Giáo án Toán 3 tuần 3 - Trần Thị Việt Thu - Trường Tiểu học Cổ Tiết

Giáo án Toán 3 tuần 3 - Trần Thị Việt Thu - Trường Tiểu học Cổ Tiết

toán:

 Luyện tập

I/ Mục tiêu:

Giúp học sinh:

- Củng cố cách xem giờ (chính xác đến 5 phút).

- Củng cố số phần bằng nhau của đơn vị (qua hình ảnh cụ thể).

- Ôn tập củng cố phép nhân trong bảng; so sánh giá trị số của hai biểu thức đơn giản, giải toán có lời văn.

II/ Đồ dùng dạy học:

- GV: Phấn màu,4 mặt đồng hồ bằng bìa(bài tập 1)

- HS: Vở bài tập.

 

doc 6 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1115Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán 3 tuần 3 - Trần Thị Việt Thu - Trường Tiểu học Cổ Tiết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
toán:
	 	Luyện tập
I/ Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Củng cố cách xem giờ (chính xác đến 5 phút).
- Củng cố số phần bằng nhau của đơn vị (qua hình ảnh cụ thể).
- Ôn tập củng cố phép nhân trong bảng; so sánh giá trị số của hai biểu thức đơn giản, giải toán có lời văn.
II/ Đồ dùng dạy học:
- GV: Phấn màu,4 mặt đồng hồ bằng bìa(bài tập 1)
- HS: Vở bài tập.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
* Giới thiệu bài: 
A/ Thực hành:
Bài 1:
 (Đồng hồ 2,3 có hai cách gọi tên giờ.)
- Cả lớp tự làm bài.
- HS lên bảng làm bài tập trên đồng hồ bằng bìa.
- Cả lớp quan sát và nhận xét,chữa bài.
Bài 2: Giải bài toán theo tóm tắt sau:
Bài giải
Số người có tất cả là:
4 x 5 = 20 (người)
Đáp số: 20 người
 (Không viết nhầm phép tính thành 5 x 4)
- HS nêu yêu cầu.
- HS nêu đề bài dựa theo tóm tắt.
- Cả lớp tự làm bài.
- HS lên bảng làm bài. 
- Chữa bài.
Bài 3: 
a. Đã khoanh vào 1/3 số quả cam( hình 1)
b. Đã khoanh vào 1/2 số bông hoa( Hình 3,4)
Bài 4: Điền dấu >,<,=
- HS đọc các yêu cầu của bài.
- Cả lớp tự làm bài.
- HS lên bảng làm bài. 
- Cả lớp đổi vở,chữa bài.
- HS giải thích cách làm.
Bài 4: Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm.
B. Củng cố, dặndò:
Vn họcbài
CB bài sau
- HS nêu yêu cầu. 
- Cả lớp tự làm bài vào vở.
- HS làm bài trên bảng.
- Nhậnxét,chữabài.
- HS giải thích cách làm.
toán:
Xem đồng hồ (tiếp theo)
I/ Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Biết cách xem đồng hồ khi kim phút chỉ ở các số từ 1 đến 12, rồi đọc theo 2 cách, chẳng hạn: “8 giờ 35 phút” hoặc “9 giờ kém 25 phút”.
- Tiếp tục củng cố biểu tượng về thời gian và hiểu biết về thời điểm làm các công việc hàng ngày của HS.
II/ Đồ dùng dạy học:
- GV: Các mặt đồng hồ bằng bìa,các tấm bìa nhỏ ghi sẵn giờ(bài tập 1,2,3,4).
- HS: Vở bài tập.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
A/ Bài mới:
1/ Giới thiệu bài: 
- HS quan sát đồng hồ thứ nhất trong khung của bài học (SGK trang 14)
2/ Hướng dẫn cách xem đồng hồ và nêu thời điểm theo hai cách:
- Các kim của đồng hồ thứ nhất đang chỉ tại thời điểm nào? (chỉ 8 giờ 35 phút)
-Gọi:8 giờ35 phút hay 9 giờ kém 25 phút đều được.
- Lưu ý: Có 2 cách đọc các thời điểm ở các đồng hồ.
và nêu thời điểm.
- Tương tự với hai đồng hồ còn lại.
- GV lưu ý thêm HS khi nào thì có thể đọc giờ theo hai cách.
B/ Thực hành:
 Bài 1: Hướng dẫn làm miệng
- HS nêu yêu cầu.
- Cả lớp tự làm bài sau khi quan sát phần làm mẫu.
Bài 2: Hd thực hành trên đồng hồ
Bài 3: Hd làm miệng 
Bài 4: Như bài 3
- HS chữa miệng.
- HS nêu yêu cầu.
- Cả lớp làm bài.
C. Củng cố, dặn dò:
- Nêu những thời điểm có thể đọc giờ bằng 2 cách
- HS nêu yêu cầu, quan sát tranh và làm bài
toán:
Xem đồng hồ
I/ Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Biết cách xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào các số từ 1 đến 12.
- Củng cố biểu tượng về thời gian (chủ yếu là về thời điểm)
- Bước đầu có hiểu biết về sử dụng thời gian trong thực tế đời sống .
II/ Đồ dùng dạy học:
GV: - Mặt đồng hồ bằng bìa, đồng hồ để bàn, đồng hồ điện tử.
HS: Vở bài tập.
III/Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
