Giáo án Toán Lớp 3 - Tuần 11 - Bài: Giải toán bằng hai phép tính (Tiếp theo)

Giáo án Toán Lớp 3 - Tuần 11 - Bài: Giải toán bằng hai phép tính (Tiếp theo)

Toán.

Giải toán bằng hai phép tính (tiếp theo).

I/ Mục tiêu:

- Biết giải bài toán có lời văn giải bằng hai phép tính.

- Củng cố lại cho HS về gấp một số lên nhiều lần, giảm một số đi nhiều lần : thêm bớt một số đơn vị.

- Thực hành tính bài toán một cách chính xác.

- Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.

II/ Chuẩn bị:

 * GV: Bảng phụ, phấn màu.

 * HS: VBT, bảng con.

 

doc 11 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 12/01/2022 Lượt xem 395Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 3 - Tuần 11 - Bài: Giải toán bằng hai phép tính (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
 Tiết : 51 	Tuần: 11 
Ngày dạy:	 Lớp : 3 
Toán.
Giải toán bằng hai phép tính (tiếp theo).
I/ Mục tiêu:
- Biết giải bài toán có lời văn giải bằng hai phép tính.
- Củng cố lại cho HS về gấp một số lên nhiều lần, giảm một số đi nhiều lần : thêm bớt một số đơn vị.
- Thực hành tính bài toán một cách chính xác.
- Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Bảng phụ, phấn màu.
	* HS: VBT, bảng con.
III/ Các hoạt động:
Hoạt động của Trò
Hoạt động của Thầy
* MT: Giúp HS tiếp tục củng cố về giải bài toán có hai phép tính.
+ HT: cá nhân, lớp.
-HS đọc đề bài.
-HS lắng nghe.
+Ngày thứ 7 cửa hàg bán được 6 chiếc xe đạp.
+Ngày chủ nhật bán đựơc số xe đạp gấp đôi ngày thứ 7.
+Tính số xe đạp cửa hàng bán được cả hai ngày.
+Ta phải biết số xe đạp bán được của mỗi ngày.
+Biết số xe của ngày thư 7 ; còn số xe ngày chủ nhật cưa biết.
-Một HS lên bảng làm. Hs cả lớp làm vào VBT.
Ngày chủ nhật cửa hàng bán đựơc số xe đạp là:
 6 x 2 = 12 (chiếc).
Cả hia ngày cửa hàng bán đựơc số xe đạp là:
 6 + 12 = 18 (xe đạp)
 Đáp số : 18 xe đạp.
-HS nhận xét.
* MT: Giúp cho HS biết vẽ sơ đồ tóm tắt bài toán và trình bày lời giải.
+ HT: cá nhân.
-HS đọc yêu cầu đề bài.
-HS quan sát sơ dồ bài toán.
+Quãng đường từ nhà đến bưu điện tỉnh bằng tổng quãng đường từ nhà đến cjợ huyện và từ chợ huyện đến bưu điện tỉnh.
+Ta lấy quãng đường từ nhà đến chợ huyện cộng vớ quãng đường từ chợ huyện đến bưu điện tỉnh..
+ Chưa biết, phải tính.
-2HS lên bảng làm bài.
-HS cả lớp làm vào VBT.
Quãng đường từ chợ huyện đến bưu điện tỉnh là:
 5 x 3 = 15 (km)
Quãng đường từ nhà đến bưu điện tỉnh là:
 5 + 15 = 20 (km)
Đáp số: 20 km.
-HS cả lớp nhận xét bài của bạn.
-HS chữa bài đúng vào VBT.
-HS đọc yêu cầu của bài.
+Có 24 lít.
+Lấy ra 1/3 số lít mật ong trong thùng.
+Tìm số lít mật ong còn lại.
-HS làm bài vào VBT. Một HS lên sửa bài.
 Số lít mật ong lấy ra là: 
 24: 3 = 8 (lít)
 Số lít mật ong còn lại là:
 24 – 8 = 16 (lít).
 Đáp số: 16 lít
-HS chữa bài vào vở.
