Giáo án Toán Lớp 3 - Tuần 22

Giáo án Toán Lớp 3 - Tuần 22

I – Mục tiêu:

 1) Kiến thức: Giúp HS dùng compa để vẽ (theo mẫu) các hình trang trí hình tròn (đơn giản).

 2) Kỹ năng: Rèn vẽ hình theo đúng mẫu.

 3) Thái độ: HS thấy được cái đẹp qua những hình trang trí.

II – Chuẩn bị:

 Giáo viên: Compa, bảng phụ

 Học sinh: Compa, vở BT, bút chì màu, bảng đ/s.

III – Các hoạt động:

 1) Ổn định: (1) hát

 2) Bài cũ: (4) Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính

 - HS sửa bài, nhận xét.

 - Chấm 1 số vở, nhận xét.

 

doc 13 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 2250Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 3 - Tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch bài dạy tuần 22	
TOÁN
VẼ TRANG TRÍ HÌNH TRÒN
I – Mục tiêu:
 1) Kiến thức: Giúp HS dùng compa để vẽ (theo mẫu) các hình trang trí hình tròn (đơn giản).
 2) Kỹ năng: Rèn vẽ hình theo đúng mẫu.
 3) Thái độ: HS thấy được cái đẹp qua những hình trang trí.
II – Chuẩn bị: 
 Giáo viên: Compa, bảng phụ
 Học sinh: Compa, vở BT, bút chì màu, bảng đ/s.
III – Các hoạt động:
 1) Ổn định: (1’) hát
 2) Bài cũ: (4’) Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính
 - HS sửa bài, nhận xét.
 - Chấm 1 số vở, nhận xét.
 3) Bài mới: (25’) Vẽ trang trí hình tròn
* Giới thiệu bài – ghi tựa.
ù Hoạt động 1: Vẽ hình theo mẫu
Œ Mục tiêu: HS thực hành vẽ từng bước đơn giản vẽ trang trí hình tròn.
 Phương pháp: đàm thoại, trực quan, thực hành.
Bài 1: Vẽ hình theo các bước.
v Bước 1: GV hướng dẫn vẽ hình tròn tâm O, bán kính bằng “2 cạnh ô vuông”, sau đó ghi các chữ A, B, C, D như hình vẽ.
v Bước 2: Dựa trên hình mẫu GV vẽ, cho HS thực hành vẽ.
 - Nhận xét.
v Bước 3: Dựa trên hình mẫu GV vẽ, yêu cầu HS thực hành vẽ.
 - Nhận xét.
ù Hoạt động 2: Trang trí hình tròn.
Œ Mục tiêu: HS biết tô màu trang trí hình tròn đẹp.
 Phương pháp: trực quan, thực hành, thi đua.
Bài 2: Tô màu trang trí.
 - Nhận xét.
4) Củng cố: (4’)
 - Trò chơi “Em làm hoạ sĩ”.
 * Thi đua 2 đội vẽ tiếp sức, mỗi đội cử 5 bạn thi vẽ trang trí hình tròn đẹp, nhanh.
 - Nhận xét.
 5) Dặn dò: (1’)
 - Về nhà tự vẽ lấy các hình trang trí bằng hình tròn mà các em thích.
 - Chuẩn bị bài “Nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số”.
 - Nhận xét tiết.
- HS quan sát, tự vẽ được hình tròn tâm O, bán kính OA.
- HS vẽ phần hình tròn tâm A, bán kính AC và phần hình tròn tâm B, bán kính BC.
- Nhận xét.
- HS vẽ tiếp phần hình tròn tâm C, bán kính CA và phần hình tròn tâm D, bán kính DA.
- Nhận xét đ/s.
- HS tô màu theo ý thích vào hình ở bài 1.
- Thi đua đại diện 4 nhóm giới thiệu hình tô màu đẹp của nhóm mình. 
- Nhận xét.
- HS thi vẽ hoàn chỉnh, tô màu đẹp 1 hình (hình hoa thị, hình viên gạch hoa...)
- Nhận xét.
Compa
Bảng đ/s
Vỡ BT
Bút chì màu
Bảng phụ
Kế hoạch bài dạy tuần 22	
TOÁN
NHÂN SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I – Mục tiêu:
 1) Kiến thức: Biết thực hiện phép nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (có nhớ một lần).
