Giáo án Toán 3 tuần 21 - Nguyễn Thị Hiền - Trường tiểu học Vĩnh Nguyên 1

Giáo án Toán 3 tuần 21 - Nguyễn Thị Hiền - Trường tiểu học Vĩnh Nguyên 1

LUYỆN TẬP

Tiết 101

I. Mục tiêu

 Giúp HS :

- Biết cộng nhẩm các số trong nghìn, tròn trăm có đến bốn chữ số.

- Củng cố về phép cộng các số có đến bốn chữ số, củng cố về giải bài toán có lời văn bảng hai phép tính.

II. Đồ dùng dạy học

III. Hoạt động dạy học

1. Kiểm tra bài cũ : (5')

- Gọi hs lên bảng sửa bài VBT

- Nhận xét, chữa bài và cho điểm hs.

 

doc 14 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1080Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán 3 tuần 21 - Nguyễn Thị Hiền - Trường tiểu học Vĩnh Nguyên 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 21
Ngày dạy 29/1/2007
LUYỆN TẬP
Tiết 101
I. Mục tiêu 
 Giúp HS :
- Biết cộng nhẩm các số trong nghìn, tròn trăm có đến bốn chữ số.
- Củng cố về phép cộng các số có đến bốn chữ số, củng cố về giải bài toán có lời văn bảng hai phép tính.
II. Đồ dùng dạy học 
III. Hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ : (5’)
- Gọi hs lên bảng sửa bài  VBT
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm hs.
2. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Giới thiệu bài 
- GV : bài học hôm nay sẽ giúp các em biết cách tính nhẫm phép cộng các số tròn nghìn, tròn trăm có đến bốn chữ số. Sau đó chúng ta cùng luyện tập về phép cộng các số có đến bốn chữ số, giải bài toán có lời văn bằng hai phép tính.
- Nghe GV giới thiệu bài.
* Hoạt động 1 : Luyện tập - Thực hành (25’)
Mục tiêu :
- Biết cộng nhẩm các số trong nghìn, tròn trăm có đến bốn chữ số.
- Củng cố về phép cộng các số có đến bốn chữ số, củng cố về giải bài toán có lời văn bảng hai phép tính.
Cách tiến hành :
Bài 1 
- GV viết lên bảng tính : 4000 + 300 =?
- HS theo dõi.
- GV hỏi : Em đã nhẩm như thế nào ?
- HS trả lời.
- GV nêu cách nhẩm đúng như SGK đã trình bày.
- HS theo dõi.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Tự làm bài, sau đó 1 HS chữa bài miệng trước lớp.
Bài 2
- GV viết lên bảng phép tính : 6000 + 500 = ?
- HS theo dõi.
- GV hỏi : Bạn nào có thể nhẩm được 6000 + 500 ?
- HS nhẩm và báo cáo kết quả : 
6000 + 500 = 6500.
- GV hỏi : Em đã nhẩm như thế nào ?
- HS trả lời.
- GV nêu cách nhẩm đúng như SGK đã trình bày.
- HS theo dõi.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Tự làm bài, sau đó 1 HS chữa bài miệng trước lớp.
Bài 3
- GV tiến hành hướng dẫn HS làm bài như cách làm ở bài tập 2 tiết 100.
+
2541
+
5348
4238
 936
6779
6284
+
4827
+
 805
2634
6475
7461
7280
Bài 4
- GV gọi 1 HS đọc đề bài tập.
- Một cửa hàng buổi sáng bán được 432/ dầu, buổi chiều bán được gấp đôi buổi sáng. Hỏi cả hai buổi bán được bao nhiều lít dầu ?
- GV yêu cầu HS tóm tắt bằng sơ đồ và giải bài toán.
432/
?/
Tóm tắt
Sáng :
Chiều :
* Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò (5’)
- Cô vừa dạy bài gì ?
- Nhận xét tiết học
Bài giải :
Số lít dầu của hàng bán được trong buổi chiều là :
432 x 2 = 864 (l)
Số lít dầu cửa hàng bán cả hai buổi được là :
432 + 864 = 1296 (l)
Đáp số : 1296 l
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Tuần : 21
Ngày dạy 30/1/2007
PHÉP TRỪ CÁC SỐ TRONG PHẠM VI VI 10 000
Tiết 102
