Giáo án Toán 3 tuần 14 - Trường TH Minh Đức

Giáo án Toán 3 tuần 14 - Trường TH Minh Đức

Luyện tập

I/ Mục tiêu :

 - Biết so sánh các khối lượng.

- Biết làm các phép tính với số đo khối lượng, vận dụng để so sánh khối lượng và giải các bài toán có lời văn

- Thực hành sử dụng cân đồng hồ để xác định khối lượng của một vật.

II/ Chuẩn bị :

GV : cân đồng hồ

III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :

 

doc 13 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1085Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán 3 tuần 14 - Trường TH Minh Đức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần : 14
 Tiết : 66
I/ Mục tiêu : 
 - Biết so sánh các khối lượng. 
Biết làm các phép tính với số đo khối lượng, vận dụng để so sánh khối lượng và giải các bài toán có lời văn 
Thực hành sử dụng cân đồng hồ để xác định khối lượng của một vật.
II/ Chuẩn bị :
GV : cân đồng hồ 
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Bài cũ : Gam 
HS làm bảng con, 2 HS làm bảng lớp 
60g – 25g + 14g = 
84g : 4 = 
Nhận xét bài cũ.
Các hoạt động :
Giới thiệu bài : Luyện tập 
Hướng dẫn thực hành : 
Bài 1 : Điền dấu : >, <, = :
GV gọi HS đọc yêu cầu . 
Giáo viên viết lên bảng : 744g .. 474g và gọi HS so sánh .
Vì sao em biết 744g > 474g ? 
GV NX chốt lại : Vậy khi so sánh các số đo khối lượng chúng ta cũng so sánh như với các số tự nhiên .
Yêu cầu HS làm làm tiếp các phần còn lại 
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét.
Bài 2 : 
GV gọi HS đọc đề bài. 
GV hỏi :
+ Bài toán cho biết gì ? 
+ Bài toán hỏi gì ?
Giáo viên hướng dẫn : đầu tiên ta phải tính xem 4 gói kẹo nặng bao nhiêu gam. Sau đó ta tính xem mẹ Hà đã mua tất cả bao nhiêu gam kẹo vàbánh .
Yêu cầu HS làm bài.
GV chấm chữa bài 
Giáo viên nhận xét. 
Bài 3 : 
GV gọi HS đọc đề bài. 
GV hỏi :
+ Bài toán cho biết gì ? 
+ Bài toán hỏi gì ?
 - Muốn biết mỗi túi nhỏ có bao nhiêu gam đường ta phải biết được gì ? 
Yêu cầu HS làm bài.
GV chấm chữa bài 
Giáo viên nhận xét. 
Bài 4 : Thực hành 
 - Chia lớp thành 4 nhóm , phát cân cho 4 nhóm và YC các nhóm thực hành cân các đồ dùng học tập như hộp bút,  và ghi số cân vào vở . 
- HS làm bảng con, 2 HS làm bảng lớp 
Học sinh đọc
HS so sánh 
- HS giải thích 
HS làm bài
 Học sinh đọc
Mẹ Hà mua 4 gói kẹovà 1 gói kẹo. Mỗi gói kẹo cân nặng 130g và gói bánh cân nặng 175g.
Hỏi mẹ Hà đã mua tất cả bao nhiêu gam kẹo và bánh ?
1 HS lên làm bài bảng phụ, lớp làm vào vở.
Lớp nhận xét bài bảng phụ 
Học sinh đọc
Cô Lan có 1kg đường, cô đã dùng làm bánh hết 400g. Sau đó cô chia đều số đường còn lại vào 3 túi nhỏ. 
Hỏi mỗi túi có bao nhiêu gam đường ?
- Phải biết cô lan còn lại bao nhiêu gam đường .
1 HS lên làm bài bảng phụ, lớp làm vào vở . 
-Lớp nhận xét bài trên bảng phụ 
- HS thực hành cân theo nhóm 
Nhận xét – Dặn dò : 
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : Bảng chia 9. 
 Tiết : 67
I/ Mục tiêu : 
Dựa vào bảng nhân 9 để thành lập và học thuộc bảng chia 9.
Thực hành chia trong phạm vi 9 và giải toán có lời văn ( về chia thành 9 phần bằng nhau và chia theo nhóm 9 ).
II/ Chuẩn bị :
