Giáo án Toán khối 3 tuần thứ 26

Giáo án Toán khối 3 tuần thứ 26

Tiết 126 : LUYỆN TẬP.

I. MỤC TIÊU:

-Củng cố về nhận biết cách sử dụng các loại giấy bạc đã học. Biết giải các bài toán có liên quan đến tiền tệ.

-Rèn luyện kĩ năng thực hiện các tính cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng.

Biết giải các bài toán có liên quan đến tiền tệ.

II. Đ D D H :

-Bảng phụ ghi các BT, tranh vẽ BT1, 2 một số đồ vật cho HS chơi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HOC :

 

doc 6 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 783Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán khối 3 tuần thứ 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 26
Thứ hai, ngày 10 tháng 3 năm 2008
Tiết 126 : LUYỆN TẬP.
I. MỤC TIÊU:
-Củng cố về nhận biết cách sử dụng các loại giấy bạc đã học. Biết giải các bài toán có liên quan đến tiền tệ.
-Rèn luyện kĩ năng thực hiện các tính cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng.
Biết giải các bài toán có liên quan đến tiền tệ.
II. Đ D D H :
-Bảng phụ ghi các BT, tranh vẽ BT1, 2 một số đồ vật cho HS chơi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HOC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A/ Bài cũ: Tiền Việt Nam
B/ Bài mới :
Giới thiệu bài : “Luyện tập”.
-GV ghi tựa.
Hoạt động 1: Đánh dấu X vào câu trả lời đúng.
Bài 1: Đọc yêu cầu bài tập.
-GV đính các hình vẽ chiếc ví lên bảng.
 a b 
100đ
500đ
1000đ
1000đ
1000đ
5000đ
1000đ
200đ
100đ
 c d 
500đ
200đ
2000đ
2000đ
5000đ
5000đ
2000đ
500đ
2000đ
500đ
-GV yêu cầu HS chọn lựa câu đúng bằng cách giơ bảng a, b, c, d.
-GV nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động 2: Nhận biết các loại giấy bạc.
Bài 2: Đọc yêu cầu bài tập.
-GV chia lớp làm 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm phiếu học tập có vẽ các hình như bài tập để các nhóm tô màu.
-GV nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động 3: Giải các bài toán có liên quan đến tiền tệ.
Bài 3: Đọc yêu cầu bài tập.
-GV tổ chức cho các nhóm trò chơi: Đi chợ.
a) Mai có 3000 đồng, Mai có vừa đủ tiền để mua được một 
b) Nam có 7000 đồng, Nam có vừa đủ tiền để mua được 
-GV nhận xét.
Bài 4: Đọc đề toán.
-Hướng dẫn HS phân tích đề toán.
	+ Đề bài cho biết gì?
	+ Đề bài hỏi gì?
-GV cho HS chơi trò chơi: 1 bạn là người bán và 1 bạn là người mua.
-GV nhận xét, tuyên dương.
C/ Củng cố dặn dò : 
-Chuẩn bị: “Làm quen với thống kê số liệu”.
-Nhận xét tiết học.
-HS nghe.
Hoạt động lớp, cá nhân.
-Đánh dấu X vào ô trống dưới chiếc ví có nhiều tiền nhất.
-HS quan sát.
-HS cộng nhẩm giá tiền từng ví.
-HS giơ bảng c
 Hoạt động nhóm, lớp.
-Tô màu các tờ giấy bạc để được số tiền tương ứng bên phải.
-Các nhóm nhận phiếu học tập và tô màu trên phiếu học tập. Sau đó các nhóm trình bày sản phẩm lên bảng lớp.
-Các nhóm cùng nhận xét bài của nhau.
Hoạt động lớp, nhóm, cá nhân.
