Giáo án Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 2 - Năm học 2020-2021

Giáo án Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 2 - Năm học 2020-2021

Cách tiến hành:

-GV ghi bảng từng phép trừ, yc HS tự tìm cách thực hiên, chia sẻ trong nhóm.

-Gọi 1HS lên bảng thực hiện, chia sẻ trước lớp.

- GV chốt cách thực hiên.

- Lớp thực hiện vào bảng con, chia sẻ trong nhóm.

-1HS lên bảng thực hiện, chia sẻ trước lớp.

a. Phép trừ: 432 – 215 = ?

- Giáo viên chốt lại bước tính trên.

-GV nhấn mạnh: Đây là phép trừ có nhớ 1 lần ở hàng chục. 432 – 215 = 217

 b. Phép trừ: 627 - 143 =

 - Tiến hành các bước tương tự phần a. 627 - 143 = 484

? Em có NX gì về 2 phép tính trên?

-GV chốt kiến thức. - Phép trừ: 432 – 215 = 217 là phép trừ có nhớ 1 lần ở hàng chục.

- Phép trừ: 627 - 143 = 484 là phép trừ có nhớ 1 lần ở hàng trăm.

 

doc 39 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 579Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 2 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2
Thứ hai ngày 14 tháng 9 năm 2020
Tập đọc – kể chuyện
AI CÓ LỖI ?
I. MỤC TIÊU:
 1.Tập đọc:
 1,Kiến thức:- Biết ngắt, nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. 
 2,Kĩ năng: - Hiểu nghĩa của câu chuyện: Phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn (Trả lời được các câu hỏi SGK )
 3,Thái độ: -Biết nhẫn lỗi và sử lỗi khi làm việc sai.
 2. Kể chuyện:
 - Dựa vào tranh minh hoạ kể lại được từng đoạn của câu chuyện .
 - Giáo dục HS biết trân trọng, yêu quý bạn bè ; biết dũng cảm nhận lỗi.
 - Năng lực: Văn học, ngôn ngữ, tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác
II.CHUẨN BỊ :
1.Đồ dùng dạy học:
-GV: +Tranh minh họa bài học 
+Bảng phụ :Viết câu, đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
- HS: SGK, vở
2. Phương pháp, kĩ thuật:
- Phương pháp dạy học : Vấn đáp; Quan sát, Thực hành – Luyện tập, Động não;...
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, chia nhóm.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
A/ TẬP ĐỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Khởi động (Cả lớp)
-Trưởng ban văn nghệ cho lớp hát bài: “Lớp chúng ta đoàn kết”
-Giáo viên nhận xét.
-Giáo viên kết nối với bài học.
2. Luyện đọc (Cả lớp-Cá nhân-Nhóm)
Mục tiêu: Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn bài.
Cách tiến hành:
 - Giáo viên đọc mẫu toàn bài một lượt. 
 - Theo dõi đọc.
 * Đọc từng câu:
 - Yêu cầu học sinh đọc từng câu trong mỗi đoạn . 
 - Học sinh đọc từng câu trong mỗi đoạn .
 - Giáo viên chỉnh sửa lỗi phát âm cho học sinh.
 - Học sinh luyện đọc lại.
 - Yêu cầu học sinh đọc từng câu trong cả bài.
 - Học sinh tiếp nối đọc từng câu trong cả bài.
 * Đọc từng đoạn và giải nghĩa từ:
 - Yêu cầu học sinh đọc từng đoạn trong bài.
 - Học sinh đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của giáo viên .
 - 1 học sinh đọc đoạn 1, lớp đọc thầm
 Lưu ý: - Sửa cách ngắt giọng ở câu khó: “Tôi đang ....thì/ Cô - rét - ti ...tôi,/ làm cho cây bút ... rất xấu. //
 - Học sinh luyện đọc lại.