* MT: Củng cố cho HS cách gấp một số lên nhiều lần.
+ HT: nhóm, lớp.
-HS đọc yêu cầu đề bài.
-HS trả lời.
-Một HS lên làm mẫu.
-Hai nhóm thi đua làm bài.
-HS nhận xét.
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài toán giải bằng hai phép tính. 
- GV mời 1 HS đọc đề bài.
- GV hướng dẫn HS vẽ sơ đồ bài toán và phân tích.
+ Ngày thứ 7 cửa hàng bán được bao nhiêu chiếc xe đạp?
+ Số chiếc xe đạp ngày chủ nhật như thế nào so với ngày thứ 7?
+ Bài toán yêu cầu ta tính gì?
+ Muốn ìm số xe đạp bán được trong cả 2 ngày ta phải biết những gì?
+ Đã biết số xe của nhày nào? Chưa biết số xe của ngày nào?
- Vậy ta phải đi tìm số xe của ngày chủ nhật.
- GV mời 1 HS lên bảng làm bài.
* Hoạt động 2: Làm bài 1.
Bài 1.
- GV mời 1 HV đọc yêu cầu của đề bài.
- Yêu cầu HS quan sát sơ đồ bài toán. 
+ Quãng đường từ nhà đến bưu điện tỉnh có quan hệ như thế nào vớ quãng đường từ nhà đến chợ huyện và từ chợ huyện đến bưu điện tỉnh?
+ Vậy muốn tính quãng đường từ nhà đến bưu điện tỉnh ta phải làm thế nào?
+ Quãng đường từ chợ huyện đến bưu điện tỉnh đã biết chưa?
- GV mời 2 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm vào VBT.
- GV yêu cầu cả lớp làm bài vào VBT.
- GV chốt lại.
Bài 2:( chiều)
- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV hỏi:
 + Thùng 1 có bao nhiêu lít?
 + Lấy ra trong thùng bao nhiêu? 
 + Bài toán hỏi gì?
- GV yêu cầu cả lớp làm bài vào VBT. Một HS lên bảng làm
- GV nhận xét, chốt lại
* Hoạt động 3: Làm bài 3.
- GV mời HS đọc yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu HS nêu cách thực hiện về gấp một số lên nhiều lần.
- GV gọi 1 em HS lên làm mẫu.
- GV chia lớp thành 2 nhóm. Cho các thi làm bài.
Yêu cầu: Trong thời gian 5 phút, nhóm nào làm bài xong, đúng sẽ chiến thắng.
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
* Hoạt động 4: Dặn dò.
- Tập làm lại bài.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập.
- Nhận xét tiết học.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
 Tiết : 52 	Tuần: 11 
Ngày dạy:	 Lớp : 3 
 Toán.
Luyện tập.
I/ Mục tiêu:
- Củng cố kĩ năng giải bài toán có lời văn bằng hai phép tính..
- Ôn về gấp một số lên nhiều lần, giảm một số đi nhiều lần, thêm bớt một số đơn vị.
- Làm toán đúng, chính xác.
- Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Phấn màu, bảng phụ .
	* HS: VBT, bảng con.
III/ Các hoạt động:
Hoạt động của Trò
Hoạt động của Thầy
* MT: Củng cố cho HS cách giải một bài toán bằng hai phép tính.
+ HT: cá nhân. 
-HS đọc yêu cầu đề bài.
-HS làm vào VBT.
-Một HS lên bảng làm.
Số ô tô đã rời bến là : 
 18 + 17 = 35 (ô tô)
Số ô tô còn lại trong bến là:
 45 – 35 = 10 (ôtô)
Đáp số : 10 ôtô.
-HS nhận xét.
-HS chữa bài vào VBT.
* MT: Củng cố cho HS cách giải một bài toán bằng hai phép tính. 
+ HT: đôi bạn, lớp.
-HS đọc yêu cầu đề bài.
-HS thảo luận đôi bạn. 
