
 162; 241; 425; 519; 537
b). Theo thứ tự từ lớn đến bé:
 537; 519; 425; 241; 162
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
Thứ Ba, ngày 05 tháng 09 năm 2006.
Tuần : 1
Tiết : 2
Bài dạy : CỘNG TRỪ CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (Không nhớ)
A. MỤC TIÊU.
Giúp học sinh:
Ôn tập, củng cố cách tính cộng, trừ các số có ba chữ số.
Củng cố giải bài toán (có lời văn) về nhiều hơn ít hơn.
B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn định tổ chức :
2.Kiểm tra bài cũ:
+ Học sinh lên bảng làm bài1,2,3/3.
+ Nhận xét, cho điểm.
3.Bài mới:
a) Hoạt động 1:Ôn tập về phép cộng và phép trừ (không nhớ) các số có ba chữ số:
Mục tiêu: Củng cố cách tính cộng, trừ các số có ba chữ số.
Cách tiến hành:
* Bài 1:
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
+ Yêu cầu học sinh tự làm bài tập.
+ Yêu cầu học sinh nối tiếp nhau nhẩm trước lớp các phép tính trong bài.
+ Yêu cầu học sinh đổi chép vở để kiểm tra bài của nhau.
* Bài 2:
+ Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của đề bài.
+ Yêu cầu học sinh làm bài.
+ Gọi học sinh nhận xét bài làm trên bảng của bạn. Yêu cầu 4 học sinh vừa lên bảng lần lượt nêu rõ cách tính của mình.
b) Hoạt động 2: Ôn tập giải bài toán về nhiều hơn, ít hơn:
Mục tiêu: Củng cố về giải toán (có lời văn) về nhiều hơn, ít hơn.
Cách tiến hành:
* Bài 3:
+ Gọi 1 học sinh đọc đề bài.
+ Khối lớp 1 có bao nhiêu học sinh?
+ Số học sinh của Khối lớp 2 như thế nào so với số học sinh của Khối lớp 1?
+ Vậy muốn tính số học sinh của Khối lớp 2 ta phải làm như thế nào?
+ Yêu cầu học sinh làm bài.
+ Chữa bài và cho điểm học sinh.
* Bài 4:
+ Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
+ Yêu cầu học sinh tự làm bài.
* Bài 5:
+ Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
+ Yêu cầu học sinh lập phép tính cộng trước, sau đó dựa vào phép tính cộng để lập phép tính trừ.
+ Chữa bài và cho điểm học sinh.
4. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò:
+ Cô vừa dạy bài gì?
+ Gọi học sinh nhắc lại cách làm bài toán về nhiều hơn ít hơn.
+ Về nhà làm bài 1,2,3/5.
+ 3 học sinh lên bảng.
+ Tính nhẩm.
+ Học sinh làm vào vở.
+ 9 học sinh nối tiếp nhau nhẩm từng phép tính.
+ Đặt tính rồi tính.
+ 4 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở.
- 2 cộng 6 bằng 8, viết 8
 + 416 - 5 cộng 1 bằng 6, víêt 6
 768 - 3 cộng 4 bằng 7, viết 7
+ Có 245 học sinh.
+ Số học sinh Khối lớp 2 ít hơn số học sinh của Khối lớp 1 là 32 em.
+ 1 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm vào vở.
 Giải:
 Số hs khối 2 là:
 245 – 32 = 213 (học sinh)
 Đáp số: 213 học sinh.
+ 1 hs lên bảng làm bài, lớp làm vào vở.
 Giải:
 Giá tiền 1 tem thư là:
 200+600=800(đồng)
 Đáp số:800 đồng
+ Gọi 1 học sinh.
+ Lập phép tính
 315+40=355
 40+315=355
 355-315=40
 355-40=315
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : 
Thứ Tư, ngày 06 tháng 09 năm 2006.
Tuần : 1
Tiết : 3
Bài dạy : LUYỆN TẬP
A. MỤC TIÊU.
Giúp học sinh:
Củng cố kĩ năng, tính cộng, trừ (không nhớ)các số có ba chữ số.
Củng cố, ôn tập bài toán về tìm x, giải toán có lời văn và xếp ghép hình.
B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn định tổ chức :
2.Kiểm tra bài cũ:
+ Học sinh lên bảng làm bài 1,2,3/5.
