I. Mục tiêu
Giúp HS:
1. Kiến thức
- Ôn lại cách thực hiện phép nhân số có ba chữ số với số có một chữ số.
- Ôn lại cách thực hiện phép chia: trường hợp chia hết, chia có dư, thương có bốn chữ số hoặc ba chữ số.
2. Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng thực hiện phép tính và giải bài toán có hai phép tính.
3. Thái độ
- Rèn cho học sinh tính cẩn thận khi tính toán.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Bảng phụ, SGK.
2. Học sinh
- SGK, vở ghi
TUẦN : 24 Ngày soạn: 19/02/2019 Ngày giảng: 26/02/2019 Toán ( tiết 117): LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu Giúp HS: 1. Kiến thức - Ôn lại cách thực hiện phép nhân số có ba chữ số với số có một chữ số. - Ôn lại cách thực hiện phép chia: trường hợp chia hết, chia có dư, thương có bốn chữ số hoặc ba chữ số. 2. Kỹ năng - Rèn luyện kỹ năng thực hiện phép tính và giải bài toán có hai phép tính. 3. Thái độ - Rèn cho học sinh tính cẩn thận khi tính toán. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên - Bảng phụ, SGK. 2. Học sinh - SGK, vở ghi III. Các hoạt động dạy học 1. Ổn định tổ chức (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ (3 phút) - Gọi 2 HS lên bảng làm 2 phép tính 2655 : 3 và 6278 : 5 , HS dưới lớp làm vào nháp. - GV gọi HS nhận xét. - GV nhận xét. 3. Bài mới ( 34 phút ) Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Giới thiệu bài ( 1 phút ) - Ở tiết toán trước chúng ta đã được luyện tập thực hiện các phép tính chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số và vận dụng phép chia để giải toán. Ngày hôm nay chúng ta sẽ được luyện tập làm các bài tập về thực hiện phép nhân số có ba chữ số với số có một chữ số, chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số và áp dụng vào giải các bài toán có hai phép tính. - Toán ( tiết 117 ): Luyện tập chung GV ghi tên bài lên bảng, gọi HS nhắc lại tên bài. - Toán ( tiết 117) : Luyện tập chung. 2. Bài 1 (10 phút) - Gọi HS đọc đề bài - Gọi 4 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm vào vở nháp. - Gọi HS nhận xét. - GV nhận xét. - Em có nhận xét gì về 2 phép tính ở cùng một phần? - Tại sao em biết? - Gọi HS nhận xét. - GV nhận xét. - Đặt tính rồi tính - 4 HS lên bảng làm bài. a) 821 × 4 3284 3284 4 08 821 04 0 b) 1012 × 5 5060 5060 5 00 1012 06 10 0 c) 308 × 7 2156 2156 7 05 308 56 0 d) 1230 × 6 7380 7380 6 13 1230 18 00 0 - HS nhận xét. - Là 2 phép tính ngược nhau. Phép tính chia là ngược lại của phép tính nhân. - Vì tích của phép nhân là số bị chia của phép chia và thương của phép chia là thừa số của phép nhân. - HS nhận xét. 3. Bài 2 (7 phút ) - Gọi HS đọc đề bài - Yêu cầu HS làm vào nháp, 4 HS lên bảng làm. - Em có nhận xét gì về các phép chia? - Với phép chia có dư, em có nhận xét gì về số dư? - Khi thực hiện phép chia ta cần chú ý điều gì? - Gọi 1 HS thực hiện lại phép chia 1038 : 5. - Gọi HS nhận xét. - GV nhận xét. - GV nhắc lại cho HS: Từ lượt chia thứ 2 của phép chia, nếu có số bị chia bé hơn số chia thì viết 0 ở thương rồi thực hiện bước tiếp theo. - Đặt tính rồi tính. - 4 HS lên bảng làm. a) 4691 2 06 2345 09 11 1 b) 1230 3 03 410 00 0 c) 1607 4 00 401 07 3 d) 1038 5 03 207 38 3 - Đây là các phép chia hết và chia có dư. - Số dư luôn bé hơn số chia. - Chia lần lượt từ trái qua phải. - HS thực hiện. 4. Bài 3 (8 phút ) - Gọi HS đọc đề bài - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? - Muốn biết mỗi thư viện được chia bao nhiêu quyển sách thì ta phải biết gì trước? - Vậy muốn biết số sách của 5 thùng ta làm như thế nào? - Gọi HS nhận xét. - GV nhận xét. - Yêu cầu HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng phụ. - Gọi HS nhận xét. - GV nhận xét. - Có 5 thùng sách, mỗi thùng đựng 306 quyển sách. Số sách đó chia đều cho 9 thư viện trường học. Hỏi mỗi thư viện được chia bao nhiêu quyển sách? - Có 5 thùng sách, mỗi thùng đựng 306 quyển sách. Số sách đó chia đều cho 9 thư viện trường học. - Mỗi thư viện được chia bao nhiêu quyển sách? - Biết số sách của cả 5 thùng. - Ta lấy số sách của 1 thùng nhân với 5. - HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng phụ. Bài giải Tổng số sách trong 5 thùng là: 306 × 5 = 1530 (quyển) Số sách mỗi thư viện nhận là: 1530 : 9 = 170 (quyển) Đáp số: 170 quyển. 5. Bài 4 (8 phút ) - Gọi HS đọc đề bài - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? ( Trong khi HS trả lời GV ghi tóm tắt lên bảng ) Tóm tắt Chiều rộng : 95m Chiều dài gấp 3 lần chiều rộng. Chu vi sân vận động : m? - Muốn tính chu vi sân vận động đó ta phải biết gì? - Vậy muốn tìm chiều dài của sân vận động đó ta làm thế nào? Vì sao em biết? - Gọi HS nhận xét - GV nhận xét. - Yêu cầu 1 HS làm bảng phụ, HS còn lại làm vào vở. - Gọi HS nhận xét. - GV nhận xét. - Vậy muốn tính chu vi hình chữ nhật ta làm như thế nào? - Gọi HS nhận xét. - GV nhận xét. - Một sân vận động hình chữ nhật có chiều rộng 95m và chiều dài gáp 3 lần chiều rộng. Tính chu vi sân vận động đó. - Một sân vận động hình chữ nhật có chiều rộng 95m và chiều dài gáp 3 lần chiều rộng. - Tính chu vi sân vận động đó. - Chiều dài của sân vận động. - Lấy chiều rộng nhân với 3. Vì chiều dài gấp 3 lần chiều rộng. - HS nhận xét. - 1 HS làm bảng phụ. Bài giải Chiều dài sân vận động là: 95 × 3 = 285 (m) Chu vi sân vận động là: (285 + 95) × 2 = 760 (m) Đáp số: 760m. - Ta lấy chiều dài cộng với chiều rộng ( cùng đơn vị đo ) rồi nhân với 2. 4. Củng cố ( 1 phút ) - Khi thực hiện chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số ta cần chú ý điều gì? - Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm như thế nào? 5. Dặn dò ( 1 phút ) - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS chuẩn bị bài “ Làm quen với chữ số la mã”. *) Rút kinh nghiệm Giáo viên hướng dẫn ( Kí, xác nhận )
Tài liệu đính kèm: