1. Kiểm tra: Đặt tính và tính.
2352 + 1829 ; 3015 + 927
- Nhận xét đánh giá.
2. Bài mới: a/ Giới thiệu bài.
b/ Bài giảng: Bài tập 1:
*Hướng dẫn cách nhẩm các số tròn nghìn.
GV viết 1000 + 3000 = ?
Nhẩm: 4 nghìn cộng 3 nghìn bằng 7 nghìn.
Vậy 4000 + 3000 = 7000
* Chốt: Cách tính nhẩm số tròn trăm , tròn nghìn.
Bài tập 2: - Gọi học sinh nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS nêu miệng.
- Nêu phép cộng: 6.000 + 500
- GV yc HS tính nhẩm
Giới thiệu 2 cách cộng nhẩm
C1: Số gồm có 6000 và 500 là số 6500
C2: 6000 + 500 = 60 trăm + 5 trăm
= 65 trăm
Vậy 6000 + 500 = 6500
- Củng cố kĩ năng tính nhẩm các số tròn nghìn.
Bài tập 3:
+ Nêu yêu cầu của bài?
+ Nêu cách đặt tính và tính:
4827 + 2634 = ?
Tuần 21 Thứ hai ngày 16 tháng 1 năm 2017 Sáng Tiết 1 Hoạt động tập thể Sinh hoạt dưới cờ HS tập trung tại sân trường tiến hành lễ chào cờ dưới sự chỉ đạo của tổng phụ trách đội. Tiết 2 + 3 tập đọc- kể chuyện Ông tổ nghề thêu I. Mục tiêu: Tập đọc - Rèn kỹ năng đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng các từ ngữ lầu, lọng, lẩm nhẩm, nếm, nặn, chè lan, mỉm cười, lan rộng. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. - Hiểu các từ khó đi sứ, lọng, bức tường, chè lam, nhập tâm, bình an. Hiểu nội dung: Ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học, giàu trí sáng tạo; chỉ bằng quan sát và ghi nhớ đã học được nghề thêu của người Trung Quốc và dạy lại cho nhân dân ta. Trả lời được các câu hỏi trong bài. Kể chuyện - Rèn kỹ năng nói: biết đặt đúng tên cho từng đoạn câu chuyện. HS kể lại được 1 đoạn câu chuyện. Kể tự nhiên, phù hợp nội dung,biết theo dõi bạn kể, nhận xét đánh giá. - Bồi dưỡng lòng tự hào về nghề truyền thống. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh SGK III. Hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ:Yêu cầu HS đọc bài: Chú ở bên Bác Hồ. - GV nhận xét B. Bài mới 1.HĐ1: Luyện đọc a. GVđọc mẫu. - Toàn bài giọng chậm rãi, khoan thai. Nhấn giọng những từ ngữ thể hiện bình tĩnh ung dung, tài trí của Trần Quốc Khái trước thử thách của vua Trung Quốc. b. Luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ. *Đọc nối tiếp từng câu: GV giúp HS phát âm đúng các từ khó đọc. +Dự kiến : lầu, lọng, lẩm nhẩm, nếm, nặn, chè lam, * Đọc từng đoạn trước lớp. - GV nhắc nhở HS cách ngắt nghỉ hơi đúng ( GV treo bảng phụ). VD: Bụng đói / mà không có cơm ăn,/ Trần Quốc Khái lẩm nhẩm đọc ba chữ trên bức trướng, / rồi mỉm cười. // - GV hướng dẫn HS hiểu nghĩa các từ khó: đi sứ, lọng, bức trướng, chè lam, nhập tâm, bình an vô sự, - GV cho HS xem một sản phẩm thêu, giúp các em thấy đây là một nghề tinh xảo đòi hỏi người làm nghề này phải rất chăm chỉ, tỉ mỉ, kiên trì và có óc thẩm mỹ 2 đọc bài và TLCH - HS theo dõi, đọc thầm Học sinh đọc nối tiếp từng câu trong từng đoạn (1–2 lượt). - Luyện phát âm từ khó - HS nối tiếp nhau đọc 5 đoạn. - HS tập ngắt giọng - HS giải nghĩa - HS quan sát, theo dõi * Đọc từng đoạn trong nhóm. * Thi đọc * Đọc đồng thanh toàn