Giáo án Toán 5 - Tuần 1 đến 10

Giáo án Toán 5 - Tuần 1 đến 10

Chương I

ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG VỀ PHÂN SỐ

GIẢI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN TỈ LỆ

BẢNG ĐƠN VỊ ĐO DIỆN TÍCH

Tuần: 1.

Tiết: 1.

ÔN TẬP: KHÁI NIỆM VỀ PHÂN SỐ

I. MỤC TIÊU:

 Giúp HS:

 - Củng cố khái niệm ban đầu về phân số: đọc, viết phân số.

 - On tập cách viết thương, viết số tự nhiên dưới dạng phân số.

 

doc 124 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 625Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán 5 - Tuần 1 đến 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I
ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG VỀ PHÂN SỐ
GIẢI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN TỈ LỆ
BẢNG ĐƠN VỊ ĐO DIỆN TÍCH
--------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần: 1.
Tiết: 1.
ÔN TẬP: KHÁI NIỆM VỀ PHÂN SỐ
I. MỤC TIÊU:
	Giúp HS:
	- Củng cố khái niệm ban đầu về phân số: đọc, viết phân số.
	- Oân tập cách viết thương, viết số tự nhiên dưới dạng phân số.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	Các tấm bìa vẽ hình như phần bài học SGV để thể hiện các phân số
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1. GIỚI THIỆU BÀI MỚI
GV giới thiệu bài: Trong tiết học toán đầu tiên của năm học các em sẽ được củng cố về khái niệm phân số vá cách viết thương, viết số tự nhiên dưới dạng phân số. 
HS nghe GV giới thiệu bài để xác định nhiệm vụ của tiết học. 
2.DẠY - HỌC BÀI MỚI 
2.1. Hướng dẫn ôn tập khái niệm ban đầu về phân số 
- GV treo miếng bìa thứ nhất (biểu diễn phân số 2/3) và hỏi: Đã tô màu mấy phần băng giấy? 
- Quan sát và trả lới: Đã tô màu 2/3 băng giấy. 
- Yêu cầu học sinh giải thích. 
- Học sinh nêu: Băng giấy được chia lam 3 phần bằng nhau, đã tô màu 2 phần như thế. Vậy đã tô màu 2/3 băng giấy. 
- Mời một học sinh lên bẳng đọc và viết phân số thể hiện phần đã tô màu của băng giấy. Học sinh dưới lớp viết vào giấy nháp. 
- Học sinh viết và đọc:
2/3 đọc là Hai phần ba. 
- Giáo viên tiến hành tương tự với các băng giấy còn lại. 
Học sinh quan sát các hình, tìm phân số thể hiện phần được tô màu của mỗi hình, sau đó đọc và viết các phân số đó.
- Giáo viên viết lên bảng cả bốn phân số:
2/3, 5/10, 3/4, 40/100.
- Yêu cầu học sinh đọc.
Học sinh đọc lại các phân số trên.
2.2. Hướng dẫn ôn tập cách viết thương hai số tự nhiên, cách viết một số tự nhiên dưới dạng phân số.
a. Viết thương hai số tự nhiên dưới dạng phân số.
- Viết lên bảng các phép chia sau:
1 : 3; 4 : 10; 9 " 2.
- Yêu cầu học sinh: em hãy viết thương của các phép chia trên dưới dạng phân số.
- 3 em lên bảng thực hiện, học sinh cả lớp viết vào giấy nháp.
- Cho học sinh nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- Học sinh đọc và nhận xét bài làm của bạn.
- Giáo viên kết luận đúng/ sai và sửa bài nếu sai.
- Hỏi: 1/3 là thương của phép chia nào?
- Phân số 1/3 có thể coi là thương của phép chia 1 : 3.
- GV hỏi tương tự với hai phép chia còn lại.
- HS lần lượt nêu:
 là thương của phép chia 4 : 10
 là thương của phép chia 9 : 2
- GV yêu cầu HS mở SGK và đọc Chú ý 1.
- 1 HS đọc trước lớp, HS cả lớp đọc thầm trong SGK.
- GV hỏi thêm: Khi dùng phân số để viết kết quả của phép chia một số tự nhiên khác 0 thì phân số đó có dạng như thế nào?
- HS nêu: Phân số chỉ kết quả của phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 có tử số là số bị chia và mẫu số là số chia của phép chia đó.
b) Viết mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số 
- HS viết lên bảng các số tự nhiên 5, 12, 2001, ........và nêu yêu cầu: Hãy viết mỗi số tự nhiên trên thành phân số có mẫu số là 1.
- 1 số HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào giấy nháp.
- GV nhận xét bài làm của HS, sau đó hỏi: Khi muốn viết một số tự nhiên thành phân số có mẫu số là một ta làm như thế nào?
- HS: Ta lấy tử số chính là số tự nhiên đó và mẫu số là 1.
- GV hỏi HS khá giỏi: Em hãy giải thích vì sao mỗi số tự nhiên có thể viết thành phân số có tử số chính là số đó và mẫu số là 1. Giải thích bằng ví dụ.
- HS nêu:
Ví dụ: 
 - HS hỏi - GV kết luận: Mọi số tự nhiên đều có thể viết thành phân số có mẫu số là 1.
- GV nêu vấn đề: Hãy tìm cách viết 1 thành phân số.
- Một số HS lên bảng viết phân số của mình:
Ví dụ: 
- GV hỏi: 1 có thể viết thành phân số như thế nào?
- HS nêu: 1 có thể viết thành phân số có tử số và mẫu số bằng nhau.
- GV hỏi HS khá giỏi: Em hãy giải thích vì sao 1 có thể viết thành phân số có tử số và mẫu số bằng nhau. Giải thích bằng ví dụ.
- HS nêu: ví dụ: 
Ta có 
- GV nêu vấn đề: Hãy tìm cách viết 0 thành các phân số.
- một số HS lên bảng viết phân số của mình, HS cả lớp viết vào giấy nháp.
Ví dụ: 
 - GV hỏi: 0 có thể viết thành phân số như thế nào?
- HS nêu: 0 cóthể viết thành phân số có tử số bằng 0 và mẫu số khác 0.
 2.3. Luyện tập - thực hành 
Bài 1 
- GV yêu cầu HS đọc thầm đề bài tập tập.
- HS đọc thầm đề bài trong SGK.
- GV hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- HS: bài tập yêu cầu chúng ta đọc và chỉ rõ tử số của các phân số.
-- GV yêu cầu HS làm bài.
- HS nối tiêp1 nhau làm bài trước lớp. Mỗi HS đọc và nêu rõ tử số, mẫu số của 1 phân số trong bài.
- GV có thể đưa thêm các phân số khác để nhiều HS được thực hành đọc phân số trước lớp.
Bài 2
- GV gọi HS đọc và nêu rõ yêu cầu của BT.
- HS: Bài tập yêu cầu chúng ta viết các thương dưới dạng phân số.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. 
- GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó cho điểm HS.
-HS:
Bài 3
- GV tổ chức cho HS làm bài 3 tương tự như cách tổ chức làm Bài 2.
- HS làm bài:
Bài 4
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
- 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 ý, HS cả lớp làm vào vở bài tập.
- GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- HS nhận xét đúng/sai, nếu sai thì sửa lại cho đúng.
- GV yêu cầu 2 HS vừa lên bảng giải thích cách điền số của mình.
- HS lần lượt nêu chú ý 3, 4 của phần bài học để giải thích.
3. CỦNG CỐ - DẶN DÒ 
- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
Bài tập hướng dẫn luyện tập thêm 
-Điền chữ hoặc số thích hợp vào chỗ trống:
1) 
¨ )
2) Với mọi số tự nhiên a, ta đều có 
3) ( Với a là số tự nhiên khác 0)
4) (Với a là số tự nhiên khác 
)
_______________________________________________
Tuần: 1.
Tiết:2 .
ÔN TẬP: TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA PHÂN SỐ
I. MỤC TIÊU:
	Giúp học sinh:
	- Nhớ lại tính chất cơ bản của phân số.
	_ Aùp dụng tính chất cơ bản của phân số để rút gọn và quy đồng mẫu số các phân số.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1.KIỂM TRA BÀI CŨ 
- GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.
- GV nhận xét và cho điểm.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
2.DẠY - HỌC BÀI MỚI 
2.1. GIỚI THIỆU BÀI
- GV giới thiệu bài: Trong tiết học toán hôm nay các em sẽ cùng nhớ lại tính chất cơ bản của phân số, sau đó áp dụng tính chất này đe rút gọn và quy đồng mẫu số các phân số.
- HS nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học. 
2.2. HƯỚNG DẪN DẪN ÔN TẬP TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA PHÂN SỐ 
Ví dụ 1
- GV viết bài tập sau lên bảng:
Viết số thích hợp vào ô trống
Sau đó, yêu cầu HS tìm số thích hợp để điền vào ô trống.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp. Ví dụ:
- GV nhận xét bài làm của HS trên bảng, sau đó gọi một số HS dưới lớp đọc bài của mình.
- GV hỏi: Khi nhân cả tử số và mẫu số của một phân số với một số tự nhiên khác 0 ta được gì?
- HS: Khi nhân cả tử số và mẫu số của một phân số cho cùng một số tự nhiên khác 0 ta được một phân số bằng phân số đã cho.
Ví dụ 2
- GV viết BT sau lên bảng:
Viết số thích hợp vào ô trống:
Sau đó, yêu cầu HS tìm số thích hợp để điền vào ô trống.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp. Ví dụ:
- GV nhận xét bài làm của HS trên bảng, sau đó gọi một số HS dưới lớp đọc bài của mình.
- GV hỏi: Khi chia cả tử số và mẫu số của một phân số cho cùng một số tự nhiên khác 0 ta được gì? 
- HS: Khi chia cả tử số và mẫu số của một phân số cho cùng một số tự nhiên khác 0 ta được một phân số bằng phân số đã cho.
2.3. Ứng dụng tính chất cơ bản của phân số 
a) Rút gọn phân số 
- GV hỏi: Thế nào là rút gọn phân số?
- HS: Rút gọn phân số là tìm một phân số bằng phân số đã cho nhưng có tử số và mẫu số bé hơn.
- GV viết phân số lên bảng và yêu cầu HS cả lớp rút gọn phân số trên.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp.
Ví dụ về bài làm:
- GV hỏi: Khi rút gọn phân số ta phải chú ý điều gỉ?
- HS: Ta phải rút gọn đên khi được phân số tối giản.
- Yêu cầu HS đọc lại hai cách rút gọn của các bạn trên bảng và cho biết cách nào nhanh hơn.
- HS: Cách lấy cả tử số và mẫu số của phân số chia cho số 30 nhanh hơn.
- GV nêu: Có nhiều cách để rút gọn phân số nhưng cách nhanh nhất là ta tìm được số lớn nhất mà tử số và mẫu số đều chia hết cho số đó.
 b) Ví dụ 2
- GV hỏi: Thế nào là quy đồng mẫu số các phân số?
-HS: Là làm cho các phân số đã cho có cùng mẫu số nhưg vẫn bằng các phân số ban đầu.
- GV viết các phân số lên bảng yêu cầu HS quy đồng mẫu số hai phân số trên.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vao vở nháp.
Chọn mẫu số chung là 5 x 7 =35, ta có:
- GV yêu cầu HS nhận xét bài bạn làm trên lớp.
- HS nhận xét.
- GV yêu cầu HS nêu lại cách quy đồng mẫu số các phân số.
- 1 HS nêu trườc lờp, cả lớp theo dõi, nhận xét.
- GV viết tiế ...  đổi chỗ các số hạng để tính tiếp. Nếu hai phép cộng có kết quả bằng nhau tức là đã tính đúng, nếu hai phép cộng cho hai kết quả khác nhau tức là đã tính sai.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
a)
 9,46 3,8
+ thử lại: +
 3,8 9,46
13,26 13,26 
b)
 45,08 24,97
+ thử lại: +
 24,97 45,08
 70,05 70,05
c)
 0,07 0,09
+ thử lại: +
 0,09 0,07
 0,16 0,16
- GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng lớp.
- HS nhận xét bạn làm bài đúng/ sai, nếu sai thì sửa lại cho đúng.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3
- GV gọi HS đọc đề toán. 
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Chiều dài của hình chữ nhật là:
16,34 + 8,32 = 24,66(m)
Chu vi của hình chữ nhật là;
(16,34 + 24,66) x 2 = 82(m)
Đáp số: 82m
- GV chữa bài và cho điểm HS.
Bài 4
- GV gọi HS đọc đề toán. 
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc đề bài trong SGK.
- GV hỏi: bài toán cho em biết gì?
- HS: bài toán cho biết:
Tuần đầu bán 314,78m vải
Tuần sau bán 525,22m vải
Bán tất cả các ngày trong tuần.
- Bài toán yêu cầu em tính gì?
- Bài toán yêu cầu tính trung bình số mét vải bán trong 1 ngày.
- GV yêu cầu HS khá tự làm bài và đi hướng dẫn HS kém, các câu hỏi hướng dẫn:
+ Em hãy nêu cách tính số trung bình cộng.
+ Để tính được trung bình mỗi ngày bán được bao nhiêu mét vải em phải biết được những gì?
+ Tổng số mét vải đã bán là bao nhiêu?
+ Tổng số ngày bán hàng là bao nhiêu ngày?
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Tổng số mét vải bán được trong cả hai tuần lễ là:
314,78 + 525,22 + 840(m)
Tổng số ngày bán hàng trong hai tuần lễ là:
7 x 2 = 14(ngày)
Trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được số mét vải là:
840 : 14 = 60(m)
Đáp số: 60m
- GV chữa bài của HS trên bảng lớp, sau đó xét và cho điểm HS.
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
 GV tổng kết giớ học, dặn dò HS về nhà làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị tiết sau. 
Bài tập hướng dẫn luyện tập thêm:
 Điền dấu >, <, = thích hợp vào chỗ chấm:
a) 12,34 + 12,66 .......12,66 + 12,34;
b) 56,07 + 0,09.......... 0,07 + 56,09
c) 15,82 + 34,57........ 21,78 + 23,98
_______________________________________________
Tuần: 10.
Tiết: 50.
Bài:TỔNG NHIỀU SỐ THẬP PHÂN
I. MỤC TIÊU:
	Giúp học sinh:
	- Biết thực hiện tính tổng nhiều số thập phân tương tự như tính tổng hai số thập phân.
	- Nhận biết tính chất kết hợp của các số thập phân.
	- Biết sử dụng các tính chất của phép cộng các số thập phân để tính theo cách thuận tiện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	Bảng kẻ sẵn nội dung bảng số của bài tập 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1.KIỂM TRA BÀI CŨ 
- GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.
- GV nhận xét và cho điểm.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
2.DẠY - HỌC BÀI MỚI 
2.1. GIỚI THIỆU BÀI
