Giáo án Toán 3 tuần 23 - Nguyễn Thị Hiền - Trường tiểu học Vĩnh Nguyên 1

Giáo án Toán 3 tuần 23 - Nguyễn Thị Hiền - Trường tiểu học Vĩnh Nguyên 1

NHÂN SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ

Tiết : 111

I.Mục tiêu

 Giúp HS :

- Biết thực hiện phép nhân số có bốn chữ số vơi số có một chữ số ( Có nhớ hai lần, không liền nhau )

- Ap dụng phép nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số để giải các bài toán có liên quan.

II. Đồ dùng dạy học

III.Hoạt động dạy học

1.Kiểm tra bài cũ :

- Gọi HS lên làm bài tập VBT

- GV nhận xét, ghi điểm

2. Bài mới :

 

doc 16 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1294Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán 3 tuần 23 - Nguyễn Thị Hiền - Trường tiểu học Vĩnh Nguyên 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23
Ngày dạy 12/2/2007 
NHÂN SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
Tiết : 111
I.Mục tiêu
 Giúp HS :
- Biết thực hiện phép nhân số có bốn chữ số vơi số có một chữ số ( Có nhớ hai lần, không liền nhau )
- Aùp dụng phép nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số để giải các bài toán có liên quan.
II. Đồ dùng dạy học
III.Hoạt động dạy học
1.Kiểm tra bài cũ :
- Gọi HS lên làm bài tậpVBT 
- GV nhận xét, ghi điểm
2. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Giới thiệu bài
- GV : Bài học hôm nay sẽ tiếùp tục giúp các em biết cách thực hiện phép nhân số có bốn chữ số vơi số có một chữ số.
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn thực hiện phép nhân 1427 x 3 (12’)
Mục tiêu :
- Biết thực hiện phép nhân số có bốn chữ số vơi số có một chữ số ( Có nhớ hai lần, không liền nhau )
Cách tiến hành :
- GV viết lên bảng phép nhân : 1427 x 3
- Yêu cầu HS đặt tính theo cột dọc để thực hiện phép nhân 1427 x 3
- GV hỏi: Khi thực hiện phép nhân này ta phải thực hiện tính từ đâu ?
- GV yêu cầu HS suy nghĩ để thực hiện phép tính trên. Nếu trong lớp có HS tính đúng thì GV yêu cầu HS đó nêu cách tính của mình, sau đó GV nhắc lại cho HS ghi nhớ . Nếu trong lớp không có HS nào tính đúng thì GV hướng dẫn HS tính theo từng bước như SGK.
 Kết luận : Phép nhân trên có nhớ từ hàng đơn vị sang hàng chục, từ hàng trăm sang hàng nghìn.
* Hoạt động 2 : Luyện tập – Thực hành (13’)
 Mục tiêu :
- Aùp dụng phép nhân số có bốn chữ số vơi số có một chữ số để giải các bài toán có liên quan.
Cách tiến hành :
Bài 1 
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV yêu cầu lần lượt từng HS đã lên bảng trình bày cách tính của mình 
- Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2
- Tiến hành tương tự bài 1.GV chú ý nhắc HS nhận xét cách đặt tính của bạn trên bảng.
Bài 3
- 1 HS đọc đè bài toán.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV chữa bài và cho điểm HS.
Bài 4
- 1 HS đọc đè bài toán.
- GV hỏi : Muốn tính chu vi hình vuông ta làm như thế nào ?
- Yêu cầu HS làm bài.
* Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò (5’) 
- Cô vừa dạy bài gì ?
- Về nhà làm bài 
- Nhận xét tiết học.
- Nghe GV giới thiệu bài.
- HS đọc : 1427 nhân 3
- 2 HS lên bảng đặt tính,HS cả lớp đặt tính vào giấy nháp, sau đó nhận xét cách đặt tính trên bảng của bạn.
- Ta bắt đầ tính từ hàng đơn vị, sau đó đến hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn (Tính từ phải sang trái)