+ Nhận xét, cho điểm.
3.Bài mới:
a. Hoạt động 1: Giới thiệu bài:
Mục tiêu: HS nhớ được tên bài học mà các em sẽ học.
Cách tiến hành:
+ Giáo viên nêu mục tiêu bài học và ghi tên bài lên bảng.
b. Hoạt động2: Hướng dẫn luyện tập:
Mục tiêu: Như mục tiêu chính của bài.
Cách tiến hành:
* Bài1:
+ Yêu cầu học sinh tự làm bài.
+ Chữa bài, hỏi thêm về cách đặt tính và thực hiện tính:
+ Đặt tính như thế nào?
+ Thực hiện tính như thế nào?
* Bài 2:
+ 1 học sinh nêu yêu cầu.
+ Yêu cầu học sinh tự làm bài.
+ Gọi học sinh trả lời cách tìm số bị trừ, số hạng chưa biết.
+ Chữa bài và cho điểm học sinh.
* Bài 3:
+ Gọi học sinh đọc đề bài.
+ Đội đồng diễn thể dục có tất cả bao nhiêu người?
+ Trong đó có bao nhiêu nam?
+ Vậy muốn tìm số nữ ta phải làm gì?
+ Tại sao?
+ Yêu cầu học sinh tự làm bài.
* Bài4:
+ 1 học sinh nêu yêu cầu của bài tập.
+ Tổ chức cho học sinh thi ghép hình giữa các tổ trong thời gian là 3 phút, tổ nào có nhiều bạn ghép đúng nhất là tổ thắng cuộc. 
+ Tuyên dương tổ thắng cuộc.
+ Trong hình con cá có bao nhiêu hình tam giác .
4. Hoạt động 3: Củng cố và dặn dò:
+ Cô vừa dạy bài gì?
+ Gọi học sinh nêu cách tìm số bị trừ, số hạng chưa biết .
+ Về nhà làm bài 1,2,3/5.
+ Gọi 3 học sinh.
+ Nghe giới thiệu.
+ 3 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm vào vở.
+ Đặt tính sao cho hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị, hàng chục thẳng hàng chục, hàng trăm thẳng hàng trăm.
+ Thực hiện tính từ phải sang trái.
+ 2 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làmvào vở
 x – 125 = 344
 x = 344 + 125
 x =469
 x + 125 = 266
 x = 266 – 125
 x = 141
+ 285 người
+ 140 nam
+ Ta phải thực hiện phép trừ.
+ Vì tổng số nam và nữ là 285 người, đã biết số nam là 140 người, muốn tìm số nữ ta phải lấy tổng số người trừ đi số nam đã biết.
+ 1 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm vào vở.
 Giải:
 Số nữ trong đội đồng diễn là:
 285 – 140 = 145 (người)
 Đáp số: 145 người
+ Thi ghép hình giữa các tổ.
+ 2 học sinh.
Rút kinh nghiệm tiết dạy : 
Thứ Năm, ngày 07 tháng 09 năm 2006.
Tuần : 1
Tiết : 4
Bài dạy : CỘNG CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (Có nhớ một lần )
A. MỤC TIÊU.
Giúp học sinh:
Trên cơ sở phép cộng khômg nhớ đã học, biết cách thực hiện phép cộng các số có ba chữ số (có nhớ 1 lần sang hàng chục hoặc hàng trăm).
Củng cố, ôn lại cách tính độ dài đường gấp khúc,đơn vị tiền Việt Nam.
B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Kiểm tra bài cũ:
 + Gọi học sinh lên bảng làm bài 1,2,3/5.
+ Nhận xét, chữa bài và cho điểm học sinh.
2.Bài mới:
a. Hoạt động1: Giới thiệu bài:
Mục tiêu: HS nhớ được tên bài học mà các em sẽ học.
Cách tiến hành:
+ Giáo viên nêu mục đích và giờ học và ghi tên bài lên bảng.
b. Hoạt động2: Hướng dẫn thực hiện phép cộng các số có ba chữ số .
MuÏc tiêu: Như mục tiêu 1 của bài.
Cách tiến hành:
 Phép cộng 435+127
 ... Yêu cầu học sinh dựa vào tóm tắt để đọc thành đề bài hoàn chỉnh.
+ Yêu cầu học sinh làm bài.