-Hai em HS lên thi đua làm bài.
 Số con thỏ đã bán đi là:
 48: 6 = 8 (con)
 Số con thỏ con lại là:
 48 – 8 = 40 (con)
 Đáp số : 40 con.
-HS nhận xét.
-HS chữa bài đúng vào VBT.
* MT: Giúp cho HS nhìn vào tóm tắt giải đựơc bài toán.
+ HT: nhóm, lớp.
-HS đọc yêu cầu của đề bài.
+Có 14 bạn HS giỏi.
+Số bạn HS khá nhiều hơn số bạn HS giỏi là 8 bạn.
+Tìm số bạn Hs khá và giỏi.
-HS nhìn tóm tắt đọc thành đề toán.
-Các nhóm làm bài sau đó trình bày lên bảng.
 Số học sinh khá là:
 14 + 8 = 22 (học sinh)
 Số học sinh khá và giỏi là:
 14 + 22 = 36 (học sinh)
 Đáp số: 36 ( học sinh)
-HS nhận xét.
-HS chữa bài vào VBT.
* MT: Giúp HS củng cố lại cách gấp một số lên nhiều lần, giảm một số đi nhiều lần, thêm, bớt một số đơn vị.
+ HT: nhóm, lớp.
-Một HS đọc bài toán mẫu.
-Một em lên bảng làm bài mẫu.
-HS cả lớp làm bài vào VBT.
-Hai đội thi đua nhau làm bài.
-Đại diện các đội đọc kết quả .
-HS nhận xét.
* Hoạt động 1: Làm bài 1.
Bài 1: 
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV yêu cầu HS suy nghĩ và tự vẽ sơ đồ và giải bài toán.
- GV mời 1 HS lên bảng làm.
* Hoạt động 2: Làm bài 2.
Bài 2:
- Mời HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV yêu cầu 2HS thảo luận làm bài.
- GV mời 2 em HS lên bảng thi làm bài.
- GV nhận xét.
* Hoạt động 3: Làm bài 3 .( chiều)
Bài 3:
- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV hỏi:
+ Có bao nhiêu bạn Hs giỏi?
+ Số bạn Hs khá như thế nào so với số bạn HS giỏi?
+ Bài toán yêu cầu tìm gì?
- GV Y/C HS dựa vào tóm tắt để đọc thành đề toán.
- GV yêu cầu HS làm bài theo nhóm.
- GV nhận xét, chốt lại.
* Hoạt động 4: Làm bài 4.
- Yêu cầu các em đọc bài toán mẫu trong SGK.
- GV gọi 1 HS lên bảng làm phép tính: Gấp 15 lên 3 lần rồi cộng với 47.
- GV yêu cầu cả lớp làm bài vào VBT.
- GV chia HS thành 4 nhóm (mỗi nhóm 6 Hs). Cho các em thi đua làm toán với nhau.
- Trong thời gian 5 phút nhóm nào làm bài nhanh, đúng sẽ chiến thắng.
- GV nhận xét, tuyên dương đội chiến thắng.
* Hoạt động 5: Dặn dò.
- Tập làm lại bài.
- Chuẩn bị bài: Bảng nhân 8. 
- Nhận xét tiết học.
	HIỆU TRƯỞNG 	KHỐI TRƯỞNG	 GIÁO VIÊN
	Dương Văn Hiền
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
 Tiết : 53 	Tuần: 11 
Ngày dạy:	 Lớp : 3 
Toán.
Bảng nhân 8. 
I/ Mục tiêu:
- Thành lập bảng nhân 8 và học thuộc lòng bảng nhân này.
- Aùp dụng bảng nhân 8 để giải bài toán có lời văn bằng phép tính nhân.
- Thực hành đếm thêm 8.
- Rèn HS tính các phép tính nhân chính xác, thành thạo.
- Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Các tấm bìa, bảng phụ viết sẵn bảng nhân 8 không ghi kết quả, phấn màu.
	* HS: VBT, bảng con.
III/ Các hoạt động:
Hoạt động của Trò
Hoạt động của Thầy
* MT: Giúp HS bước đầu thành lập được bảng nhân 8.
+ HT: cá nhân, lớp.
-HS quan sát hoạt động của GV và trả lời: Có 8 hình tròn.
