Giáo án Toán 3 tuần 9 - Nguyễn Phượng Ánh

Giáo án Toán 3 tuần 9 - Nguyễn Phượng Ánh

 TOÁN

GÓC VUÔNG, GÓC KHÔNG VUÔNG

I/ MỤC TIÊU: Giúp HS

 Làm quen với các khái niệm: góc, góc vuông, góc không vuông.

 Biết dùng êke để nhận biết góc vuông, góc không vuông và vẽ góc vuông.

II/ CHUẨN BỊ: Êke, thước dài.

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:

 

doc 15 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1108Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán 3 tuần 9 - Nguyễn Phượng Ánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TOÁN
GÓC VUÔNG, GÓC KHÔNG VUÔNG
I/ MỤC TIÊU: Giúp HS
- Làm quen với các khái niệm: góc, góc vuông, góc không vuông.
- Biết dùng êke để nhận biết góc vuông, góc không vuông và vẽ góc vuông.
II/ CHUẨN BỊ: Êâke, thước dài.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1/ Kiểm tra bài cũ :Gọi 4HS
-Tìm x:
 a/ x+34=52 ( x là gì? Muốn tìm số hạng chưa biết em làm thế nào?)
 b/ x:7=8 ( x là gì? Muốn tìm số bị chia em làm thế nào?)
 c/ x x4=28 ( x là gì? Muốn tìm thừa số chưa biết em làm thế nào?)
 d/ 63:x=7 ( x là gì? Muốn tìm số chia em làm thế nào?)
 - Nhận xét
2/ Bài mới:
 a/ Giới thiệu bài: Góc vuông, góc không vuông
-Yêu cầu HS quan sát đồng hồ 1 trong phần bài học 
-2 kim trong các mặt đồng hồ trên có chung 1 điểm gốc,ta nói 2 kim đồng hồ tạo thành 1 góc
-Yêu cầu HS quan sát đồng hồ 2
-2 kim đồng hồ này ra sao?
-Hướng dẫn tương tự với đồng hồ thứ ba
- GV vẽ lên bảng các hình vẽ về góc như các góc tạo bởi 2 kim trong mỗi đồng hồ, hỏi: Mỗi hình vẽ này có được coi là 1 góc không?
-Giới thiệu: Góc được tạo bởi 2 cạnh có chung 1 gốc. Góc 1 có 2 cạnh là OA và OB; Góc 2 có 2 cạnh là DE và DC; Yêu cầu HS nêu các cạnh của góc 3
-Điểm chung của 2 cạnh tạo thành góc gọi là đỉnh góc. Góc 1 có đỉnh là đỉnh O; Góc 2 có đỉnh là đỉnh D; Góc 3 có đỉnh là đỉnh P
-Hướng dẫn HS đọc tên các góc: Góc đỉnh O; cạnh OA, OB. Yêu cầu HS đọc tên các góc còn lại
- GV vẽ lên bảng góc vuông AOB như phần bài học và giới thiệu: Đây là góc vuông
-Yêu cầu HS nêu tên đỉnh, các cạnh tạo thành của góc vuông AOB
- GV vẽ 2 góc MPN, CDE và giới thiệu: Đây là 2 góc không vuông
-Yêu cầu HS nêu tên đỉnh, các cạnh tạo thành của từng góc
-Cho HS quan sát êke loại to và giới thiệu: Đây là thước êke.Thước êke dùng để kiểm tra 1 góc vuông hay không vuông và để vẽ góc vuông
-Thước êke có hình gì?
-Thước êke có mấy cạnh và mấy góc?
-Tìm góc vuông trong thước êke?
-2 góc còn lại có vuông không?
-Khi muốn dùng êke để kiểm tra xem 1 góc là góc vuông hay không vuông ta làm như sau:
+Tìm góc vuông của thước êke
+Đặt 1 cạnh của góc vuông trong thước êke trùng với 1 cạnh của góc cần kiểm tra
+Nếu cạnh góc vuông còn lại của êke trùng với cạnh còn lại của góc cần kiểm tra thì góc này là góc vuông (AOB). Nếu không trùng thì góc này là góc không vuông (CDE, MPN)
b/ Thực hành:
* Bài 1: -Yêu cầu của bài là gì?
-Hướng dẫn HS dùng êke để kiểm tra các góc của hình đã cho
-Hình đã cho có mấy góc vuông?
-Các góc còn lại có phải là góc vuông không? 
 -GV kết luận: Hình đã cho chỉ có 3 góc vuông, 3 góc còn lại là góc không vuông.
* Bài 2:- Nêu yêu cầu của bài 
-Hướng dẫn HS dùng êke vẽ góc vuông có đỉnh O; cạnh OA, OB
+Chấm 1 đỉểm và coi là đỉnh O của góc vuông cần vẽ 
+Đặt đỉnh góc vuông của êke trùng với điểm vừa chọn
+Vẽ 2 cạnh OA và OB theo 2 cạnh góc vuông của êke
+Vậy ta được góc vuông AOB
-Yêu cầu HS tự vẽ góc vuông có đỉnh M; cạnh MP, MQ 
-GV kếtù luận: Vẽ góc vuông thì ta phải chấm 1 điểm trước và coi là đỉnh của góc, dùng êke mà vẽ góc vuông
* Bài 3: -Nêu yêu cầu của bài
 - HS làm bài
 - Nhận xét
 -Yêu cầu HS lên bảng chỉ các góc vuông
 -Nhận xét
 *Bài 4: Nêu yêu cầu
Hoạt động nhóm 4
Đại diện nhóm trình bày
 -Nhận xét
3/Củng cố-Dặn dò:
- Trò chơi tiếp sức:
+Từng HS lên dùng êke kiểm tra và nêu tên các góc vuông hoặc góc không vuông
 - Về nhà xem lại bài.
- Xem trước thực hành nhận biết và vẽ góc vuông bằng êke.
-Nhận xét, đánh giá
-4 HS lên bảng, cả lớp làm vào nháp.
- Số hạng chưa biết. Nêu
- Số bị chia. Nêu
-Thừa số chưa biết. Nêu
-Số chia. Nêu
 -Nhận xét
-Lắng nghe
-Quan sát,nhận xét
-Lắng nghe
-Quan sát,nhận xét
-2 kim đồng hồ này cũng có chung 1 điểm gốc, vậy 2 kim đồng hồ này cũng tạo thành 1 góc
-Quan sát
-Nhiều HS trả lời
- Góc 3 có 2 cạnh là PM và PN
-Lắng nghe
-Góc đỉnh D; cạnh DE, DC; Góc đỉnh P; cạnh PN, PM
-Quan sát
-Góc vuông đỉnh là O; cạnh là OA và OB
-Quan sát
-Góc đỉnh D; cạnh là DE và DC; Góc đỉnh P; cạnh là PM và PN
-Quan sát
-Tam giác
-3 cạnh, 3 góc
-Nêu
-Không
-Lắng nghe, quan sát
- Dùng êke để nhận biết góc vuông.
-Thực hiện
-3 góc vuông
-Không
 -1 HS nêu
--Quan sát, thực hiện
-Thực hiện (1 hs lên bảng)
-Lắng nghe
 - 1 HS đọc
 - 1HS trình bày
+ Góc vuông: M, Q
 + Góc không vuông: N, P
 -Nhận xét
-Nhiều HS lên bảng vừa chỉ vừa đọc tên góc
 -1HS nêu
 - Thảo luận nhóm
 - Đại diện nhóm trình bày
 (Chữ D)
 - Nhận xét
-Chia lớp 2 nhóm.
+Nhóm 1: góc vuông
+Nhóm 2: góc không vuông
TOÁN
THỰC HÀNH NHẬN BIẾT VÀ VẼ GÓC VUÔNG BẰNG Ê KE
I/ MỤC TIÊU: 
-Biết cách dùng ê ke để kiểm tra, nhận biết góc vuông, góc không vuông. Biết cách dùng ê ke để vẽ góc vuông.
-Rèn HS dùng êke để nhận biết, kiểm tra góc vuông, góc không vuông và vẽ góc vuông từ điểm cho trước.
II/ CHUẨN BỊ: Êâke, thước dài.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
 HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
 1/ Kiểm tra bài cũ:
-Dùng ê ke để vẽ góc vuông có:
Đỉnh O; cạnh OA, OB
Đỉnh M; cạnh MA, MB
- Nhận xét
 2/ Bài mới:
 a/ Giới thiệu bài: Thực hành nhận biết và vẽ góc vuông bằng ê ke.
 - GV cho HS nhắc lại kiến thức về cách dùng ê ke.
-Khi muốn dùng êke để kiểm tra xem 1 góc là góc vuông hay không vuông ta làm như thế nào ?
GV : 2 cạnh góc vuông trùng với 2 cạnh của ê ke là góc vuông.
