Giáo án Toán Lớp 3 - Bảng nhân 8

Giáo án Toán Lớp 3 - Bảng nhân 8

I- Mục tiêu:

1) Kiểm tra: Hs tự lập được và học thuộc bảng nhân 8. Củng cố ý nghĩa của phép nhân và giải toán bằng phép nhân.

2) Kỹ năng: Rèn kỹ năng tính và giải toán nhanh, chính xác.

3) TĐ: Yêu thích và ham học toán.

II- Chuẩn bị:

 GV: các tấm bìa, mỗi tấm có 8 chấm tròn, bảng phụ, băng giấy.

 HS: sách giáo khoa, vở BT, bảng con, bảng Đ/ S, bộ thực hành toán.

III- Các hoạt động:

1) Ổn định: (1) hát

2) Bài cũ: (4) Luyện tập

- Hs sửa bài, nhận xét.

 - Hỏi: củng cố giải bài toán bằng hai phép tính.

 - Nhận xét.

 

doc 14 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 12283Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 3 - Bảng nhân 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TOÁN
BẢNG NHÂN 8
I- Mục tiêu:
Kiểm tra: Hs tự lập được và học thuộc bảng nhân 8. Củng cố ý nghĩa của phép nhân và giải toán bằng phép nhân.
Kỹ năng: Rèn kỹ năng tính và giải toán nhanh, chính xác.
TĐ: Yêu thích và ham học toán.
II- Chuẩn bị:
 GV: các tấm bìa, mỗi tấm có 8 chấm tròn, bảng phụ, băng giấy.
 HS: sách giáo khoa, vở BT, bảng con, bảng Đ/ S, bộ thực hành toán.
III- Các hoạt động: 
Ổn định: (1’) hát
Bài cũ: (4’) Luyện tập
- Hs sửa bài, nhận xét.
 - Hỏi: củng cố giải bài toán bằng hai phép tính.
 - Nhận xét.
 Bài mới: (25’) Bảng nhân 8
* Hoạt động 1: Hướng dẫn lập bảng nhân 8
- Mục tiêu: Hs lập được và học thuộc bảng 
nhăn 8.
- Phương pháp: hỏi đáp, trực quan, thực hành, giảng giải, thi đua.
- Gv gắn một tấm bìa có 8 chấm tròn lên bảng, hỏi: có mấy chấm tròn?
 . 8 chấm tròn được lấy 1 lần thì bằng mấy chấm tròn?
 . 8 được lấy 1 lần thì viết 8 ´ 1 = 8
- Gắn tiếp 2 tấm bìa, mỗi tấm có 8 chấm tròn.
 . 8 được lấy 2 lần, viết thành phép nhân như thế nào?
- Tìm kết quả 8 ´ 3 bằng cách nào?
- Mỗi nhóm hãy tự lập một công thức 8 ´ 4, 
8 ´ 5, , 8 ´ 10 -> giới thiệu bài 
- Củng cố ý nghĩa phép nhân: là cách viết ngắn gọn của một tổng các số hạng bằng nhau.
* Hoạt động 2: Thực hành
- Mục tiêu: Hs tính và giải toán bằng phép nhân 8 thành thạo.
- Phương pháp: đàm thoại, thực hành, thảo luận nhóm.
 Bài 1: Tính
- Cho hs nêu yêu cầu.
 Bài 2: Gọi 1 hs đọc đề.
- Phân tích đề:
 . Hỏi: Có tất cả mấy hộp bánh?
 . Mỗi hộp có bao nhiêu cái bánh?
 . Để biết 7 hộp có bao nhiêu cái bánh ta làm thế nào?
- Cả lớp làm bài vào vở, 1 HS sửa bài.
- Nhận xét.
 Bài 3: Giải toán
- Sửa bài, nhận xét.
 Bài 4: Tính nhẩm
- Nhận xét.
 Củng cố: (4’) Trò chơi “Thi xếp hình”.
- Mỗi nhóm có 6 hình tam giác, thi đua xếp thành hình như vở BT nhanh, đúng.
- Đọc bảng nhân 8.
5) Dặn dò: (1’) làm hoàn chỉnh bài.