-GV yc HS dựa vào SGK cùng các bạn trong nhóm chia sẻ các từ cần giải nghĩa. Gọi 1HS cùng cả lớp chia sẻ
-HS chia sẻ trong nhóm, trước lớp.
*GV KL: Bài này chúng ta đọc với giọng thong thả, rõ ràng. Giọng đọc thay đổi linh hoạt, thể hiện đúng thái độ của Cô – ét – ti là biết lỗi, cầu hòa; Thái độ bực tức của En – ri – cô lúc hiểu lầm và thương bạn, tha thứ cho bạn lúc hiểu ra sự thật.
 - Học sinh tiếp nối đọc từng đoạn trong cả bài.
 * Luyện đọc theo nhóm:
 - Mỗi nhóm 5 học sinh lần lượt đọc từng đoạn trong cả bài.
 - 2 nhóm tiếp nối nhau đọc bài trước lớp.
 - Nhóm khác nghe và chỉnh sửa cho nhau.
3. Tìm hiểu bài (Nhóm-Cả lớp)
Mục tiêu:
 HS nắm được nội dung bài: Phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn
Cách tiến hành:
-GV gọi 1HS đọc 5 câu hỏi trong SGK
-GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm 5 TLCH
-GV gọi 1HS tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.
- 1HS đọc
- HS thảo luận, chia sẻ 
- Vì sao 2 bạn nhỏ giận nhau?
 - Vì Cô- rét- ti vô tình chạm vào khuỷu tay En- ri- cô, làm cây bút của En- ri- cô nguyệch ra 1 đường rất xấu. Hiểu lầm bạn cố ý làm hỏng bài viết của mình, En- ri- cô tức giận và trả thù Cô- rét- ti bằng cách đẩy vào khuỷu tay của bạn.
 - Vì sao En- ri- cô hối hận, muốn xin lỗi Cô- rét- ti?
-Vì En- ri- cô hiểu lầm Cô- rét- ti ?
 - 2 bạn đã làm lành với nhau ra sao?
 - Học sinh trả lời.
 - Bố đã trách En- ri- cô như thế nào?
 - Bố đã trách En- ri- cô là người có lỗi đã không xin lỗi bạn trước lại còn giơ thước doạ đánh bạn.
 - Theo em, mỗi bạn có điểm gì đáng khen?
 + En- ri- cô biết thương bạn khi bạn vất vả, biết hối hận khi có lỗi và biết cảm động trước tình cảm của bạn dành cho mình.
-GV cùng HS chia sẻ nội dung bài.
4. Luyện đọc diễn cảm (Nhóm-Cả lớp)
Mục tiêu: HS đọc diễn cảm đoạn 4,5 trong bài bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. 
Cách tiến hành:
- GV đọc mẫu đoạn 4, 5
- Chia lớp thành nhóm 5HS
- Thi đọc phân vai
- Tuyên dương các nhóm đọc tốt.
 + Cô- rét- ti là người bạn tốt, biết quý trọng tình bạn, biết tha thứ cho bạn khi bạn mắc lỗi, biết chủ động làm lành với bạn.
- Thực hành luyện đọc trong nhóm theo từng vai
- 3 đến 4 nhóm thi đọc.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét.
B/KỂ CHUYỆN
1. Mục tiêu : Giúp học sinh rèn kĩ năng kể chuyện, Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
- Hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện.
2. Cách tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
 a. Hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh
- Giáo viên yêu cầu: Dựa vào các tranh minh hoạ, kể lại từng đoạn của câu chuyện Ai có lỗi
 -Gọi HS đọc yêu cầu của phần kể chuyện.
 - Yêu cầu học sinh đọc phần kể mẫu.
 - 1 học sinh đọc bài.
 - Lớp theo dõi.
 - 1 học sinh tập kể nội dung bức tranh 1.
b. Hướng dẫn HS kể chuyện trước lớp:
 - Chia học sinh thành các nhóm 5 học sinh.
- GV YC HS quan sát lần lượt 5 tranh minh họa 5 đoạn của câu chuyện, nhẩm kể chuyện trong nhóm Chia sẻ trước lớp . 
Lưu ý giọng kể của nhân vật đối với HS M1, M2.(...)
 - Mỗi học sinh kể 1 đoạn trong bài, các học sinh trong nhóm nghe và chỉnh sửa lỗi cho nhau.
 - 1 đến 2 nhóm kể trước lớp theo hình thức tiếp nối, mỗi học sinh trong nhóm kể 1 đoạn kể 1 đoạn chuyện tương ứng với 1 tranh minh hoạ.
 - Lần lượt từng nhóm kể, các học sinh trong lớp nhận xét về nội dung, cách diễn đạt, cách thể hiện của mỗi bạn trong nhóm.
 -GV Tuyên dương học sinh kể tốt.
C/ Vận dụng
- Qua đọc và tìm hiểu câu chuyện, em rút ra được điều gì?
- Đọc những câu chuyện cùng chủ đề.
- Kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
*) Điều chỉnh: ................................................................................................................................................................................................................................................................................
Toán
TRỪ CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (có nhớ một lần)
 I. MỤC TIÊU
 1,Kiến thức: - Biết cách thực hiện phép trừ các số có 3 chữ số (có nhớ một lần ở hàng chục hoặc hàng trăm). 
 2,Kĩ năng: - Vận dụng được vào giải bài toán có lời văn (có một phép tính trừ).
 - Bài tập cần làm: bài 1 (cột 1, 2, 3), bài 2 (cột 1, 2, 3), bài 3.
 3,Thái độ: - Giáo dục HS: Cẩn thận, tự giác khi làm bài, yêu thích môn học
 - Năng lực: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, tư duy và lập luận toán học, giải quyết vấn đề toán học
 II.CHUẨN BỊ :
Đồ dùng: 
- GV: SGK.
- HS: SGK, vở, bảng con.
Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
 - PP: Trực quan, Thực hành – Luyện tập, Động não;...
 - Kĩ thuật: chia nhóm, đặt câu hỏi,..
III .CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động( Cả lớp)
- Chơi trò chơi: “Điền đúng, điền nhanh”
-HS thực hiện theo HD của người quản trò.
-Nhận xét
-GV kết nối với nội dung bài học.
2.Hình thành kiến kiến mới: (Cá nhân-Nhóm-Cả lớp)
Mục tiêu: Biết thực hiện phép trừ có nhớ một lần.
Cách tiến hành:
-GV ghi bảng từng phép trừ, yc HS tự tìm cách thực hiên, chia sẻ trong nhóm.
-Gọi 1HS lên bảng thực hiện, chia sẻ trước lớp.
- GV chốt cách thực hiên.
- Lớp thực hiện vào bảng con, chia sẻ trong nhóm.
-1HS lên bảng thực hiện, chia sẻ trước lớp.
Phép trừ: 432 – 215 = ?
- Giáo viên chốt lại bước tính trên.
-GV nhấn mạnh: Đây là phép trừ có nhớ 1 lần ở hàng chục.
432 – 215 = 217	 
 b. Phép trừ: 627 - 143 =
 - Tiến hành các bước tương tự phần a.
 627 - 143 = 484
? Em có NX gì về 2 phép tính trên?
-GV chốt kiến thức.
- Phép trừ: 432 – 215 = 217 là phép trừ có nhớ 1 lần ở hàng chục.
- Phép trừ: 627 - 143 = 484 là phép trừ có nhớ 1 lần ở hàng trăm.
 3. Luyện tập- thực hành (Cá nhân-Nhóm-Cả lớp)
Mục tiêu: Củng cố cách thực hiện phép tính trừ, giải toán có lời văn.
Cách tiến hành:
Bài 1: (Cá nhân- Cả lớp)
- GV yc HS làm bài cá nhân, 1HS lên bảng thực hiện, chia sẻ trước lớp.
- GV bao quát lớp, giúp đỡ HS M1.
- Giáo viên nhận xét bài của học sinh. 
Bài 1: Tính
-HS làm bài vào bảng con, chia sẻ trước lớp.
 541 422 564 
- 127 - 114 - 215 
 414 308 349 
 Bài 2: (Cá nhân-Cặp đôi)
- GV yc HS làm bài cá nhân, 2HS ngồi cùng bàn chia sẻ cách làm bài.