bài. HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu bài. + Hồi nhỏ, Trần Quốc Khái ham học như thế nào? + Nhờ chăm học, Trần Quốc Khái đã thành đạt như thế nào? + Khi Trần Quốc Khái đi sứ, Vua Trung Quốc đã nghĩ ra cách gì để thử tài sứ thần Việt Nam? +ở trên lầu cao, Trần Quốc Khái đã làm gì để sống? + Trần Quốc Khái làm gì để không bỏ phí thời gian? + Trần Quốc Khái làm gì để xuống đất bình an vô sự? + Vì sao Trần Quốc Khái được suy tôn là ông tổ nghề thêu? + Nội dung câu chuyện nói điều gì? HĐ3: Luyện đọc lại. a) GV đọc diễn cảm đoạn 3(treo bảng phụ) - Nêu cách đọc hay đoạn 3. Ông bẻ tay tượng phật nếm thử. // Thì ra / hai pho tượng ấy nặn bằng bột chè lam. // Từ đó, / ngày hai bữa, / ông cứ ung dung bẻ dần tượng phật mà ăn. // nhân được nhàn rỗi, / ông mày mò quan sát, / nhớ và nhập tâm cách thêu và làm lọng.// Kể chuyện 1. GV nêu nhiệm vụ: Đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện Ông tổ nghề thêu. Sau đó, tập kể một đoạn của câu chuyện. 2. Hướng dẫn kể chuyện. a) Đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện: - Yêu cầu: Tên ngắn gọn thể hiện đúng nội dung. b) Kể lại một đoạn của câu chuyện. HĐ4: Củng cố dặn dũ : - Qua cõu chuyện em hiểu điều gỡ ? - HS luyện đọc theo nhóm - Thi đọc cá nhân từng đoạn. - Cả lớp đọc +Trần Quốc Khái học cả khi đốn củi, kéo vó tôm. Nhà nghèo, không có đèn để học cậu bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng, lấy ánh sáng đọc sách + Ông đỗ tiến sĩ, trở thành vị quan to trong triều đình. + Vua cho dựng lầu cao, mời Trần Quốc Khái lên chơi, rồi cất thang để xem ông làm thế nào. + Bụng đói không có gì ăn, ông đọc ba chữ trên bức trướng “Phật trong lòng”, hiểu ý người viết, ông bẻ tay tượng phật nếm thử mới biết hai pho tượng được nặn bằng bột chè lam. Từ đó, ngày hai bữa, ông ung dung bẻ dần tượng mà ăn.)(“Phật trong lòng” – tưởng của phật ở trong lòng mỗi người, có ý mách ngầm Trần Quốc Khái: có thể ăn tượng phật) + Ông mày mò quan sát hai cái lọng và bức trướng thêu, nhớ nhập tâm cách thêu trướng và làm lọng. + Ông nhìn những con rơi xòe cánh chao đi chao lại như chiếc lá bay, bèn bắt trước chúng, ôm lọng nhảy xuống đất bình an, vô sự. + Vì ông là người truyền dạy cho dân nghề thêu, nhờ vậy nghề này được lan rộng. + Trần Quốc Khái là người thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo, chỉ bằng quan sát và ghi nhớ nhập tâm đã học được nghề thêu của của người Trung Quốc truyền lại cho dân ta. - 2 HS thi đọc đoạn 3. - 3 HS nối tiếp nhau đọc thi 3 đoạn trong bài. - Cả lớp nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt nhất. - 1 HS đọc cả bài. * HĐ cá nhân ( nhắc lại ). * HĐ nhóm đôi - HS nối tiếp đặt tên cho từng đoạn. Đoạn 1: Cậu bé ham học./ Cậu bé chăm học. / Lòng ham học của cậu bé Trần Quốc Khái. / Tuổi nhỏ của Trần Quốc Khái Đoạn 2: Thử tài. / Vua Trung Quốc thử tài sứ thần Việt Nam. / Đứng trớc thử thách,/ Đoạn 3: Tài trí của Trần Quốc Khái./ Học nghề mới ./ Không bỏ phí thời gian. / Hành động