Chuẩn bị bài “Luyện tập”.
- Hs quan sát trả lời:
 . Có 8 chấm tròn.
. 8 chấm tròn được lấy 1 lần bằng 8 chấm tròn.
 . 8 nhân 1 bằng 8.
8 nhân 2 bằng 16
 vì 8 ´ 2 = 8 + 8
 = 16
Vậy 8 ´ 2 = 16
. Tính tổng của 3 số, mỗi số hạng là 8.
 8 ´ 3 = 8 + 8 + 8 
 = 24
Vậy 8 ´ 3 = 24
- Hs mỗi nhóm lập phép nhân
 8 ´ 4 = 32 8 ´ 8 = 64
 8 ´ 5 = 40 8 ´ 9 = 72
 8 ´ 6 = 48 8 ´ 10 = 80
 8 ´ 7 = 56
- Các bạn nhận xét.
- Hs thi đua đọc thuộc bảng nhân 8.
- Hs đọc kết quả các phép tính dựa vào bảng nhân 8.
- Lớp nhận xét bảng Đ,S.
- 1 hs đọc đề.
- Trao đổi cách giải.
 . Có tất cả 7 hộp bánh.
 . Mỗi hộp có 8 cái bánh.
 . Ta tính 8 x 7
- Hs tự tóm tắt, giải.
 Tóm tắt
 1 hộp : 8 cái bánh
 7 hộp : ? cái bánh 
 Giải
 Số cái bánh 7 hộp có:
 8 ´ 7 = 56 (cái)
 Đáp số: 56 cái bánh
- Thảo luận nhóm đôi, tóm tắt trình bày cách giải. Nhận xét.
- Hs tính nhẩm, ghi kết quả nhanh, đúng. Nhận xét bài.
 8 + 8 = 16 32 + 8 = 40
 16 + 8 = 24 40 + 8 = 48
 24 + 8 = 32 48 + 8 = 56
- Thi đua xếp hình theo nhóm. Nhận xét.
- Các tấm bìa có chấm tròn.
Bảng phụ
Bảng con. Bảng Đ,S
Vở BT.
Băng giấy.
Vở BT.
Bộ thực hành toán.
TOÁN
LUYỆN TẬP
I- Mục tiêu:
1) Kiến thức: 
 - Củng cố kỹ năng học thuộc bảng nhân 8.
 - Biết vận dụng bảng nhân 8 vào giải toán.
 2) Kĩ năng: Rèn kỹ năng tính và giải toán nhanh, chính xác.
 3)Tập đọc: Yêu thích và ham học toán, óc nhạy bén.
II- Chuẩn bị:
 GV: bảng phụ, hình chữ nhật có các ô vuông, băng giấy, thẻ số.
 HS: bảng con, vở BT, bảng Đ, S.
III- Các hoạt động:
Ổn định: (1’) hát
Bài cũ: (4’) Bảng nhân 8
 - Hs sửa bài, nhận xét.
 - Hs đọc thuộc lòng bảng nhân 8.
 - Nhận xét.
Bài mới: (25’) Luyện tập
- Giới thiệu bài, ghi tựa.
* HĐ 1: Luyện tập, thực hành
 - Mục tiêu: Củng cố kỹ năng thực hành tính trong bảng nhân 8.
 - Phương pháp: hỏi đáp, thực hành, thi đua, trò chơi.
 Bài 1: Tính
- Trò chơi “Gắn số”.
 . Thi đua mỗi nhóm 4 bạn chọn đúng, nhanh các số gắn vào kết quả của các phép tính nhân.
 . Hỏi: Khi đổi chỗ các thừa số của phép nhân thì tích thế nào?
" Giới thiệu tính chất giao hoán của phép nhân.
 Bài 3: Tính
- Củng cố cách tính, thứ tự thực hiện.
- Sửa bài, nhận xét.
* HĐ 2: Giải toán
 - Mục tiêu: Thực hiện thành thạo bảng nhân 8 vào giải toán.
 - Phương pháp: đàm thoại, thực hành, thảo luận nhóm.
 Bài 2: gọi 1 hs đọc đề.
- Phân tích đề.
 . Bước 1: mỗi mảnh vải dài 8m, cắt lấy 2 mảnh như thế là bao nhiêu mét?
 . Bước 2: Tấm vải đó còn lại mấy mét?
4) Củng cố: (4’)
- Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng.
 . Hai đội, mỗi đội thi tính nhanh, đúng số ô vuông theo hàng trong hình chữ nhật và số ô vuông theo cột trong hình chữ nhật.
- Nhận xét.
5) Dặn dò: (1’) 
