Giáo án Toán Lớp 3 - Tuần 20-21

Giáo án Toán Lớp 3 - Tuần 20-21

1. Kiểm tra bài cũ:

+ Gọi 2 học sinh làm bài 3 và 6 VBT.

+ Giáo viên nhận xét và ghi điểm.

2. Bài mới:

a). Hoạt động 1: Giáo viên giới thiệu điểm ở giữa.

+ Nhấn mạnh: A, O, B là ba điểm thẳng hàng, theo thứ tự trên. O là điểm ở giữa hai điểm A & B.

+ Hoạt động 2: Giáo viên cho vài ví dụ khác để củng cố khái niệm trên.

b). Giới thiệu trung điểm của đoạn thẳng.

+ Gv nhấn mạnh: Hai điều kiện để M là trung điểm của đoan AB.

- M là điểm ở giữa hai điểm A & B.

- AM = MB (độ dài đoạn thẳng AM bằng độ dài đoạn thẳng MB và cùng bằng 3 cm).

+ Giáo viên cho vài ví dụ khác để củng cố khái niệm trên.

 

doc 11 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1885Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 3 - Tuần 20-21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TOÁN
ĐIỂM Ở GIỮA – TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG -10(Tiết : 96)
A. MỤC TIÊU.
Hiểu thế nào là điểm ở giữa hai điểm cho trước.
Hiểu thế nào là trung điểm của một đoạn thẳng.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
Vẽ sẵn hình bài tập 3 vào bảng phụ.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ:
+ Gọi 2 học sinh làm bài 3 và 6 VBT.
+ Giáo viên nhận xét và ghi điểm.
2. Bài mới:
a). Hoạt động 1: Giáo viên giới thiệu điểm ở giữa.
+ Nhấn mạnh: A, O, B là ba điểm thẳng hàng, theo thứ tự trên. O là điểm ở giữa hai điểm A & B.
+ Hoạt động 2: Giáo viên cho vài ví dụ khác để củng cố khái niệm trên.
b). Giới thiệu trung điểm của đoạn thẳng.
+ Gv nhấn mạnh: Hai điều kiện để M là trung điểm của đoan AB.
- M là điểm ở giữa hai điểm A & B.
- AM = MB (độ dài đoạn thẳng AM bằng độ dài đoạn thẳng MB và cùng bằng 3 cm).
+ Giáo viên cho vài ví dụ khác để củng cố khái niệm trên.
c) Thực hành:
Bài tập 1 H S tự làm
Bài tập 2.HS tự làm
+ Giáo viên gơi ý cho học sinh trả lời. Yêu cầu học sinh nêu lý do sai đúng?
Bài tập 3
Giáo viên treo bảng phụ vẽ hình bài 3 và gọi học sinh trả lời theo yêu cầu của SGK.
3. Hoạt động 3: Củng cố và dặn dò:
+ Giáo viên gọi học sinh nhắc lại nội dung của bài mẫu 1 và 2 sách GK trang 98.
+ Một điểm như thế nào gọi là điểm ở giữa?
+ Một điểm như thế nào gọi là trung điểm?
+ Nhận xét, đánh giá tiết học.
+ 2 học sinh lên bảng làm bài.
+ Lớp theo dõi và nhận xét.
+ Vài học sinh nhắc lại: “O là điểm ở giữa hai điểm A và B, A ở bên trái điển O; B là điểm ở bên phải điểm O, nhưng với điều kiện trước tiên ba điểm phải thẳng hàng”.
+ Học sinh trả lời theo yêu cầu của giáo viên.
+ Vài học sinh nhắc lại:
 “M là trung điểm của đoạn A & B, với điều kiện M là điểm ở giữa A & B, đồng thời đoạn thẳng AM = MB”
+ Học sinh trả lời.
+ Học sinh trả lời theo yêu cầu SGK.
a) ba điểm thẳng hàng là : A,M,B ; M,O,N ; C,N,D.
b) - M là điểm ở giữa hai điểm A & B.
 - N là điểm ở giữa hai điểm C & D.
 - O là điểm ở giữa hai điểm M & N.
+ Kết quả:
Câu a và e đúng.
Câu b, c, d là câu sai
+ Học sinh giải thích:
- I là trung điểm của BC , vì B,C,I thẳng hàng và BI = IC.
+ Tương tự:
- O là trung điểm của đoạn thẳng AD.
- O là trung điểm của đoạn thẳng IK.
- K là trung điểm của đoạn thẳng GE.