*ổn định tổ chức:
A/ Kiểm tra bài cũ:
- Đọc thuộc lòng một bảng nhân và một bảng chia.
B/Bài mới:
1/ Giới thiệu bài: 
2/Ngày, giờ,phút:
- Một ngày có bao nhiêu giờ,bắt đầu từ khi nào và kết thúc vào lúc nào?
(1 ngày có 24 giờ, bắt đầu từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau.)
- HS sử dụng mặt đồng hồ bằng bìa, quay các kim tới các vị trí 12 giờ đêm, 8 giờ sáng, 11 giờ trưa, 1 giờ chiều(13 giờ), 5 giờ chiều(17 giờ), 8 giờ tối(20 giờ)
- Một giờ có bao nhiêu phút?(60 phút)
- GV giới thiệu các vạch chia phút trên mặt đồng hồ.
- HS quan sát thực hành
3/ Hướng dẫn xem giờ, phút: 
Đồng hồ 1: chỉ 8 giờ 5 phút.
Đồng hồ 2: 8 giờ 15 phút.
Đồng hồ 3: 8 giờ 30 phút.(còn gọi là 8 giờ rưỡi)
- Kim ngắn chỉ giờ, kim dài chỉ phút. Khi xem giờ cần quan sát kĩ vị trí các kim đồng hồ.
- HS nhìn vào tranh vẽ đồng hồ ở khung phần bài học SGK để nêu các thời điểm.
- HS nêu lại cách xem giờ.
3/ Thực hành:
Bài 1: Hd hs làm miệng
Bài 2: Hd thực hành trên đồng hồ
Bài 3: Hd làm miệng
Bài 4: Hd làm miệng
C. Củng cố, dặn dò:
Vn học bài
CB bài sau
- HS đọc yêu cầu.
- HS tự làm.
- HS chữa miệng.
- HS nêu yêu cầu bài 2,3.
- HS thực hành trên bảng
- HS làm bài 4 miệng.
toán:
ôn tập về hình học
I/ Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Ôn tập, củng cố về đường gấp khúc và tính độ dài đường gấp khúc, tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác.
- Củng cố nhận dạng hình vuông, hình tứ giác, hình tam giác qua bài “đếm hình” và “vẽ hình”.
II/ Đồ dùng dạy học:
GV: Phấn màu,bảng phụ, thước kẻ.
HS: Vở bài tập.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
* ổn định tổ chức.
 A/ Giới thiệu bài: Ôn tập về hình học.
- GV giới thiệu, ghi tên bài (phấn màu)
B/ Thực hành:
Bài 1: a)Tính độ dài đường gấp khúc ABCD
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- Cả lớp tự làm.
-HS nhắc lại cách tính độ dài đường gấp khúc.
 b, Tính chu vi hình tam giác MNP
- Hình tam giác có thể là đường gấp khúc ABCD khép kín (D trùng A). Độ dài đường gấp khúc khép kín đó cũng chính là chu vi hình tam giác.
-HS nhắc lại cách tính chu vi hình tam giác.
- Nhận xét kết quả phần a) và b)
 Bài 2: Đo độ dài mỗi cạnh rồi tính chu vi:
a)Hình tứ giác ABCD:
b)Hình chữ nhật MNPQ:
- HS đọc yêu cầu bài tập,GV treo bảng phụ. 
- Cả lớp làm bài tập.
- Chữa miệng.
- Nhận xét kết quả phần a) và b)
Bài 3: GV nêu yc, vẽ hình lên bảng
Bài 4: Cách làm như bài 3
C. Củng cố, dặn dò:
VN học bài
CB bài sau
- HS tự làm bài 3.
- Chữa miệng.
- HS đọc yêu cầu bài 4
- HS thực hành kẻ thêm đoạn thẳng
toán:
ôn tập về giải toán
I/ Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Củng cố cách giải bài toán về “nhiều hơn, ít hơn”.
- Giới thiệu bổ sung bài toán về “hơn kém nhau một số đơn vị” (tìm phần “nhiều hơn” hoặc “ít hơn”).
- Bài 4 cho HS trả lời miệng
II/ Đồ dùng dạy học:
 - Phấn màu, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* ổn định tổ chức.
A/ Giới thiệu bài: 
B/ Thực hành:
Bài 1: 
Tóm tắt:
Đội Một: 230 cây 
Đội Hai nhiều hơn: 90 cây
Đội Hai: ? cây.
- Gv chữa bài nêu pt và kết quả: 230+90 =320 (cây) 
- 1 HS đọc đề bài.
- HS lên bảng tóm tắt bài toán và giải.
- Cả lớp tóm tắt nháp và làm bài. 
- HS nhận xét bài làm trên bảng và HS xác định dạng bài toán “nhiều hơn”.
Bài 2: Hd hs cach định dạng bài toán, làm như bài 1
 Bài giải
 Buổi chiều cửa hàng bán được số lít xăng là:
 635 - 128 = 507( l )
 Đáp số : 507 lít
- 1 HS đọc đề bài
- Cả lớp làm bài.
- Chữa bài trên bảng.
-HS xác định dạng bài toán “ít hơn”.
Bài 3:
Gv hd ,phân tích theo mẫu phần a
Gv hd hs tự làm phần b
Ptính: 19 - 16 = 3 ( bạn )
- 1 HS đọc đề bài
- Cả lớp làm bài.
- Chữa bài trên bảng.
-HS xác định dạng bài toán.
Bài 4: Cách làm như bài 3
C. Củng cố, dặn dò:
VN học bài,chuẩn bị bài sau.
CB bài sau
- HS tóm tắt bài toán.
- Cả lớp làm bài miệng.

Tài liệu đính kèm:

  • doctoan3_tuan3.doc