 1427 * 3 nhân 7 bằng 21, viết 1,nhớ 2. x 3 * 3 nhân 2 bằng 6, thêm 2 bằng 
 4281	 8,viết 8.
 * 3 nhân 4 bằng 12,viết 2 nhớ 1
 * 3 nhân 1 bằng 3, thêm 1 bằng 
 4,viết 4.
 Vậy : 1427 x 3 = 4281
- 4 HS lên bảng làm bài.HS cả lớp làm vào VBT.
- HS trình bày trước lớp.
- Các HS trình bày tương tự như trên.
- Mỗi xe chở 1425 kg gạo. Hỏi 3 xe như thế chở bao nhiêu ki- lô- gam gạo ?
- 1 HS lên bảng làm bài,HS cả lớp làm vào VBT.
 Tóm tắt 
 1xe : 1425 kg gạo
 3 xe :  kg gạo ?
 Bài giải 
 Số ki- lô- gam gạo cả 3 xe chở là :
 1425 x 3 = 4275 (kg )
 Đáp số : 4275 kg gạo
- Tính chu vi khu đất hình vuông có cạnh là 1508 m 
- Muốn tính chu vi của hình vuông ta lấy cạnh của hình vuông nhân vơi 4.
 Bài giải 
 Chu vi của hình vuông là :
 1058 x 4 = 6032 (m)
 Đáp số : 6032 
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Tuần 23
Ngày dạy 13/2/2007
LUYỆN TẬP
Tiết112
I.Mục tiêu
 Giúp HS :
- Củng cố về kĩ năng thực hiện phép nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số .
- Củng cố về giải toán có lời văn bằng hai phép tính.
II. Đồ dùng dạy học
III.Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ (5’)
- Gọi HS lên làm bài tập 
- GV nhận xét, ghi điểm
2. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Giới thiệu bài
- GV : Bài học hôm nay sẽ giúp các em củng cố về phép nhân số có bốn chữ số vơi số có một chữ số.
* Hoạt động 1 : Luyện tập – Thực hành (25’)
 Mục tiêu :
- Củng cố về kĩ năng thực hiện phép nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số .
- Củng cố về giải toán có lời văn bằng hai phép tính.
Cách tiến hành :
Bài 1 
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV yêu cầu lần lượt từng HS đã lên bảng trình bày cách tính của mình 
- Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2
- 1 HS đọc đề bài toán.
- Bạn An mua mấy cái bút ?
- Mỗi cái bút giá bao nhiêu tiền ?
- An đưa cho cô bán hàng bao nhiêu tiền ?
- GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán rồi trình bày lời giải.
 Tóm tắt
 Mua : 3 bút
 Giá 1 bút : 2500 đồng
 Đưa : 8000 đồng
 Trả lại :  đồng ?
- GV chữa bài và ghi điểm.
Bài 3
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- x là gì trong các phép tính của bài ?
- Muốn tìm số bị chia ta làm như thế nào ?
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV chữa bài và cho điểm HS.
Bài 4
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi 2 HS chữa bài và ghi điểm
* Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò (5’)
- Cô vừa dạy bài gì ?
- Về nhà làm bài 
- Nhận xét tiết học.
- Nghe GV giới thiệu bài.
- 4 HS lên bảng làm bài.HS cả lớp làm vào VBT.
- HS trình bày trước lớp.
- Các HS trình bày tương tự như trên.
- An mua 3 cáibút, mỗi cái bútgiá 2500 đồng. An đưa cho cô bán hàng 8000 đồng . Hỏi cô bán hàng phải trả lại bao nhiêu tiền ?
- An mua 3 cái bút .
- Mỗi cái bútgiá 2500 đồng.
- An đưa cho cô 8000 đồng.
 -1 HS lên bảng làm bài, Cả lớp làm VBT 
 Bài giải 
 Số tiền An phải trả cho 3 cái bút là :
 2500 x 3 = 7500 (đồng )
Số tiền cô bán hàng phải trả lại cho Aùn là :
 8000 – 7500 = 500 (đồng) 
 Đáp số : 500 đồng 
- Tìm x
- x là số bị chia chưa biết trong phép chia
- Ta lấy thương nhân với số chia.
- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm VBT