+ Vài học sinh trả lời theo yêu cầu của giáo viên.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
TOÁN
LUYỆN TẬP (Tiết : 97)
A. MỤC TIÊU.
Giúp học sinh:
Củng cố khái niệm trung điểm của đoạn thẳng.
Biết cách xác định trung điểm của đoạn thẳng cho trước.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
Chuẩn bị cho bài 3 (thực hành gấp giấy).
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ:
+ Gọi 2 học sinh nêu miệng bài tập 3/98.
+ Giáo viên nhận xét và ghi điểm.
2. Bài mới:
 Hoạt động 1: Thực hành các bài tập sau:
Bài tập 1. 
+ Giáo viên cho học sinh thực hành theo bài 1a sách GK (yêu cầu học sinh biết xác định trung điểm của một đoạn thẳng cho trước, Nếu đọan thẳng AM bằng một nửa đoạn thẳng AB thì M là “trung điểm” của đoạn thẳng AB).
+ Bài 1b. Gọi học sinh đọc yêu cầu của đề và thực hành đo và xác định trung điểm của đoạn thẳng CD
Bài tập 2. 
+ Cho mỗi học sinh chuẩn bị một tờ giấy hình chữ nhật rồi làm như phần thực hành của sách giáo khoa.
+ Giáo viên theo dõi và ghi điểm cho học sinh làm nhanh và chính xác nhất.
3. Hoạt động 2: Củng cố & dặn dò:
+ Cho học sinh thực hành bằng sợi dây hoặc xác định trung điểm của một thước kẻ có vạch cm và cho biết trước độ dài của đọan thẳng cần tìm trung điểm. Ví dụ: 8 cm, 14 cm, 20 cm ...
+ Nhận xét và đánh giá tiết học.
+ 2 học sinh trả lời, lớp theo dõi và nhận xét.
+ Học sinh dùng thước đo cm, đo đoạn thẳng AB, AM và nhận xét AM = AB, nên điểm M là trung điểm của đoạn thẳng AB.
+ Học sinh dùng thước đo cm đo đoạn thẳng CD, sau đó lấy độ dài của đoạn thẳng CD chia cho 2, rồi xác định Trung điểm của đoạn thẳng CD tương tự như bài mẫu 1a.
+ Học sinh thực hành theo hướng dẫn của giáo viên.
+ Học sinh thực hiện hoặc trả lời theo yêu cầu của giáo viên.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
TOÁN
SO SÁNH CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 10 000 ( Tiết : 98)
A. MỤC TIÊU.
Nhận biết các dấu hiệu và cách so sánh các số trong phạm vi 10 000.
Củng cố về tìm số lớn nhất, số bé nhất trong một nhóm các số.
Củng cố về quan hệ giữa một số đơn vị đo đại lượng cùng loại.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC..
Viết sẵn bài tập 1, 2 lên bảng phụ.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA H S
1. Kiểm tra bài cũ:
+ Giáo viên kiểm tra bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 97.
+ G.viên nhận xét và ghi điểm cho học sinh.
2. Bài mới:
+ Hoạt động 1Hướng dẫn
+ H.dẫn so sánh các số trong phạm vi 10 000.
So sánh hai số có các chữ số khác nhau.
b) So sánh hai số có cùng số chữ số.
+ YC học sinh điền dấu vào chỗ trống : 9000 ... 8999.
+ ? Vì sao em điền như vậy?
+ ? Khi so sánh các số có ba chữ số khác nhau, chúng ta so sánh như thế nào?
+ Giáo viên đặt câu hỏi gợi ý cho học sinh.
Chúng ta bắt đầu so sánh từ đâu ?
+ Yêu cầu học sinh so sánh 6579 với 6580 và giải thích kết quả so sánh ?
 Hoạt động 2: Luyện tập.
Bài tập 1. 
Giáo viên yêu cầu học sinh tự làm bài
+ Yêu cầu học sinh nhận xét bài trên bảng.
Bài tập 2.
+ Tiến hành tương tự như bài 1. (chú ý yêu cầu học sinh giải thích cách điền của tật cả các dấu điền trong bài)
Bài tập 3.