- Làm bài 3; 4. Chuẩn bị bài “Nhân số có 3 chữ số với số có một chữ số”.
- Nhận xét.
- Hs thi đua 4 nhóm chọn và gắn số. Nhận xét Đ, S.
8, 40, 16, 48, 24, 56, 32, 64, 72.
- Khi đổi chỗ các thừa số của phép nhân thì tích không thay đổi.
- Hs nêu cách tính và tính. Nhận xét.
 8 ´ 2 + 8 = 16 + 8
 = 24
 8 ´ 3 + 8 = 24 + 8
 = 32
 8 ´ 4 + 8 = 32 + 8
 = 40
 8 ´ 5 + 8 = 40 + 8
 = 48
 8 ´ 6 + 8 = 48 + 8
 = 56
 8 ´ 7 + 8 = 56 + 8 = 64
- 1 hs đọc đề. 
 Tóm tắt
- Thảo luận nhóm trình bày cách giải. Nhận xét.
 .8 ´ 2 = 16 (m)
 . 20 – 16 = 4 (m)
 Giải 
 Số mét vải người ta đã cắt lấy:
 8 ´ 2 = 16 (m)
 Số mét vải còn lại:
 20 – 16 = 4 (m)
 Đáp số: 4 m vải
- Thi đua 2 đội tính nhanh.
- Nhận xét.
 a) 5 ´ 4 = 20 (ô vuông)
 b) 4 ´ 5 = 20 (ô vuông)
Nhận xét : 5 ´ 4 = 4 ´ 5
Thẻ số.
Bảng Đ, S
Bảng con
Bảng phụ
Vở BT
Hình chữ nhật có các ô vuông
TOÁN
Nhân số có 3 chữ số với số có 1 chữ số
I- Mục tiêu:
Kiến thức: 
 - Giúp HS biết thực hành nhân số có 3 chữ số với số có 1 chữ số.
 - Áp dụng phép nhân số có 3 chữ số với số có 1 chữ số để giải các bài toán liên quan.
 - Củng cố bài toán về tìm số bị chia chưa biết.
Kỹ năng: Rèn tính nhanh.
Thái độ: giáo dục tính cẩn thận, chính xác.
II- Chuẩn bị:
 GV: Nội dung bài
 HS: Vở BT, bảng con, bảng Đ, S.
III- Các hoạt động:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Đồ dùng dạy học
Ổn định: 1’
Bài cũ: 5’ Luyện tập
- Mời 1 HS sửa bài 3.
- GV chấm 1 số vở.
- Kiểm tra miệng bảng nhân 8.
Bài mới: 23’
- Giới thiệu bài: Nhân số có 3 chữ số với số có 1 chữ số ==> Ghi tựa.
* Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hiện phép nhân số có 3 chữ số với số có 1 chữ số (có nhớ)
 - Mục tiêu: Hướng dẫn hs biết thực hiện phép nhân số có 3 chữ số với số có 1 chữ số.
 - Phương pháp: Giảng giải, hỏi đáp.
 - GV đưa phép nhân: 123 ´ 2
 - Yêu cầu HS đặt tính theo cột dọc.
Hỏi: Khi thực hiện phép nhân này ta phải thực hiện tính từ đâu?
 - Yêu cầu HS suy nghĩ thực hiện phép tính.
 - Mời 1 HS nêu cách thực hiện.
 - GV đi quanh lớp hướng dẫn HS.
- GV đưa ví dụ 2:
 326 ´ 3
 - Hướng dẫn HS làm tương tự.
 - GV lưu ý phép nhân có nhớ từ hàng đơn vị sang hàng chục.
"Yêu cầu hs vừa tính vừa đọc cách làm
GV nhận xét chốt ý.
* Hoạt động 2: Luyện tập – Thực hành
 - Mục tiêu: HS biết áp dụng phép nhân số có 3 chữ số với số có 1 chữ số để giải các bài toán có liên quan. Củng cố bài toán về tìm số bị chia chưa biết.
 - Phương pháp: giảng giải, thực hành.
 - Hướng dẫn HS làm bài trong vở BT.
 Bài 1: Nêu yêu cầu bài 1
 . Yêu cầu 5 HS lên bảng
 - GV đi quanh lớp hướng dẫn 1 số HS chưa theo kịp cách làm.
 - Hướng dẫn sửa bài.
 Bài 2: Đặt tính rồi tính