- GV giới thiệu bài: Trong tiết học toán hôm nay chúng ta sẽ dựa vào cách tính tổng hai số thập phân để tính tổng nhiều số thập phân, sau đó tìm hiểu về tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân để tính giá trị biểu thức theo cách thuận tiện.
- HS nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học. 
2.2. HƯỚNG DẪN TÍNH TỔNG NHIỀU SỐ THẬP PHÂN
a) Ví dụ 
- GV nêu bài toán ví dụ: Có ba thùng đựng dầu, thùng thứ nhất có 27,5l, thung2 thứ hai có 36,75l, thùng thứ ba có 14,5l. Hỏi cả ba thùng có bao nhiêu lít dầu?
- HS nghe và tóm tắt, phân tích bài toán ví dụ.
- GV hỏi: Làm thế nào để tính số lít dầu trong cả ba thùng?
- HS nêu: tính tổng 27,5 + 36,75 + 14,5.
- GV nêu: Dựa vào cách tính tổng hai số thập phân, em hãy suy nghĩ và tìm cách tính tổng ba số 27,5 + 36,75 + 14,5.
- HS trao đổi với nhau và cùng tính:
 27,5
+ 36,75
 14,5 
 78,75
- GV gọi 1 HS thực hiện cộng đúng lên bảng làm bài và yêu cầu HS cả lớp theo dõi.
- 1 HS lên bảng làm bài.
- GV yêu cầu HS vừa lên bảng nêu rõ cách đặt tính và thực hiện tính của mình.
- HS vừa lên bảng nêu, cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến để thống nhất:
* Đặt tính sao cho các dấu phẩy thẳng cột, các chữ số ở cùng một hàng thẳng cột với nhau.
* Cộng như cộng với các số tự nhiên.
* Viết dấu phẩy ở tổng thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng.
- GV nhận xét và nêu lại: Để tính tổng nhiều số thập phân ta làm tương tự như tính tổng hai số thập phân.
- GV yêu cầu HS cả lớp cùng đặt tính và tính lại phép tính trên.
b) Bài toán 
- GV nêu bài toán: Người ta uốn sợi dây thép thành hình tam giác có độ dài các cạnh lần lượt là 8,7dm; 6,25dm; 10dm. Tính chu vi của hình tam giác đó.
- HS nghe và tự phân tích bài toán.
- GV hỏi: Em hãy nêu cách tính chu vi của hình tam giác.
- HS: Muốn tính chu vi của hình tam giác ta tính tổng độ dài các cạnh.
- GV yêu cầu HS giải bài toán trên.
- 1 HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài váo vở.
Bài giải
Chu vi của hình tam giác là;
8,7 + 6,25 + 10 = 24,95(dm)
Đáp số: 24,95dm
- GV chữa bài của HS trên bảnglớp, sau đó hỏi: Em hãy nêu cách tính tổng 8,7 + 6,25 + 10.
- 1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- GV nhận xét.
2,3, Luyện tập - thực hành 
Bài 1
 - GV yêu cầu HS đặt tính và tính tổng các số thập phân.
- 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
a)
b)
c)
d)
 5,27
6,4
20,08
0,75
+
14,35
+
18,36
+
32,91
+
0,08
 9,25
52
 7,15
0,8
28,87
76,76
60,14
1,63
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- HS nhận xét bài làm của bạn cả về cách đặt tính và kết quả tính.
- GV chữa bài, sau đó hỏi: Khi viết dấu phẩy ở kết quả chúng ta phải chú ý điều gì?
- HS: Dấu phẩy ở kết quả phải thẳng cột với các dấu phẩy ở các số hạng.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2
- GV gọi HS đọc đề toán. 
- HS đọc thầm đề bài trong sách giáo khoa.
- GV yêu cầu HS tự tính giá trị của hai biểu thức (a + b) + c và a + (b + c) trong từng trường hợp.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. 
a
b
c