- GV bao quát lớp, giúp đỡ HS M1.
Bài 2: Tính
-HS làm bài vào vở, chia sẻ theo cặp.
- Chữa bài, đánh giá
- Thảo luận nhóm đôi
- Chia sẻ cách làm cùng bạn
Bài 3: (Cá nhân-Cặp đôi- Cả lớp)
-GV gọi 1HS cùng cả lớp chia sẻ ND bài toán
- Học sinh đọc đề bài.
 - Tổng số tem của 2 bạn là bao nhiêu?
 -Tổng số tem của2 bạn là 335 con tem.
 - Trong đó bạn Bình có bao nhiêu con tem?
 - Trong đó bạn Bình có 128 con tem.
 - Bài toán yêu cầu tìm gì?
 - Tìm số tem của bạn Hoa.
-GV yc HS làm bài cá nhân, 2HS ngồi cùng bàn chia sẻ cách làm bài.
-Gọi 1HS lên bảng thực hiện, chia sẻ trước lớp.
4.Vận dụng
-Về nhà tìm những bài tập có dạng tương tự, làm bài.
- Vận dụng tốt KT đã học để làm bài.
 - HS làm vở Trao đổi Thống nhất
Giải
Bạn Hoa sưu tầm được số tem là:
 335 - 128 = 207 ( tem )
 Đáp số: 207 tem
*) Điều chỉnh: ................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba ngày 15 tháng 9 năm 2020
Chính tả 
Nghe-viết: AI CÓ LỖI?
I.MỤC TIÊU
 1. Kiến thức:
1,Kiến thức:- Nghe - Viết đúng bài chính tả “Cơn giận lắng xuống ... can đảm”; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
2,Kĩ năng:- T×m vµ biÕt ®­îc tõ ng÷ chøa tiÕng cã vÇn uªch/ uyu (BT2) .
- Lµm ®óng BT 3a.
- Thực hiện tốt yêu cầu, rèn kỹ năng viết đúng.
3,Thái độ:- Giúp HS có ý thức rèn chữ viết đẹp.
4, Năng lực: Ngôn ngữ, thẩm mĩ
II.CHUẨN BỊ :
1.Đồ dùng:
-GV: Bảng lớp viết sắn ND bài tập 3a SGK.
- HS: Sách, vở, bảng con, ĐDHT	
2. Phương pháp, kĩ thuật:
- Phương pháp dạy học : Vấn đáp; Quan sát, Thực hành – Luyện tập, Động não;...
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động:(Cả lớp)
- Tổ chức trò chơi: “Ai nhanh ai đúng”
- Học sinh nghe đọc- viết bảng con: ngọt ngào, ngao ngán, hiền lành, chìm nổi, cái liềm.
- GV nhận xét, kết nối với nội dung bài
 2. Hoạt động chuẩn bị viết chính tả: (Cả lớp):
 Mục tiêu: HS nắm được nội d ... ặp đôi hỏi đáp làm bài.
- GV cho HS chia sẻ trước lớp.
GV nhận xét kết luận.
=> Chốt KT: Câu viết theo mẫu Ai là gì? gồm hai bộ phận : bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai( cái gì, con gì) ?, bộ phận trả lời cho câu hỏi là gì ?.
Bài 3: (Cá nhân - Cặp đôi - Lớp)
?/ Bài tập yêu cầu gì ?
?/ Các em cần làm gì để đặt được câu hỏi cho bộ phận câu ?
- GV tổ chức cho HS làm bài cá nhân- trao đổi theo cặp- chia sẻ cả lớp.
GV nhận xét chữa bài.
- Củng cố cấu tạo mẫu câu Ai là gì?.
- HS làm việc cá nhân
- Thảo luận nhóm 4 - Thống nhất KQ
- Đại diện trình bày kết quả thảo luận
+ Các từ chỉ trẻ em: Thiếu niên, nhi đồng, trẻ con, trẻ em, trẻ nhỏ, thiếu nhi,...
+ Chỉ tính nết của trẻ em: hồn nhiên, lễ phép, thật thà,ngây thơ, ngoan ngoãn, vui tươi,...
+ Chỉ tình cảm của trẻ em: yêu quý, chiều chuộng, săn sóc, quý mến, nâng đỡ, nâng niu, chăm bẵm, chăm chút, lo lắng...
- Ghi bài vào vở 
- HS nêu: Gạch 2 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi “ Ai?”, 1 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi “là gì?”
- Thảo luận thống nhất kết quả trong cặp - Điền kết quả vào phiếu (gạch chân) 
- Đại diện cặp trình bày kết quả trước lớp.
 + En-ri-cô là người có lỗi.
