Giáo án Toán 3 tuần 9 - Trần Thị Việt Thu - Trường Tiểu học Cổ Tiết

Giáo án Toán 3 tuần 9 - Trần Thị Việt Thu - Trường Tiểu học Cổ Tiết

TOÁN:

GÓC VUÔNG, GÓC KHÔNG VUÔNG

I. Mục tiêu:

Giúp HS :

+ Làm quen với khái niệm: góc vuông, góc không vuông.

+ Biết cách dùng ê ke để nhận biết góc vuông, góc không vuông.

+ Bài 2 T 42 HSY trả lời miệng

II. Đồ dùng dạy học:

 + Vở Toán , ê ke, thước kẻ.

III. hoạt động dạy học chủ yếu:

 

doc 7 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1272Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán 3 tuần 9 - Trần Thị Việt Thu - Trường Tiểu học Cổ Tiết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
toán:
góc vuông, góc không vuông
I. Mục tiêu:
Giúp HS : 
+ Làm quen với khái niệm: góc vuông, góc không vuông.
+ Biết cách dùng ê ke để nhận biết góc vuông, góc không vuông.
+ Bài 2 T 42 HSY trả lời miệng
II. Đồ dùng dạy học:
 + Vở Toán , ê ke, thước kẻ.
III. hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
A. Kiểm tra bài cũ
* Đặt tính - Tính:
32 x3 42 x2 
- 2 HS lên bảng tính. 
- Cả lớp nhận xét, GV cho điểm.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: 
2. Làm quen với góc:
- GV yêu cầu HS quan sát đồng hồ thứ nhất và trả lời miệng.
- Hai kim đồng hồ có chung một điểm gốc, vậy 2 kim đồng hồ tạo thành 1 góc.
- HS trả lời
- Tương tự HS quan sát tiếp đồng hồ thứ hai, đồng hồ thứ 3.
3. Giới thiệu góc vuông và góc không vuông
- Góc vuông là đỉnh O; cạnh là OA và OB.
- Góc không vuông là:
 + Góc có đỉnh E; cạnh là EC và DE
 + Góc có đỉnh P ; cạnh là PN và PM
- GV vẽ lên bảng các góc giới thiệu góc vuông AOB.
- HS nêu tên đỉnh và các cạnh của góc.
4. Giới thiệu ê ke:
- Đây là thước ê ke. Thước ê ke dùng để kiểm tra một góc vuông hay không vuông
- GV cho HS quan sát ê ke và giới thiệu.
5. Dùng êke để kiểm tra góc vuông và góc không vuông.
+ Tìm góc vuông của thước êke.
+ Đặt một cạnh của góc vuông trong thước êke trùng với 1 cạnh của góc cần kiểm tra.
+ Nếu cạnh của góc vuông còn lại của êke trùng với cạnh còn lại của góc cần kiểm tra thì góc ấy là góc vuông. Nếu không trùng thì góc ấy là góc không vuông. (CED; NPM)
- GV vừa giảng vừa thao tác.
C. Thực hành:
Bài 1:
a) Dùng êke để nhận biết góc vuông của hình bên rồi đánh dấu góc vuông (theo mẫu)
b) Dùng êke để vẽ góc vuông có: 
Đỉnh O ; cạnh OA, OB
b. Đỉnh M ; cạnh MC và MD
* Thực hành, luyện tập 
- GV hướng dẫn HS dùng êke để kiểm tra góc của hình.
- 1 HS lên bảng làm bài.
- HS đọc yêu cầu của bài. 2 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét chữa bài.
Bài 2:
a. các góc vuông: đỉnh A ; cạnh ADvà AE.
 Đỉnh D; cạnh DM và DN
 Đỉnh G; cạnh GX và GY. 
b. Các góc không vuông:
- Đỉnh B; cạnh BG và BH
- Đỉnh C ; cạnh CI và CK
- Đỉnh E; cạnh EP và EQ
- HS làm bài tập.
- GV cho HS dùng êke để kiểm tra góc vuông.
Bài 3: Trong hình tứ giác MNPQ có:
* Các góc vuông là:
- Đỉnh M; cạnh MN, MQ
- Đỉnh Q; cạnh QM, QP.
* Các góc không vuông là:
- Đỉnh N; cạnh NM, NP
- Đỉnh P; cạnh PN, P
- 1 HS đọc đề bài và trả lời.
 - HS dùng êke để kiểm tra các góc rồi trả lời câu hỏi.
- HS làm bài tập, đổi vở chữa bài.
Bài 4: 
- HS đọc đề bài
- HS dùng êke để kiểm tra từng góc, đánh dấu góc vuông và xác định góc vuông trong hình.
D. Củng cố dặn dò:
- Làm thế nào để nhận ra 1 góc vuông?
toán:
thực hành nhận biết và
vẽ góc vuông bằng ê ke
I. Mục tiêu:
Giúp HS : 
+ Thực hành dùng ê- ke để kiểm tra góc vuông, góc không vuông.
+ Biết cách dùng ê- ke để vẽ góc vuông
II. Đồ dùng dạy học:
-SGK, Vở Toán, ê- ke, phấn màu.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
A. Kiểm tra bài cũ:
Nêu tên đỉnh và cạnh các góc vuông
- 2 HS lên bảng làm bài tập
B. Dạy bài mới
Giới thiệu: 
2. Hướng dẫn thực hành:
Bài 1: Hướng dẫn HS thực hành vẽ góc vuông có đỉnh 0.
 “Dùng ê ke vẽ góc vuông biết đỉnh và một cạnh cho trước”.
- Đặt đỉnh góc vuông của ê- ke trùng với điểm 0 và một cạnh góc vuông của ê ke trùng với cạnh đã cho(chẳng hạn OM). 
- Dọc theo cạnh kia của ê- ke, vẽ tia ON. Ta được góc vuông đỉnh 0, cạnh OM và ON.
- HS mở SGK
* Trực quan; Luyện tập, thực hành
- 1 HS đọc đề bài. 
- GV hướng dẫn HS vẽ góc vuông.
- 2 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài
nhận xét bài làm của bạn.
Bài 2: Số? (dùng ê ke để kiểm tra góc vuông trong mỗi hình)
- 1 HS đọc đề bài
- HS tự làm bàidùng ê ke để kiểm tra trong mỗi hình có mấy góc vuông.
Bài 3: Nối miếng bìa để ghép lại được một góc vuông.
- Hình A, được ghép từ hình 1 và 4.
- Hình B được ghép từ hình 2 và 3
- HS đọc đề bài làm bài bằng bìa
Bài 4: Thực hành
Gấp tờ giấy theo hình sau để được góc vuông:
 C. Củng cố dặn dò: - VN học bài
- HS lấy giấy để gấp
- GV kiểm tra.
toán:
đề- ca- mét, Héc- tô- mét
I. Mục tiêu:
Giúp HS : 
+ Nắm được tên gọi và ký hiệu của đề - ca – mét (dam), héc – tô - mét (hm).
+ Biết được mối quan hệ giữa đề - ca – mét và héc – tô - mét .
+ Biết đổi đơn vị từ đề - ca – mét , héc – tô - mét ra mét.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phấn màu, SGK, vở Toán.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
A. Kiểm tra bài cũ
 GV nhận xét, cho điểm.
- 2 HS trả lời câu hỏi. 1 HS lên bảng viết các đơn vị đo độ dài đã học. 
B. Dạy bài mới
Giới thiệu bài: 
+ Đề- ca- mét là đơn vị đo độ dài viết tắt là dam, đọc là đề- ca- mét: 1dam = 10m
+ Héc- tô- mét cũng là đơn vị đo độ dài 
 1hm = 10dam= 100m
- Cả lớp đọc đồng thanh.2- 3 HS nhắc lại.
Thực hành 
Bài 1:Số?
1hm = 100m 1m = 10dm
1dam = 10 m 1m = 100cm 
* Luyện tập, thực hành
- 2 HS lên bảng làm bài. Lớp làm bài trong vở Toán.
- HS đổi vở để chữa bài. 
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm (theo mẫu):
* Mẫu:4dam = 40m 8hm = 800m
 7dam = 70 m 7hm = 700m 
- 1 HS đọc đề bài
- 2 HS lên bảng làm bài. Lớp làm bài ở vở.
- HS nx bài và chữa miệng.
Bài 3: Tính (theo mẫu)
* Mẫu: 2dam + 3dam = 5 dam 24dam-10 dam =14dam
25dam + 50 dam = 75 dam 45dam – 16dam = 
- 2 HS lên bảng làm bài.
- Lớp làm bài và đổi vở nhận xét bài của bạn.
C. Củng cố dặn dò:
Nêu các đơn vị đo độ dài đã học theo thứ tự từ lớn đến bé? ( Từ bé đến lớn).
2 đơn vị đo độ dài liền nhau gấp kém nhau bao nhiêu lần?
- HS đọc lại phần bài học.
toán:
bảng đơn vị đo độ dài
I. Mục tiêu:
Giúp HS :
- Nắm được bảng đơn vị đo độ dài , bước đầu thuộc bảng đơn vị đo độ dài theo thứ tự từ nhỏ đến lớn, từ lớn đến nhỏ.
- Củng cố mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài thông dụng.
- Biết làm các phép tính với các số đo độ dài.
II. Đồ dùng dạy học:
+ Bảng đơn vị đo độ dài chưa viết chữ và số.
+ Vở Toán, phấn màu.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
A. Kiểm tra bài cũ
12 dam + 34 dam = 46 dam 
GV cho điểm .
- 1 HS lên bảng làm bài. HS dưới lớp làm bài ra vở nháp rồi nhận xét. 
B. Dạy bài mới
Giới thiệu bài
Giới thiệu bảng đơn vị đo độ dài
- GV treo bảng đơn vị đo độ dài lên bảng.
- Đơn vị cơ bản là mét(m). Những đơn vị đo nhỏ hơn mét, ta ghi ở các cột bên phải cột Mét “nhỏ hơn mét”. Những đơn vị đo lớn hơn mét, ta ghi ở các cột bên trái cột Mét “lớn hơn mét”.
* Hai đơn vị đo độ dài liền nhau gấp, kém nhau 10 lần.
- 3HS nêu tên các đơn vị đo độ dài, GV ghi nhanh vào bảng và giới thiệu.
- HS nêu lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo. Lớp đọc đồng thanh nhiều lần để ghi nhớ.
C. Thực hành 
Bài 1: Số?
1km = 10hm 1m = 10dm
- 1 HS đọc yêu cầu. Cả lớp tự làm bài.
- 2 HS lên bảng làm bài. 
Bài 2: Số?
 8hm = 800 m 8m = 80dm
- HS đọc đề bài và làm bài
Bài 3: (Tính theo mẫu)
25m x 2 = 50m 36hm : 3 = 12hm 
-HS đọc đề bài
- 2 HS lên bảng làm bài. 
C. Củng cố dặn dò: - 2 đơn vị đo độ dài liền nhau gấp kém nhau bao nhiêu lần?
- Nêu các đơn vị đo độ dài theo thứ tự từ lớn đến bé? 
toán:
Luyện tập
I. Mục tiêu:
Giúp HS :
Làm quen với việc đọc, viết số đo độ dài có 2 tên đơn vị đo.
 Làm quen với việc đổi số đo độ dài có 2 tên đơn vị đo thành số đo độ dài có một tên đơn vị đo(nhỏ hơn đơn vị đo còn lại).
 Củng cố phép cộng, trừ, nhân,. chia các số đo độ dài. 
Củng cố kĩ năng so sánh các số đo độ dài.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phấn màu, thước kẻ, vở Toán.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
A. Kiểm tra bài cũ
Đọc các đơn vị đo độ dài
- 3- 4 HS đọc trước lớp. Cả lớp nhận xét, GV cho điểm.
B. Dạy bài mới
Giới thiệu bài:
2. Giới thiệu độ dài có 2 tên đơn vị đo
 - GV vẽ lên bảng đoạn thẳng AB dài 1dm9cm.
- Đoạn thẳng AB dài 1m và 9 cm, ta có thể viết tắt là 1dm9cm, đọc là một đề xi mét chín xăng- ti- mét.
- 1 HS lên đo và nêu số đo của đoạn thẳng.
- HS đọc cá nhân
- Lớp đọc đồng thanh
3. Hướng dẫn đổi đơn vị đo độ dài từ hai tên đơn vị thành một tên đơn vị:
* VD: 3m 2dm = .......dm?
- 3 mét 2 đề xi mét bằng bao nhiêu đề xi mét?
- Muốn đổi 3m2dm thành dm ta thực hiện như 
thế nào?
- HS đọc đề bài.
+ Đổi 3m = 30dm
+ Thực hiện phép cộng:
 30dm + 2dm = 32 dm
Vậy: 3m2dm = 32 dm
- 1 HS đọc: “3 mét 2 đề xi mét bằng 32 đề xi mét”.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
Chú ý: Khi muốn đổi số đo có hai tên đơn vị thành số đo có một tên đơn vị nào đó, ta đổi từng phần của số đo có hai tên đơn vị ra đơn vị cần đổi sau đó cộng các thành phần đã được đổi với nhau.
- 2 HS đọc lại cách đổi. Lớp đọc đồng thanh.
C. Luyện tập thực hành:
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
3m2cm = 302cm
4m7dm = 47dm
9m3cm = 903cm
9m3dm = 93dm
* Luyện tập, thực hành
 - 2 HS làm trên bảng. HS nhận xét .
Bài 2: Tính:
a. 8dam + 5dam = 13dam
 57hm – 28 hm = 29 hm
 12km x 4 = 48km
b. 720m + 43m = 763m
 403cm – 52cm = 351cm
 27mm : 3 = 9mm
-2 HS lên bảng làm bài. HS làm bài nhận xét và chữa bài. 
Bài 3: >; <; =?
6m 3cm < 7m
603cm 700cm
6m 3cm >6m
603cm 600cm
6m 3cm < 630cm
603cm
6m 3cm = 603cm
5m 6cm > 5m
506cm 500cm
5m 6cm < 6m
506cm 600cm
5m 6cm = 506cm
506cm
5m 6cm < 560cm
506cm 560cm
- HS làm bài tự đổi vở chữa bài, đọc kết quả.
D. Củng cố dặn dò:
Khi muốn đổi số đo có hai tên đơn vị thành số đo có một tên đơn vị nào đó, ta làm ntn?
- 2 HS nối tiếp nhau đọc thuộc bảng đơn vị đo độ dài. 

Tài liệu đính kèm:

  • docToan tuan 9 tiet 41.doc