- Tương tự bài 1, làm bài trong tiết ôn.
 Bài 3: Toán giải
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Mời 1 HS lên bảng tóm tắt.
- Để tìm được tất cả có bao nhiêu vận động viên ta làm phép tính gì?
 - Nêu phép tính
" Yêu cầu hs làm vở.
- Hướng dẫn sửa bài
- Gv nhận xét.
Củng cố: 5’
- GV đưa bài toán. Thi đua 2 dãy, dãy nào có nhiều bạn làm nhanh, đúng dãy đó thắng.
- Nhận xét, mời 1 – 2 HS nêu lại cách tìm số bị chia.
Dặn dò: 2’
- Làm hoàn chỉnh bài 2; 4.
- Chuẩn bị Luyện tập.
- Hát
- Một HS sửa bài 3 trên bảng
 Số mét dây điện cắt đi:
 8 ´ 4 = 32 (m)
 Số mét dây điện còn lại: 
 50 – 32 = 18 (m)
 Đáp số : 18 m
- Cả lớp.
- 1 HS lặp lại.
- Đọc phép nhân cả lớp.
- 1 HS lên bảng đặt tính, cả lớp đặt tính vào bảng con.
 123
 ´ 2
- Ta bắt đầu tính từ hàng đơn vị, sau đó mới tính đến hàng chục.
- Suy nghĩ thực hiện phép tính.
- HS đọc cách làm.
 123 . 2 nhân 3 bằng 6, viết 6
´ 2 . 2 nhân 2 bằng 4, viết 4
 246 . 2 nhân 1 bằng 2, viết 2
 Vậy 123 nhân 2 bằng 246
1 – 2 HS đọc lại cách thực hiện.
- HS thực hiện trên bảng con
 326 . 3 nhân 6 bằng 18, viết 8
´ 3 . 3 nhân 2 bằng 6, nhớ 1 
 978 bằng 7, viết 7
 . 3 nhân 3 bằng 9, viết 9
 Vậy 326 ´ 3 = 978
- 1 HS nêu lại cách tính.
- Thực hành
- 1 HS nêu
- Cả lớp làm vở BT
 312 210 301 142 127
´ 2 ´ 4 ´ 3 ´ 4 ´ 3 
- Lần lượt 5 HS sửa bài, nêu cách thực hiện.
- Nhận xét bằng bảng Đ, S
- 1 HS nêu yêu cầu.
- 1 HS đọc đề, hướng dẫn các bạn phân tích đề.
 + Có 8 hàng, mỗi hàng xếp 105 vận động viên.
 + Có tất cả bao nhiêu vận động viên?
 + 1 HS tóm tắt
 105 vận động viên
 ? vận động viên
 + Tính nhân.
 + 105 ´ 8
 + HS làm bài trong vở
 +1 HS sửa bài
 Số vận động viên có tất cả là:
 105 ´ 8 = 840 ( vận động viên)
 Đáp số: 840 vận động viên
- Làm bảng con.
 Dãy A Dãy B
 x : 4 = 102 x : 7 = 118
- HS nêu lại quy tắc.
Bảng con
Vở BT
Vở BT
Bảng Đ, S
Bảng con
TOÁN : BÀI TOÁN GIẢI BẰNG 2 PHÉP TÍNH ( tiếp theo)
I – Mục tiêu:
 1 – Kiến thức: 
 - Biết giải bài toán có lời văn bằng 2 phép tính.
 - Củng cố về gấp một số lên nhiều lần, giảm một số đi nhiều lần, thêm bớt một số đơn vị.
 2 – Kĩ năng: Rèn kĩ năng biết giải toán bằng 2 phép tính.
 3 – Thái độ: Giáo dục tính chính xác, cẩn thận, có ý thức học tập tốt môn học.
II – Đồ dùng dạy học:
 1 – GV: bảng phụ ghi tóm tắt bài mới.
 2 – HS: vở bài tập, xem trước bài. 
III – Các hoạt động:
 1- Ổn định: (1’)
 2 – Kiểm tra bài cũ: (4’)
 - Kiểm tra bài tập đã giao về nhà – 2 HS lên bảng làm.
 - Nhận xét, chữa bài cho HS.
 3 – Bài mới: (25’)
* Giới thiệu bài – ghi tựa bài
* Hoạt động 1: Hướng dẫn giải bài toán bằng 2 phép tính
Mục tiêu: HS biết giải bài toán bằng 2 phép tính. 
Phương pháp: Giảng giải, hỏi đáp
