Giáo án Toán Lớp 3 - Tuần 24 - Năm học 2009-2010 - Chu Thị Tuyết

Giáo án Toán Lớp 3 - Tuần 24 - Năm học 2009-2010 - Chu Thị Tuyết

I. Mục tiêu: Giúp học sinh:

 - Rèn luyện kỹ năng thực hiện phép tính.

 - Rèn luyện kỹ năng giải bài toán có 2 phép tính

 - Giáo dục ham học môn học.

 II. Chuẩn bị:

 - Hệ thống bài luyện tập

III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Kiểm tra bài cũ

- GV ghi 2 phép chia lên bảng, yêu cầu HS thực hiện.

- Nhận xét, cho điểm - 2 học sinh lên bảng làm bài

B. Dạy - học bài mới:

1. Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu. Ghi bảng - Nghe giới thiệu, ghi bài

2. Luyện tập.

Bài 1. Giáo viên yêu cầu.

- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm, mỗi nhóm 2 HS lên bảng đại diện cho 3 dãy bàn, dưới lớp cũng thực hiện 3 phần a,b,c, còn phần d HS về nhà làm. - Đặt tính rồi tính theo từng nhóm.

 

doc 34 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1109Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán Lớp 3 - Tuần 24 - Năm học 2009-2010 - Chu Thị Tuyết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24
Thứ hai ngày 22 tháng 2 năm 2010
Toán
Tiết 116: Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
	- Rèn luyện kỹ năng thực hiện phép chia, trường hợp thương có chữ số 0 và giải toán có một, hai phép tính
	- Vận dụng tốt vào giải toán
	- Giáo dục ham học môn học 
II. Chuẩn bị:
 	 Giáo viên: hệ thống bài tập
 III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
- 2 học sinh làm bài 2,3 của tiết trước 
- 2 học sinh làm bài
- Nhận xét cho điểm
B.Dạy bài mới: 
1.Giới thiệu bài.
 Trong tiết toán này chúng ta tiếp tục học về cách thực hiện phép chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số.
 Ghi bảng tên bài
- Nghe giới thiệu, ghi bài
2. Luyện tập.
Bài 1:
- Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm bài .
- 2 HS đọc.
- HS làn lượt lên bảng làm các phép tính lớp làm bài vào bang con.
- Con có nhận xét gì về các phép chia
- Từ lần chia thứ hai, nếu số bị chia bé hơn số chia thì phải viết 0 ở thương rồi mới thực hiện tiếp.
Bài 2:
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
- 1 học sinh đọc.
- Muốn tìm thừa số chưa biết trong 1 tích ta làm thế nào?
- Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết
- Học sinh tính vào vở nháp, 3 HS lần lượt lên bảng thực hiện.
a, X 7 = 2107 b, 8 X = 1640
 X = 2107 : 7 X = 1640: 8
 X = 301 X = 205
c. X 9 = 2763
 X = 2763 : 9
 X = 307
- Nhận xét cho điểm.
Bài 3:
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài
- 1 học sinh đọc
- Bài toán cho biết gì?
- Có 2024 kg gạo
- Đã bán số gạo.
- Bài toán yêu cầu tìm gì?
- Bài toán yêu cầu tìm số gạo còn lại 
- Giáo viên hướng dẫn.
- Học sịnh giải
 Số kg gạo đã bán là:
 2024 : 4 = 506 (kg)
 Số kg gạo còn lại là.
 2024 - 506 = 1518 (kg)
 Đáp số: 1518 kg gạo
Bài 4:
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài
- 1 học sinh đọc.
- Giáo viên giải thích làm mẫu:
 6000 : 2 = ?
 Nhẩm: 6 nghìn : 2 = 3 nghìn
 Vậy: 6000 : 2 = 3000
- Học sinh làm.
 6000 : 2 = 3000
 8000 : 4 = 2000
 9000 : 3 = 3000
- Học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét, chốt ý đúng.
C. Củng cố, dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- Ôn lại bài học, chuẩn bị bài sau
Thứ ba ngày 23 tháng 2 năm 2010
Toán
Tiết 117: Luyện tập chung
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
	- Rèn luyện kỹ năng thực hiện phép tính.
	- Rèn luyện kỹ năng giải bài toán có 2 phép tính
	- Giáo dục ham học môn học.
 II. Chuẩn bị: 
 - Hệ thống bài luyện tập
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
- GV ghi 2 phép chia lên bảng, yêu cầu HS thực hiện.
- Nhận xét, cho điểm
- 2 học sinh lên bảng làm bài
B. Dạy - học bài mới:
1. Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu. Ghi bảng
- Nghe giới thiệu, ghi bài
2. Luyện tập.
Bài 1. Giáo viên yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm, mỗi nhóm 2 HS lên bảng đại diện cho 3 dãy bàn, dưới lớp cũng thực hiện 3 phần a,b,c, còn phần d HS về nhà làm.
- Đặt tính rồi tính theo từng nhóm.
- Chúng ta có nhận xét gì về 2 phép tính trong mỗi phần?
- GV nhận xét, cho điểm HS.
- Lấy tích chia cho thừa số này được thừa số kia.
Bài 2: Giáo viên yêu cầu
- Nhận xét, chốt ý đúng
Bài 4: Học sinh đọc đề bài
- 2 học sinh làm bảng phần a,b lớp làm bảng con phần c,d. 
- 1 học sinh đọc.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Chúng ta có tìm ngay được chu vi không? Vì sao?
- Biết chiều rộng 95 m, chiều dài gấp 3 lần chiều rộng.
- Tính chu vi.
- Không, vì chưa biết chiều dài.
- Muốn đi tìm chiều dài ta làm thế nào?
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
- GV chấm vở 1 số HS nhận xét bài làm của HS.
- HS nêu.
- Học sinh làm bài
Bài giải
Chiều dài sân vận động là:
95 x 3 = 285 (m)
Chu vi sân vận động là:
(285 + 95) x 2 = 760 (m)
Đáp số: 760 m
C.Hoạt động 3: Củng cố: 
 Nhận xét tiết học
- Dặn chuẩn bị tiết sau: Làm quen với số La Mã
Thứ tư ngày 24 tháng 2 năm 2010
Toán
Tiết 118: Làm quen với chữ số La Mã
I. Mục tiêu: Giúp học sinh: 
	- Bước đầu làm quen với chữ số La Mã.
	- Rèn luyện kỹ năng nhận biết số La Mã từ 1 đến 12.
	- Giáo dục cẩn thận khi học bài.
II. Chuẩn bị: 
 - Hệ thống bài luyện tập
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV ghi lên bảng 1 phép tính nhân và 1 phép tính chia, yêu cầu HS làm bài.
- 2 HS lên bảng thực hiện.
- Nhận xét cho điểm.
B.Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: Trong bài hôm nay chúng ta cùng làm quen với chữ số La Mã và nhận biết chúng khi gặp.
2. Giới thiệu chữ số La Mã
- Nghe giới thiệu, ghi bài
- Giới thiệu một số chữ số La Mã và vài số La Mã thường gặp.
- Đưa đồng hồ ghi bằng chữ số La Mã . Giới thiệu: Đây là chữ số La Mã
- Đồng hồ chỉ mấy giờ?
- Học sinh nêu.
- Giới thiệu các chữ số thường dùng I: một ; V: năm ; X: mười
- Học sinh đọc
- Giới thiệu cách viết các số từ 1 đến 12. GV ghi như trong SGK lên bảng, yêu cầu HS theo dõi và đọc các số đó.
- HS theo dõi và đọc.
3. Thực hành:
Bài 1: GV viết các số lên bảng.
Cho học sinh đọc các số La Mã theo hàng ngang, cột dọc, theo thứ tự bất kỳ
- HS theo dõi.
- Học sinh nhận dạng, luyện đọc
Bài 2: Cho học sinh tập xem đồng hồ.
- HS xem và chỉ trong trường hợp giờ đúng.
Bài 3: Giáo viên hướng dẫn.
- HS nhận dạng, viết vào vở theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé.
- Nhận xét - cho điểm
Bài 4: Yêu cầu HS viết các số từ 1 đến 12 vào vở. 
- HS làm vào vở.
- GV theo dõi HS viết bài.
C. Củng cố:
Ôn lại bài học viết lại các số La Mã cho nhớ.
Chuẩn bị tiết sau : Luyện tập
Thứ năm ngày 25 tháng 2 năm 2010
Toán
Tiết 119 : Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
	- Củng cố về đọc, viết và nhận biết giá trị của các số La Mã từ I đến XII để xem được đồng hồ và các số XX; XXI khi đọc sách
	- áp dụng tốt trong khi làm toán.
	- Giáo dục có ý thức cẩn thận khi làm bài.
II. Chuẩn bị:
	- Hệ thống bài luyện tập 
	- Chép bài 3 lên bảng (2 lần)
III.Các hoạt động dạy học - chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu 1 học sinh viết các số la Mã từ 1 đến 12
- 1 học sinh viết.
- Lớp đọc các số theo yêu cầu của giáo viên ghi bảng
- Đọc các số La Mã
- Nhận xét
- Nhận xét - cho điểm
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu giờ học. Ghi bảng
- Nghe giới thiệu, ghi bài
2. Luyện tập:
Bài 1: Yêu cầu học sinh đọc đề bài
- 1 học sinh đọc
- Thảo luận nhóm đôi để đọc
- Vài nhóm đọc.
- Các nhóm khác nhận xét.
Giáo viên nhận xét chốt ý đúng.
Bài 2:
- Yêu cầu học sinh đọc đầu bài.
- Yêu cầu HS thực hành đọc các số.
- 2 HS đọc
- HS đọc xuôi, đọc ngược các số La Mã đã cho.
- Học sinh nhận xét.
Giáo viên nhận xét cho điểm
Bài 3:
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài
- GV dán băng giấy đã chuẩn bị sẵn lên bảng, yêu cầu HS làm bài vào SGK bằng bút chì.
- Gọi 2 HS lên điền Đ hoặc S vào ô trống.
- 2 học sinh đọc
- 2 HS lên bảng làm bài.
- Học sinh nhận xét
- Lưu ý học sinh: Khi viết số La mã, mỗi chữ số không viết lặp lại liền nhau quá 3 lần.
Ví dụ: Không viết: IIII
 Không viết VIIII
Bài 4: 
a. Lấy 5 que diêm yêu cầu học sinh xếp số 8,21
b. Có 6 que diêm, yêu cầu HS xếp thành số 9.
- IIIV, XXI
- HS suy nghĩ và xếp.
c. 3 que diêm có thể xếp các số nào?
- Học sinh nêu: III, IV, VI, XI, IX
Giáo viên nhận xét, chốt ý đúng
Bài 5:
- Học sinh làm bài: XI IX
- Chữ số I đặt bên phải chỉ gì?
- Chỉ giá trị tăng thêm 1 đơn vị
- Chữ số I đặt bên trái chỉ gì?
- Chỉ giá trị giảm đi 1 đơn vị.
- Yêu cầu HS suy nghĩ để xếp cho đúng
- Học sinh xếp.
C. Củng cố- Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Ôn lại nội dung bài học
- Chuẩn bị bài sau: Thực hành xem đồng hồ.
Thứ sáu ngày 26 tháng 2 năm 2010
Toán
Tiết 120: Thực hành xem đồng hồ
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
	- Củng cố hiểu biết về thời điểm
	- Biết xem đồng hồ, chính xác đến từng phút
	- Giáo dục ham học môn học
II. Đồ dùng dạy học: - Chép bài 2 lên bảng.
	- Mặt đồng hồ
	- Vở ghi toán
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
- 4 que diêm xếp được những số La Mã nào?
- Học sinh thực hiện
- Lớp nhận xét
- Giáo viên nhận xét - cho điểm
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: Trong bài học hôm nay sẽ giúp các em biết cách xem đồng hồ chính xác đến từng phút
- Ghi đầu bài lên bảng
- Nghe giới thiệu, ghi bài