-Được lấy 1 lần.
-HS đọc phép nhân: 8 x 1 = 8.
-8 hình tròn được lấy 2 lần.
-8 được lấy 2 lần.
-Đó là: 8 x 2 = 16.
-HS đọc phép nhân.
-HStìm kết quả các phép còn lại
-HS đọc bảng nhân 8 và học thuộc lòng.
-HS thi đua học thuộc lòng.
* MT: Giúp HS biết cách tính nhẩm, giải toán có lời văn.
+ HT: cá nhân, đôi bạn.
-HS đọc yêu cầu đề bài.
-Học sinh tự giải.
-12 HS tiếp nối nhau đọc kết quả.
-HS nhận xét.
-HS đọc yêu cầu đề bài.
-HS thảo luận nhóm đôi.
+Có 8 lít.
+Hỏi 6 can như thế có bao nhiêu lít.
+Ta tính tích 6 x 8.
-HS làm bài.1 HS lên bảng làm.
 Số lít dầu của 6 can là:
 6 x 8 = 48 ( lít)
 Đáp số : 48 lít.
* MT: Giúp cho các em biết điền các chữ số thích hợp vào ô trống.
+ HT: nhóm, lớp.
-HS đọc yêu cầu đề bài.
+Số 8
+Số 16.
+8 cộng 8 bằng 16.
+Số 24
+Lấy 16 + 8.
-Hai nhóm thi làm bài.
-Đại diện 2 nhóm lên điền số vào.
-HS nhận xét.
-HS sửa vào VBT .
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS thành lập bảng nhân 8.
- GV gắn một tấm bìa có 8 hình tròn lên bảng và hỏi: Có mấy hình tròn?
- 8 hình tròn được lấy mấy lần?
-> 8 được lấy 1 lần nên ta lập được phép nhân: 8 x 1 = 8.
- GV gắn tiếp hai tấm bìa lên bảng và hỏi: Có hai tấm bìa, mỗi tấm có 8 hình tròn, vậy 8 hình tròn được lấy mấy lần?
- Vậy 8 được lấy mấy lần?
- Hãy lập phép tính tương ứng với 6 được lấy 2 lần.
- GV viết lên bảng phép nhân: 8 x 2 = 16 và yêu cầu HS đọc phép nhân này.
- GV hướng dẫn HS lập phép nhân 8 x 3.
- Yêu cầu cả lớp tìm phép nhân còn lại trong bảng nhân 8 và viết vào phần bài học.
- Sau đó GV yêu cầu HS đọc bảng nhân 8 và học thuộc lòng bảng nhân này.
- Tổ chức cho HS thi học thuộc lòng.
* Hoạt động 2: Làm bài 1, 2.
Bài 1:
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV yêu cầu HS tự làm.
- GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau đổi vở kiểm tra bài của nhau.
- GV nhận xét.
Bài 2: 
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu của đề bài.
- GV cho hs thảo luận nhóm đôi. GV hỏi:
+ Mỗi can dầu có mấy lít?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Để tính số lít dầu của 6 can ta phải làm như thế nào?
- GV yêu cầu cả lớp tóm tắt và làm bài vào vở, 1 HS làm bài trên bảng lớp.
- GV nhận xét, chốt lại. 
* Hoạt động 3: Làm bài 3.
Bài 3:
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu của đề bài.
+ Số đầu tiên trong dãy là số nào?
+ Tiếp sau số 8 là số naò?
+ 8 cộng mấy thì bằng 16?
+ Tiếp theo số 16 là số naò?
+ Em làm như thế nào để tìm được số 24?
- GV chia HS thành 2 nhóm cho các em thi đua nhau điền số vào ô trống.
- Tương tự HS làm các bài còn lại vào VBT.
- GV chốt lại, công bố nhóm thắng cuộc: Các số thứ tự cần điền là:
 8 16 24 32 40 48 54 63 72 80
* Hoạt động 3: Dặn dò.
- Học thuộc bảng nhân 8.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập.
- Nhận xét tiết học.