+ Ông tôi là thợ gò hàn vào loại giỏi.
+ Dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng.
-`Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in nghiêng.
- .cần xác định bộ phần cần đặt câu hỏi là bộ phận trả lời cho câu hỏi nào.
- HS theo gơi ý của GV tự làm bài cá nhân
- Chia sẻ trong cặp
- Chia sẻ kết quả trước lớp.
a) Con gì là tay bơi giỏi nhất của biển?
b) Trường học là gì?
3. HĐ ứng dụng (3 phút): 
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi:
 + Đặt câu theo mẫu Ai là gì ? để nói về bạn trong lớp.
- HS chơi đặt câu theo mẫu Ai là gì ?
Bạn An là lớp trưởng.
.................
Điều chỉnh :
Mĩ thuật
CHỦ ĐỀ 1: NHỮNG CHỮ CÁI ĐÁNG YÊU (T2)
Âm nhạc
QUỐC CA VIỆT NAM
Tự nhiên và xã hội
BÀI 2: CẦN LÀM GÌ ĐỂ CƠ QUAN HÔ HẤP LUÔN KHỎE MẠNH (Tiết 1)
Toán
TIẾT 9: ÔN TẬP CÁC BẢNG CHIA
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Củng cố kỹ năng thực hành tính trong bảng chia đã học 
- Thực hành chia nhẩm các phép chia có số bị chia là số tròn trăm 
- Giải bài toán có lời văn bằng một phép chia 
- Giáo dục H chăm chỉ học tập.
II. CHUẨN BỊ
Phương pháp: Nêu vấn đề, Thực hành –Luyện tập.
 2.Đồ dùng:
 - GV: Phiếu học tập
 - HS: Bảng con
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY- HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
 1.Hoạt động khởi động ( 3 phút)
 -Trò chơi: “Ai nhanh- Ai đúng” HS tham gia chơi...
 - Giáo viên nhận xét, giới thiệu bài
2.Hoạt động thực hành (30 phút)
 Mục tiêu: Giúp hs nhớ lại các bảng chia đã học ở lớp 2. Thực hành chia nhẩm các phép chia có số bị chia là số tròn trăm,
Cách tiến hành:
* Việc 1: Ôn tập các bảng chia
- GV tổ chức cho HS thi đọc các bảng chia đã học 2,3,4,5.
- Đọc các bảng nhân 
- Tuyên dương bạn thuộc, nhớ bài tốt
 Bài 1:( HS làm miệng ) HS M1, M2
 a. Giáo viên đề nghị trưởng ban học tập tổ chức cho các bạn đọc bảng nhân.
Chú ý : gọi Lan, Sơn, đọc lại bảng chia 4 và chia 5.
- Học sinh thi học thuộc lòng các bảng chia 2; 3; 4; 5.
 - Học sinh nối tiếp nhau làm miệng bài 1 
- GV nhận xét
 Việc 2: Thực hiện chia nhẩm với số tròn trăm:
Bài 2: HS M2
-HS trao đổi tìm cách nhẩm nhanh, chính xác Chia sẻ cách nhẩm trước lớp.
 - Giáo viên hướng dẫn nhẩm.
200 : 2 =?
Nhẩm: 2 trăm : 2 = 1 trăm
 Vậy: 200 : 2 = 100
- Gv chốt 
 - Học sinh nhẩm
a) 400: 2 = 200 b) 800 : 2 = 400
 600: 3 = 200 300 :3 = 100
 400 : 4 =100 800: 4 = 200
- Học sinh nhận xét.
Bài 3: ( Làm phiếu học tập ) HS M3
 - Hướng dẫn HS thực hiện:
 4 x 3 + 10 = 12 + 10 = 22
 - Chấm, chữa bài
 - Chốt cách tính giá trị của biểu thức
- Lớp làm vở phần a, c.
 - Thực hiện phần còn lại
Bài 3: (Làm vở ) 
 - Học sinh đọc đề bài.
 - Giáo viên hướng dẫn phân tích đề.
- Chữa bài, thống nhất các bước giải bài
 - Học sinh trao đổi nhóm đôi
- Hs chia sẻ cách làm trước lớp
-Thống nhất
Giải
 Số cốc trong mỗi hộp có là
24 : 4 = 6 (cái)
 Đ/S: 6 cái cốc
Bài 4: 
 - Học sinh đọc đề bài.
- Trò chơi: Nối đúng, nối nhanh 
-Gv đề nghị trưởng ban học tập tổ chức cho các bạn lên tham gia trò chôi
-Trưởng ban học tập điều hành
-HS tham gia chơi
-Tổng kết trò chơi
-Tuyên dương
-Gv chốt nội dung ...