2. Hoạt động day - học
* Hướng dẫn xem đồng hồ
- Giáo viên giơ mô hình đồng hồ giới thiệu chú trọng tới vạch chia phút
- Học sinh quan sát
* Yêu cầu học sinh quan sát hình 1
- Học sinh quan sát
- Đồng hồ chỉ mấy giờ?
- Đồng hồ chỉ 6 giờ 10 phút
- Nêu vị trí của kim giờ và kim phút khi đồng hồ chỉ 6 giờ 10 phút
- Học sinh nêu: Kim giờ chỉ qua số 6 1 chút, kim phút chỉ số 2.
* Hãy quan sát đồng hồ thứ 2
- Học sinh quan sát
- Kim giờ và kim phút đang ở vị trí nào?
- Học sinh nêu
 Giáo viên: Kim phút đi từ kim nhỏ này đến vạch nhỏ liền sau là được 1 phút
- Vậy bạn nào có thể tính được số phút khi kim phút đi từ số 12 đến số vị trí vạch nhỏ thứ 3 sau số 2?
- 13 phút
- Vậy đồng hồ thứ hai chỉ mấy giờ?
- Vậy đồng hồ thứ hai chỉ 6 giờ 13 phút
* Yêu cầu quan sát đồng hồ thứ 3
- Đồng hồ chỉ mấy giờ?
- Đồng hồ chỉ 6 giờ 56 phút
- Hãy nêu vị trí của kim giờ và kim phút lúc đồng hồ chỉ 6 giờ 56 phút
- Học sinh nêu
- Vậy còn thiếu mấy phút nữa thì đến 7 giờ
- Thiếu 4 phút nữa
- Để biết còn thiếu mấy phút nữa sẽ đến 7 giờ các em sẽ đếm từ vạch số 12 đến vạch kim phút chỉ nhưng theo chiều ngược với kim đồng hồ
- Giáo viên và học sinh cùng đếm
- Vậy còn thiếu 4 phút nữa đến 7 giờ ta đọc : 7 giờ kém 4 phút
- Học sinh đọc
3. Luyện tập - thực hành
Bài 1: Giáo viên yêu cầu 2 học sinh ngồi cạnh nhau cùng quan sát đồng hồ và nêu giờ có kèm theo nêu vị trí các kim ở mỗi thời điểm
- Học sinh thực hành theo cặp
- Yêu cầu học sinh nêu giờ trên mỗi chiếc đồng hồ
- HS lần lượt nêu.
- Giáo viên chữa bài cho điểm
Bài 2:Yêu cầu học sinh trao đổi nhóm
- Học sinh trao đổi cách vẽ kim
- Đại diện 3 nhóm lên vẽ vào mô hình có sẵn trên bảng
- Lớp nhận xét
- Giáo viên nhận xét cho điểm
Bài 3: Yêu cầu học sinh đọc đề bài
- Yêu cầu HS thực hành nối bằng bút chì vào SGK.
- Học sinh đọc
- HS làm vào SGK.
- Học sinh lần lượt đọc từng giờ trong các mô hình
- Học sinh đọc
* Giáo viên kiểm tra cách đọc 1 số giờ bất kỳ
- Giáo viên nhận xét cho điểm
- Học sinh dùng mô hình đồng hồ quay đến thời điểm đó.
- Học sinh nhận xét
C. Củng cố – Dặn dò: 
 - Nhận xét tiết học
 - Về nhà tập xem đồng hồ ... - Tìm câu văn miêu tả nét mặt cử chỉ của Thuỷ?
- Vầng trán cô bé hơi tái đi ...
- Cử chỉ nét mặt Thuỷ khi kéo đàn thể hiện điều gì?
- Thuỷ rất tập trung vào việc ...
* Yêu cầu 1 học sinh đọc đoạn 2.
- 1 học sinh đọc
- Tìm những chi tiết miêu tả khung cảnh thanh bình ngoài gian phòng như hoà với tiếng đàn
- Học sinh tiếp nối nhau phát biểu.
4. Luyện đọc lại bài.
- 1 học sinh đọc lại đoạn 1
- GV đọc mẫu 1 lần hướng dẫn HS cách nhấn giọng
- Tổ chức cho học sinh thi đọc hay.
- HS luyện đọc
- Học sinh luyện đọc
- Nhận xét tuyên dương
C. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học, tuyên dương HS tích cực
- Chuẩn bị bài sau: Hội vật.
.
Luyện từ và câu
Tiết 24: Từ ngữ về nghệ thuật. Dấu phẩy
I. Mục tiêu:
	- Mở rộng vốn từ ngữ về nghệ thuật
	- ôn luyện cách dùng dấu phẩy (ngăn cách giữa các bộ phận đồng thức)
	- Giáo dục có ý thức khi dùng từ, đặt câu.
II. Đồ dùng dạyhọc
	- 2 tờ giấy khổ to sử dụng cho bài tập 1.