 b/ Thực hành:
* Bài 1: GV vẽ góc vuông đỉnh O; đỉnh A; đỉnh B.
 - GV yêu cầu HS vẽ tiếp các cạnh của các góc vuông? 
 - Nhận xét
-GV : Điểm M trùng với đỉnh góc vuông ê ke khi vẽ.
* Bài 2:
-Nêu yêu cầu của bài?
-Hướng dẫn HS dùng êke kiểm tra số góc vuông có trong hình.
+Đặt đỉnh góc vuông của êke trùng với điểm vừa chọn
+ 2 cạnh trùng với 2 cạnh góc vuông của êke
+Vậy ta cứ đo sẽ biết được số góc vuông có trong hình.
- GV nói :hình 1 đánh chữ a, hình 2 đánh chữ b.
- Hoạt động nhóm 2
 -HS trình bày
 - Nhận xét
-GV : Cần kiểm tra đủ các góc có trong hình.
 * Bài 3: GV nêu yêu cầu ( hai tấm bìa nào có thể ghép lại thành một góc vuông) GV đính hình lên bảng.
 - Hoạt động nhóm 4 (GV phát bảng phụ) 
 -HS trình bày
 - Nhận xét
 * Bài 4: Thực hành cả lớp
 - GV yêu cầu mỗi HS lấy một mảnh giấy.
 - Nêu yêu cầu bài 4
 - Yêu cầu HS gấp giấy
 - Nhận xét
 3/ Củng cố, dặn dò:
Về nhà xem lại bài.
 Xem trước bài: Đề - ca - mét .Héc - tô - mét.
Nhận xét, đánh giá.
- 2HS lên bảng lớp, cả lớp làm vào nháp.
 - Nhận xét
 - Nghe
- Vài HS nhắc lại
+Tìm góc vuông của thước êke
+Đặt 1 cạnh của góc vuông trong thước êke trùng với 1 cạnh của góc cần kiểm tra
+Nếu cạnh góc vuông còn lại của êke trùng với cạnh còn lại của góc cần kiểm tra thì góc này là góc vuông (AOB). Nếu không trùng thì góc này là góc không vuông (CDE, MPN)
-Lắng nghe
- HS quan sát
- 3 HS lên bảng vẽ, cả lớp làm vào vở.
 - Nhận xét
- Lắng nghe
- 1HS nêu
 - Cả lớp chú ý
 -Cả lớp chú ý
 - Thảo luận nhóm
 -Đại diện nhóm trình bày
 + Hình a: có 4 góc vuông
 + Hình b: có 2 góc vuông
 - Nhận xét
-HS chú ý
 - Thảo luận nhóm
 - Đại diện trình bày
 - Nhận xét
 -HS lấy một mảnh giấy.
 - 1HS đọc
 - Cả lớp thực hành gấp
 - Nhận xét
 TOÁN
ĐỀ-CA-MÉT, HÉC-TÔ-MÉC
 I/ MỤC TIÊU: 
- Nắm được tên gọi và ký hiệu của đề-ca-mét (dam), héc-tô-méc (hm).
-Biết được mối quan hệ giữa dam và hm, biết chuyển đổi đơn vị từ dam,hm ra m.
 II/ CHUẨN BỊ :Thước, bảng phụ. Đồ dùng phục vụ trò chơi.
 III/ HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
 1/ Kiểm tra bài cũ:
-Cho HS lên dùng thước êke để nhận biết góc nào là góc vuông trên các hình mà giáo viên đã vẽ sẵn . Hãy nêu tên các góc đó?
-Cho HS lên dùng thước êke vẽ 1 hình tứ giác có 2 góc vuông.
- Nhận xét
 2/ Giới thiệu bài: Đề-ca-mét, héc-tô-mét
-Các em đã được học các đơn vị đo độ dài nào?
-GV nói: Đề-ca-mét là 1 đơn vị đo độ dài. Đề-ca-mét kí hiệu là dam
-Độ dài của 1 dam bằng độ dài của 10m
-GV nói: Héc-tô -mét cũng là 1 đơn vị đo độ dài. Héc-tô -mét kí hiệu là hm
-Độ dài của 1 hm bằng độ dài của 100m và bằng độ dài của 10dam.
3/ Thực hành. 
* Bài 1: -Yêu cầu của bài là gì?
-Trò chơi “Đố bạn”: GV nêu “1hm bằng bao nhiêu m?”, mời HS trả lời.
- Nhận xét
-GV: Từ đơn vị lớn đổi sang đơn vị nhỏ ta thêm 0.
* Bài 2: -Yêu cầu của bài 
-1dam bằng bao nhiêu m?
-6dam gấp mấy lần so với 1dam?