-Xem tranh rồi viết tên đồ vật thích hợp vào chỗ chấm.
-HS cùng tham gia chơi và có nhiều cách lựa chọn khác nhau.
-1 cái kéo.
-1 hộp sáp màu và 1 cây thước.
-1 cây bút mực và một cái kéo.
-HS đọc.
-HS tự phân tích đề.
-HS cùng chơi theo nhóm đôi _ Làm bài vào VBTT.
-HS sửa bài tiếp sức theo nhóm 5. Mỗi em 1 dòng: Thi đua làm bài nhanh, đúng, đẹp.
Mẹ mua hết số tiền là:
	6700 + 2300 = 9000 (đồng)
	Số tiền cô bán hàng phải trả lại là:
	10000 – 9000 = 1000 (đồng)
	Đáp số: 1000 đồng
-Lớp nhận xét.
******************** 
Thứ ba, ngày 11 tháng 3 năm 2008
Tiết 127 : LÀM QUEN VỚI THỐNG KÊ SỐ LIỆU.
I. Mục tiêu:
-Bước đầu làm quen với dày số liệu.
-Biết xử lí số liệu ở mức độ đơn giản và lập dãy số liệu.
II. Đ D D H :
- Tranh minh họa bài học SGK, bảng phụ vẽ bài 3.
III. Các hoạt động dạy và học :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A/ Bài cũ: 
-2 HS lên bảng sửa bài 4 (SGK/ 133)
-GV nhận xét, ghi điểm.
B/ Bài mới :
Giới thiệu bài : “Làm quen với thông kê số liệu.”
-GV ghi tựa.
Hoạt động 1: Làm quen với dãy số liệu.
-GV treo tranh vẽ như SGK cho HS quan sát và hỏi: Bức tranh này nói về điều gì?
-Sau đó GV giới thiệu: Các số đo chiều cao trên là dãy số liệu.
-GV hỏi tiếp: Số 122 cm là số thứ mấy trong dãy?
-Tương tự GV hỏi tiếp các số: 130 cm , 127 cm , 118 cm
-GV nhận xét.
-Dãy số liệu trên có mấy số?
-GV mời 1 HS lên bảng ghi tên các bạn theo thứ tự chiều cao?
-GV mời HS nhìn vào danh sách và dãy số liệu trên để đọc chiều cao của từng bạn.
-GV nhận xét.
Hoạt động 2: Thực hành.
Bài 1: Đọc yêu cầu bài tập.
-GV yêu cầu HS điền tiếp vào dấu chấm của bài.
-GV cho HS sửa bài tiếp sức.
-GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 2: Đọc yêu cầu bài tập.
-GV cho HS làm bài VBTT. Sửa bài.
-GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 3 :
-GV đính lên bảng hình vẽ bài 3.
-GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 4 :
- Nhìn vào dãy số trả lời câu hỏi. 
C/ Củng cố dặn dò : 
-Chuẩn bị: “Làm quen với thống kê số liệu (tt)”.
-Nhận xét tiết học.
-2 HS làm bảng lớp, cả lớp ghi phép tính vào bảng con.
-Lớp nhận xét.
-HS nghe.
Hoạt động lớp, nhóm, cá nhân.
-HS quan sát và trả lời câu hỏi theo nhóm đôi.
-HS đọc tên và số đo chiều cao của từng bạn, HS khác ghi lại các số đó: 122 cm , 130 cm , 127 cm , 118 cm
-HS nhắc lại.
-Là số thứ nhất; HS nhận xét.
-HS nêu ; HS nhận xét.
-Có 4 số : HS nhận xét.
-1 HS lên bảng _ Lớp làm vở nháp.
	Anh, Phong, Ngân, Minh.
-HS đọc nối tiếp theo hàng ngang.
-Lớp nhận xét.
Hoạt động nhóm, lớp, cá nhân.
-HS đọc các số liệu ở bài 1.
-HS làm VBTT.
-Lớp cổ vũ, nhận xét.
-HS nêu.
-HS làm VBTT.
-Mỗi HS chuẩn bị.
-HS viết dãy số kg theo thứ tự :
a) từ bé đến lớn.
b) từ lớn đến bé.
-HS quan sát trả lời câu hỏi theo yêu cầu.
-Nhận xét.
******************* 
Thứ tư, ngày 12 tháng 3 năm 2008
Tiết 128 : LÀM QUEN VỚI THỐNG KÊ SỐ LIỆU (tt).
I. Mục tiêu:
-Nắm được những khái niệm cơ bản của bàng số liệu thống kê: hàng, cột. Biết cách đọc, phân tích số liệu của 1 bảng.
-Rèn cho HS kĩ năng phân tích, đọc các số liệu của 1 bảng thành thạo, chính xác.
II. Đ D D H :
- Bảng thống kê viết sẵn.
III. Các hoạt động dạy và học :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A/ Bài cũ: “Làm quen với thống kê số liệu”
-HS làm lại BT1.
-Nhận xét.
B/ Bài mới :
Giới thiệu bài : Làm quen với thống kê số liệu.
Hoạt động 1: Giới thiệu bảng thống kê.
a) Hình thành bảng số liệu.
-GV yêu cầu HS quan sát bảng số gắn lên bảng (giống SGK)
-Bảng số liệu có những nội dung gì?
® Đó là bảng thống kê số con của các gia đình.
-Bảng gồm mấy cột, mấy hàng?
-Hàng thứ nhất của bảng cho biết điều gì?
-Hàng thứ hai của bảng cho biết gì?
® Bảng thống kê này gồm 4 cột và 2 hàng.
b) Đọc bảng số liệu:
-Nêu số con của gia đình cô Mai, cô Lan, cô Hồng.
-Gia đình nào ít con nhất?
-Những gia đình nào có số con bằng nhau?
Hoạt động 2: Thực hành.
Bài 1: Nêu yêu cầu.
-Lưu ý dựa vào bảng số liệu để đọc và phân tích số liệu.
-Nhận xét.
Bài 2: Nêu yêu cầu.
-GV gợi ý cho HS phân tích bảng số liệu thống kê.
-HS trả lời theo câu hỏi SGK.
-Nhận xét.
Bài 3 :
-GV đưa bảng thống kê số liệu số mét vải của 1 cửa hang bán trong 3 tháng đầu năm.
-HS quan sát và trả lời câu hỏi SGK.
-Nhận xét _ tuyên dương.
C/ Củng cố dặn dò : 
-Xem lại bài.
-Chuẩn bị: Luyện tập.
-HS lên bảng ghi.
-Lớp nhận xét.
Hoạt động lớp, cá nhân.
-HS quan sát.
-Bảng số liệu đưa ra tên của các gia đình và số con tương ứng.
-HS nêu.
 ghi tên các gia đình.
 ghi số con của các gia đình.
-Gia đình 	cô Mai có 2 con
	cô Lan có 1 con
	cô Hồng có 2 con
-Gia đình cô Lan
-Gia đình cô Mai và cô Hồng.
Hoạt động cá nhân, lớp.
-HS đọc bảng thống kê số HS giỏi của các lớp 3; trả lời các câu hỏi theo yêu cầu SGK.
a)	Lớp 3b : 13 HS giỏi; 3d có 15 HS giỏi; 
b) Lớp 3c nhiều hơn Lớp 3a 7 HS giỏi; 
c) Lớp 3c có nhiều HS giỏi nhất. Lớp 3b có HS giỏi ít nhất.
-Nhận xét _ sửa bài.
-HS nêu dựa vào bảng thống kê trả lời câu hỏi trong SGK.
-Nhận xét _ Sửa bài.
Hoạt động nhóm lớp.
-HS lắng nghe và đọc đề bài tập 3.
-Dựa vào bảng thống kê trả lời câu hỏi trong SGK.
-Nhận xét.
********************** 
Thứ năm, ngày 13 tháng 3 năm 2008
Tiết 129 : LUYỆN TẬP.
I. Mục tiêu:
-Tiếp tục củng cố cho HS cách đọc và phân tích số liệu của 1 dãy và bảng số liệu thống kê.
-Rèn kĩ năng đọc và biết phân tích số liệu của 1 dãy, bảng số liệu thống kê.
II. Đ D D H :
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy và học :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A/ Bài cũ: “Làm quen với bảng số liệu”
-Gọi 3 HS bất kì ghi tên và số người trong gia đình của mình.
-Xếp dãy số liệu số người trong gia đình của 3 bạn trên.
-Đặt một câu hỏi phân tích bảng số liệu vừa lập.
-Giáo viên nhận xét.
B/ Bài mới :
Giới thiệu bài : “Luyện tập”
Hoạt động 1: Thực hành phân tích dãy số liệu thống kê.