I. Mục tiêu 
Giúp HS :
- Biết thực hiện phép trừ các số trong phạm vi 10 000.
- Áp dụng phép trừ các số trong phạm vi 10 000 để giải các bài toán có liên quan.
- Củng cố về vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước và xác định trung điểm của đoạn thẳng.
II. Đồ dùng dạy học 
- Thước thẳng, phấn màu.
III. Hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ : (5’)
- Gọi hs lên bảng sửa bài  VBT
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm hs.
2. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Giới thiệu bài 
- GV : Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết cách thực hiện phép trừ các số trong phạm vi 10 000, sau đó chúng ta cùng ôn luyện về cách vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước và cách xác định trung điểm của đoạn thẳng cho trước.
- Nghe GV giới thiệu bài.
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn cách thực hiện phép trừ 8652 – 3917(12’)
Mục tiêu :
- Biết thực hiện phép trừ các số trong phạm vi 10 000.
Cách tiến hành :
a. Giới thiệu phép trừ.
- GV nêu bài toán : Nhà máy có 8652 sản phẩm, đã xuất đi 3917 sản phẩm. Hỏi nhà máy còn lại bao nhiêu sản phẩm ?
- HS nghe GV nêu bài toán.
- GV hỏi : Để biết nhà máy còn lại bao nhiêu sản phẩm chúng ta làm như thế nào ?
- HS : Chúng ta thực hiện phép trừ 8652 – 3917.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và tìm kết quả của phép trừ 8652 – 3917.
b. Đặt tính và tính 8652 – 3917.
- GV yêu cầu HS dựa vào cách thực hiện phép trừ các số có đến ba chữ số và phép cộng các số có đến bốn chữ số để đặt tính và thực hiện phép tính trên.
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào giấy nháp.
- GV hỏi : Khi tính 8652 – 3917 chúng ta đặt tính như thế nào ?
- HS Chúng ta đặt tính sao cho các chữ số cùng một hàng thẳng cột với nhau, hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị, hàng chục thẳng hàng chục, hàng trăm thẳng hàng trăm, hàng nghìn thẳng hàng nghìn.
- Chúng ta bắt đầu thực hiện phép tính từ đầu đến đâu ?
- Thực hiện phép tính bắt đầu từ hàng đơn vị (từ phải sang trái).
- Hãy nêu từng bước tính cụ thể.
-
8562
3917
4735
*2 không trừ được 7, lấy 12 trừ 7 bằng 5, viết 5 nhớ 1.
* 1 thêm 1 bằng 2, 5 trừ 2 
 bằng 3, viết 3.
*6 không trừ được 9, lấy 16 trừ 9 bằng 7, viết 7 nhớ 1.
* 3 thêm 1 bằng 4, 8 trừ 4 bằng 4, viết 4.
Vậy:
8652 – 3917 = 4735
c. Nêu quy tắc tính.
- GV hỏi : Muốn thực hiện tính trừ các số có bốn chữ số với nhau ta làm như thế nào ?
- Muốn trừ các số có bốn chữ số với nhau ta làm như sau :
+ Đặt tính : Viết số bị trừ rồi viết số trừ xuống dưới sao cho các chữ số ở cùng một hàng đơn vị thẳng cột với nhau, hàng nghìn thẳng hàng nghìn, hàng trăm thẳng hàng trăm, hàng chục thẳng hàng chục, hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị. Viết dấu – và kẻ vạch ngang dưới các số.
+ Thực hiện tính từ phải sang trái (thực hiện tính từ hàng đơn vị).
* Hoạt động 2 : Luyện tập - Thực hành (13’)
Mục tiêu :
- Biết thực hiện phép trừ các số trong phạm vi 10 000.
- Áp dụng phép trừ các số trong phạm vi 10 000 để giải các bài toán có liên quan.
- Củng cố về vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước và xác định trung điểm của đoạn thẳng.
Cách tiến hành :