-Vậy muốn biết 6dam dài bằng bao nhiêu m , ta lấy 10mx6=60m
-6dam=m (ghi bảng), em điền số gì vào chỗ chấm?
-Hướng dẫn tương tự với 3hm=m
-Cho hs suy nghĩ làm các bài còn lại
-Nhận xét.
-GVù: Từ dam đổi sang m ta thêm 1 chữ số 0, từ hm đổi sang m ta thêm 2 chữ số 0
* Bài 3: Nêu yêu cầu
-Khi thực hiện phép tính có kèm tên đơn vị em cần lưu ý điều gì? 
-Cho HS làm vào phiếu (trò chơi tiếp sức)
 -Nhận xét
* Bài 4: Nêu yêu cầu bài
- Bài yêu cầu tìm gì ?
- HS làm bài
- GV nhận xét.
- GVù: Khi giải toán có kèm đơn vị đo độ dài ta cần chú ý thật kĩ đơn vị mà người ta cho và hỏi. Với bài toán trên, sau khi đã tính ra dam thì em phải đổi sang m vì đề bài hỏi về m. 
4/ Củng cố, dặn dò:
-Trò chơi: Thỏ con tìm mẹ (lớp chia 2 đội, mỗi đội cử lên bốn bạn).
+Luật chơi: Thỏ mẹ mang kết quả của phép tính có kèm tên đơn vị, các chú thỏ con mang phép tính có kèm tên đơn vị. Lần lượt HS lên gắn các chú thỏ con về với mẹ .
- Nhận xét.
- Xem trước bài: Bảng đơn vị đo độ dài.
- Nhận xét, đánh giá.
 - 2HS lên bảng
 -1 HS
 -Nhận xét
- Nghe
- m, dm, cm, mm, kg
-Đọc đề-ca-mét
-Đọc 1dam=10m
-Nghe
-Đọc héc-tô-mét
-Đọc 1hm = 100m, 1hm = 10dam
- 1HS đọc yêu cầu 
-Nêu nhanh kết quả “1hm=100m”, tiếp tục nêu “1hm bằng bao nhiêu dam?” và mời bạn khác, cứ như thế cho đến hết . 
- 1 HS đọc yêu cầu (viết số thích hợp vào chỗ chấm).
-10m
-6 lần
-Nghe
-60
-Làm à đọc bài làm, bạn nhận xét
6dam=60m ; 3hm=300m
8dam=80m ; 7hm=700m
4dam=40m ; 9hm=900m
- 1 HS đọc yêu cầu (Tính)
-Kết quả phải kèm tên đơn vị
-Chuyền tay nhau ghi kết quả ,trình bày , nhận xét.
6dam+15dam=21dam
52dam+37dam=89dam
48dam+23dam=71dam
16hm-9hm=7hm
76hm-25hm=51hm
63hm-18hm=45hm
 - Nhận xét
- 1 HS đọc đề 
-Cuộn dây ni lông dài bao nhiêu mét
- 1 HS lên bảng phụ, cả lớp làm vào vở
 Giải
Cuộn dây ni lông dài là:
 2 x 4 = 8 (dam)
 Đáp số:8dam
- Nhận xét
Chia 2 nhóm tiếp sức
- HS nhận xét
TOÁN
BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI
I/ MỤC TIÊU: 
- Ôn tập các đơn vị đo độ dài.
- Mối quan hệ giữa các đơn vị đo.
- Hệ thống các đơn vị đo.
- Biết làm các phép tính với các số đo độ dài.
II/ CHUẨN BỊ: Bảng phụ. Đồ dùng phục vụ trò chơi.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ: gọi HS làm bài
+1dam = m, 7dam = m 
+6hm = m, 8hm = m
- Nhận xét
2. Bài mới:
a/. Giới thiệu bài: Bảng đơn vị đo độ dài.
- Vẽ bảng đo độ dài như SGK lên bảng.
- Yêu cầu HS nêu tên các đơn vị đo độ dài đã học.
 * Nêu: Trong các đơn vị đo độ thì mét được coi là đơn vị cơ bản.
- GV viết “ mét” vào bảng.
- Hỏi: Lớn hơn mét có những đơn vị đo nào?
-Viết 3 đơn vị km, hm, dam vào bên trái cột mét.
- Trong các đơn vị đo độ dài lớn hơn mét, đơn vị nào gấp mét 10 lần? 
- Viết dam vào cột ngay cạnh bên trái của cột mét và viết 1dam = 10m xuống dòng dưới.
- Đơn vị nào gấp mét 100 lần?
- Viết hm vào bảng.
- 1hm bằng bao nhiêu dam?
- Viết vào bảng 1hm = 10dam = 100m