GV : các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 9 chấm tròn
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
1.Bài cũ : Luyện tập 
GV hỏi 1kg = .g 
HS đọc thuộc bảng nhân 9 
Nhận xét bài cũ 
2.Các hoạt động :
Giới thiệu bài : bảng chia 9 
Hoạt động 1 : lập bảng chia 9 
GV gắn 1 tấm bìa có 9 chấm tròn . 
GV hỏi :
+ Tấm bìa trên bảng cô vừa gắn có mấy chấm tròn ?
+ 9 lấy 1 lần bằng mấy ?
+ Hãy viết phép tính tương ứng với 9 được lấy 1 lần bằng 9 .
Giáo viên chỉ vào tấm bìa có 9 chấm tròn và hỏi :
+ Ta lấy 9 chấm tròn chia đều cho các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 9 chấm tròn thì cô được mấy tấm bìa ?
+ Hãy lập phép tính tương ứng để tìm số tấm bìa.
+ 9 chia 9 bằng mấy ?
Giáo viên ghi bảng : 9 : 9 = 1
Gọi học sinh đọc lại phép nhân và phép chia.
Giáo viên gắn tiếp 2 tấm bìa trên bảng và hỏi :
+ Có 2 tấm bìa, mỗi tấm có 9 chấm tròn. Vậy có tất cả bao nhiêu chấm tròn ?
+ Hãy lập phép nhân tương ứng.
+ Ta lấy 18 chấm tròn chia đều cho các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 9 chấm tròn thì cô được mấy tấm bìa ?
+ Hãy lập phép tính tương ứng để tìm số tấm bìa.
+ 18 chia 9 bằng mấy ?
Giáo viên ghi bảng : 18 : 9 = 2
Gọi học sinh đọc lại phép nhân và phép chia.
Giáo viên gắn tiếp 3 tấm bìa trên bảng và hỏi :
+ Có 3 tấm bìa, mỗi tấm có 9 chấm tròn. Vậy có tất cả bao nhiêu chấm tròn ?
+ Hãy lập phép nhân tương ứng.
+ Ta lấy 27 chấm tròn chia đều cho các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 9 chấm tròn thì cô được mấy tấm bìa ?
+ Hãy lập phép tính tương ứng để tìm số tấm bìa.
+ 27 chia 9 bằng mấy ?
Giáo viên ghi bảng : 27 : 9 = 3
Gọi học sinh đọc lại phép nhân và phép chia.
Giáo viên : dựa trên cơ sở đó, các em hãy lập các phép tính còn lại của bảng chia 9.
Gọi học sinh nêu các phép tính của bảng chia 9
Giáo viên kết hợp ghi bảng :
36 : 9 = 4
45 : 9 = 5
54 : 9 = 6
63 : 9 = 7
72 : 9 = 8
81 : 9 = 9
90 : 9 = 10
Giáo viên chỉ vào bảng chia 9 và nói : đây là bảng chia 9. 
Giáo viên hỏi : 
+ Các phép chia đều có số chia là mấy ?
+ Thương là những số nào?
Giáo viên cho học sinh đọc bảng chia 9
Giáo viên cho học sinh thi đua đọc bảng chia 9
Gọi học sinh đọc xuôi bảng chia 9 
Gọi học sinh đọc ngược bảng chia 9
Giáo viên che số trong bảng chia 9 và gọi học sinh đọc lại
Giáo viên che cột thương trong bảng chia 9 và cho dãy 1 đọc, mỗi học sinh đọc nối tiếp.
Gọi 2 học sinh đọc bảng chia, mỗi học sinh đọc 5 phép tính
Cho học sinh đọc thuộc bảng chia 9.
Hoạt động 1 : thực hành 
Bài 1 : Tính nhẩm 
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Giáo viên cho học sinh tự làm bài ( HS khá giỏi làm hết , HS TB yếu làm cột 1, 2, 3 ) 
Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc kết quả 
Giáo viên cho lớp nhận xét
Bài 2 : tính nhẩm
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Giáo viên cho học sinh tự làm bài 
Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc kết quả 
Giáo viên cho lớp nhận xét
+ Nếu biết 9 x 6 = 54 thì ta có thể tính ngay kết quả 54 : 9 và 54 : 6 được không ?
Bài 3 : 
GV gọi HS đọc đề bài 
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