thông minh,/ Đoạn 4: Xuống đất an toàn./ Hạ cánh an toàn./ Vượt qua thử thách./ Sứ thần được nể trọng/ Đoạn 5: Truyền nghề cho dân./ Dạy nghề cho dân./ Người Việt Nam có thêm một nghề mới./ - Mỗi HS chọn một đoạn để kể lại - 5 HS nối tiếp nhau thi kể lại 5 đoạn của câu chuyện + 1HS kể toàn câu chuyện. - Chịu khú học hỏi, ta sẽ học được nhiều điều hay, cú ớch./ Trần Quốc Khỏi thụng minh, cú úc sỏng tạo nờn đó học được nghề thờ, truyền lại cho dõn... Tiết 4 chính tả Nghe viết :Ông tổ nghề thêu I. Mục tiêu: Giúp HS: - Nghe viết trình bày đúng, đẹp một đoạn văn trong truyện “ Ông tổ nghề thêu” từ đầu đến “ triều đình nhà Lê”. - Làm bài tập 2 / a phân biệt tiếng chứa âm đầu tr / ch. Rèn kĩ năng viết đúng chính tả, trình bày sạch đẹp. - Xây dựng nền nếp VSCĐ. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ viết bài tập 2, bảng con. III. Các hoạt động dạy- học: A.Kiểm tra: Đọc cho HS viết: liênlạc, xao xuyến, sáng suốt, xăng dầu, sắc nhọn - Nhận xét, tuyên dương HS viết tốt. B. Bài mới: 1) Giới thiệu bài. 2) Hướng dẫn nghe - viết: a) Chuẩn bị: - GV đọc bài chính tả, hỏi HS: + Nêu nội dung của đoạn viết? + Tìm các tên riêng trong bài? + Nêu cách viết các tên riêng đó ? - Viết tiếng khó. b) Đọc bài chính tả cho HS viết bài. c) Nhận xét, chữa bài (5 - 7 bài) 3. Bài tập. Bài tập 2: GV treo bảng phụ. a) Nêu yêu cầu của bài? - GV nhận xét chữa bài và chốt KQ đúng. Thứ tự từ cần điền là: chăm chỉ, trở thành, trong triều, trước, xử trí, làm cho, kính trọng, nhanh trí, truyền lại cho nhân dân. b) HS đọc yêu cầu đ làm SGK.( HS làm thêm) - Học sinh đọc bài làm đ lớp + GV nhận xét, chữa. Đáp án: Từ nhỏ, đã nổi tiếng, 26 tuổi, đỗ tiến sĩ, hiểu rộng, cần mẫn, lịch sử, cả thơ lẫn văn xuôi, của. C. Củng cố - dặn dò: + Nêu lại nội dung của đoạn viết? - Nhận xét bài hs. Dặn chuẩn bị bài sau. - Cả lớp viết bảng con. - 1HS đọc lại, lớp theo dõi SGK. - HS nêu: Đoạn văn giới thiệu sơ lược về Trần Quốc Khái. - HS nêu: Trần Quốc Khái, Lê - HS viết ra bảng con: Trần Quốc Khái, kéo, triều đình, lấy. - HS viết bài vào vở. - HS soát lỗi bằng chì. - HS làm vở bài tập, nêu miệng kết quả làm bài. Lớp nhận xét. - HS đọc lại bài đã điền từ. - HS đọc yêu cầu đ làm SGK. - Học sinh đọc bài làm đ lớp + Nhận xét, chữa. - HS nêu lại. ______________________________________ Chiều tiết 2 tiếng việt(TT) Luyện đọc: Người trí thức yêu nước I. Mục tiêu: - Đọc đúng: nấm pê-ni-xi-lin, hoành hành, tận tuỵ. Đọc trôi chảy toàn bài, thể hiện ngắt nghỉ hơi đúng giữa các dấu câu và các cụm từ, giọng đọc phù hợp với nội dung của từng đoạn. - Hiểu từ: trí thức, khổ công. - Học sinh hiểu được bác sĩ Đặng Văn Ngữ là người đã hiến dâng cả đời mình cho sự nghiệp khoa học và sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. II. Đồ dùng: - Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần luyện đọc. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ. - Yêu cầu đọc bài: Bàn tay cô giáo. - Giáo viên nhận xét đánh giá. B. Bài mới. 1. Giới thiệu bài, ghi bảng 2. Bài giảng *. HĐ1: Hướng dẫn luyện đọc - Giáo viên đọc mẫu. - Cho học sinh đọc nối tiếp câu. - Giáo viên sửa phát âm cho học sinh. - Cho học sinh đọc nối tiếp đoạn và giải nghĩa từ khó. Giáo viên nhận xét uốn nắn. - Đọc từng đoạn trong nhóm. - Luyện đọc đồng thanh. *. HĐ2:Hướng dẫn tìm hiểu bài - 1 em đọc toàn bài. -Tìm chi tiết nói lên tinh thần yêu nước của bác sĩ Đặng Văn Ngữ. -Tìm chi tiết cho thấy ông là người dũng cảm? - Ông đã có đóng góp gì trong cuộc chiến? - Em hiểu điều gì qua câu chuyện? *. HĐ3: Luyện đọc lại bài. - Giáo viên đọc mẫu lần 2. - Hướng dẫn đọc nâng cao. - 2 em đọc và trả lời câu hỏi, lớp nhận xét. - Học sinh nghe, đọc nhẩm theo. - Học sinh đọc nối tiếp câu. - Luyện đọc từ khó: nấm pê-ni-xi-lin, hoành hành, tận tuỵ - HS luyện đọc nối tiếp đoạn - Đọc theo nhóm 4. - Cả lớp đọc - ... rời Nhật về nước, ... - Ông đã tiêm thử lên mình những liều thuốc đầu tiên. - Tìm ra thuốc chữa cho bộ đội. - Học sinh trả lời. - Đọc lại bài (3 - 5 em). - Luyện đọc nâng cao. C. Củng cố - dặn dò: - Em thấy ông Đặng Văn Ngữ là người thế nào? - Nhận xét tiết học. __________________________________________ Tiết 2 toán Luyện tập ( Trang 103) I. Mục tiêu: Giúp HS: -Biết cộng nhẩm các số tròn nghìn, tròn trăm có 4 chữ số.Làm được các BT 1,2,3, 4 - Củng cố về thực hiện phép cộng các số có 4 chữ số và giải bài toán bằng 2 phép tính. Vận dụng trong thực tế. * HS học tốt ngoài những yêu cầu trên , biết giải bài 3 bằng 2 cách , nêu rõ cách xác định trung điểm của đoạn thẳng - Có ý thức tích cực học tập. II. Chuẩn bị: - Phấn màu Hoạt động dạy: 1. Kiểm tra: Đặt tính và tính. 2352 + 1829 ; 3015 + 927 - Nhận xét đánh giá. 2. Bài mới : a/ Giới thiệu bài. b/ Bài giảng: Bài tập 1: *Hướng dẫn cách nhẩm các số tròn nghìn. GV viết 1000 + 3000 = ? Nhẩm: 4 nghìn cộng 3 nghìn bằng 7 nghìn. Vậy 4000 + 3000 = 7000 * Chốt: Cách tính nhẩm số tròn trăm , tròn nghìn. Bài tập 2: - Gọi học sinh nêu yêu cầu. - Yêu cầu HS nêu miệng. - Nêu phép cộng: 6.000 + 500 - GV yc HS tính nhẩm Giới thiệu 2 cách cộng nhẩm C1: Số gồm có 6000 và 500 là số 6500 C2: 6000 + 500 = 60 trăm + 5 trăm = 65 ... bài? + Nêu các bước giải bài toán? Bước 1:Tìm đội đó trồng thêm được bao nhiêu cây. Bước 2: Tìm đội đó trồng được tất cả bao nhiêu cây. - HS làm vào vở.Yêu cầu HS lên bảng làm bài. - Chấm chữa bài. Bài tập 4: - Nêu yêu cầu của bài. - Yêu cầu HS làm bài bảng con. - Nêu cách kiểm tra lại kết quả. Nhận xét. + Muốn tỡm số hạng chưa biết ta làm thế nào ? Bài tập 5: yêu cầu HS lấy bộ đồ dùng 2 em một nhóm xếp hình. 3. Củng cố, dặn dò: + Nêu cách so sánh hai số? - Nhận xét tiết học. Dặn chuẩn bị bài sau. - 2 học sinh nêu, lớp nhận xét. - 3 em lên bảng, lớp làm bảng con. 5200 + 400 = 5600 5600 - 400 = 5200 6300 + 500 = 6800 4000 + 3000 = 7000 7000 - 4000 = 3000 7000 - 3000 = 4000 - Nờu lại cỏch nhẩm cỏc số trũn nghỡn - Hai em lờn bảng đặt tớnh và tớnh, lớp bổ sung. Lớp làm bảng con a/ 6924 5718 b/ 8493 4380 +1536 + 636 - 3667 - 729 8460 6354 