- Tiến hành tương tự với các đơn vị còn lại để hoàn thành bảng đơn vị đo độ dài.
- Yêu cầu HS đọc các đơn vị đo độ dài từ bé đến lớn và ngược lại.
b/ Thực hành
* Bài 1: Nêu yêu cầu
- HS làm bài.
-Chữa bài và cho điểm.
* Bài 2:
-Hướng dẫn HS làm bài tương tự bài 1.
 * Bài 3: Nêu yêu cầu và bài mẫu
-Viết lên bảng 32dam x 3 =  và hỏi: Muốn tính 32dam nhân 3 ta làm như thế nào?
-Hướng dẫn tương tự với phép tính 96cm : 3 = 32cm.
-Yêu cầu HS tự làm tiếp bài.
- Nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò :
-Yêu cầu HS về nhà luyện tập thêm về chuyển đổi các đơn vị đo độ dài, học thuộc bảng đơn vị đo độ dài.
-Về nhà xem trước bài : luyện tập.
- Nhận xét, đánh giá.
- 2 HS lên bảng, cả lớp làm vào nháp
- Nhận xét
- Cả lớp chú ý.
-HS nêu tên các đơn vị đo độ dài đã học.
- dam
- Đọc 1dam = 10m
- hm
- hm
-1hm = 10dam
- 1HS đọc yêu cầu.
- 2 HS lên bảng làm, HS cả lớp làm vào vở.
- Nhận xét.
-1 HS đọc.
- Ta lấy 32dam x 3 = 96dam.
-2 HS lên bảng làm. HS cả lớp vào vở.
- Nhận xét.
 TOÁN
LUYỆN TẬP 
I-MỤC TIÊU: 
- Làm quen với cách viết số đo độ dài là ghép của 2 đơn vị. Làm quen với việc đổi số đo độ dài có 2 đơn vị sang số đo độ dài có 1 đơn vị.
- Củng cố kĩ năng thực hành tính cộng, trừ, nhân, chia các số đo độ dài. Củng cố kĩ năng so sánh các số đo độ dài.
II- Chuẩn bị: Bảng phụ. 
III- HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ:
x:5=7, 56:x=7, 42:x=6
-Cho HS nêu cách tìm:số bị chia,số chia
- Nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Luyện tập
b. Thực hành:
* Bài 1: Nêu yêu cầu
-Trò chơi: Tiếp sức (mỗi nhóm cử lên 3 bạn, mỗi bạn làm 1 bài).
+Nhóm 1: x+15=20, x x 7=42, 36-x=14
+Nhóm 2: x-18=16, x:7=5, 24:x=6
+Nhóm 3: 72-x=50, 49:x=7, 28:x=7
- Nhận xét.
-Cho HS nêu cách tìm số hạng chưa biết, thừa số chưa biết, số trừ, số bị trừ, số bị chia, số chia
- Nhận xét.
* Bài 2:Nêu yêu cầu.
- HS làm bài.
- Nhận xét,
* Bài 3: Nêu yêu cầu bài. 
-Bài toán hỏi gì?
- Hoạt động nhóm 4.
- Đại diện nhóm trình bài.
-Bài toán thuộc dạng gì?
-Cho HS tóm tắt và giải.
-Nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét xem những bài tìm x sau đúng hay sai, nếu đúng thì đưa thẻ xanh, nếu sai thì đưa thẻ đỏ.
x :4=20 
 x=20:4 
 x=5 (S) 
 40:x=5 
 x=40:5
 x=8(Đ)
 x-3=17 
 x=17+3 
 x=20(Đ) 
- Nhận xét 
- Về nhà xem trước bài: Thực hành đo độ dài
- Nhận xét, đánh giá tiết học.
- 3 HS lên bảng, cả lớp làm vào nháp.
x:5=7 56:x=7
 x=7x5 x=56:7
 x=35 x=8
42:x=6 
 x=42:6 
 x=7 
- Nhận xét.
-1 HS đọc yêu cầu (Tìm x).
- HS lên bảng làm nối tiếp nhau.
- Nhận xét.
-Nhiều HS nêu
- 1HS đọc yêu cầu.
- 6 HS lên bảng phụ, cả lớp làm vào vở.
- 1 HS đọc.
- Nhận xét.
- 1 HS đọc đề bài.
- 1 HS trả lời.
- Thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm trình bài
 Giải 
Cửa hàng còn là:
 24 : 6 = 4 (đồng hồ)
 Đáp số:4 đồng hồ
- Nhận xét.
-Cả lớp cùng tham gia

Tài liệu đính kèm:

  • docTOAN L3 TUAN 9.doc