Bài 1
Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
-Bài tập yêu cầu chúng ta thực hiện tính.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- 4 HS làm bài trên bảng, HS cả lớp làm bài vào VBT.
-
6385
-
7563
2927
4908
3458
2655
 -
8090
-
3561
7131
 924
 959
2637
- Yêu cầu HS nêu cách tính của 2 trong 4 phép tính trên.
- 2 HS nêu, cả lớp theo dõi và nhận xét.
Bài 2
- GV hỏi : bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
Bài tập yêu cầu chúng ta đặt tính và tính.
- Yêu cầu HS nêu lại cách thực hiện tính từ các số có đến 4 chữ số.
- 1 HS nêu, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Yêu cầu HS tự làm tiếp bài.
- 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, nhận xét cả cách đặt tính và kết quả tính.
-
5482
-
8695
1956
2772
3526
5923
-
9996
-
2340
6669
 512
3327
1828
- Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Một cửa hàng có 4283m vải, đã bán được 1635 m vải. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu m vải ?
- Muốn biết cửa hàng còn lại bao nhiêu m vải, ta làm như thế nào ?
- Ta thực hiện phép tính trừ 4238 - 1635
- Yêu cầu HS làm bài.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào VBT.
Tóm tắt :
Có : 4283m
Đã bán : 1635m
Còn lại :  ?
Bài giải :
Số mét vải cửa hàng còn lại là :
4283 – 1635 = 2648 (m)
 Đáp số : 2648 m
- Gv nhận xét và cho điểm HS
Bài 4
- GV gọi 1 Hs đọc yêu cầu của bài.
- Vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 8cm rồi xác định trung điểm O của đoạn thẳng đó.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- 2 HS lên bảng làm bài, Hs cả lớp làm bài vào VBT (HS lên bảng vẽ đoạn thẳng dài 8dm).
- Gọi HS nhận xét bài của bạn trên bảng.
- 2 HS lên bảng kiểm tra, sau đó nhận xét đún/ sai.
- GV hỏi : Em đã vẽ đoạn thẳng AB như thế nào ?
- Lấy điểm A trùng với vạch O của thước, tìm độ dài 8cm trên thước, sau đó đánh dấu điểm B tại đó, nối A với B ta được đoạn thẳng AB có độ dài là 8cm.
- Em làm thế nào để tìm được trung điểm O của đoạn thẳng AB.
* Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò (5’)
- Cô vừa dạy bài gì ?
- Nhận xét tiết học
- Đoạn thẳng Ab có độ dài là 8cm, vậy nếu O là trung điểm của AB thì độ dài đoạn thẳng Ao = OB và bằng 8cm : 2 = 4cm. Khi xác định điểm O ta để thước trùng với đoạn thẳng Ab, vạch O trùng với điểm A, tìm vạch chỉ 4cm trên thước và đánh dấu trên đoạn thẳng AB đó chính là trung điểm O của đoạn thẳng AB.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Tuần : 21
Ngày dạy 31/1/2007
LUYỆN TẬP
Tiết 103
I. Mục tiêu 
Giúp HS :
 - Biết trừ nhẩm các số tròn nghìn, tròn trăm có đến bốn chữ số.
- Củng cố và thực hiện phép trừ các số có bốn chữ số.
- Củng cố về giải bài toán có lời văn bằng hai phép tính.
II. Đồ dùng dạy học 
III. Hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ : (5’)
- Gọi hs lên bảng sửa bài  VBT
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm hs.
2. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Giới thiệu bài 
- GV : Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết cách tính nhẩm phép trừ các số trong nghìn, trong trăm có đến bốn chữ số. Sau đó chúng ta cần luyện tập về phép trừ các số có bốn chữ số, giải bài toán có lời văn bằng hai phép tính.