	- Viết sẵn trên bảng bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 học sinh thực hiện phần kiểm tra
- Tìm những vật được nhân hoá với nhau trong câu thơ:
- Những chị lúa phất phơ bím tóc Những cậu tre bá vai nhau thầm thì đứng học.
- Lúa và tre được nhân hoá, chúng được gọi là chị,cậu. Được miêu tả và hành động như người.
- Nhớ chân người bước lên đèo
 Người đi rừng núi trông theo bóng người
- Rừng núi được nhân hoá, có hành động như con người (trông theo bóng người)
- Đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch chân:
a. Pu - shin ứng tác thơ rất giỏi
- Pu - shin ứng tác thơ như thế nào?
b. Cao Bá Quát đối đáp với nhà vua rất thông minh, nhanh trí.
- Cao Bá Quát đối đáp với nhà vua như thế nào?
- Nhận xét cho điểm
B. Dạy - học bài mới
1. Giới thiệu bài.
- Trong giờ luyện từ và câu tuần này, các em sẽ làm các bài tập luyện tập mở rộng và hệ thống từ ngữ theo chủ điểm nghệ thuật, sau đó luyện tập về cách dùng dấu phẩy.
- Nghe giới thiệu, ghi bài
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài
- Học sinh đọc trước lớp, lớp theo dõi bài trong sách giáo khoa.
- Bài tập yêu cầu tìm các từ ngữ về nghệ thuật
- Thi viết tiếp sức.
- Giáo viên nhận xét
+ Chỉ người hoạt động nghệ thuật: nhà văn, nhà thơ, nhà soạn kịch, nhà quay phim, nhà điêu khắc, nhà nhiếp ảnh, nhà tạo mốt, nhà ảo thuật, hoạ sĩ, diễn viên...
+ Từ chỉ hoạt động nghệ thuật: Sáng tác, viết văn, làm thơ, soạn kịch, viết lịch, ca hát, múa...
+ Từ chỉ các môn nghệ thuật: Thơ ca, điện ảnh, kịch nói, chèo, tuồng, cải lương, xiếc, hài ca nhạc...
Bài 2: Bài tập yêu cầu làm gì?
- Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn.
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ và tự làm bài
- Làm bài vào vở.
- Gọi 1 học sinh đọc bài làm của mình, đọc cả dấu phẩy.
- 1 học sinh đọc.
- Lớp theo dõi nhận xét.
Giáo viên nhận xét - chốt ý đúng.
- Học sinh đọc lại bài:
 Mỗi bản nhạc, mỗi bức tranh, mỗi câu chuyện, mỗi vở kịch, mỗi cuốn phim,... đều là tác phẩm nghệ thuật. Người đã tạo nên tác phẩm nghệ thuật là các nhạc sĩ, hoạ sĩ, nhà văn....
C. Củng cố - Dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học
- Về đặt 5 câu với 5 từ trong bài 1. Đọc lại đoạn văn bài 2.
Tập làm văn
Tiết 24: Nghe - kể: Người bán quạt may mắn
I. Mục tiêu:
 - Rèn kỹ năng nói: Nghe và kể lại câu chuyện: Người bán quạt may mắn. 
 - Kể đúng nội dung, tự nhiên, biết kết hợp được điệu bộ, cử chỉ, nét mặt khi kể.
 - Giáo dục ham học hỏi, rèn luyện chữ viết, mạnh dạn trước tập thể.
II. Đồ dùng - dạy học: 
	- Bảng ghi sẵn câu hỏi gợi ý về nội dung truyện
	- Tranh minh hoạ câu chuyện (phóng to)
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 học sinh lên bảng đọc bài văn kể về buổi biểu diễn nghệ thuật mà em được xem.
- 2 học sinh đọc yêu cầu, lớp theo dõi, nhận xét
- Nhận xét cho điểm
B. Dạy - học bài mới:
1. Giới thiệu bài: Giờ tập làm văn này các em sẽ nghe cô kể, sau đó nhớ lại và đưa vào các câu hỏi gợi ý để kể lại câu chuyện: Người bán quạt may mắn.
- Nghe giới thiệu, ghi bài
- Ghi bảng tên bài
2. Hướng dẫn học sinh kể chuyện.
- Giáo viên kể chuyện lần 1
- Học sinh cả lớp theo dõi