+ Yêu cầu học sinh tự làm bài
+ Yêu cầu lớp nhận xét bài trên bảng.
3. Hoạt động 3: Củng cố & dặn dò:
+ Yêu cầu học sinh nêu lại cách so sánh các số có bốn chữ số với nhau dựa vào so sánh các chữ số của chúng.
+ Giáo viên tổng kết giờ học, dặn dò học sinh về nhà làm bài tập vào vở bài tập.
+ Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài, mỗi học sinh làm một bài.
+ 2 học sinh lên bảng điền dấu, lớp làm vào vở nháp.
+ Học sinh điền: 9999 > 10 000.
 Học sinh điền : 9000 > 8999.
+ Học sinh nêu ý kiến 
+ Gọi 1 học sinh trả lời, lớp nhận xét bổ sung
+ Học sinh suy nghĩ và trả lời.
+ 2 học sinh lên bảng làm bài, lớp làm vào vở bài tập.
+ Học sinh nhận xét đúng sai.
+ 1 học sinh lên bảng khoanh tròn vào số lớn nhất trong phần a và số bé nhất trong phần b.
+ Lớp nhận xét bài của bạn trên bảng.
+ Gọi 2 học sinh nêu lại cách so sánh trước lớp.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
TOÁN
LUYỆN TẬP ( Tiết : 99)
A. MỤC TIÊU.
Giúp học sinh:
Củng cố về so sánh các số trong phạm vi 10 000, viết bốn số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại.
Củng cố về thứ tự các số tròn trăm, tròn nghìn (sắp xếp trên tia số) và về cách xác định trung điểm của đoạn thẳng.
Củng cố về trung điểm của đoạn thẳng.
B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ:
+ Giáo viên kiểm tra bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 98.
+ Nhận xét và cho điểm học sinh.
2. Bài mới:
a) Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập
Bài tập 1. Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài như cách làm bài 1, 2 tiết 98.
Bài tập 2. 
+ Yêu cầu học sinh tự làm bài
Bài tập 3.
+ Yêu cầu 2 học sinh ngồi cạnh nhau cùng thi viết số với nhau.
+ Giáo viên chữa bài trên bảng
a) 100 ; b) 1000 ; c) 999 ; d) 9999
bài tập 4.
+ Giáo viên treo bảng phụ có vẽ sẵn các tia số trong bài.
+ Yêu cầu học sinh làm phần a.
+ ? Mỗi vạch trẹn tia số ứng với số nào?
+ Giáo viên nhận xét, chỉnh sửa để lời giải thích của học sinh chính xác hơn.
3. Hoạt động 3: Củng cố & dặn dò:
+ Tổng kết giờ học, dặn dò học sinh về nhà làm bài vào vở bài tập và chuẩn bị bài sau.
+ 2 học sinh lên bảng làm bài.
+ 2 Học sinh lên bảng làm bài, Lớp làm vào vở bài tập.
a) 4082; 4208; 4280; 4802.
b) 4802; 4280; 4208; 4082.
+ 2 học sinh lên bảng thi viết với nhau, lớp làm vào vo73 bài tập, sau 2 phút 2 học sinh ngồi cạnh nhau đổi vở kiểm tra bài lẫn nhau, ai làm đúng và nhanh hơn là thắng 
 Học sinh quan sát tia số.
+ Lớp làm vào vở bài tập.
+ Gọi 1 học sinh lên bảng vừa chỉ vào các vạch, vừa đọc số tương ứng với vạch đó như sau:
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
TOÁN
PHÉP CỘNG CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 10 000 (Tiết : 100)
A. MỤC TIÊU.
Giúp học sinh:
Biết thực hiện phép cộng các số trong phạm vi 10 000 (bao gồm đặt tính rồi tính đúng).
Củng cố về ý nghĩa phép cộng qua giải bài toán có lời văn bằng phép cộng.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
Bảng phụ ghi sẵn bài toán mẫu của SGK trang 102.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA H S
1. Kiểm tra bài cũ:
+ Giáo viên kiểm tra bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 99.