+ Chữa bài và cho điểm học sinh.
* Bài 5:
+ Gọi 1 học sinh đọc đề bài.
+ Yêu cầu học sinh suy nghĩ và tự làm bài.
+ Chữa bài và cho điểm học sinh.
3. Hoạt động 2: Củng cố, dặn dò :
+ Cô vừa dạy bài gì?
+ Về nhà làm bài 1,2,4 trang 9.
+ Nhận xét tiết học.
+ 3 học sinh lên bảng làm bài.
+ 4 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm vào vở.
+ Yêu cầu HS tự đặt tính rồi tính
 224 409 455
+ Điền số thích hợp vào ô trống:
+ 1 học sinh lên bảng, cả lớp làm bài vào vở.
+ Vì sao cần điền lại hiệu trong phép trừ. Lấy số bị trừ 752 trừ đi số trừ 426 thì được hiệu là 326.
+ Là số bị trừ trong phép trừ. Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ.
+ Học sinh đọc thầm
+ Ngày thứ nhất bán đợc 415 kg gạo, ngày thứ 2 bán được 325 kg?
+ Cả hai ngày bán được bao nhiêu kg gạo?
+ Một cửa hàng thứ nhất án được 415 kg gạo; ngày thứ hai bán được 325 kg gạo. Hỏi cả 2 ngày cửa hàng đó bán được bao nhiêu kg gạo?
 Giải:
 Số kg cả 2 ngày bán được là:
+ 325 = 740 (kg)
 Đáp số: 740 kg gạo 
+ 1HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào vở
 Giải:
 Số HS nam của khối 3 là:
 165 – 84 = 81 (học sinh)
 Đáp số: 81 học sinh 
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : 
 	Thứ Tư, ngày 13 tháng 09 năm 2006.
Tuần : 2
Tiết : 8
Bài dạy : ÔN TẬP CÁC BẢNG NHÂN
A. MỤC TIÊU.
Giúp học sinh:
Củng cố các bảng nhân đã học.
Biết nhân nhẩm với số tròn trăm.
Củng cố cách tính giá trị biểu thức, tính chu vi hình tam giác và giải tóan.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
+ Gọi học sinh lên bảng làm bài 1,2,3/9.
+ Nhận xét, chữa bài và cho điểm học sinh.
3.Bài mới:
A Hoạt động 1:- Ôn tập các bảng nhân :
Mục tiêu: như mục tiêu 1 của bài.
Cách tiến hành: 
+ Tổ chức cho hs thi đọc thuộc lòng các bảng nhân2,3,4,5.
+ Yêu cầu học sinh tự làm phần a bài tập 1 vào vở sau đó yêu cầu 2 học sinh ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
b- Hoạt động 2: Thực ê hiện nhân nhẩm với số tròn tră m:
Mục tiêu: Như mục tiêu 2 của bài.
Cách tiến hành:
+ Hướng dẫn học sinh nhẩm, sau đó yêu cầu các em tự làm bài 1 phần b.
(tính 2 trăm nhân 3 bằng cách nhẩm 2 nhân 3 = 6, vậy 2 trăm nhân 3 = 6 trăm, viết là 200*3=600)
+ Yêu cầu học sinh nhận xét bài của bạn.
+ Chữa bài và cho điểm học sinh.
c-Hoạt động 3: Tính giá trị của biểu thức :
Mục tiêu: Như mục tiêu 3 của bài.
Cách tiến hành:
+ Giáo viên viết lên bảng biểu thức 
 4 x 3 + 10 = ?
+ Yêu cầu học sinh cả lớp suy nghĩ để tính giá trị của biểu thức này.
+ Yêu cầu học sinh cả lớp làm bài.
+ Chữa bài và cho điểm học sinh.
* Bài 3:
+ Gọi 1 học sinh đọc đề bài.
+ Trong phòng ăn có mấy cái bàn?
+ Mỗi cái bàn xếp mấy cái ghế?
+ Vậy 4 cái ghế được lấy mấy lần ?
+ Muốn tính số ghế trong phòng ăn ta làm như thếù nào?
+ Yêu cầu học sinh làm bài. 
+ Chữa bài và cho điểm học sinh.
* Bài 4:
+ Gọi 1 học sinh đọc đề bài.
+ Hãy nêu cách tính chu vi của 1 hình tam giác.