- Nghe GV giới thiệu bài.
* Hoạt động 2 : Luyện tập - Thực hành (25’)
Mục tiêu :
 - Biết trừ nhẩm các số tròn nghìn, tròn trăm có đến bốn chữ số.
- Củng cố và thực hiện phép trừ các số có bốn chữ số.
- Củng cố về giải bài toán có lời văn bằng hai phép tính.
Cách tiến hành :
Bài 1
- GV viết lên bảng phép tính : 8000 – 5000 = ?
- HS theo dõi.
- GV hỏi : Bạn nào có thể nhẩm được 8000 – 5000 = ?
- HS nhẩm và báo cáo  ...  HS trả lời.
- GV nêu cách nhẫm đúng như thế nào?
- HS trả lời.
- GV nêu cách nhẫm đúng như SGK đã trình bày.
- HS theo dõi.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Tự làm bài, sau đó 1 Hs chữa bài miệng trước lớp.
Bài 2 
GV viết lên bảng phép tính : 5700 – 200 = ?
- HS theo dõi.
- GV hỏi : Bạn nào có thể nhẫm được 5700 – 200 = ?
- HS nhẩm và báo cáo kết quả :
 5700 – 200 = 5500
- GV hỏi : Em đã nhẩm như thế nào ?
- HS trả lời.
- GV nêu cách nhẩm đúng như SKG đã trình bày.
- HS theo dõi
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Tự làm bài, sau đó 1 HS chữa bài miệng trước lớp.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Tự làm bài, sau đó 1 HS chữa bài miệng trước lớp.
Bài 3
- GV tiến hành hướng dẫn HS làm bài như cách làm ở bài tập 2 tiết 102.
-
7284
-
9061
3528
4503
3756
4558
-
6473
-
4492
5645
 833
 828
3659
Bài 4
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài
- Một kho có 4720 kg muối, lần đầu chuyển đi 2000 kg muối, lần sau chuyển đi 1700kg muối. Hỏi trong kho còn lại bao nhiều ki - lô - gam muối ?
- Trong kho có bao nhiêu kg muối ?
- Trong kho có 4720 kg muối.
- Người ta chuyển đi mấy lần, mỗi lần bao nhiêu ki - lô – gam muối ?
- Người ta chuyển đi 2 lần, lần đầu 2000 kg muối, lần sau 1700 kg muối.
- Bài toán hỏi gì ?
- Trong kho còn lại bao nhiêu kg muối ?
- Yêu cầu HS tóm tắt và giải bài toán bằng 2 cách.
Đáp án :
Tóm tắt :
Có : 4720 kg
Chuyển lần 1 : 2000 kg
Chuyển lần 2 : 1700 kg
Còn lại :  kg ?
Cách 1:
Số muối cả hai lần chuyển được là :
2000 + 1700 = 3700 (kg)
Cách 2 :
Số muối còn lại sau khi chuyển lần 1 là :
4720 – 2000 = 2720 (kg)
Số muối còn lại trong kho là :
4720 – 3700 = 1020 (kg)
 Đáp số : 1020 kg
Số muối còn lại trong kho là :
2720 – 1700 = 1020 (kg)
 Đáp số : 1020 kg
- GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
* Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò (5’)
- Cô vừa dạy bài gì ?
- Nhận xét tiết học
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Tuần : 21
Ngày dạy 1/2/2007
LUYỆN TẬP CHUNG
Tiết 104
I. Mục tiêu 
 Giúp HS :
- Củng cố về cộng, trừ các số trong phạm vi 10 000.
- Củng cố về giải bài toán có lời văn bằng hai phép tính.
- Củng cố về tính thành phân chưa biết trong phép cộng, phép trừ.
II. Đồ dùng dạy học 
- Mỗi HS chuẩn bị 8 hình tam giác vuông cân như SGK.
III. Hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ : (5’)
- Gọi hs lên bảng sửa bài  VBT
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm hs.
2. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Giới thiệu bài 
- GV : Bài học hôm nay sẽ giúp các em củng cố phép cộng, phép trừ các số trong phạm vị 10 000, củng cố cách giải bài toán có lời văn bằng hai phép tính, tìm thành phần cho biết trong phép cộng, phép trừ.