- GV đưa bảng phụ chép sẵn bài toán 
- GV hỏi để tóm tắt đề toán và phân tích:
 . Ngày thứ bảy cửa hàng đó bán được bao nhiêu chiếc xe đạp?
 . Số xe đạp bán được ngày Chủ nhật như thế nào so với ngày thứ bảy?
 . Bài toán yêu cầu ta làm gì?
 . Muốn tính số xe đạp bán được trong cả 2 ngày ta phải biết những gì?
 . Ta đã biết được gì? Chưa biết gì?
 . Vậy ta sẽ tìm số xe đạp bán trong ngày Chủ nhật.
 . Bước tiếp theo ta làm gì?
- GV yêu cầu HS nhắc lại cáa bước giải toán.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm.
- GV nhận xét
* Hoạt động 2:Luyện tập thực hành
Mục tiêu: Rèn kĩ năng giải toán
Phương pháp: thực hành, hỏi đáp
Bài 1: Gọi 1 HS đọc đề
- GV treo bảng có ghi tóm tắt sẵn
- Cho HS tìm hiểu đề
 . Bài toán cho gì?
. Bài toán hỏi gì?
-
 GV cho HS giải
- GV sửa bài
Bài 2: 
- Cho cả lớp đọc thầm đề bài
- Yêu cầu HS quan sát sơ đồ bài toán. Hỏi:
 . Bài toán cho biết gì?
 . Bài toán yêu cầu ta phải làm gì?
. Vậy muốn tính quãng đường tư øbưu điện tỉnh về nhà ta làm thế nào?
- Yêu cầu HS tự làm bài tập.
- GV nhận xét.
 Củng cố: (4’)
- Yêu cầu HS nêu cách thực hiện gấp một số lên nhiều lần.
- Nêu cách thực hiện giảm một số đi nhiều lần.
- GV đưa bảng phụ có ghi bài tập 3. Sau đó cho 2 đội thi đua tiếp sức lên ghi số vào ô trống.
- GV nhận xét bài làm 2 tổ
- Tuyên dương đội thắng.
* Dặn dò: (1’)
- Luyện tập thêm
- Chuẩn bị bài tiết sau: Luyện tập 
HS nghe giới thiệu
 Tóm tắt
? xe đạp
Thứ 7: 6 xe đạp 
Chủ nhật:
- Ngày thứ bảy cửa hàng đó bán được 6 xe đạp.
-  bán gấp đôi số xe đạp bán ngày thứ bảy.
- Tính số xe đạp cửa hàng bán được cả 2 ngày.
- Ta phải biết số xe đạp bán được mỗi ngày.
- Đã biết số xe đạp bán ngày thứ bảy, chưa biết số xe đạp bán ngày Chủ nhật. 
- Tìm số xe đạp bán được cả 2 ngày.
Bước 1: Tìm số xe đạp bán ngày Chủ nhật.
Bước 2: Tìm số xe đạp bán cả 2 ngày. 
- 1 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở.
 Bài giải
 Số xe đạp bán ngày Chủ nhật:
 6 ´ 2 = 12 (xe)
 Số xe đạp bán cả 2 ngày:
 6 + 12 = 18 (xe)
 Đáp số: 18 xe
- 1 HS đọc
- Một cửa hàng buổi sáng bán 26kg đường, buổi chiều bán số đường gấp đôi buổi sáng.
- Hỏi cả 2 buổi bán được bao nhiêu ki-lô-gam đường?
- HS làm vào vở bài tập
- 1 HS lên giải, cả lớp làm bài.
 Bài giải
 Số kilôgam đường buổi chiều bán được:
 26 ´ 2 = 52 (kg)
 Số kilôgam đường cả 2 buổi bán:
 26 + 52 = 78 (kg)
 Đáp số: 78 kg
- HS đọc thầm đề bài
- HS quan sát sơ đồ
- Quãng đường từ bưu điện tỉnh đến chợ huyện dài 18km, quãng đường từ chợ huyện về nhà bằng quãng đường từ bưu điện tỉnh đến chợ huyện.
- Tìm quãng đường từ bưu điện tỉnh về nhà.
- Lấy quãng đường từ chợ huyện về nhà cộng cho quãng đường từ bưu điện tỉnh đến chợ huyện.