KẾ HOẠCH BÀI DẠY
 Tiết : 54 	Tuần: 11 
Ngày dạy:	 Lớp : 3 
Toán.
Luyện tập 
I/ Mục tiêu:
Cũng cố kĩ năng thực hành tính trong bảng nhân 8.
Aùp dụng bảng nhân 8 để giải toán.
- HS làm đúng, chính xác các bài tập.
- Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Bảng phụ, VBT.
	* HS: VBT, bảng con.
III/ Các hoạt động:
Hoạt động của Trò
Hoạt động của Thầy
* MT: Giúp HS củng cố lại việc thực hiện các phép tính nhẫm, tính giá trị biểu thức.
+ HT: cá nhân.
-HS đọc yêu cầu đề bài.
-HS làm vào VBT.
-12 HS nối tiếp nhau đọc kết quả phần a).
-8 Hs đọc kết quả phần b).( chiều)
-Hai phép tính có cùng kết quả bằng 16.
-HS đọc yêu cầu đề bài.
-HS nhắc lại.
-HS cả lớp làm bài. Bốn HS lên bảng sửa bài.
-HS cả lớp nhận xét.
-HS chữa bài vào VBT.
* MT: Củng cố cách giải toán có lời văn.
+ HT: đôi bạn.
-HS đọc đề bài.
-HS thảo luận nhóm đôi.
+Cuộn dây điện dài 50mét.
+Người ta cắt làm 4 đoạn.
+Mỗi đoạn dài 8mét.
+Hỏi cuộn dây còn lại bao nhiêu mét.
-HS làm vào VBT.1HS lên sửa bài.
 Số mét dây đạ cắt đi là:
 8 x 4 = 32 (mét)
 Số mét dây còn lại là:
 50 – 32 = 18 (mét)
 Đáp số: 18 mét.
-HS nhận xét bài lám của bạn.
* MT: Giúp cho HS viết phép nhân tích hợp vào chỗ trống.
+ HT: cá nhân.
-HS đọc yêu cầu đề bài.
-HS nêu: Một hình chữ nhật có 3 hàng, mỗi hàng có 8 ô vuông. Tính số ô vuông trong hình chữ nhật.
-HS tính: 8 x 3 = 24 (ô vuông).
-HS nêu: Một hình chữ nhật chia làm 8 cột, mỗi cộ có 3 ô vuông. Hỏi trong hình chữ nhật co tất cả bao nhiêu ô vuông.
-HS tính 3 x 8 = 24 (ô vuông).
* MT: Củng cố cho HS điền các dấu ( ) vào ô trống.
+ HT: nhóm, lớp.
-HS các nhóm thi đua làm bài.
. Bài 5: Điền dấu ( ) vào chỗ chấm.
8 x 7  7 x 8 4 x 8  2 x 4 x 2.
6 x 8  8 x 5 3 x 8  6 x 4.
-HS nhận xét.
* Hoạt động 1: Làm bài 1, 2.
Bài 1:
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài:
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV mời 12 HS nối tiếp nhau đọc kết quả trong phần a).
- Tiếp tục GV mời 8 HS đọc kết quả của phần b).
- GV hỏi: Các em có nhận xét gì về kết quả , các thừa số , thứ tự của các thừa số trong hai phép tính nhân 8 x 2 và 2 x 8.
=> Các thừa số giống nhau nhưng thứ tự khác nhau.
- GV nhận xét, chốt lại: Khi đổi chỗ các thừa số của phép nhân thì tích không thay đổi.
Bài 2:
- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV hướng dẫn.
- Yêu cầu HS cả lớp tự suy nghĩ và làm bài.
- GV mời 4 HS lên bảng làm bài.
- GV nhận xét, chốt lại.
a) 8 x 3 + 8 b) 8 x 8 + 8