(a + b) + c
a + (b + c)
2,5
6,8
1,2
(2,5 + 6,8) + 1,2 = 10,5
2,5 + (6,8 + 1,2) = 10,5
1,34
0,52
4
(1,35 + 0,52) + 4 = 5,86
1,35 + (0,52 + 4) = 5,86
- GV cho HS chữa bài của bạn trên bảng lớp.
- HS nhận xét bạn làm bài đúng/sai, nếu sai thì sửa lại cho đúng.
- GV hỏi:
+ Hãy so sánh giá trị của biểu thức (a + b) + c với giá trị biểu thức a + (b + c) khi a = 2,5; b = 0,52; c = 4.
+ Vậy giá trị của biểu thức (a + b) + c như thế nào với giá trị của biểu thức a + (b + c) khi ta thay các chữ bằng cùng một bộ số?
- HS tả lời:
+ Giá trị của hai biểu thức đều bằng 10,5.
+ Giá trị cả hai biểu thức đều bằng 5,86.
- GV viết lên bảng:
(a + b) + c = a + (b + c)
- HS theo dõi thao tác của GV.
- GV hỏi: Em đã gặp biểu thức này khi học tính chất nào của phép cộng các số tự nhiên?
- Khi học tính chất kết hợp của phép cộng các số tự nhiên ta cũng có :
(a+b) + c = a + (b + c)
- Em hãy phát biểu tính chất kết hợp của phép cộng các số tự nhiên.
- 1 HS phát biểu, cả lớp theo dõi và nhận xét: Khi cộng tổng hai số với số thứ ba ta có thể cộng số thứ nhấ với tổng của hai số còn lại.
- GV hỏi: Theo em phép cộng các số thập phân có tính chất kết hợp không? Vì sao?
- HS trao đổi và nêu: Phép cộng các số thập phân cũng có tính chất kết hợp, vì ở bài toán trên ta thấy khi cộng một tổng hai số với số thứ ba hay cộng số thứ nhất với tổng của hai số còn lại đều cho một kết quả.
- GV yêu cầu HS nêu tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân.
- HS nêu như trong SGK.
Bài 3
- 1 HS đọc yêu cầu bài toán sau đó 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
- GV gọi HS đọc đề toán. 
a)
12,7 + 5,89 + 1,3
= 12,7 + 1,3 + 5,89
= 14 + 5,89
= 19,89
(Sử dụng tính chất giao hoán khi đổi chỗ 5,89 cho 1,3)
c) 
 5,75 + 7,8 + 4,25 + 1,2
= (5,75 + 4,25) + (7,8 + 1,2)
= 10 + 10
= 20
(Sử dụng tính chất giao hoán khi đổi chỗ 7,8 cho 4,25; Sử dụng tính chất kết hợp khi thay (5,75 + 4,25) và (7,8 + 1,2) bằng tổng của chúng)
Lưu ý: Phần giải thích chỉ nêu miệng.
b) 
 38,6 + 2,09 + 7,91
= 38,6 + (2,09 + 7,91)
= 38,6 + 10
= 43,6
(Sử dụng tính chất kết hợp khi thay 2,09 + 7,91 bằng tổng của chúng)
d)
 7,34 + 0,45 + 2,66 + 0,05
= (7,34 + 2,66) + (0,45 + 0,05)
= 10 + 0,5
= 10,5
(Sử dụng tính chất giao hoán khi đổi chỗ 0,45 cho 2,66; Sử dụng tính chất kết hợp khi thay (7,34 + 2,66) và (0,45 + 0,05) bằng tổng của chúng)
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- HS nhận xét bạn làm đúng/sai, nếu sai thì sửa lại cho đúng.
- GV yêu cầu 4 HS vừa lên bảng giải thích cách làm bài của mình.
- HS nêu như giải thích ở trên, cả lớp theo dõi.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
 GV tổng kết giớ học, dặn dò HS về nhà làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị tiết sau. 
- HS theo dõi để biết nhiệm vụ làm việc ở nhà.
Bài tập hướng dẫn luyện tập thêm:
Tính theo cách thuận tiện nhất
 a) 2,8 + 4,7 + 7,2 + 5,3
b) 12,34 + 23,87 + 7,66 + 32,13
c) 45,09 + 56,73 +54,91 + 43,27
d) 12,23 + 24,47 + 31,18 + 63,3 + 68,82.
_______________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docTOAN T1-T10.doc