x : 3 = 1527 x : 4 = 1823 
x = 1527 x 3 x = 1823 x 4
x = 4581 x = 7292
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Tuần: 23
Ngày dạy 14/2/2007
CHIA SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
Tiết:113
I.Mục tiêu:
 Giúp hs:
- Biết thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (trường hợp chia hết).
- Aùp dụng phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số để giải các bài tán có liên quan.
II.Đồ dùng dạy học:
III.Hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Gọi hs lên bảng làm bài . VBT
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm hs
2.Bài mới:
HOẠTĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Giới thiệu bài 
- Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết cách thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số.
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (12’)
Mục tiêu: 
- Biết thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (trường hợp chia hết).
Cách tiến hành:
a) Phép chia 6369 : 3
- GV viết bảng phép chia 6369 : 3 = ? lên bảng và yêu cầu HS đặt tính theo cột dọc.
- GV yêu cầu HS suy nghĩ để thựchiện phép tính trên. Nếu trong lớp có HS tính đúng thì yêu cầu HS đó nêu cách tính của mình, sau đó GV nhắc lại cho HS ghi nhớ. Nếu trong lớp không có HS tính đúng thì GV hướng dẫn HS tính theo từng bước như SGK.
- GV đặt câu hỏi HD HS thực hiện chia như sau :
- Ta bắt đầu chia từ hàng nào của số bị chia ?
- 6 chia 3 được mấy ?
- GV mời 1 HS lên bảng viết thương trong lần chia thứ nhất đồng thời tìm số dư trong lần chia này.
- Ta tiếp tục lấy hàng nào cả số bị chia để chia ?
- Bạn nào có thể thực hiện lần chia này ?
- Ta tiếp tục lấy hàng nào cả số bị chia để chia ?
- Gọi 1 HS khác lên thực hiện lần chia thứ 3.
- Cuói cùng ta thực chia hàng nào của số bị chia ?
- Gọi 1 HS khác lên thực hiện lần chia thứ 4.
- Trong lượt chia cuối cùng , ta tìm được số dư là 0. Vậy ta nói phép chia 6369 : 3 là phép chia hết.
- Yêu cầu cả lớp thực hiện lại phép chia trên.
b) Phép chia 1276 : 4
- GV tiến hành tương tự như phép chia 6369 : 3.
 * Hoạt động 2: Luyện tập - Thực hành (13’)
Mục tiêu: 
- Biết thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (trường hợp chia hết).
- Aùp dụng phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số để giải các bài tán có liên quan.
Cách tiến hành:
* Bài 1
- BT yêu cầu chúng ta làm gì ?
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- Yêu cầu các HS vừa lên bảng lần lượt nêu rõ từng bướcchia của mình.
- GV chữa bài và cho điểm. 
* Bài 2
- GV gọi 1 HS đọc đề.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV chữa bài và cho điểm. 
* Bài 3
- BT yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Đọc các con tính trong bài và cho biết x là gì trong các con tính này ?
- Muốn tìm thừa số trong phép nhân ta làm thế nào ?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV chữa bài và cho điểm. 
* Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò (5’)
- Cô vừa dạy bài gì ?
 - Nhận xét tiết học
- Nghe GV giới thiệu bài.
- Một HS thục hiện đặt tính.
- HS cả lớp thực hiện vào bảng con.
* 6 chia 3 được 2, viết 2.2 nhân 3 bằng 6, viết 6, 6 trừ 6 bằng 0.
* Hạ 3, 3 chia 3 được 1, 1
nhân 3 bằng 3, 3 trừ 3 bằng 0.
* Hạ 6, 6 chia 3 được 2, 2 nhân 3 bằng 6, 6 trừ 6 bằng 0.
