Giáo án Toán 3 tuần 22 - Nguyễn Phượng Ánh

Giáo án Toán 3 tuần 22 - Nguyễn Phượng Ánh

Toán

THÁNG – NĂM (TT)

I/ Mục tiêu:

 - Củng cố tên gọi các tháng trong năm, số ngày trong từng tháng, cách xem lịch

- Rèn HS biết xem lịch, số ngày trong tháng .

II/ Chuẩn bị : Bảng phụ, tờ lịch năm 2005.

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :

 

doc 7 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1134Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán 3 tuần 22 - Nguyễn Phượng Ánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Toán
THÁNG – NĂM (TT)
I/ Mục tiêu:
 - Củng cố tên gọi các tháng trong năm, số ngày trong từng tháng, cách xem lịch 
Rèn HS biết xem lịch, số ngày trong tháng .
II/ Chuẩn bị : Bảng phụ, tờ lịch năm 2005.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
1/ Kiểm tra bài cũ:
- Một năm có bao nhiêu tháng ?
- Kể các ngày trong tháng ?
- Nhận xét
2/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài : nêu mục tiêu
b/ Thực hành 
 * Bài 1: 
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở.
- GV mời HS trình bày.
- Nhận xét
* Bài 2:
- GV yêu cầu HS quan sát tờ lịch năm 2005 rồi GV hỏi từng câu hỏi và HS lần lượt nối tiếp nhau trình bày .
-Nhận xét
* Bài 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu ?
- GV nêu câu hỏi HS trình bày 
- Nhận xét
* Bài 4:
- GV cho HS tự nêu yêu cầu của bài rồi làm bài và chữa bài.
- GV cho HS trình bày
- Nhận xét
3/ Củng cố, dặn dò: 
- GV cho HS xem tờ lịch năm hiện hành, nêu những câu hỏi tương tự như trong bài để HS trả lời.
- Xem lại bài, xem trước bài: Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính .
- Nhận xét, đánh giá.
HOẠT ĐỘNG HỌC
- HS trình bày
- Nghe 
- HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS cả lớp làm vào vở.
- HS đại diện lớp trình bày
a)- Ngày 3 tháng 2 là thứ ba.
_ Ngày 8 tháng 3 là thứ hai .
_ Ngày đầu tiên của tháng 3 là thứ hai 
_ Ngày cuối cùng của tháng 1 là thứ bảy
 b) – Thứ hai đầu tiên của tháng 1 là ngày 5.
- Chủ nhật cuối cùng của tháng 3 là ngày 28
- Tháng 2 có 4 ngày thứ bảy, đó là các ngày 7, 14, 21, 28
 c) Tháng 2 năm 2004 có 29 ngày
- Nhận xét 
- HS quan sát tờ lịch rồi trả lời .
 a/ 1- 6 : thứ tư
 2 – 9 : thứ sáu
 20 – 11 : chủ nhật
 cuối năm : thứ bảy
b/ - ngày 3 , ngày 26
 - 2, 9, 16, 23, 30
- Nhận xét
- 1 HS đọc 
- HS trình bày nối tiếp nhau 
 a/ tháng : 4,6,9,11
 b/ tháng 1,3,5,7,8,10,12
- Nhận xét 
- 1 HS nêu và làm bài 
- Trình bày ( tháng 8 có 31 ngày, khoanh c )
- Nhận xét
- HS trình bày
 Toán
HÌNH TRÒN, TÂM, ĐƯỜNG KÍNH, BÁN KÍNH 
I/ MỤC TIÊU:
 -Có biểu tượng về hình tròn . Biết được tâm, bán kính, đường kính hình tròn . 
 -Bước đầu biết dùng com pa vẽ hình tròn có tâm và bán kính cho trước.
 -Rèn HS biết xem lịch, số ngày trong tháng .
II/ CHUẨN BỊ: Bảng phụ, com pa, mặt đồng hồ 
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
1/ Kiểm tra bài cũ:
- Một năm có bao nhiêu tháng ?
- Kể các ngày trong tháng 2, 5, 8 10 ,12 ?
- Nhận xét 
2/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: nêu mục tiêu
b/ Giới thiệu hình tròn :
- GV cho HS xem một số hình , yêu cầu HS nêu hình gì ?
- GV cho HS xem mặt đồng hồ , có hình gì? 
- Yêu cầu HS lấy 1 hình tròn ở bộ đồ dùng học tập . 
 c/ Giới thiệu tâm, đường kính, bán kính của hình tròn .
- GV vẽ lên bảng hình tròn, ghi rõ tâm, đường kính, bán kính .
- GV chỉ vào tâm của hình tròn và giới thiệu . Điểm này là tâm của hình tròn là O .
- GV chỉ vào đường kính AB của hình và nói : Đoạn thẳng đi qua tâm O và cắt hình tròn ở 2 điểm A và B gọi là đường kính AB có tâm O .
- GV dùng thước kẻ và nói : Từ tâm O của hình tròn , vẽ đoạn thẳng đi qua tâm O cắt hình tròn điểm M thì OM là bán kính của hình tròn tâm OM có độ dài bằng nửa độ dài đường kính AB .
d/ Cách vẽ hình tròn bằng compa .
 - GV giới thiệu cây compa dùng để vẽ hình tròn .
- GV nêu : HS dùng compa để vẽ hình tròn tâm O, bán kính 2cm .
- Nhận xét
- GV kết luận : Khi quay compa nhớ đặt đúng dầu nhọn vào tâm, quay giữ chắc compa.
 e/ Thực hành 
 * Bài 1: 
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở,GV mời 4 HS lên bảng làm .
- Nhận xét
- GV hỏi : Vì sao CD không được gọi là đường kính của hình tròn tâm O ?
* Bài 2:
- Mời HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV cho lớp hoạt động nhóm 4 : thi vẽ hình tròn
- Nhận xét
* Bài 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài
- GV nêu, HS nhân xét 
- Nhận xét
3/ Củng cố – dặn dò.
- GV cho HS thi vẽ hình tròn 
- Xem lại bài, xem trước bài:Vẽ trang trí Hình tròn
-Nhận xét, đánh giá.
HOẠT ĐỘNG HỌC
- HS trình bày
- Nghe 
- HS nêu : Hình vuông , hình tam giác , hình tròn .
- Hình tròn
- Cả lớp thực hành
- HS quan sát
- HS chú ý và nhắc lại: tâm O
- HS chú ý và nhắc lại: đường kính AB
- Vài HS nhắc lại : Bán kính OM, độ dài Om bằng một nửa độ dài AB .
- Quan sát (có 2 thanh, 1 thanh có đầu nhọn và 1 thanh có đầu chì , co giãn được )
- 1 HS lên bảng vẽ, cả lớp vẽ vào nháp .
- Nghe 
- HS đọc yêu cầu đề bài.
- 4 HS lên bảng làm. HS cả lớp làm vào vở.
Câu a) 
+ Các bán kính có trong hình tròn là: OP, OQ, ON, OM
+ Các đường kính có trong hình tròn là: PQ, MN .
Câu b) 
+ Các bán kính có trong hình tròn là : OA và OB
+ Đường kính có trong hình tròn là: AB
- Nhận xét 
- Vì CD không đi qua tâm O
- 1 HS đọc đề 
- Chia nhóm vẽ hình 
- Nhận xét
- 1 HS đọc bài 
- HS trình bày 
 + Độ dài đoạn thẳng OC dài hơn độ dài đoạn thẳng OD : S 
 + Độ dài đoạn thẳng OC ngắn hơn độ dài đoạn thẳng OM : S
 + Độ dài đoạn thẳng OC bằng một phần hai độ dài đoạn thẳng CD : Đ
- HS thi vẽ hình tròn
 Toán
VẼ TRANG TRÍ HÌNH TRÒN 
I/ Mục tiêu:
 - Biết dùng com pa vẽ trang trí hình tròn ( đơn giản ). Qua đó các em thấy được cái đẹp qua những hình trang trí đó .
 - Rèn HS biết trang trí vẽ theo mẫu cho trước , tô hình đẹp .
II/ CHUẨN BỊ : tranh, bảng phụ ,com pa
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1/ Kiểm tra bài cũ:
- GV cho HS lên bảng vẽ hình tròn ?
- HS xác định tâm, bán kính đường kính hình tròn ?
- Nhận xét 
2/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: 
b/ Hoạt động 1: Vẽ hình tròn theo mẫu 
- GV vẽ cho HS quan sát 
 + Bước 1: Vẽ hình tròn tâm O 
GV vẽ hình tròn tâm tròn tâm O, bán kính bằng “2 cạnh ô vuông “, sau đó ghi các chữ A, B, C, D 
 + Bước 2: Dựa trên hình vừa vẽ, vẽ tiếp phần hình tròn tâm A, bán kính AC và phần hình tròn tâm B, bán kính BC.
 + Bước 3: Tiếp tục vẽ tiếp phần hình tròn tâm D, bán kính DA và phần hình tròn tâm C, bán kính CA. 
- GV cho vài HS lên bảng vẽ, cả lớp vẽ vào nháp. 
- Nhận xét 
c/ Hoạt động 2: Tô màu vào hình vừa vẽ
- GV cho cả lớp tô màu vào hình vừa vẽ
- GV cho HS trình bày sản phẩm 
- Nhận xét 
3/ Củng cố, dặn dò: 
- GV cho HS thi vẽ hình tròn 
- Xem lại bài, xem trước bài:Nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số .
- Nhận xét, đánh giá.
- HS trình bày
- HS quan sát và lắng nghe. 
- Vài HS lên bảng vẽ, cả lớp vẽ vào nháp .
- Nhận xét
- Cả lớp tô màu vào hình
- Trình bày 
- Nhận xét
- HS đại diện lớp lên thi vẽ

Tài liệu đính kèm:

  • docToan 22 pp.doc
  • doct 22.doc