 = 24 + 8 = 64 + 8
 = 32 = 72
 8 x 4 + 8 8 x 9 + 8 
 = 32 + 8 = 72 + 8
 = 40 = 80
* Hoạt động 2: Làm bài 3.
- GV mời Hs đọc đề bài.
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi. Câu hỏi:
 + Cuộn dây điện dài bao nhiêu mét?
+ Người ta cắt làm mấy đoạn?
+ Mỗi đoạn dài mấy mét?
+ Bài toán hỏi gì?
- GV yêu cầu HS cả lớp làm vào VBT. 1HS lên bảng làm bài.
 - GV nhận xét, chốt lại.
* Hoạt động 3: Làm bài 4.( chiều)
- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV mời 1 HS đứng lên nêu bài toán a):
- GV mời 1 HS lên bảng tính số ô vuông trong HCN.
- GV mời 1 HS đứng lên nêu bài toán b):
- GV mời 1 HS lên bảng tính số ô vuông trong HCN
.=> Nhận xét rút ra kết luận: 8 x 3 = 3 x 8.
* Hoạt động 4: Làm bài 5.
- GV chia HS thành 2 nhóm. Chơi trò: “ Ai nhanh”.
Yêu cầu: Trong thời gian 5 phút nhóm nào làm đúng và nhanh sẽ chiến thắng.
. Bài 5: Điền dấu ( ) vào chỗ chấm.
8 x 7  7 x 8 4 x 8  2 x 4 x 2.
6 x 8  8 x 5 3 x 8  6 x 4.
- GV nhận xét bài làm, công bố nhóm thắng cuộc.
* Hoạt động 5: Dặn dò.
- Xem lại bài
- Chuẩn bị bài: Nhân số có ba chữ số với số có một chữ số.
- Nhận xét tiết học.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
 Tiết : 55 	Tuần: 11 
Ngày dạy:	 Lớp : 3 
 Toán.
Nhân số có ba chữ số với số có một chữ số.
I/ Mục tiêu:
- Biết thực hành nhân số có ba chữ số cho số có một chữ số.
- Aùp dụng phép nhân số có ba chữ số với số có một chữ số để giải các bài toán có liên quan.
- Củng cố bài toán về tìm số bị chia chưa biết.
- Thực hành các phép tính, làm các bài toán một cách chính xác.
- Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Bảng phụ, phấn màu.
	* HS: VBT, bảng con.
III/ Các hoạt động:
Hoạt động của Trò
Hoạt động của Thầy
* MT: Giúp HS nhớ các bước thực hiện phép tính.
+ HT: cá nhân, lớp.
-HS đọc phép nhân.
-Một HS lên bảng đặt tính. Cả lớp đặt tính ra giấy nháp.
+Bắt đầu từ hàng đơn vị, sau đó mới tính đến hàng chục.
- HS thực hiện phép tính vào giấy nháp.
.
-HS đọc phép nhân.
-Một HS lên bảng đặt tính. Cả lớp đặt tính ra giấy nháp.
-HS vừ thực hiện phép nhân và trình bày cách tính. 
* MT: Giúp cho HS biết cách thực hiện đúng một phép tính nhân số có 3 chữ số với số có một chữ số.
+ HT:cá nhân.
-HS đọc yêu cầu đề bài.
-HS cả lớp làm vào bảng con
-HS nhận xét.
-HS sửa bài vào VBT.
-HS đọc yêu cầu của bài.
-HS làm bài vào VBT. Bốn HS lên sửa bài.
-HS chữa bài vào vở.
* MT: Giúp các em biết giải bài toán có lời văn.
+ HT: đôi bạn.
-HS đọc yêu cầu bài toán.