* Hạ 9, 9chia 3 được 3, 3 nhân 3 bằng 9, 9 trừ 9 bằng 0.
6369 3
03 2123 
 06
 09
 0
- Ta bắt đầu thực hiện phép chia bắt đầu từ hàng nghìn của số bị chia.
- 6 chia 3 được 2.
- HS lên bảng viết 2 vào vị trí của thương. Sau đó HS tiến hành nhân ngược để tìm và viết số dư vào phép chia : 2 nhân 3 bằng 6 ; 6 trừ 6 bằng 0.
- Lấy hàng trăm để chia.
-1 HS lên bảng thực hiện chia, vừa nêu : H ... 3 bằng 9, 9 trừ 9 bằng 0.
- Cả lớp thực hiện vào bảng con. Một số HS nhắc lại cách thực hiện phép chia.
- Thực hiện phép chia.
- 4 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài vào VBT.
- 1 HS lần lượt nêu, cả lớp nhận xét.
- Có 1648 gói bánh được chia đề vào 4 thùng. Hỏi mỗi thùng có bao nhiêu gói bánh ?
- 1 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài vào VBT.
- HS trình bày bài giải như sau :
 Tóm tắt
4 thùng : 1648 gói
1 thùng :  gói ?
 Bài giải
 Số gói bánh có trong một thùng là :
 1648 : 4 = 412 (gói)
 Đáp số : 412 gói bánh
- Tìm x
- X là thừa số trong phép nhân.
- Ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.
- 2 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài vào VBT.
 X x 2 = 1846 X x 2 = 1846 
 X = 1846 : 2 X = 1846 : 2
 X = 932 X = 932
	RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Tuần: 23
Ngày dạy 22/2/2007
CHIA SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (Tiếp theo)
Tiết:114
I.Mục tiêu:
 Giúp hs:
- Biết thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (trường hợp chia có dư).
- Aùp dụng phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số để giải các bài tán có liên quan.
II.Đồ dùng dạy học:
III.Hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Gọi hs lên bảng làm bài . VBT
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm hs
2.Bài mới:
HOẠTĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Giới thiệu bài 
- Bài học hôm nay sẽ giúp các em tiếp tục biết cách thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số.
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số. (12’)
Mục tiêu: 
- Biết thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (trường hợp chia có dư).
Cách tiến hành:
a) Phép chia 9365 : 3
- GV tiến hành hướng dẫn tương tự như phép chia ở tiết 113
- GV hỏi : Phép chia 9365 : 3 là phép cha hết hay phép chia có dư ? Vì sao ?
b) Phép chia 2249 : 4
- GV tiến hành hướng dẫn tương tự như phép chia ở tiết 113
- Vì sao trong phép chia 2249 : 4 ta phải lấy 22 chia cho 4 ở lần chia thứ nhất ?
- GV hỏi : Phép chia 2249 : 4 là phép cha hết hay phép chia có dư ? Vì sao ?
 * Hoạt động 2: Luyện tập - Thực hành (13’)
Mục tiêu: 
- Biết thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (trường hợp chia có dư).
- Aùp dụng phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số để giải các bài tán có liên quan.
Cách tiến hành:
* Bài 1
- BT yêu cầu chúng ta làm gì ?
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- Yêu cầu các HS vừa lên bảng lần lượt nêu rõ từng bước chia của mình.
- GV chữa bài và cho điểm. 
* Bài 2
- GV gọi 1 HS đọc đề.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì ?
- Muốn biết lắp được bao nhiêu ô tô và còn dư mấy bánh xe ta làm như thế nào ?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV chữa bài và cho điểm. 