 2) Kỹ năng: Rèn vận dụng phép nhân để làm tính và giải toán.
 3) Thái độ: Yêu thích và ham học toán, óc nhạy bén.
II – Chuẩn bị:
 Giáo viên: bảng phụ, băng giấy, thẻ từ.
 Học sinh: Vở BT, bảng đ/s, bảng con.
III – Các hoạt động:
 1) Ổn định: (1’) hát
 2) Bài cũ: (4’) Vẽ trang trí hình tròn
 - HS vẽ trang trí hình tròn và nêu các bước.
 - Nhận xét.
 3) Bài mới: (25’) Nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số.
v Hoạt động 1: Trường hợp nhân không nhớ.
* Mục tiêu: HS biết thực hiện phép nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (không nhớ).
* Phương pháp: hỏi đáp, thực hành.
 - GV giới thiệu phép nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số.
1034 ´ 2 = ?
 - Gọi HS nêu cách thực hiện và tính.
 - Viết phép nhân theo hàng ngang:
1034 ´ 2 = 2068
F Giới thiệu bài – ghi tựa.
v Hoạt động 2: Trường hợp nhân có nhớ một lần.
* Mục tiêu: HS biết thực hiện phép nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (có nhớ một lần).
* Phương pháp: đàm thoại, thực hành, giảng giải.
 - GV nêu và viết lên bảng 2125 ´ 3 = ?
F Lưu ý: 
   Lượt nhân nào có kết quả lớn hơn hoặc bằng 10 thì “phần nhớ” được cộng sang kết quả của phép nhân hàng tiếp theo.
   Nhân rồi mới cộng với “phần nhớ” ở hàng liền trước (nếu có).
v Hoạt động 3: Thực hành
* Mục tiêu: HS thực hành luyện tập phép nhân để làm tính và giải toán.
* Phương pháp: đàm thoại, thực hành, thi đua, thảo luận.
Bài 1: Tính
 - Chú ý các phép nhân có “nhớ”.
 - Sửa bài, nhận xét.
Bài 2: Đặt tính rồi tính.
 - Nhận xét.
Bài 3: Gọi HS đọc đề bài.
 + Bài toán cho biết gì?
 + Bài toán hỏi gì?
 - Sửa bài, nhận xét.
4) Củng cố: (4’)
 - Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”:
 * Hai đội, mỗi đội cử 9 bạn thi đua tính nhẩm nhanh, đúng, chọn kết quả tính đúng theo yêu cầu bài 4.
 - Nhận xét.
5) Dặn dò: (1’)
 - Làm bài 3, 4.
 - Chuẩn bị bài “Luyện tập”.
 - Nhận xét tiết.
- HS đặt tính và tính, nêu cách tính nhân từ phải sang trái.
 2068
- HS tự đặt tính, nêu cách tính và tính.
 6375 
 2125 ´ 3 = 6375
- HS làm vở.
- Thi đua tiếp sức 4 nhóm sửa bài.
- Nhận xét đ/s.
- HS thực hiện bảng.
 + Đặt tính và nêu cách tính rồi tính.
- Sửa bài, nhận xét.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Trao đổi cách giải và giải.
Giải
 Số viên gạch lát nền 8 phòng học:
 1210 ´ 8 = 9680 (viên)
 Đáp số: 9680 viên gạch
- HS thi tính nhanh, đúng.
- Nhận xét.
Bảng phụ
Vở BT
Bảng đ/s
Bảng con
Vở BT
Thẻ từ
Băng giấy
Kế hoạch bài dạy tuần 22	
TOÁN
LUYỆN TẬP
I – Mục tiêu:
 1) Kiến thức: 
 - Giúp HS rèn kỹ năng nhân các số có bốn chữ số với số có một chữ số (có nhớ 1 lần).
 - Củng cố: ý nghĩa phép nhân, tìm số bị chia, kỹ năng giải toán có 2 phép tính.
 2) Kỹ năng: giải toán nhanh, thành thạo các dạng toán.
 3) Thái độ: Trình bày bài cẩn thận, sạch đẹp.
II – Chuẩn bị:
 Giáo viên: Giáo án, bảng phụ
 Học sinh: Vở bài tập toán, bảng đ/s
III – Các hoạt động:
 1) Ổn định: (1’) hát
 2) Bài cũ: (5’) Nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số.
 - GV cho HS sửa bài.
 Bài 1: Viết tổng thành tích rồi tính kết quả.
 4129 + 4129 =
 1052 + 1052 + 1052 =
 2007 + 2007 + 2007 + 2007 =
 Bài 3: - 1 HS đọc đề.
 - 1 HS tóm tắt:   2 thùng / 1025l
   lấy ra : 1350 l
   còn ? lít
 - 1 HS giải: Giải
 Số lít dầu có tất cả là:
 1025 ´ 2 = 2050 (l)
 Số lít dầu còn lại:
 2050 - 1350 = 700 (lít)
 Đáp số: 700 lít
 - GV chấm bài một số HS ® Nhận xét chung
 3) Bài mới: (25’) Luyện tập
Hoạt động dạy
Hoạt động học
ĐDDH
v Hoạt động 1: Ôn tập
* Mục tiêu: 
 - Củng cố ý nghĩa của phép nhân.
 - Giúp HS rèn kỹ năng nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số.
* Phương pháp: Hỏi đáp, thực hành
Bài 1: Viết thành phép nhân và ghi kết quả.
 - GV gợi ý đưa về phép nhân.
 a) 3217 + 3217 + 3217 = 3217 ´ 3 =
 b) 1082 + 1082 + 1082 = ... =
 c) 1109 + 1109 + 1109 + 1109 = ... = 
 - Sửa bài.
F Chốt lại: Phép nhân chính là phép cộng các số hạng bằng nhau.
v Hoạt động 2: Luyện tập
* Mục tiêu: Rèn kỹ năng giải toán, kỹ năng nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số, tìm số bị chia.
* Phương pháp: Thực hành, giảng giải, hỏi đáp.
Bài 2: Số ?
 - Hỏi HS nêu lại cách tìm số bị chia, số chia, thương.
 - GV hướng dẫn HS làm nháp rồi ghi kết quả vào vở bài tập.
 - Nhận xét.
Bài 3: Toán giải
 + Bài toán cho biết gì?
 + Bài toán hỏi gì?
   Tìm số lít xăng của 3 xe.
   Tìm số lít xăng còn lại.
 - Nhận xét.
 - Chấm 2, 3 bài.
 - Nhận xét.
4) Củng cố: (5’)
 - Cho HS thi đua làm bài 4, điền nhanh kết quả vào ô trống.
 - GV hỏi lại HS:
 + Thêm 4 đơn vị làm tính gì?
 + Gấp 4 lần làm tính gì?
 - Nhận xét.
5) Dặn dò: (1’)
 - Làm hoàn chỉnh bài 4.
 - Làm bài 2, 3 trong SGK.
 - Chuẩn bị bài”Nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (tt)”. 
- Nêu yêu cầu bài.
- Quan sát các phép tính – nêu nhận xét.
" Đó là phép cộng các số hạng bằng nhau.
- 3 HS lên bảng làm.
- HS làm vở BT.
- Sửa bài bằng bảng đ/s.
- 1 HS nhắc lại.
- 1 HS nêu lại cách đặt tính rồi tính miệng.
- 1 HS nêu yêu cầu: Tìm số bị chia, số chia, thương.
- 3 HS nêu, nhận xét.
- HS làm bài.
- Sửa bài chéo theo nhóm đôi.
- HS đọc – phân tích đề.
 + Có 3 xe / 1125 lít xăng
 + Đổ: 1280 lít trên 3 xe
 + Còn : ? lít xăng.
- HS nêu cách giải.
- 1 HS làm bài trên bảng, lớp làm vở bài tập.
 Giải
 Số lít xăng 3 xe có:
 1125 ´ 3 = 3375 (l) 
 Số lít xăng còn lại:
 3375 - 1280 = 2095 (l)
 Đáp số: 2095 l
- Nêu yêu cầu
Số đã cho
1023
1203
1230
Thêm 4 đơn vị
Gấp 4 lần
- HS trả lời.
- Mỗi đội cử 3 HS lên làm bài. Lớp làm vở bài tập.
Bảng phụ
Vở BT
Bảng đ/s
Vở BT
Vở BT
Kế hoạch bài dạy tuần 22	
TOÁN
HÌNH TRÒN – TÂM – ĐƯỜNG KÍNH – BÁN KÍNH
I – Mục tiêu: Giúp HS:
 - HS có biểu tượng về hình tròn. Biết được tâm, bán kính, đường kính của hình tròn.
 - Biết sử dụng compa để vẽ được hình tròn có tâm và bán kính cho trước.
 - Ham mê học toán, tạo óc sáng tạo.
II – Chuẩn bị:
 1) Giáo viên: mô hình hình tròn, mặt đồng hồ, compa, đĩa hình.
 2) Học sinh: Compa, vở BT, bảng đ/s.
III – Các hoạt động:
1) Ổn định lớp: (1’)
2) Kiểm tra bài cũ: (4’)
 - Cho HS sửa bài tập 2, 3 trong SGK.
 - GV nhận xét bài sửa – Chấm điểm.
 - Nhận xét bài cũ.
3) Bài mới: (25’)
v Hoạt động 1: Giới thiệu hình tròn.
* Mục tiêu: HS có biểu tượng về hình tròn, biết tâm, bán kính, đường kính.
 - GV đưa ra một số vật thật có dạng hình tròn: mặt đồng hồ, đĩa hình, hình tròn bằng bìa, giới thiệu:
 Ø Mặt đồng hồ có dạng hình tròn.
 Ø Đĩa hình có dạng hình tròn.
 - Sau đó GV giới thiệu một hình tròn vẽ sẵn lên bảng, giới thiệu tâm O, bán kính OM, đường kính AB.
 F Nhận xét: Trong một hình tròn:
 Ø Tâm O là trung điểm của đường kính AB.
 Ø Độ dài đường kính gấp hai lần độ dài bán kính.
v Hoạt động 2: Giới thiệu compa và cách vẽ hình tròn.
* Mục tiêu: HS biết cấu tạo, công dụng của compa, cách vẽ hình tròn.
 - GV cho HS quan sát cái compa, giới thiệu cấu tạo compa. Compa dùng để vẽ hình tròn.
 - GV hướng dẫn cách vẽ hình tròn tâm O, 
bán kính 2cm gồm 2 bước:
 + Xác định khẩu độ compa bằng 2cm trên thước. 
 + Đặt đầu có đinh nhọn đúng tâm O, đầu kia có bút chì được quay vẽ thành hình tròn.
 - GV vẽ mẫu lên bảng với kích thước khác nhau.
v Hoạt động 3: Thực hành
* Mục tiêu: HS nêu đúng tên bán kính, đường kính hình tròn, thực hành vẽ hình tròn.
Bài 1: Cho HS nêu yêu cầu đề.
 - GV vẽ hình trên bảng, cho HS làm bài.
Bài 1b: GV cho HS quan sát hình, nêu tên đường kính, bán kính.
 - GV cho HS làm câu 1b – sửa bài.
Bài 2: Cho HS nêu yêu cầu.
 - Cho HS tự làm bài.
 - GV cho HS nhắc lại các bước vẽ hình tròn.
 - GV theo dõi và sửa sai cho HS.
 - Nhận xét cách vẽ của HS.
4) Củng cố: (4’)
 - GV đưa ra hình tròn:
 . O 
 - 1 HS lên vẽ 2 đường kính AB và MN, lưu ý HS đường kính phải qua tâm hình tròn.
 - Sau đó cho HS lên điền Đ – S vào bảng phụ.
 - GV nhận xét.
5) Dặn dò: (1’)
 - Tập vẽ hình tròn.
 - Hoàn thành bài tập 3.
 - Chuẩn bị: Vẽ trang trí hình tròn.
 - Nhận xét tiết.
- 2 HS lên sửa bài tập 2, 1 HS sửa bài tập 3.
- Cả lớp nhận xét bằng bảng đ/s.
- HS quan sát các vật, đưa ra một số ví dụ các vật có hình dạng tròn.
- HS lắng nghe, quan sát hình vẽ.
 M
 A . B
 O 
- HS nhắc lại.
- HS quan sát compa và lắng nghe.
- HS thực hành theo sự chỉ dẫn của GV.
- HS nêu yêu cầu đề bài.
- HS làm bài, sửa bài miệng.
- Hình bài 1b:
 Q
 M O . N 
 I 
 P 
- HS nêu bán kính, đường kính từ đó thấy được PQ không qua I nên PQ không phải là đường kính; từ đó PO, OQ không phải là bán kính.
- Sau đó HS sẽ làm bài 1b.
- Sửa bài bằng bảng đ/s.
- HS nêu yêu cầu đề.
- HS vẽ hình tròn tâm O, bán kính 3cm; hình tròn tâm tuỳ ý, bán kính 2cm.
- HS chữa bài chéo nhau.
- 1 HS lên bảng vẽ.
- HS quan sát hình vừa vẽ và lên điền Đ – S.
 Ø Độ dài đoạn thẳng OA lớn hơn độ dài đoạn thẳng OM S
 Ø OM = ON Đ
 Ø ON = MN Đ
 Ø Độ dài đường kính gấp 2 lần độ dài bán kính. Đ
 Ø AB = MN Đ
- HS nhận xét – nêu lý do vì sao sai.