-HS thảo luận nhóm đôi.
+Chở đựơc 116 người.
+Hỏi 3 chuyến thì chở đựơc bao nhiêu người?
+Ta tính tích: 116 x 3 .
-Cả lớp làm vào VBT. Một HS lên bảng làm bài.
-HS chữa bài đúng vào VBT.
* MT: Củng cố bài toán về tìm số bị chia.
+ HT: nhóm.
-HS đọc yêu cầu đề bài.
-HS trả lời.
-Hai nhóm thi đua làm bài.
x : 7 = 101 b) x : 6 = 107
 x = 101 x 7 x = 107 x 6
 x = 707. x = 642.
-HS nhận xét.
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS thực hiện phép nhân có ba chữ số với số có một chữ số (có nhớ).
a) Phép nhân 123 x 2.
- GV viết lên bảng phép nhân 123 x 2
- GV yêu cầu HS đặt tính theo cột dọc.
+ Khi thực hiện phép tính này ta bắt đầu từ đâu?
- GV yêu cầu HS tự suy nghĩ và thực hiện phép tính trên.
 * 2 nhân 3 bằng 6, viết 6.
 * 2 nhân 2 bằng 4, viết 4. 
 * 2 nhân 1 bằng 2, viết 2.
 * Vậy 123 nhân 2 bằng 246.
b) Phép nhân 236 x 3
- GV viết lên bảng phép nhân 123 x 2
- GV yêu cầu HS đặt tính theo cột dọc.
- GV yêu cầu HS tự suy nghĩ và thực hiện phép tính trên.
 * 3 nhân 6 bằng 18, viết 8 nhớ 1.
 * 3 nhân 2 bằng 6, thêm 1 bằng 7, viết 7. 
 * 3 nhân 3 bằng 9, viết 9.
 * Vậy 326 nhân 3 bằng 978.
* Hoạt động 2: Làm bài1, 2.
Bài 1.
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu của đề bài.
- GV yêu cầu cả lớp làm bài vào bảng con.
- GV chốt lại.
* Bài 2: .( chiều)
- GV mời Hs đọc yêu cầu đề bài.
- GV yêu cầu cả lớp làm bài vào VBT. Bốn HS lên bảng sửa bài.
- GV nhận xét, chốt lại
* Hoạt động 3: Làm bài 3
- GV mời HS đọc yêu cầu bài toán.
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi. Câu hỏi:
+ Mỗi chuyến máy bay chở đựơc bao nhiêu người?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Muốn tìm số người của 3 chuyến máy bay ta làm thế nào?
- GV yêu cầu cả lớp làm vào VBT. Một HS lên bảng sửa bài.
- GV nhận xét, chốt lại:
 Cả 3 chuyến máy bay chở đựơc số người là:
 116 x 3 = 348 (người)
 Đáp số :348 người.
* Hoạt động 4: Làm bài 4.
- GV mời HS đọc yêu cầu của bài.
- GV hỏi: Muốn tìm số bị chia ta làm thế nào?
- GV chia lớp thành 2 nhóm. Cho các thi làm bài.
Yêu cầu: Trong thời gian 5 phút, nhóm nào làm bài xong, đúng sẽ chiến thắng.
- GV nhận xét, chốt lại.
* Hoạt động 5: Dặn dò.
- Tập làm lại bài.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập.
- Nhận xét tiết học.
	 HIỆU TRƯỞNG 	KHỐI TRƯỞNG	 GIÁO VIÊN
	Phan Thị Hồng Nghi 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_toan_lop_3_tuan_11_bai_giai_toan_bang_hai_phep_tinh.doc