* Bài 3
- GV yêu cầu HS quan sát hình và tự xếp hình.
- GV theo dõi và tuyên dương những HS xếp hình đúng, nhanh. 
* Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò (5’)
- Cô vừa dạy bài gì ?
 - Nhận xét tiết học
- Nghe GV giới thiệu bài.
- HS theo dõi HD của GV và thực hiện phép chia, sau đó nêu các bước chia như SGK
* 9 chia 3 được 3, viết 3.3 nhân 3 bằng 9, viết 9, 9 trừ 9 bằng 0.
* Hạ 3, 3 chia 3 được 1, 1
nhân 3 bằng 3, 3 trừ 3 bằng 0.
* Hạ 6, 6 chia 3 được 2, 2 nhân 3 bằng 6, 6 trừ 6 bằng 0.
* Hạ 5, 5 chia 3 được 1, 1 nhân 3 bằng 3, 5 trừ 3 bằng 2.
9365 3
03 3121 
 06
 05
 2
Vậy 9635 : 3 = 3121 (dư 2)
- Là phép chia có dư vì trong lần chia cuối cùng ta tìm được số dư là 2. 
- HS theo dõi HD của GV và thực hiện phép chia, sau đó nêu các bước chia như SGK
* 22 chia 4 được 5, viết 5.5 nhân 4 bằng 20, 22 trừ 20 bằng 2.
* Hạ 4, 24 chia 4 được 6, 6
nhân 4 bằng 24, 24 trừ 24 bằng 0.
* Hạ 9, 9 chia 4 được 2, 2 nhân 4 bằng 8, 9 trừ 8 bằng 1.
2249 4
 24 562 
 09
 1
Vậy 2249 : 4 = 562(dư 1)
- Vì nếu lấy 1 chữ số của số bị chia là 2 thì bé hơn 4nên ta phải lấy đến số thứ hai để có 22 chia 4.
- Là phép chia có dư vì trong lần chia cuối cùng ta tìm được số dư là . 
- Thực hiện phép chia.
- 4 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài vào VBT.
- 1 HS lần lượt nêu, cả lớp nhận xét.
- HS đọc 
- Có 1250 bánh xe, lắp vào các xe ô tô, mỗi xe lắp 4 bánh.
- Lắp được nhiề nhất bao nhiêu xe ô tô ?
- Ta phải thực hiện phép chia 1250 chia cho 4, thương tìm được chính là số xe ô tô được lắp bánh, số dư chính là số bánh xe còn thừa.
- 1 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài vào VBT.
- HS trình bày bài giải như sau :
 Tóm tắt
4 bánh : 1 xe
1 1250 :  xe , thừa .bánh ?
 Bài giải
Ta có :
1250 : 4 = 312 (dư 2)
 Vậy 1250 bánh xe lắp được nhiều nhất là 312 xe ô tô và còn thừa ra 2 bánh xe.
 Đáp số : 312 xe ô tô. thừa ra 2 bánh xe.
- HS quan sát hình và tự xếp hình.
	RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
 Tuần: 23
Ngày dạy 23/2/2007
CHIA SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (Tiếp theo)
Tiết:115
I.Mục tiêu:
 Giúp hs:
- Biết thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (trường hợp có chữ số 0 ở thương).
- Củng cố về giải bài toán có lời văn băng 2 phép tính.
II.Đồ dùng dạy học:
III.Hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Gọi hs lên bảng làm bài . VBT
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm hs
2.Bài mới:
HOẠTĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Giới thiệu bài 
- Bài học hôm nay sẽ giúp các em tiếp tục biết cách thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số.
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (12’)
Mục tiêu: 
- Biết thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (trường hợp có chữ số 0 ở thương).
Cách tiến hành:
a) Phép chia 4218 : 6
- GV tiến hành hướng dẫn tương tự như phép chia ở tiết 113
- GV hỏi : Phép chia 4218 : 6là phép cha hết hay phép chia có dư ? Vì sao ?
b) Phép chia 2407: 4
- GV tiến hành hướng dẫn tương tự như phép chia ở tiết 113
- GV chú ý nhấn mạnh ở lượt chia thứ 2 : 0 chia cho 4 được 0, viết 0 vào thương ở bên phải 6
- Vì sao trong phép chia 2407: 4 ta phải lấy 22 chia cho 4 ở lần chia thứ nhất ?
- GV hỏi : Phép chia 2407: 4