Giáo viên vừa hỏi vừa kết hợp ghi tóm tắt :
Tóm tắt :
9túi : 45 kg gạo 
1túi : kg gạo ?
Yêu cầu HS làm bài.
Giáo viên chấm chữa bài .
Bài 4 : 
GV gọi HS đọc đề bài. 
GV hỏi :
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
Giáo viên vừa hỏi vừa kết hợp ghi tóm tắt :
Tóm tắt :
9kg gạo : 1 túi 
 45 kg gạo :  túi ?
Yêu cầu HS làm bài.
- GV chấm chữa bài 
Giáo viên nhận xét.
- 2-3 HS đọc 
Tấm bìa trên bảng cô vừa gắn có 9 chấm tròn
9 lấy 1 lần bằng 9 
9 x 1 = 9
9 chấm tròn chia đều cho các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 9 chấm tròn thì được 1 tấm bìa 
9 : 9 = 1 ( tấm bìa )
9 chia 9 bằng 1
Học sinh đọc : 9 x 1 = 9
 9 : 9 = 1
Có 2 tấm bìa, mỗi tấm có 9 chấm tròn. Vậy có tất cả 18 chấm tròn. 
9 x 2 = 18
18 chấm tròn chia đều cho các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 9 chấm tròn thì được 2 tấm bìa 
18 : 9 = 2 ( tấm bìa )
18 chia 9 bằng 2
Học sinh đọc : 9 x 2 = 18
18 : 9 = 2
Có 3 tấm bìa, mỗi tấm có 9 chấm tròn. Vậy có tất cả 27 chấm tròn 
9 x 3 = 27
27 chấm tròn chia đều cho các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 9 chấm tròn thì được 3 tấm bìa 
27 : 9 = 3 ( tấm bìa )
27 chia 9 bằng 3
Học sinh đọc : 9 x 3 = 27
27 : 9 = 3
Học sinh nêu ( có thể không theo thứ tự )
Các phép chia đều có số chia là số 9
Thương là những số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10
Cá nhân, Đồng thanh 
Cá nhân
3 học sinh
3 học sinh
Cá nhân
Cá nhân
2 học sinh đọc 
Cá nhân
HS đọc 
HS làm bài
- HS đọc 
Lớp nhận xét
HS đọc 
HS làm bài
- HS đọc KQ 
- Lớp nhận xét 
Nếu biết 9 x 6 = 54 thì ta có thể tính ngay kết quả 54 : 9 = 6 và 54 : 6 = 9 vì nếu lấy tích chia cho thừa số này thì ta được thừa số kia.
Học sinh đọc
Có 45 kg gạo, chia đều vào 9 túi . 
Hỏi mỗi túi co ùbao nhiêu kg gạo ?
1 HS lên làm bài bảng phụ, cả lớp làm vào vở. 
Học sinh đọc
Có 45kg gạo chia đều vào các túi , mỗi túi có 9 kg .
Hỏi có bao nhiêu túi gạo ?
Học sinh làm bài vào vở, 1 HSlàm bảng phụ 
Lớp nhận xét
3.Nhận xét – Dặn dò :
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : bài Luyện tập 
 Tiết : 68 
I/ Mục tiêu : 
Học thuộc bảng chia 9.
Vận dụng trong tính toán và giải bài toán có phép chia 9.
II/ Chuẩn bị :
GV : Bảng phụ viết BT 3 
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
1.Bài cũ : Bảng chia 9 
GV gọi 2 HS đọc thuộc bảng chia 9 
Nhận xét vở HS
2.Các hoạt động :
Giới thiệu bài : Luyện tập 
Hướng dẫn thực hành 
Bài 1 : Tính nhẩm :
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Giáo viên hỏi :
+ Khi đã biết 9 x 6 = 54, ta có thể ghi ngay kết quả 54 : 9 được không ? Vì sao ?
Giáo viên cho học sinh tự làm bài 
Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc kết quả 
Giáo viên cho lớp nhận xét
Bài 2 : điền số : 
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Giáo viên yêu cầu học sinh nêu cách tìm số bị chia, số chia, thương 
Giáo viên cho học sinh tự làm bài 
Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc kết quả 
Giáo viên cho lớp nhận xét
Bài 3 : 
GV gọi HS đọc đề bài. 
GV hỏi :
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