- Nghe GV giới thiệu bài.
* Hoạt động 1 : Luyện tập - Thực hành (25’)
Mục tiêu :
- Củng cố về cộng, trừ các số trong phạm vi 10 000.
- Củng cố về giải bài toán có lời văn bằng hai phép tính.
- Củng cố về tính thành phân chưa biết trong phép cộng, phép trừ.
Cách tiến hành :
Bài 1
- GV yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc phép tính và nhẩm trước lớp.
- 15 HS tiếp nối nhau thực hiện tính nhẩm, mỗi Hs nhẩm kết quả của một con tính, cả lớp theo dõi để kiểm tra.
- Yêu cầu HS viết kết quả các con tính vào VBT.
Bài 2
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
+
6924
+
5718
1536
 636
8460
6354
-
8493
-
6380
3667
 729
4826
3651
- GV yêu cầu HS nêu cách đặt tính và thực hiện tính của một phép tính cộng và một phép tính trừ trong bài.
- 2 HS trả lời, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3
- GV gọi một HS đọc đề bài.
- Một đội trồng cây đã trồng được 948 cây, sau đó trồng thêm được bằng một phần ba số cây đã trồng. Hỏi đội đó đã trồng được tất cả bao nhiêu cây ?
- Bài toán cho biết những gì ?
- Cho biết đã trồng được 948 cây, trồng thêm được bằng một phần ba số cây đó.
- Bài toán hỏi gì ?
- Bài toán hỏi số cây trồng được cả hai lần.
- Yêu cầu HS tự vẽ sơ đồ và giải bài toán.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào VBT.
432/
Tóm tắt
? cây
 Đã trồng :
 Trồng thêm : 
Bài giải :
Số cây trồng thêm là :
948 : 3 = 316 (cây)
Số cây trồng được tất cả là :
948 + 316 = 1264 (cây)
 Đáp số : 1264 cây
Nhận xét và cho điểm HS
Bài 4
- Yêu cầu HS đọc đề bài và cho biết yêu cầu của bài.
- Tìm x (tìm thành phần chưa biết của phép tính).
- Gọi 3 HS lên bảng làm bài, yêu cầu HS cả lớp làm bài vào VBT.
- Làm bài : 
a) x + 1909 = 2050 b) x – 586 = 3705 c) 8462 – x = 762
 x = 2050 – 1909 x = 3705 + 586 x = 8462 – 762
 x = 141 x = 4291 x = 7700
- Chữa bài, hỏi HS :
+ Vì sao trong phần a để tính x em lại lấy 2050 trừ 1909 ?
+ Vì x là số hàng chưa biết trong phép cộng, để tính x ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
+ Vì sao trong phần b để tính x em lại lấy 3705 cộng với 586 ?
+ Vì x là số bị trừ chưa biết trong phép trừ, muốn tính số bị trừ ta phải lấy hiệu cộng với số trừ.
+ Vì sao trong phần c em lại lấy 8462 trừ đi 762 để tìm x ?
+ Vì x số trừ chưa biết trong phép trừ, muốn tính số trừ ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu.
Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 5
- Yêu câu HS cả lớp các hình tam giác đã chuẩn bị ra để trước mặt bàn, quan sát hình cong SGK và xếp.
- HS tự xếp hình. 
- Gọi một số HS lên xếp trên bảng lớp.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Tổng kết bài làm đúng cho HS.
- HS cần xếp hình như sau :
* Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò (5’)
- Cô vừa dạy bài gì ?
- Nhận xét tiết học
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Tuần : 21
Ngày dạy 2/2/2007
THÁNG – NĂM
Tiết 105
I. Mục tiêu 
Giúp HS
- Làm quen với các đơn vị đo thời gian : tháng, năm. Biết một năm có 12 tháng.
- Biết tên gọi của các tháng trong một năm.
- Biết số ngày trong từng tháng.
- Biết xem lịch (tờ lịch tháng, tờ lịch năm).
II. Đồ dùng dạy học 
- Tờ lịch năm 2005.
III. Hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ : (5’)