- Bà lão bán quạt gặp ai và phàn nàn điều gì?
- Bà lão bán quạt đến bên gốc cây nghỉ thì gặp ông Vương Hi Chi, bà phàn nàn quạt ế, chiều nay cả nhà bà sẽ phải nhịn cơm
- Khi đó, ông Vương Hi Chi đã làm gì?
- Chờ bà lão thiu thiu ngủ, ông lẳng lặng lấy bút ra viết chữ lên quạt của bà
- Ông Vương Hi Chi viết chữ, đề thơ vào những chiếc quạt của bà lão để làm gì?
- Vì ông nghĩ rằng bằng cách ấy ông sẽ giúp được bà lão, chữ của ông đẹp nổi tiếng, người xem quạt nhận ra chữ của ông sẽ mua quạt cho bà
- Vì sao mọi người đua nhau đến mua quạt?
- Vì mọi người nhận ra nét chữ, lời thơ của ông Vương Hi Chi trên quạt. Họ mua quạt như mua một tác phẩm nghệ thuật quí giá
- Bà lão đã nghĩ thế nào trên đường về?
- Bà nghĩ: Có lẽ vị tiên ông nào đã cảm thương cảnh ngộ nên đã giúp bà bán quạt chạy thế
- Em hiểu thế nào là "cảnh ngộ"
- Là tình trạng không hay
- Giáo viên kể lại câu chuyện lần 2
- Học sinh theo dõi giáo viên kể
- Giáo viên gọi 3 học sinh tiếp nối nhau kể lại 3 đoạn của câu chuyện (theo 3 câu hỏi gợi ý) 
- 3 học sinh kể trước lớp
- Chia thành các nhóm 3 học sinh
- 3 học sinh kể trước lớp, lớp theo dõi nhận xét sau khi học sinh kể trong nhóm, sửa cho nhau.
- Giáo viên gọi 3 đến 5 học sinh kể lại câu chuyện trước lớp
- Các nhóm lần lượt kể, cả lớp theo dõi, nhận xét và bình chọn nhóm kể hay nhất.
- Em có nhận xét gì về con người của Vương Hi Chi qua câu chuyện
- Vương Hi Chi là người có tài, nhân hậu, biết cách giúp đỡ người nghèo khổ
- Gọi 2 học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện
- Nhận xét và cho điểm
C. Củng cố - Dặn dò:
- Trong các môn nghệ thuật, có một bộ môn gọi là nghệ thuật thư pháp. Thư pháp là viết chữ đẹp. Người viết chữ đẹp gọi là nhà thư pháp
- Nghe giới thiệu
- Nhận xét tiết học
- Dặn chuẩn bị tiết sau: Kể về lễ hội.
Chính tả(Nghe viết)
Tiết 48: Tiếng đàn
I. Mục tiêu:
 - Nghe viết chính xác, đẹp đoạn cuối bài Tiếng đàn
 - Tìm được các từ có 2 tiếng bắt đầu bằng s/ x .
 - Giáo dục: Ham học môn học
II. Đồ dùng dạy học:
	 Chép bảng sẵn bài luyện tập
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
 Giáo viên yêu cầu
- Đọc: Xào rau, cái sào, xông lên, dòng sông.
- Nhận xét - cho điểm
B. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài: Giờ chính tả này các em sẽ viết đoạn cuối trong bài "Tiếng đàn" và làm bài tập chính tả tìm từ có âm đâu s/x .
- Nghe giới thiệu, ghi bài
- Ghi bảng đầu bài
2. Hướng dẫn viết chính tả
a. Trao đổi về nội dung bài viết:
- Giáo viên đọc đoạn viết
- 1 học sinh đọc lại
- Hãy tả lại khung cảnh thanh bình bên ngoài như hoà cùng tiếng đàn
- Vài cánh ngọc lan êm ái rụng xuống vườn, lũ trẻ thả thuyền trên vũng nước mưa, dân chài tung lưới bắt cá, hoa mười giờ nở, mấy con chim bồ câu lướt nhanh trên mái nhà.
b. Hướng dẫn cách trình bày
- Đoạn văn có mấy câu?
- Đoạn văn có 6 câu
- Những chữ nào trong bài phải viết hoa?
- Học sinh nêu
c. Hướng dẫn viết từ khó.
- Trong bài có những từ nào khó viết, dễ lẫn.
- Ngọc Lan, thuyền, tung lưới, lướt nhanh.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc
- 2 đến 3 học sinh đọc.
- Giáo viên chỉnh, sửa lỗi chính tả cho học sinh.