- Bài toán thuộc dạng toán gì ? 
Yêu cầu HS làm bài.
GV chấm chữa bài 
Giáo viên nhận xét bài bảng phụ .
Bài 4 : Tìm số ô vuông trong mỗi hình :
GV gọi HS đọc yêu cầu . 
Giáo viên hỏi :
+ Hình a có tất cả bao nhiêu ô vuông ?
+ Muốn tìm số ô vuông có trong hình a ta làm như thế nào ?
Yêu cầu học sinh làm bài.
GV cho HS nêu KQ 
GV nhận xét 
- 2 HS đọc 
HS đọc 
Khi đã biết 9 x 6 = 54, ta có thể ghi ngay kết quả 54 : 9 vì nếu lấy tích chia cho thừa số này thì sẽ được thừa số kia.
HS làm bài
HS đọc 
Lớp nhận xét
HS đọc 
Học sinh nêu
HS làm bài
- HS đọc 
Lớp nhận xét
Học sinh đọc
Một công ti dự định xây 36 ngôi nhà , đến nay đã xây được 1/9 số nhà đó . 
Hỏicông ti còn phải xây tiếp bao nhiêu ngôi nhà nữa ?
- Bài toán giải bằng hai phép tính 
1 HS lên làm bài bảng phụ, cả lớp làm vào vở . 
Lớp nhận xét 
HS đọc 
Hình a có tất cả 18 ô vuông
Muốn tìm số ô vuông có trong hình a ta lấy 18 : 9 = 2 ( ô vuông )
Học sinh làm bài
HS nêu KQ 
Lớp nhận xét 
3.Nhận xét – Dặn dò : 
GV nhận xét tiết học.
 - Chuẩn bị : Luyện tập . 
 Tiết : 69
I/ Mục tiêu : 
Biết thực hiện phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số ( chia hết và chia có dư ).
Củng cố về tìm một trong các phần bằng nhau của một số và giải bài toán có liên quan đến phép chia.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Bài cũ : Luyện tập 
Gọi học sinh đọc bảng nhân 9
Nhận xét 
Các hoạt động :
Giới thiệu bài : Chia số có hai chữ số với số có một chữ số 
Hoạt động 1 : hướng dẫn học sinh thực hiện phép chia 96 : 3 
Phép chia 72 : 3
GV viết lên bảng phép tính : 72 : 3 = ? và yêu cầu HS suy nghĩ để tìm kết quả của phép tính này
Giáo viên gọi HS lên bảng đặt tính theo cột dọc
Giáo viên gọi học sinh nêu cách đặt tính
Yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ và tự thực hiện phép tính trên, nếu HS tính đúng, GV cho HS nêu cách tính, sau đó GV nhắc lại để HS cả lớp ghi nhớ. Nếu HS cả lớp không tính được, GV hướng dẫn HS tính từng bước như phần bài học của SGK
Giáo viên hướng dẫn : chúng ta bắt đầu chia từ hàng chục của số bị chia, sau đó mới chia đến hàng đơn vị
Giáo viên hỏi :
+ 7 chia 3 được mấy ?
+ Viết 2 vào đâu ?
Giáo viên : 2 là chữ số thứ nhất của thương và cũng là thương trong lần chia thứ nhất. Sau khi tìm được thương lần thứ nhất, chúng ta đi tìm số dư trong lần chia thứ nhất
+ 2 nhân 3 bằng mấy?
Giáo viên : Viết 6 thẳng cột với hàng chục của số bị chia và thực hiện trừ : 7 trừ 6 bằng 1, viết 1 thẳng cột với 7
Giáo viên : Tiếp theo ta sẽ chia hàng đơn vị của số bị chia : Hạ 2 được 12, 12 chia 3 được mấy?
Giáo viên : Viết 4 vào thương, 4 là thương trong lần chia thứ hai.
Giáo viên : trong lượt chia cuối cùng, số dư là 0. Vậy ta nói phép chia 72 : 3 = 24 là phép chia hết.
Giáo viên gọi một số học sinh nhắc lại cách thực hiện phép chia.
Phép chia 65 : 2
GV viết lên bảng phép tính : 65 : 2 = ? và yêu cầu HS suy nghĩ để tìm kết quả của phép tính này
Giáo viên gọi HS lên bảng đặt tính theo cột dọc
Giáo viên gọi học sinh nêu cách đặt tính
Yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ và tự thực hiện phép tính trên, nếu HS tính đúng, GV cho HS nêu cách tính, sau đó GV nhắc lại để HS cả lớp ghi nhớ. Nếu HS cả lớp không tính được, GV hướng dẫn HS tính từng bước như phần bài học của SGK
Giáo viên hướng dẫn : chúng ta bắt đầu chia từ hàng chục của số bị chia, sau đó mới chia đến hàng đơn vị
Giáo viên hỏi :
+ 6 chia 2 được mấy ?
+ Viết 3 vào đâu ?
Giáo viên : 3 là chữ số thứ nhất của thương và cũng là thương trong lần chia thứ nhất. Sau khi tìm được thương lần thứ nhất, chúng ta đi tìm số dư trong lần chia thứ nhất
+ 3 nhân 2 bằng mấy?
Giáo viên : Viết 6 thẳng cột với hàng chục của số bị chia và thực hiện trừ : 6 trừ 6 bằng 0, viết 0 thẳng cột với 6
Giáo viên : Tiếp theo ta sẽ chia hàng đơn vị của số bị chia : Hạ 5, 5 chia 2 được mấy?
Giáo viên : Viết 2 vào thương, 2 là thương trong lần chia thứ hai.
Giáo viên : trong lượt chia cuối cùng, số dư là 1. Vậy ta nói phép chia 65 : 2 = 32 là phép chia có dư.
Giáo viên gọi một số học sinh nhắc lại cách thực hiện phép chia.
Hoạt động 2 : hướng dẫn học sinh thực hành
Bài 1 : tính : 
GV gọi HS đọc yêu cầu 
GV cho HS làm bảng con 
GV gọi HS nêu lại cách tính
GV Nhận xét
Bài 2 : 
GV gọi HS đọc đề bài 
GV hỏi :
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
Yêu cầu HS làm bài.
Giáo viên nhận xét.
Bài 3 : 
GV gọi HS đọc đề bài 
GV hỏi :
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
GV HD HS :
Hỏi : có tất cả bao nhiêu mét vải ?
May một bộ quần áo hết mấy mét vải ? 
Muốn biết 31m vải may được nhiều nhất bao nhiêu bộ quần áo thì ta phải làm phép tính gì ? 
Vậy có thể may được nhiều nhất bao nhiêu bộ quần áo và còn thừa mấy mét vải ? 
GV HD HS trình bày bài giải 
- 2 HS đọc 
HS suy nghĩ để tìm kết quả
72
6
3
24
12
12
 0
7chia3được 2, viết 2. 2 nhân 3 bằng 6; 7 trừ 6 bằng 1.
Hạ2được12;12 chia 3 được 4, viết 4. 4 nhân 3 bằng12;12trừ12bằng 0
7 chia 3 được 2
Viết 2 vào thương
2 nhân 3 bằng 6
12 chia 3 được 4
Cá nhân
HS suy nghĩ để tìm kết quả
65
6
2
32
05
 4
 1
6 chia2được 3, viết 3. 3 nhân 2 bằng 6; 6 trừ 6 bằng 0.
Hạ5;5chia2được 2,viết2.2nhân2bằng 4;5 5 trừ 4 bằng 1
6 chia 2 được 3
Viết 3 vào thương
3 nhân 2 bằng 6
5 chia 2 được 2
Cá nhân
- 1 HS đọc 
HS làm bài bảng con 
Học sinh nêu 
Lớp Nhận xét 
Học sinh đọc
- Mỗi giờ có 60 phút 
Hỏi 1/5 giờ có bao nhiêu phút ?
1 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vở.
Lớp nhận xét 
Học sinh đọc
Có 31 m vải, may mỗi bộ quần áo hết 3m .
Hỏi có thể may được nhiều nhất là mấy bộ quần áo và cón thừa mấy mét ?
- 31 m vải 
- 3m vải 
- Làm phép tính chia : 31 : 3 = 10 ( dư 1 ) 
- May được nhiều nhất 10 bộ quần áo và còn thừa 1 m vải 
 Bài giải 
 Ta có 31 : 3 = 10 ( dư 1 ) 
Vậy có thể may được nhiều nhất là 10 bộ quần áo và còn thừa 1 m vải .
 Đáp số : 10 bộ quần áo , thừa 1 m vải . 
Nhận xét – Dặn dò : 
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : bài Chia số có hai chữ số với số có một chữ số ( tiếp theo ) 
 Tiết : 70 
I/ Mục tiêu : 
Biết đặt tính và tính chia số có hai chữ số cho số có một chữ số ( có dư ở các lượt chia ).
Biết giải toán có phép chia và biết xếp hình tạo thành hình vuông . 
II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