- HS làm bài, sau đó 1 em lên sửa bài miệng.
 Bài giải
 Quãng đường từ chợ huyện về nhà là:
 18 ; 3 = 6 (km)
 Quãng đường từ bưu điện tỉnh về nhà dài:
 18 + 6 = 24 (km)
 Đáp số: 24km
-  Muốn gấp một số lên nhiều lần ta lấy số đó nhân với số lần.
-  Ta chia số đó cho số lần.
- HS thi đua tiếp sức, mỗi đội cử 8 bạn
Bảng phụ
Bảng phụ
Bảng phụ
Bảng phụ
TOÁN
LUYỆN TẬP
A – Mục đích yêu cầu:
 1 – Kiến thức:
 - Giúp HS củng cố cách giải toán có lời văn bằng 2 phép tính.
 2 – Kĩ năng:
 - Trình bày bài giải đúng, rõ ràng, lời văn phù hợp.
 3 – Thái độ:
 - Ham thích học toán.
B – Đồ dùng dạy học:
 - GV:
 - HS: Sách bài tập
C – Các hoạt động dạy – học:
1 - Ổn định: (1’)
2 – Kiểm tra bài cũ: (4’)
 Bài 2 sách giáo khoa
- GV sửa bài, nhận xét.
3 – Bài mới: (25’)
a) Giới thiệu bài
b) Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: Cho 1 HS đọc đề
- GV treo tóm tắt lên bảng
 . Bài toán cho biết gì?
. Bài toán hỏi gì?
- Yêu cầu HS làm bài, cho 1 HS lên giải.
- GV sửa chừa
Bài 2:
- Gọi 1 HS đọc đề.
- Yêu cầu HS giải, 1 HS tóm tắt, 1 HS giải.
- GV cho HS nhận xét – GV nhận xét.
Bài 3: 
- GV treo bảng tóm tắt, cho HS thảo luận nhóm đôi để lập ra đề bài.
- GV sửa chửa.
4 - Củng cố: (4’)
- GV đưa bảng phụ ghi bài tập 4.
- Yêu cầu HS nêu cách gấp 13 lên 2 lần.
- Sau khi gấp 13 lên 2 lần, chúng ta thêm 19 vào thì thực hiện phép tính gì?
- GV làm mẫu 1 bài.
- Sau đó cho 2 đội thi đua xem tổ nào làm đúng, nhanh sẽ thắng.
- GV nhận xét.
- Muốn giảm đi một số lần ta làm như thế nào?
5 – Dặn dò: (1’)
- Về nhà luyện tập thêm.
- Chuẩn bị bài: Bảng nhân 8 
- 1 HS lên tóm tắt, 1 HS giải.
24 lít
lấy ra
? lít
 Tóm tắt 
 Giải
 Số lít mật ong lấy ra:
 24 : 4 = 6 (lít)
 Số lít mật ong còn lại:
 24 - 4 = 18 (lít)
 Đáp số: 18 lít
- HS nhận xét
- 1 HS đọc đề
+ Một người có 50 quả trứng. Lần đầu bán 12 quả, lần sau bán 18 quả.
 Hỏi sau 2 lần bán người đó còn lại bao nhiêu quả trứng?
 Bài giải
 Số trứng lần đầu và lần sau bán được là:
 12 + 18 = 40 (quả trứng)
 Số trứng người đó còn lại là:
 50 - 40 = 10 (quả trứng)
 Đáp số: 10 quả trứng 
- HS nhận xét
- 1 HS đọc đề
- 1 HS lên tóm tắt, 1 HS lên giải
 Tóm tắt
42 lít dầu
lấy đi
? lít dầu
 Giải
 Số lít dầu lấy đi là:
 42 : 7 = 6 (lít)
 Số lít dầu còn lại là:
 42 - 6 = 36 (lít)
 Đáp số: 36 lít
- HS quan sát tóm tắt, thảo luận nhóm đôi và đọc đề bài
- HS đọc đề bài, 1 HS lên giải toán
- HS nhận xét bài làm của bạn.
- HS đọc yêu cầu đề 
- HS nêu: Lấy 13 nhân với 2.
- Tính cộng
- HS 2 đội thi đua
- HS nhận xét chéo
Ta lấy số đó chia cho số lần.
Bảng phụ
Bảng phụ
Bảng phụ

Tài liệu đính kèm:

  • docToan.doc