+ Nhận xét và cho điển học sinh.
2. Bài mới:
+ Hoạt động 1: Hướng dẫn cách thực hiện phép cộng:
 3526 + 2759
a) Hình thành phép cộng 3526 + 2759
b) Đặt tính và tính 3526 + 2759
+ Nêu cách đặt tính khi thực hiện phép tính tổng 3526 + 2759 + Bắt đầu cộng từ đâu?
+ Hãy nêu từng bước tính cộng 3526 + 2759
c) Nêu qui tắc tính:
+ Muốn thực hiện tính cộng các số có bốn chữ số với nhau ta làm n ... hẩm đúng như sách Giáo khoa. 
+ Yêu cầu học sinh tự làm bài.
Bài tập 2.
+ Tiến hành tương tự như bài tập 1.
+ Học sinh tự làm bài.
+ Giáo viên theo dõi và ghi điểm
Bài tập 3.
+ Gọi học sinh đọc yêu cầu của đề bài và tự thực hiện theo yêu cầu bài tập.
Bài tập 4.
+ Gọi học sinh đọc đề bài.
+ Yêu cầu học sinh tóm tắt bằng sơ đồ và giải bài toán.
3. Hoạt động 2: Củng cố & dặn dò:
+ Tổng kết giờ học, dặn dò học sinh về nhà làm bài vào vở bài tập và chuẩn bị bài sau.
+ Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài.
+ Lớp theo dõi và nhận xét.
+ Nghe Giáo viên giới thiệu bài.
+ Học sinh theo dõi.
+ Nhẩm và nêu kết quả: 4000+3000= 7000
+ Học sinh trả lời.
+ Học sinh theo dõi.
+ Học sinh tự làm bài, sau đó gọi 1 học sinh chữa bài miệng trước lớp.
+ Học sinh tự làm như yêu cầu của bài tập 1.
+ Học sinh đọc đề bài SGK / 103.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
TOÁN
PHÉP TRỪ CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 10 000 ( Tiết : 102)
A. MỤC TIÊU.
Biết thực hiện các phép tính trừ trong phạm vi 10 000.
Áp dụng phép trừ các số trong phạm vi 10 000 để giải các bài toán có liên quan.
Củng cố về đoạn thẳng có độ dài cho trước và xác định trung điểm của đoạn thẳng.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
Thước thẳng, phấn màu.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ:
+ GV kiểm tra bài tập hướng dẫn thêm của tiết 101.
+ Nhận xét và cho điểm học sinh.
2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn cách thực hiện phép trừ
 8652 – 3917 
a) Giới thiệu phép trừ
+ Giáo viên nêu bài toán Sách GK / 104.
+ Để biết nhà máy còn lại bao nhiêu sản phẩm ta phải làm như thế nào?
b) Đặt tính và tính 8652 – 3917 
+ Yêu cầu học sinh dựa vào cách thực hiện phép trừ các số có đến ba chữ số và phép cộng có đến bốn chữ số để đặt tính và thực hiện phép tính trên.
Hoạt động 2: Luyện tập.
Bài tập 1.+ Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu của đề và tự làm bài.
+ YC học sinh nêu cách tính của phép tính trên.
Bài tập 2.+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gỉ?
+ Học sinh tự làm bài.
+ Học sinh nhận xét bài của bạn trên bảng, nhận xét cách đặt tính và kết quả phép tính?
+ Nhận xét và cho điển học sinh.
Bài tập 3.+ Gọi 1 học sinh đọc đề bài và tự làm bài.
+ Giáo viên nhận xét và cho điểm.
Bài tập 4.+ Vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 8 cm rồi xác định trung điểm O của đoạn thẳng đó?
+ GV nhận xét chung và cho điểm học sinh.
3. Hoạt động 3: Củng cố & dặn dò:
+ Tổng kết giờ học, dặn dò học sinh về nhà làm bài vào vở bài tập và chuẩn bị bài sau.
+ Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài.
+ Nghe giáo viên neu yêu cầu đề toán, vài học sinh nhắc lại.