Mặt đồng hồ, đĩa hình, hình tròn bằng bìa
Compa
Bảng đ/s
Bảng phụ
Kế hoạch bài dạy tuần 22	
TOÁN
THÁNG – NĂM
(tiếp theo)
I – Mục tiêu:
 - HS củng cố về tên gọi các tháng trong một năm, số ngày trong từng tháng.
 - Củng cố kỹ năng xem lịch tờ (tờ lịch tháng, năm).
 - HS ham học toán, tạo óc sáng tạo.
II – Chuẩn bị:
 Giáo viên: Tờ lịch tháng 1, tháng 2, tháng 3 năm 2004, lịch năm 2005.
 Học sinh: Vở BT, lịch năm 2005 (nếu có), bảng đ/s.
III – Các hoạt động:
1) Ổn định: (1’)
2) Kiểm tra bài cũ: (4’) Tháng – Năm
 - GV đưa tờ lịch năm 2004. Đưa ra câu hỏi:
   Ngày 27 tháng 3 là thứ mấy?
   Ngày cuối cùng của tháng 2 là thứ mấy?
   Tháng 1 có mấy ngày Chủ nhật?
   Chủ nhật cuối cùng của tháng 1 là ngày nào?
 - GV nhận xét. Gọi thêm HS trả lời:
   Tháng 5 có bao nhiêu ngày? (tháng 3, tháng 12).
 - Nhận xét bài cũ.
3) Bài mới: (25’)
* Giới thiệu bài – ghi tựa.
v Hoạt động 1: Xem lịch.
* Mục tiêu: HS biết dựa vào tờ lịch xem thứ ngày, tháng của năm.
 - GV đưa tờ lịch năm 2005 cho HS quan sát.
 - Yêu cầu HS đọc đề bài 1
 - Cho HS làm bài.
 - GV hướng dẫn 1 câu trong phần a).
 F Để biết ngày 8 tháng 3 là thứ mấy, trước tiên ta phải xác định phần lịch tháng 3 trong tờ lịch. Sau đó xem lịch tháng 3, ta xác định ngày 8 tháng 3 là thứ ba (vì ngày 8 ở trong hàng “thứ ba”). Với các câu khác ta cũng phải xác định phần lịch tháng cần xem trước, sau đó mới xem cụ thể lịch tháng đó.
 - Sau đó hướng dẫn HS làm phần b):
 F Để tìm thứ hai đầu tiên của tháng 7 là ngày nào , ta nhìn vào hàng “thứ hai” ở lịch tháng 7 và xác định đó là ngày 4, do đó ta nêu: Thứ hai đầu tiên của tháng 7 là ngày 4 tháng 7.
 - Cho HS làm bài.
 - GV cho HS sửa bài bằng cách “gọi điện”.
 - GV nhận xét.
Bài 2: Cho HS nêu yêu cầu.
 - Cho HS làm bài 
 - Sửa bài.
 - GV nhận xét, cho HS giải thích tại sao sai.
 - GV có thể cho HS sử dụng cách nắm bàn tay để xác định tháng có 30 ngày hay 31 ngày.
Bài 3: Cho HS nêu yêu cầu bài.
 - Yêu cầu HS làm bài
 - Chữa bài.
 * GV lưu ý HS: Trước tiên cần xác định tháng 4 có 30 ngày. Sau đó tính dần: ngày 30 tháng 4 là Chủ nhật, ngày 1 tháng 5 là thứ hai. Vì vậy phải khoanh vào chữ B.
4) Củng cố: (4’)
 - GV cho HS nêu ngày sinh nhật của em là vào ngày thứ mấy, tháng mấy và đó là ngày thứ mấy trong năm 2005.
5) Dặn dò: (1’)
 - Chuẩn bị bài: Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính.
 - Nhận xét tiết học. 
- HS trả lời câu hỏi của GV đưa ra dựa vào lịch.
- HS nhận xét.
- HS trả lời – nhận xét.
- HS có thể lấy tờ lịch của mình để quan sát và làm bài.
- HS lắng nghe, làm bài.
- HS làm bài.
- HS sửa bài bằng cách gọi điện.
- Nhận xét.
- HS nêu yêu cầu: Điền đ/s.
- HS làm bài – Sửa bài bằng cách 1 HS đọc – Cả lớp giơ bảng đ/s
- HS giải thích vì sao sai.
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài – Chữa bài miệng.
- HS quan sát lịch và trả lời câu hỏi.
- HS nhận xét bạn nói đúng hay sai
Tờ lịch năm 2004
Lịch năm 2005
Bảng đ/s
Lịch 2005

Tài liệu đính kèm:

  • docToan.doc