- Gọi hs lên bảng sửa bài  VBT
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm hs.
2. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Giới thiệu bài 
- GV : Bài học hôm nay sẽ giúp các em làm quen với đơn vị thời gian tháng, năm, biết các tháng trong một năm, số ngày trong một tháng, biết cách xem lịch.
- Nghe GV giới thiệu bài.
* Hoạt động 1 : Giới thiệu các tháng trong năm và số ngày trong tháng.( 12’)
Mục tiêu :
- Làm quen với các đơn vị đo thời gian : tháng, năm. Biết một năm có 12 tháng.
- Biết tên gọi của các tháng trong một năm.
Cách tiến hành :
a. Các tháng trong một năm.
- GV treo tờ lịch năm 2005 như SGK hoặc tờ lịch năm hiện hành, yêu cầu HS quan sát.
- Quan sát tờ lịch.
- GV hỏi : Một năm có nhiêu tháng, đó là tháng nào ?
- Một năm có 12 tháng, đó là tháng Một, Hai, Ba, Tư, Năm, Sáu, Bảy, Tám, Chín, Mười, Mười Một, Mười Hai.
- Yêu cầu HS lên bảng chỉ vào tờ lịch và nêu tên 12 tháng của năm, theo dõi HS nêu và ghi tên các tháng trong bảng.
b. Giới thiệu số ngày trong từng tháng.
- GV yêu cầu HS quan sát tiếp tờ lịch, tháng Một và hỏi : Tháng Một có bao nhiêu ngày ?
- Tháng Một có 31 ngày.
- Những tháng còn lại có nhiêu ngày ?
- Tháng Hai có 28 ngày, tháng ba có 31 ngày, tháng Tư (không nói là tháng Bốn) có 30 ngày, tháng Năm có 30 ngày, tháng Sáu có 30 ngày, tháng Bảy 31 ngày, tháng Tám có 31 ngày, tháng Chín có 30 ngày, tháng Mười có 31 ngày, tháng Mười Một có 30 ngày, tháng Mười Hai có 31 ngày.
- Những tháng nào có 31 ngày ?
- Các tháng có 31 ngày là : tháng Một, tháng Ba, tháng Năm, tháng Bảy, tháng Tám, tháng Mười, tháng Mười Hai.
- Những tháng nào có 30 ngày ?
- Các tháng có 30 ngày là : tháng Tư, tháng Sáu, tháng Chín, tháng Mười Một.
- Tháng Hai có bao nhiêu ngày ?
- Tháng Hai có 28 ngày.
- GV : Trong năm bình thường có 365 ngày thì tháng Hai có 28 ngày, những năm nhuận có 365 ngày thì tháng Hai có 29 ngày, vậy tháng Hai có 28 ngày hoặc 29 ngày.
- HS lắng nghe.
* Hoạt động 2 : Luyện tập - Thực hành (12’)
Mục tiêu :
- Làm quen với các đơn vị đo thời gian : tháng, năm. Biết một năm có 12 tháng.
- Biết tên gọi của các tháng trong một năm.
- Biết số ngày trong từng tháng.
- Biết xem lịch (tờ lịch tháng, tờ lịch năm).
Cách tiến hành :
Bài 1
GV treo tờ lịch của năm hiện hành, yêu cầu từng cặp HS thực hành hỏi đáp theo các câu hỏi trong SGK, có thể hỏi thêm các câu như :
- HS thực hành theo cặp, sau đó có 3 đến 4 cặp HS thực hành trước lớp.
+ Tháng Hai năm nay có bao nhiêu ngày ?
+ Tháng Tư, tháng Năm, tháng Tám, tháng Chín, tháng Mười Hai có bao nhiêu ngày ?
Bài 2
- Yêu cầu HS quan sát tờ lịch tháng Tám năm 2005 và trả lời các câu hỏi của bài. Hướng dẫn HS cách tìm thứ của một ngày trong tháng là :
- HS nghe GV hướng dẫn, sau đó tiến hành trả lời từng câu hỏi trong bài; tìm xem những ngày Chủ Nhật trong tháng Tám là những ngày nào ?
a. Tìm ô có ghi số 19 trong tờ lịch, từ ô này đóng thẳng đến cột thứ của tờ lịch thì thất rơi vào ô ghi thứ Sáu, vậy ngày 19 tháng Tám năm 2005 là ngày thứ Sáu.
* Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò (5’)
- Cô vừa dạy bài gì ?
- Nhận xét tiết học
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY

Tài liệu đính kèm:

  • doctoan 21s.doc