+ Ta thực hiện phép trừ 8652 – 3917 
+ 2 học sinh lên bảng làm bài, lớp làm vào vở nháp.
+ Vài học sinh dọc đề bài, 4 học sinh lên bảng, lớp làm bài vào vở bài tập.
+ 2 học sinh nêu, cả lớp theo dõi và nhận xét.
+ 4 học sinh lên bảng làm bài, lớp làm vào vở bài tập.
+ 1 học sinh đọc đề và lên bảng làm bài, lớp làm vào vở bài tập.
+ 2 học sinh lên bảng làm bài, lớp làm vào vở bài tập.(học sinh lên bảng vẽ đoạn thẳng dài 8 dm)
+ Học sinh trả lời, lớp nhận xét
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
TOÁN
LUYỆN TẬP (Tiết : 103)
A. MỤC TIÊU.
Biết trừ nhẩm các số tròn nghìn, tròn trăm có đến bốn chữ số.
Củng cố về thực hiện phép trừ các số có đến bốn chữ số.
Củng cố về giải bài toán có lời văn bằng hai phép tính.
B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ:
+ Giáo viên kiểm tra bài tập hướng dẫn thêm của tiết 102.
+ Nhận xét và cho điểm học sinh.
2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn luyyện tập.
Bài tập 1.
+ Giáo viên viết phép tính lên bảng
 8000 – 5000 = ?
+ Em nào có thể nhẩm được 8000 – 5000 = ?
+ Yêu cầu học sinh tự làm bài.
Bài tập 2. Giáo viên viết phép tính lên bảng:
 5700 – 200 = ?
+ Em nào có thể nhẩm 5700 – 200 = ?
+ Yêu cầu học sinh tự làm bài.
Bài tập 3.
+ Hướng dẫn học sinh làm bài như cách làm ở bài tập 2 tiết 102.
Bài tập 4. 
+ Gọi 1 học sinh đọc đề bài, giáo viên hướng dẫn tóm tắt.
 Có : 4720 kg
 Chuyển lần 1 : 2000 kg.
 Chuyển lần 2 : 1700 kg.
 Còn lại : ... ? 
+ Gọi 2 học sinh lên bảng giải
+ Yêu cầu học sinh nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó nhận xét và cho điểm học sinh.
3. Hoạt động 2: Củng cố & dặn dò:
+ Tổng kết giờ học, dặn dò học sinh về nhà làm bài vào vở bài tập và chuẩn bị bài sau.
+ Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài.
+ Lớp theo dõi và nhận xét.
+ Nghe Giáo viên giới thiệu bài.
+ Học sinh theo dõi.
+ Học sinh nhẩm và nêu kết quả:
 8000 – 5000 = 3000
+ Học sinh tự làm bài, giáo viên gọi 1 học sinh chữa bài trước lớp.
+ Học sinh theo dõi.
+ Nhẩm và nêu kết quả: 5700 – 200 = 5500
+ Học sinh tự làm bài, sau đó gọi 1 học sinh chữa bài miệng trước lớp.
+ học sinh theo dõi và đọc đề toán SGK.
+ 2 học sinh lên bảng giải theo 2 cách, lớp làm vào vở bài tập cả 2 cách.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG( Tiết : 104)
A. MỤC TIÊU.
Củng cố về cộng, trừ các số trong phạm vi 10 000.
Củng cố về giải bài toán có lời văn bằng hai phép tính.
Củng cố về tính thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
Mỗi học sinh chuẩn bị 8 hình tam giác vuông cân như sách giáo khoa.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ:
+ Giáo viên kiểm tra bài tập hướng dẫn thêm của tiết 103.
+ Nhận xét và cho điểm học sinh.
2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập
Bài tập 1.+ Yêu cầu học sinh tiếp nối nhau đọc phép tính và nhẩm trước lớp.
 YC học sinh viết kết quả các con tính vào vở bài tập.
Bài tập 2.
+ Yêu cầu học sinh tự làm bài.
+ Yêu cầu học sinh nêu cách đặt tính và thực hiện tính của một phép tính cộng và một phép tính trừ trong bài.
+ Nhận xét và cho điểm học sinh.
Bài tập 3.
+ Gọi 1 học sinh đọc đề bài.