+ Hãy nêu độ dài các cạnh của ta, giác ABC
+ Hình tam giác ABC có điểm gì đặc biệt? (có độ dài 3 cạnh bằng nhau)
+ Hãy suy nghĩ để tính chu vi của hình tam giác này bằng 2 cách (có thể yêu cầu HS trả lời miệng).
3. Hoạt động 4: Củng cố và dặn dò:
+ Cô vừa dạy bài gì?
+ Về nhà làm bài 1,2,3/10.
+ Về ôn các bảng nhân chia đã học .
+ Nhận xét tiết học.
+ 3 học sinh lên bảng.
+ 2 học sinh lên bảng làm, cả lớp làm vào vở
+ Học sinh thực hiện phép tính 
+ 3 học sinh lên bảng, học sinh cả lớp làm vào vở
+ Trong phòng ăn có 8 cái tròn, cứ mỗi cái bàn xếp 4 cái ghế. Hỏi trong phòng ăn có bao nhiêu cái ghế?
+ 8 cái bàn
+ 4 cái ghế
+ 8 lần
+ 1học sinh lên bảng, hs cả lớp làm vào vở
 Giải:
 Số ghế trong ăn có là:
 4 x 8 = 32 (cái ghế)
 Đáp số: 32 cái ghế
+ Ta tính tổng độ dài các cạnh của hình tam giác đó
+ Độ dài AB là 100cm, BC là 100 cm, CA là 100 cm
 Cách 1:
 Chu vi hình tam giác ABC là:
 100 + 100 + 100 = 300 (cm)
 Đáp số: 300 cm
 Cách 2:
 Chu vi tam giác ABC là:
 100 x 3 = 300 (cm)
 Đáp số: 300 cm
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : 
Thứ Năm, ngày 14 tháng 09 năm 2006.
Tuần : 2
Tiết : 9
Bài dạy : ÔN TẬP CÁC BẢNG CHIA
A. MỤC TIÊU.
Giúp học sinh:
Ôn tập các bảng chia.
Biết tính nhẩm thương của các số tròn trăm khi chia cho 2,3,4(phép chia hết).
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Kiểm tra bài cũ:
+ Gọi học sinh lên bảng làm bài 1,2,3/10
+ Nhận xét, chữa bài và cho điểm hs
2. Bài mới:
a- Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Mục tiêu: HS nắm được mục tiêu và tên bài học mà các em sẽ học.
 Nêu mục tiêu giờ học và ghi tên bài lên bảng
b- Hoạt động 2: Ôn tập các bảng chia 
Mục tiêu: Như mục tiêu 1 của bài.
Cách tiến hành:
+ Tổ chức cho học sinh thi đọc thuộc lòng các bảng chia 2,3,4,5.
+ Yêu cầu học sinh tự làm bài tập 1 a vào vở, sau đó yêu cầu 2 học sinh ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
c- Hoạt động 3: Thực hiện chia nhẩm các phép chia có số bị chia là số tròn trăm
Mục tiêu: Như mục tiêu 2 của bài.
Cách tiến hành:
+ Hướng dẫn học sinh nhẩm, sau đó yêu cầu các em tự làm bài 1, phần b
+ Yêu cầu học sinh nhận xét bài của bạn
+ Chữa bài và cho điểm học sinh.
* Bài 3:
+ Gọi 1 học sinh đọc đề bài .
+ Có tất cả bao nhiêu cái cốc?
+ Xếp đều vào 4 hộp nghĩa là như thế nào?
+ Bài toán yêu cầu tính gì?
+ Yêu cầu học sinh làm bài.
+ Chữa bài và cho điểm học sinh.
d- Hoạt động 4: Trò chơi
Mục tiêu: Củng cố những kiến thức của bài học.
Cách tiến hành:
+ Tổ chức cho học sinh thi nối nhanh phép tính với kết quả.
+ Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 7 học sinh tham gia trò chơi
+ Chơi theo hình thức tiếp sức, mỗi học sinh được nối 1 phép tính với 1 kết quả, sau đó chuyền bút cho bạn khác cùng đội nối.
+ Mỗi phép tính đúng được 10 điểm đội xong trước được thưởng 20 điểm .
+ Tuyên dương đội thắng cuộc
3. Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò:
+ Cô vừa dạy bài gì?