 3. Hoạt động tiếp nối ( 2 phút)
- HS đọc lại một số phép tính của bảng chia. 
- Về ôn luyện thêm về bảng nhân, chia đã học.
 - Nhận xét tiết học.
- Lắng nghe, ghi nhớ về thực hiện
Tập viết 
TIẾT 2: ÔN CHỮ HOA Ă, Â
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
 - Viết đúng, đẹp chữ viết hoa Ă, Â.
 - Viết đúng, đẹp theo cỡ chữ nhỏ tên riêng Âu Lạc và câu ứng dụng:
"Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng"
 2. Kỹ năng: Học sinh viết đều nét khoảng cách giữa các chữ trong cụm từ.
 3. Giáo dục: Có ý thức luyện viết chữ đẹp.
 II. CHUẨN BỊ 
1.Phương pháp: Phương pháp quan sát; Phương pháp luyện theo mẫu; Thực hành- Luyện tập,..
2.Đồ dùng 
 - Giáo viên:
 + Mẫu chữ hoa Ă, Â.
 + Viết sẵn tên riêng và câu ứng dụng trên bảng lớp:
 - Học sinh: Vở tập viết.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Hoạt động khởi động (3 phút)
- Lớp hát bài “Chữ đẹp nết càng ngoan”
- HS viết
 +) Vừ A Dính 
 +) “ Anh em như thể chân tay
 Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần”.
- Nhận xét học sinh.
-Kết nối với nội dung bài
2.Hoạt động nhận diện đặc điểm và cách viết chữ câu ứng dụng (12phút)
Mục tiêu: Củng cố cách viết chữ hoa A, Ă, L
Cách tiến hành:
 Việc 1.Hướng dẫn viết chữ hoa:
 -. Quan sát và nêu quy trình viết Ă, Â, L hoa:
 - Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào?
 - Có chữ Ă, Â, L.
 - Treo bảng các chữ mẫu.
 - Nhắc lại quy trình viết.
 - Lớp theo dõi.
 - Giáo viên vừa viết mẫu vừa nhắc lại quy trình.
 .-Viết bảng:
 - Giáo viên yêu cầu.
 - 3 học sinh viết bảng lớp.
 - Lớp viết bảng con.
 Việc 2. Hướng dẫn viết từ ứng dụng:
 a. Giới thiệu từ ứng dụng:
 - Học sinh đọc Âu Lạc.
 - Con có biết tại sao từ Âu Lạc lại phải viết hoa không?
 - Giáo viên: Âu Lạc là tên của nước ta dưới thời vua An Dương Vương, đóng đô ở Cổ Loa, nay thuộc Đông Anh, Hà Nội.
 - Học sinh phát biểu ý kiến.
 b. Quan sát và nhận xét:
 - Từ ứng dụng có mấy chữ? Là những chữ nào?
 - Gồm 2 chữ Âu, Lạc.
 - Trong từ ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào?
 - Chữ Â, L cao 2 ly rưỡi, còn lại cao 1 ly.
 - Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào?
 - Bằng 1 con chữ o.
 c. Viết bảng:
 - Giáo viên yêu cầu.
 - 2 học sinh viết bảng lớp.
 - Lớp viết bảng con.
 Việc 3.Hướng dẫn viết câu ứng dụng:
 a. Giới thiệu câu ứng dụng:
 - Học sinh đọc.
 - Giải thích ý nghĩa.
 b. Quan sát và nhận xét.
 - Phân tích độ cao.
 c. Viết bảng:
 - 2 học sinh viết bảng: Ăn khoai, Ăn quả. 
- Học sinh viết bảng con
 - Giáo viên chữa lỗi, nhận xét.
 3. Hoạt động thực hành viết vở tập viết: 17 phút)
Mục tiêu: Rèn kĩ năng viết đúng, viết đẹp
Cách tiến hành: 
- Gv tổ chức co HS viết bài cá nhân
- Giáo viên theo dõi, uốn nắn cho học sinh.
Chú ý Hs viết chữ chưa đẹp em Hoa , 
4. Hoạt động chấm, chữa bài (3phút)
- Giáo viên chấm một số bài, nhận xét.
-HS viết bài vào vở
-HS đổi chéo bài, chia sẻ cách viết 
 5. Hoạt động tiếp nối (1 phút)
-Giao nhiệm vụ
- Nhận xét tiết học
 - Nghe nhận xét, về luyện viết cho đẹp hơn
Chính tả (Nghe viết)
CHƠI CHUYỀN 
 I. MỤC TIÊU:
 - Nghe và viết lại chính xác bài chính tả ; trình bày đúng hình thức bài thơ.
 - Điền đúng các vần ao / oao vào chỗ trống ( BT 2 ).
 - Làm đúng BT ( 3 ) a .
II. CHUẨN BỊ:
1.Phương pháp dạy học : Vấn đáp; Trực quan, Thực hành – Luyện tập, Động não;...
 2.Hình thức tổ chức dạy học: cả lớp, cá nhân, nhóm	
 3.Đồ dùng dạy học:
*GV:
 - Kẻ sẵn bảng chữ cái ( Không ghi nội dung ) để kiểm tra.
 - Bảng phụ viết nội dung bài tập 2.
*HS: Vở , bảng con..
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Hoạt động 1- Khởi động (3 phút):
 - Gọi 3 học sinh lên bảng
- Viết theo giáo viên đọc: lo sợ, rèn luyện, siêng năng.
- Chữa bài, đánh giá.
- Học sinh nhận xét.
 - Giới thiệu bài mới 
 - Học sinh ghi bài.
2.Hoạt động 2- Hướng dẫn viết chính tả (5 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu về đoạn viết, luyện viết những từ ngữ khó, dễ lẫn và biết trình bày đúng hình thức bài thơ.
* Cách tiến hành:
 a. Tìm hiểu nội dung bài thơ:
 - Giáo viên đọc cả bài thơ.
- Một học sinh đọc cả bài thơ.
- Một học sinh đọc khổ thơ 1.
 - Khổ thơ 1 cho em biết điều gì?
- Cho biết cách các bạn chơi chuyền: mắt nhìn, tay chuyền, miệng nói.
- Một học sinh đọc khổ thơ 2.
 - Khổ thơ 2 nói điều gì?
- ý nói chơi chuyền giúp bạn tinh mắt, nhanh nhẹn, có sức dẻo dai để mai này lớn lên làm tốt công việc trong dây chuyền nhà máy.
 b. Hướng dẫn cách trình bày:
 - Bài thơ có mấy dòng?
- Bài thơ có 18 dòng.
 - Mỗi dòng thơ có mấy chữ?
- Mỗi dòng thơ có 3 chữ.
 - Chữ đầu dòng thơ viết như thế nào?
- Chữ đầu dòng thơ viết hoa.
 - Trong bài thơ, những câu thơ nào đặt trong ngoặc kép, vì sao?
- Các câu:“Chuyền chuyền... hai đôi”.
 Vì đó là câu nói của các bạn khi chơi chuyền 
 - Để cho đẹp mắt, khi viết bài này ta nên lùi vào mấy ô?
- Để cho đẹp mắt, khi viết bài này ta nên lùi vào 4 ô.
 c. Hướng dẫn viết từ khó:
 - Trong bài có các từ nào khó, dễ lẫn?
- Học sinh nêu các từ: chuyền, que, lớn lên, dẻo dai, sáng.
 - Giáo viên đọc từ khó.
- 3 học sinh viết bảng. Lớp viết bảng con.
 3.Hoạt động 3- Viết chính tả (15-17 phút):
* Mục tiêu : Giúp học sinh trình bày đúng, đẹp bài thơ, biết tự tự sửa lỗi và nhận xét, sửa lỗi cho bạn.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên đọc chính tả.
- Học sinh viết bài.
 *. Soát lỗi:
 - Giáo viên đọc lại bài 2 lần.
- HS đổi vở cho nhau, dùng bút chì soát lỗi.
 *. Đánh giá, nhận xét bài:6-7 bài
 5.Hoạt động 5- Làm bài tập (5 phút):
* Mục tiêu : Giúp học sinh điền đúng các vần ao / oao vào chỗ trống ( BT 2 ).
* Cách tiến hành:
 Bài 2:
- Một học sinh đọc yêu cầu của bài.
 - Giáo viên nhận xét, sửa lỗi
- 2hs lên bảng làm bài, lớp làm vở .
- Cả lớp đọc đồng thanh:ngọt ngào, mèo kêu ngoao ngoao, ngao ngán.
 Bài 3: Cho học sinh làm phần a.
 - Nhận xét, chữa bài.
- Một học sinh đọc yêu cầu của bài.
- 1 hs lên bảng, lớp làm bài vào vở.
 Lời giải :lành, nổi, liềm.
6.Hoạt động 6- Tiếp nối (2 phút):
 GV nhận xét giờ học.
Tự nhiên và xã hội
BÀI 2: CẦN LÀM GÌ ĐỂ CƠ QUAN HÔ HẤP LUÔN KHỎE MẠNH( Tiết 2)

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_toan_tieng_viet_lop_3_tuan_2_nam_hoc_2020_2021.doc