+ Yêu cầu học sinh tự vẽ sơ đồ và giải bài toán.
 + Nhận xét và cho điển học sinh.
Bài tập 4.
+ Yêu cầu học sinh đọc đề và cho biết yêu cầu của đề bài.
+ Gọi 3 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập. 
Bài tập 5.
+ Yêu cầu học sinh lấy các hình tam giác đã chuẩn bị ra để trước mặt bàn, quan sát hình trong SGK và xếp hình.
+ Gọi một số học sinh lên xếp trên bảng.
+ Tổng kết bài làm đúng của học sinh.
3. Hoạt động 3: Củng cố & dặn dò:
+ Tổng kết giờ học, dặn dò học sinh về nhà làm bài vào vở bài tập và chuẩn bị bài sau.
+ Gọi 3 học sinh lên bảng làm bài.
+ 15 học sinh tiếp nối nhau thực hiện tính nhẩm, mỗi học sinh nhẩm kết quả của một con tính, lớp theo dõi để kiểm tra.
+ 2 học sinh lên bàng làm bài, lớp làm vào vở bài tập.
+ 2 học sinh trả lời. Lớp theo dõi và nhận xét.
+ Học sinh đọc đề theo SGK / 106.
+ 1 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập.
+ Học sinh làm bài.
+ Học sinh tự xếp hình.
+ 2 học sinh lên bảng làm bài, lớp theo dõi và nhận xét.
+ Học sinh cần xếp được hình như sau:
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : 
TOÁN
THÁNG – NĂM (Tiết : 105)
A. MỤC TIÊU.
Làm quen với các đơn vị đo thời gian: tháng, năm. Biết một năm có mười hai tháng.
Biết tên gọi của các tháng trong một năm.
Biết số ngày trong từng tháng.
Biết xem lịch (tờ lịch tháng, lịch năm).
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
Tờ lịch năm 2005.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ:
+ Giáo viên kiểm tra bài tập hướng dẫn thêm của tiết 104.
+ Nhận xét và cho điểm học sinh.
2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Giới thiệu các tháng trong năm và số ngày trong các tháng.
a) Các tháng trong một năm.
b) Giới thiệu số ngày trong từng tháng
+ Những tháng nào có 31 ngày?
+ Những tháng nào có 30 ngày?
+ Tháng Hai có bao nhiêu ngày?
Hoạt động 2: Luyện tập.
Bài tập 1.
+ học sinh quan sát tờ lịch và hỏi: tháng hai năm nay có bao nhiêu ngày?
+ Tháng Tư, Năm, Tám,Chín, mười hai có bao nhiêu ngày?
Bài tập 2.
Yêu cầu học sinh quan sát tờ lịch tháng 8 năm 2005 và trả lời các câu hỏi của bài, hướng dẫn học sinh cách tìm thứ của một ngày trong tháng là:
“ Tìm ô có ghi số 19 trong tờ lịch, từ ô này dóng thẳng đến cột thứ của tờ lịch thì thấy rơi vào ô ghi thứ Sáu, vậy ngày 19 tháng 8 năm 2005 là ngày thứ Sáu.
3. Hoạt động 3: Củng cố & dặn dò:
+ Tổng kết giờ học, dặn dò học sinh về nhà làm bài vào vở bài tập và chuẩn bị bài sau.
+ Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài.
+ Lớp theo dõi và nhận xét.
+ Nghe Giáo viên giới thiệu bài.
+ Học sinh quan sát tờ lịch.
+ Học sinh quan sát và tự trả lời. Lớp theo dõi và nhận xét.
+ Những tháng có 31 ngày là: tháng Một, ba, năm, bảy, tám, mười, mười hai.
+ Những tháng có 30 ngày là: Tháng tư, sáu, chín và tháng mười một.
+ Tháng hai có 28 ngày.
+ học sinh lắng nghe.
+ Học sinh quan sát tờ lịch và trả lời, lớp nhận xét.
+ Học sinh nghe giáo viên hướng dẫn, sau đó tiến hành trả lời từng câu hỏi trong bài; Tìm xem những ngày Chủ nhật trong tháng 8 là những ngày nào?
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :

Tài liệu đính kèm:

  • docTOAN TUAN 20-21.doc