+ Về nhà ôn lại các bảng nhân chia đã học.
+ Về nhà làm bài 1,2,3/11
+ Nhận xét tiết học.
+ 3 học sinh lên bảng.
+ Nghe giới thiệu
+ 2 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm vào vở
+ Có 24 cái cốc, được xếp đều vào 4 hộp. Hỏi mỗi có bao nhiêu cái cốc?
+ 24 cái cốc
+ Nghĩa là 24 cái cốc thành 4 phần bằng nhau.
+ Tìm số cốc trong mỗi chiếc hộp .
+ 1 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm vào vở.
 Giải:
 Số cốc trong mỗi chiếc hộp la:ø
 24 : 4 = 6 (cái cốc)
 Đáp số: 6 cái cốc
+ Chơi trò chơi theo hướng dẫn của giáo viên.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : 
Thứ Sáu, ngày 15 tháng 09 năm 2006.
Tuần : 2
Tiết : 10
Bài dạy : LUYỆN TẬP
A. MỤC TIÊU.
Giúp học sinh:
Củng cố cách tính giá trị của biểu thức liên quan đến phép nhân, nhận biết số phần bằng nhau của đơn vị, giải toán có lời văn.
Rèn kĩ năng xếp hình đơn giản
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
Hình vẽ trong bài tập 2.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
1.Kiểm tra bài cũ:
+ Gọi học sinh lên bảng làm bài 1,2,3/11
+ Nhận xét, chữa bài và cho điểm hs
2.Bài mới:
Hoạt động 1: Thực hành
Mục tiêu: Như mục tiêu bài học.
Cách tiến hành:
* Bài 1:
+ Giáo viên ghi lên bảng : 4 x 2 + 7
+ Yêu cầu học sinh nhận xét về 2 cách tính giá trị của biểu thức trên
Cách 1: 4 x 2 + 7 = 8 + 7 = 15 
Cách 2: 4 x 2 + 7 = 4 x 9 = 36
+ Trong 2 cách tính trên cách nào đúng, cách nào sai.
+ Yêu cầu học sinh suy nghĩ và làm bài.
+ Gọi 1 học sinh nhắc lại cách tính giá trị của biểu thức .
+ Chữa bài và cho điểm học sinh.
* Bài 2:
+ 1 học sinh nêu yêu cầu của bài.
+ Yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ và hỏi: Hình nào đã khoanh vào 1 phần 4 số con vịt ? vì sao?
+ Hình b đã khoanh vào 1 phần mấy số con vịt? Vì sao?
* Bài 3:
+ Gọi 1 học sinh đọc đề bài
+ Yêu cầu học sinh suy nghĩ và tự làm bài
+ Chữa bài và cho điểm học sinh.
* Bài 4:
+ Yêu cầu 1 học sinh nêu yêu cầu của bài 
+ Tổ chức cho học sinh thi xếp hình trong thời gian 2 phút, tổ nào có nhiều bạn xếp đúng nhất là tổ thắng cuộc.
3. Hoạt động 2: Củng cố, dặn dò:
+ Cô vừa dạy bài gì?
+ Gọi 1 học sinh nhắc lại cách tính giá trị của biểu thức 
+ Về nhà làm bài 1,2,5/12
+ Nhận xét tiết học
+ 3 học sinh.
+ Cách 1 đúng, cách 2 sai
+ 3 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm vào vở
+ Hình a đã khoanh vào 1 phần tư số con vịt. Vì có tất cả 12 con vịt, chia thành 4 phần bằng nhau thì mối phần có 3 con vịt, hình a đã khoanh vào 3 con vịt
+ Hình b đã khoanh vào 1 phần 3 số con vịt, vì có tất cả 12 con, chia thành 3 phần bằng nhau thì mỗi phần được 4 con vịt, hình b đã khoanh vào 4 con vịt
+ Mỗi bàn có 2 học sinh. Hỏi 4 bàn như vậy có bao nhiêu học sinh?
+ 1 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm vào vở
 Giải:
 Bốn bàn có số học sinh là:
 2 x 4 = 8 (học sinh)
 Đáp số: 8 học sinh.
+ Xếp thành hình kiểu chiếc mũ.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : 
TỔ TRƯỞNG
BAN GIÁM HIÊU

Tài liệu đính kèm:

  • docToan1-2.doc