Bài 1: Yêu cầu đọc đề.
-Bài tập yêu cầu gì?
-Nhận xét.
Bài 2: Yêu cầu đọc đề.
-Đề bài yêu cầu gì?
-Các số liệu đã có nội dung gì?
-Dựa vào các số liệu đã cho. Hãy trả lời theo mẫu câu hỏi.
-Nhận xét.
Bài 3: Nhìn vào dãy số liệu, khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
-Tổ chức cho HS thi đua theo 2 dãy.
-Nhận xét tuyên dương.
Bài 4 : Viết số thích hợp vào bảng thốngkê các giải của khối 3 đạt được theo mẫu.
-HS nhìn số liệu rồi viết vào bảng.
C/ Củng cố dặn dò : 
-Xem lại bài.
-Chuẩn bị: Kiểm tra.
-Lớp theo dõi.
-Lớp thực hiện lập bảng số liệu vào nháp.
-HS nhận xét.
-HS đọc.
-Điền số thích hợp vào ô trống dựa vào các số đã cho.
-HS thực hiện vào vở.
-HS nhận xét.
-HS đọc yêu cầu.
-Trả lời câu hỏi theo mẫu.
-HS nhận xét.
-Lớp nhận xét.
-HS nhắc lại yêu cầu.
-Lần lượt 2 HS lên khoanh vào chữ trả lời đúng câu a, b, c, d. vào bảng số liệu. Một lượt 1 em.
-HS làm bài.
-Nhận xét.
********************* 
Thứ sáu, ngày 14 tháng 3 năm 2008
Tiết 130 : KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II.
I. Mục tiêu: Kiểm tra kết quả học tập toán của HS giữa kì II
-Về số học: Xác định số liền trước, liền sau của số có 4 chữ số. Xác định số lớn nhất, bé nhất. Thực hiện các phép tính cộng trừ, nhân chia với số có 4 chữ số.
-Về đại lượng: Thực hiện đổi số đo độ dài, đo thời gian.
-Về hình học: Nhận ra số góc vuông trong 1 hình.
-Về giải toán có lời văn: có hai phép tính.
-Có kĩ năng giải các dạng bài tập dạng trên.
II. Đ D D H : Nội dung đề kiểm tra 40’
III. Các hoạt động dạy và học :	A . Đề kiểm tra: Nhà trường ra đề.
*******************
Đề tham khảo
Phần 1: Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng cho mỗi bài tập dưới đây.
1) Số liền sau của 7529 là
	A 7528	B 7519	C 7530 	D 7539
2) Trong các số: 8572 , 7852 , 7285 , 8752 số lớn nhất là:
	A 8572	B 7852	C 7285	D 8752
3) Trong cùng 1 năm ngày 27 tháng 3 là thứ năm ; ngày 5 tháng 4 là 
	A thứ tư	B thứ năm	C thứ sáu	D thứ bảy
4) Số góc vuông trong hình bên là:
	A 2	C 4
	B 3	D 5
5) 	2 m 5 cm =  cm
	Số thích hợp điền vào chỗ trống là:
	A 7	B 25	C 250	D 205
Phần 2: Làm các bài tập sau:
1) Đặt tính rồi tính
	1729 + 3815	7280 – 1738	1726 ´ 2	7895 : 5
2) 	7 bao gạo nặng 217 kg. Hỏi 9 bao như thế cân nặng bao nhiêu kg?
	B. Hướng dẫn – Đánh giá:
-	Phần 1: 3 điểm _ Mỗi lần khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng được 3/5 điểm. Câu trả lời đúng là:	1. C	3. B	4. B	5. C
-	Phần 2: 7 điểm
	Bài 1: (4 điểm) Đặt tính rồi tính đúng mỗi phép tính được 1 điểm
	Bài 2: (3 điểm)
	- Tóm tắt đúng được 0,5 điểm
	- Nêu đúng lời giải và phép tính tìm số kg trong 1 bao gạo được 1 điểm
	- Nêu đúng lời giải và phép tính tìm số kg trong 9 bao gạo được 1 điểm
	- Viết đúng đáp số được 0,5 điểm
	C. Thu bài nhận xét giờ làm bài
***********************
********************* 

Tài liệu đính kèm:

  • docT 26 Toan.doc