d.Viết chính tả
- Gọi 1 học sinh đọc lại đoạn văn
- 1 học sinh đọc lại, cả lớp theo dõi
- Giáo viên đọc cho học sinh viết
- Học sinh nghe giáo viên đọc để viết bài
e. Soát lỗi
- Giáo viên đọc bài 
- Học sinh soát lỗi
g. Chấm bài:
- Chấm 10 bài
- Nhận xét chữ viết của học sinh
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2: Gọi học sinh đọc yêu cầu
- 1 học sinh đọc.
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm và ghi kết quả.
- Các nhóm thảo luận và ghi rồi phát biểu.
+ Bắt đầu bằng s: sung sướng, san sẻ, sục sạo, sạch sẽ, song song.
+ Bắt đầu bằng x: xôn xao, xào xạc, xanh xao, xao xuyến, xộc xệch, xúng xính, xinh xinh, xinh xắn.
C. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học, chữ viết của học sinh
- Về luyện viết chữ khó và ghi nhớ các từ cần phân biệt trong bài
- Luyện viết chữ khó và ghi nhớ các từ cần phân biệt trong bài
- Chuẩn bị bài sau
Thủ công
	Tiết 24: Đan nong đôi (tiết 2)
I.Mục tiờu:
- Hs biết cỏch đan nong đụi.
- Đan nong mốt đỳng quy trỡnh kĩ thuật.
- Rốn luyện sự khộo lộo của đụi tay.
- Hứng thỳ đối với giờ học.
- Giỏo dục hs yờu thớch sản phẩm lao động.
II.Chuẩn bị:
- GV chuẩn bị tấm đan nong mốt và tấm đan nong đụi cú cỏc nan dọc, nan
 ngang khỏc màu, cú kớch thước đủ lớn để hs quan sỏt.
- Tranh quy trỡnh và sơ đồ đan nong đụi.
- Cỏc nan đan mẫu 3 màu khỏc nhau.
- Bỡa màu hoặc giấy thủ cụng, bỳt chỡ, thước kẻ, kộo, hồ dỏn.
III.Cỏc hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A.Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra dụng cụ học tập của HS.
B. Dạy bài mới
GT bài
- Đan nong đụi (t 2).
- Yờu cầu HS nhắc lại cỏc bước và thao tỏc trong quy trỡnh đan nong đụi.
- Nhận xột cỏc thao tỏc, sản phẩm của HS, lưu ý một số thao tỏc khú, dễ bị nhầm lẫn khi đan nong đụi.
- GV sử dụng quy trỡnh cú minh hoạ để hệ thống lại cỏc bước kẻ, cắt, đan nong đụi.
- Bước1: Kẻ ,cắt cỏc nan đan.
- Bước2: Đan nong đụi (theo cỏch nhấc hai nan, đố hai nan. Nan ngang trước và nan ngang sau liền kề lệch nhau một nan dọc.
-Bước3: Dỏn nẹp xung quanh tấm đan.
- Lưu ý HS cỏch cắt nan cho đều, chọn 2 màu giấy, khi đan xong, dồn nan ngang cho khớt. 
- GV tổ chức cho HS thực hành, gọi 2 HS lờn bảng đan , dưới lớp, cỏc em thực hành theo nhúm đụi, trong khi hs thực hành, GV quan sỏt, giỳp đỡ cho HS cũn lỳng tỳng để cỏc em hoàn thành sản phẩm.
- Nhắc HS: khi dỏn cỏc nẹp xung quanh tấm đan, cần dỏn lần lượt từng nan cho thẳng với mộp tấm đan.
- GV chỉ định một số nhúm trưng bày sản phẩm.
- GV nhận xột, đỏnh giỏ.
- Tổng kết, đỏnh giỏ chung, khen ngợi HS, lựa chọn một số sản phẩm đẹp để lưu giữ tại lớp.
C.Nhận xột-dặn dũ
- Nhận xột sự chuẩn bị, tinh thần, thỏi độ học tập và kĩ năng thực hành của HS.
- Dặn dũ HS chuẩn bị giờ sau: Đan hoa chữ thập đơn (t 1).
- Chuẩn bị những dụng cụ cần cú.
- HS ghi bài
- 1-2 HS nhắc lại cỏc bước và thao tỏc đan nong đụi.
- HS chỳ ý lắng nghe.
- 2 HS lờn bảng thực hành, lớp thực hành theo nhúm đụi.
- HS trưng bày sản phẩm theo nhúm
- Nhận xột cỏc sản phẩm của bạn.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 24 sua.doc