1.Bài cũ : Chia số có hai chữ số với số có một chữ số 
GV cho HS làm bảng con : 54 : 3 ; 89 : 2 
Nhận xét vở HS
2.Các hoạt động :
Giới thiệu bài : Chia số có hai chữ số với số có một chữ số ( tiếp theo )
Hoạt động 1 : hướng dẫn học sinh thực hiện phép chia 78 : 4 
GV viết lên bảng phép tính : 78 : 4 = ? và yêu cầu HS suy nghĩ để tìm kết quả của phép tính này
Giáo viên gọi HS lên bảng đặt tính theo cột dọc
Giáo viên gọi học sinh nêu cách đặt tính
Yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ và tự thực hiện phép tính trên, nếu HS tính đúng, GV cho HS nêu cách tính, sau đó GV nhắc lại để HS cả lớp ghi nhớ. Nếu HS cả lớp không tính được, GV hướng dẫn HS tính từng bước như phần bài học của SGK
Giáo viên hướng dẫn : chúng ta bắt đầu chia từ hàng chục của số bị chia, sau đó mới chia đến hàng đơn vị
+ 7 chia 4 được mấy ?
+ Viết 1 vào đâu ?
Giáo viên : 1 là chữ số thứ nhất của thương và cũng là thương trong lần chia thứ nhất. Sau khi tìm được thương lần thứ nhất, chúng ta đi tìm số dư trong lần chia thứ nhất
+ 1 nhân 4 bằng mấy?
Giáo viên : Viết 4 thẳng cột với hàng chục của số bị chia và thực hiện trừ : 7 trừ 4 bằng 3, viết 3 thẳng cột với 7
Giáo viên : Tiếp theo ta sẽ chia hàng đơn vị của số bị chia : Hạ 8 được 38, 38 chia 4 được mấy?
Giáo viên : Viết 9 vào thương, 9 là thương trong lần chia thứ hai.
Giáo viên : trong lượt chia cuối cùng, số dư là 2. Vậy ta nói phép chia 78 : 4 = 19 là phép chia có dư ở các lượt chia.
Giáo viên gọi một số học sinh nhắc lại cách thực hiện phép chia.
Hoạt động 2 : hướng dẫn học sinh thực hành 
Bài 1 : tính : 
GV gọi HS đọc yêu cầu 
GV cho HS làm bảng con 
GV gọi HS nêu lại cách tính
GV Nhận xét
Bài 2 : 
GV gọi HS đọc đề bài 
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
Giáo viên yêu cầu học sinh tìm số bàn có 2 HS ngồi 
+ Vậy sau khi kê 16 bàn thì còn mấy bạn chưa có chỗ ngồi ?
Giáo viên : vậy chúng ta phải có thêm 1 bàn nữa để 1 bạn nàycó chỗ ngồi . Lúc này trong lớp có bao nhiêu bàn ?
Yêu cầu HS làm bài.
- GV chấm chữa bài 
Giáo viên nhận xét bài bảng phụ .
Bài 4 : ghép hình 
 GV gọi HS đọc đề bài 
Tổ chức cho HS thi ghép hình nhanh giữa các tổ sau 2 phút tổ nào có nhiều bạn ghép đúng nhất là tổ đó thắng cuộc .
- HS làm bảng con , 2 HS làm bảng lớp 
HS suy nghĩ để tìm kết quả
78
4
4
19
38
36
 2
7 chia 4 được 1, viết 1. 1 nhân 4 bằng 4; 7 trừ 4 bằng 3.
Hạ 8 được 38; 38 chia 4 được 9, viết 9. 9 nhân 4 bằng 36; 38 trừ 36 bằng 2
7 chia 4 được 1
Viết 1 vào thương
1 nhân 4 bằng 4
38 chia 4 được 9
Cá nhân
- 1 HS đọc 
- HS làm bảng con 
- HS nêu 
Lớp Nhận xét
Học sinh đọc
Một lớp học có 33 học sinh, phòng học của lớp đó chỉ có loại bàn 2 chỗ ngồi . 
Hỏi có ít nhất bao nhiêu bàn học như thế ?
HS nêu 
- 1 bạn 
Trong lớp có : 16 + 1 = 17 (cái bàn )
1 HS lên làm bài bảng phụ, cả lớp làm vào vở . 
Bài giải :
Ta có : 33 : 2 = 16 ( dư 1 )
Số bàn có 2 HS ngồi là 16 bàn, còn 1 HS nữa nên cần có thêm 1 bàn nữa 
Vậy số bàn cần có ít nhất là :
16 + 1 = 17 (cái bàn )
 Đáp số : 17 cái bàn 
Học sinh đọc
Học sinh thi đua ghép hình 
Lớp Nhận xét

Tài liệu đính kèm:

  • docTOAN 14.doc