là phép cha hết hay phép chia có dư ? Vì sao ?
 * Hoạt động 2: Luyện tập - Thực hành (13’)
Mục tiêu: 
- Biết thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (trường hợp có chữ số 0 ở thương).
- Củng cố về giải bài toán có lời văn băng 2 phép tính.
* Bài 1
- BT yêu cầu chúng ta làm gì ?
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- Yêu cầu các HS vừa lên bảng lần lượt nêu rõ từng bướcchia của mình.
- GV chữa bài và cho điểm. 
* Bài 2
- GV gọi 1 HS đọc đề.
- Bài toán cho biết gì?
- Đội công nhân phải sửa bao nhiêu mét đường ?
- Đội đã sửa được bao nhiêu mét đường ?
- Bài toán yêu cầu tìm gì ?
- Muốn tính số mét đường còn phải sửa ta ta phải biết được gì trước ?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV chữa bài và cho điểm. 
* Bài 3 
- GV yêu cầu HS nêu cách làm bài.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV hỏi : Phép tíh b sai như thế nào ?
- GV hỏi tiếp : Phép tíh c sai như thế nào ?
- GV chữa bài và ghi điểm.
* Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò (5’)
- Cô vừa dạy bài gì ?
 - Nhận xét tiết học
- Nghe GV giới thiệu bài.
- HS theo dõi HD của GV và thực hiện phép chia, sau đó nêu các bước chia như SGK
* 42 chia 6 được 7, viết 7.7 nhân 6 bằng 42, 42 trừ 42 bằng 0.
* Hạ 1, 1 chia 6 được 0, 0
nhân 6 bằng 0, 1 trừ 0 bằng 1.
* Hạ 8. 18 chia 6 được 3, 3 nhân 6 bằng 18. 18 trừ 18 bằng 0.
4218 6
 01 703 
 18
 0
Vậy 4218 : 6 = 703 
- Là phép chia hết vì trong lần chia cuối cùng ta tìm được số dư là 0. 
- HS theo dõi HD của GV và thực hiện phép chia, sau đó nêu các bước chia như SGK
* 24 chia 4 được 6, viết 6.6 nhân 4 bằng 24, 24 trừ 24 bằng 2.
* Hạ 0, 0 chia 4 được 0, 0
nhân 4 bằng 0, 0 trừ 0 bằng 0.
* Hạ 0, 0 chia 4 được 1, 1 nhân 4 bằng 4, 7 trừ 4 bằng 3.
2407 4
 00 601 
 07
 3
Vậy 2407: 4 = 562(dư 3)
- Vì nếu lấy 1 chữ số của số bị chia là 2 thì bé hơn 4 nên ta phải lấy đến số thứ hai để có 24 chia 4.
- Là phép chia có dư vì trong lần chia cuối cùng ta tìm được số dư là 3 . 
- Thực hiện phép chia.
- 4 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài vào VBT.
- 4 HS lần lượt nêu, cả lớp nhận xét.
- HS đọc 
- Phải sửa 1215 m đường.
- Đã sửa được một phần ba quãng đường
- Tìm số mét đường còn phải sửa.
- Biết được số mét đường đã sửa. 
- 1 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài vào VBT.
- HS trình bày bài giải như sau :
 Tóm tắt
 Đường dài : 1215 m
 Đã sửa : 1/3 quãng đường
 Còn phải sửa :m đường ?
 Bài giải
 Số mét đường đã sửa là :
 1215 : 3 = 405 (m)
Số mét đường còn phải sửa là :
 215 – 405 = 810 (m) 
 Đáp số : 810 m 
- HS thực hiện từng phép chia sau đó đối chiếu với phép chia trong bài để biết phép chia đó đúng hay sai.
- Làm bài và báo cáo kết quả.
 a) Đúng b) Sai c) Sai
- Sai vì trong lần chia thứ 2 phải là 0 chia 4 được 0, viết 0 vào thương ở bên phải nhưng người thực hiện đã không viết 0 vào thương. Vì thế thương đúng là 402 hưng kết quả trong bài là 42.
 - Sai vì trong lần chia thứ 2 phải là 2 chia 5 được 0, viết 0 vào thương ở bên phải 5 nhưng người thực hiện đã không viết 0 vào thương đồng thời hạ 6, lấy 26 chia 6 được dư 1. Vì thế thương đúng là 501 hưng kết quả trong bài là 51.
	RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY

Tài liệu đính kèm:

  • doctoan23s.doc