4826 3651 - HS đọc đầu bài, phân tích và giải vào vở. - Nhận xét chữa bài. Bài giải Đội đó trồng thêm được số cây là: 948 : 3 = 316 ( cây) Đội đó trồng được tất cả số cây là: 948 + 316 = 1264 ( cây) Đáp số : 1264 cây - HS nêu: tìm x. - HS thực hiện bảng con. - 2 em lên bảng làm bảng lớp. a/ x + 1909 = 2050 x = 2050 – 1909 x = 141 b/ x – 586 = 3705 x = 3705 + 586 x = 4291 HS nêu. - HS làm nhóm đôi. - HS nêu lại cách so sánh 2 số. __________________________________________________________________ Thứ sáu ngày 20 tháng 1 năm 2017 Sáng tiết 1 tập làm văn Nói về tri thức. Nghe kể - Nâng niu từng hạt giống I. Mục tiêu: - HS biết quan sát tranh, nói đúng về những tri thức vẽ trong tranh và công việc họ đang làm ( BT 1). - Nghe kể câu chuyện Nâng niu từng hạt giống. Nhớ nội dung kể lại đúng, tự nhiên câu chuyện. ( BT 2) - Giáo dục học sinh yêu tích cực học tập. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh SGK III. Hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra: + Báo cáo hoạt động của tổ trong tháng 1. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới. a. Giới thiệu bài. Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. b. Hướng dẫn làm bài tập. Bài tập1: - Cho học sinh nêu yêu cầu của bài. - Yêu cầu HS quan sát tranh. + Nêu bức tranh đó có những ai, họ làm việc gì ? - Yêu cầu HS tập nói 1 vài câu về 1 trong 4 bức tranh ấy. Bài tập 2: - Nêu yêu cầu của bài. - GV kể chuyện Nâng niu hạt giống. - GV cho HS quan sát tranh và nghe cô kể. - Gọi 2 HS đọc lại nội dung câu chuyện. + Viện nghiên cứu nhận được quà gì ? + Vì sao ông Lương Đình Của không đem gieo ngay cả 10 hạt giống ? + Ông đã làm gì để bảo vệ giống lúa ? - GV kể lại 2 lần.Gọi HS kể chuyện. - GV gọi 4 em lên thi kể. - Lớp bình chọn, nhận xét. 3- Củng cố, dặn dò: + Câu chuyện giúp em hiểu điều gì về nhà nông học Lương Đình Của ? - Nhận xét tuyên dương những em tích cực học tập. Dặn chuẩn bị bài sau. - Vài HS đọc lại báo cáo đã lập. - Lớp nhận xét đánh giá. - HS theo dõi. - 1 HS đọc yêu cầu của bài. Tranh 1: Bác sĩ đang chữa bệnh. Tranh 2: 3 người trí thức là kĩ sư. Tranh 3: Là cô giáo đang dạy học. Tranh 4: Là những nhà nghiên cứu thí nghiệm. - HS theo dõi, đọc và nêu yêu cầu. - HS quan sát tranh và nghe cô kể. + Viện nghiên cứu nhận được 10 hạt giống. + Vì lúc đó trời rét. - HS nêu. - HS kể lại. - Lớp nhận xét bổ sung. + HS nêu lại. ______________________________________________ tiết 2 toán Tháng - Năm I. Mục tiêu: - Làm quen với các đơn vị đo thời gian: tháng, năm. Biết đợc một năm có 12 tháng. - Biết gọi tên các tháng trong một năm. - Biết số ngày trong từng tháng. - Biết xem lịch (tờ lịch tháng, năm). HS học tốt : Ngoài những yêu cầu trên,biết xem lịch thành thạo , tính thời gian II. Đồ dùng: Tờ lịch năm 2012 III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: Tìm x x + 1909 = 2050 x - 586 = 3705 8462 - x = 762 B. Bài mới: 1.HĐ1: Giới thiệu các tháng trong năm và số ngày trong từng tháng. a. Giới thiệu tên gọi các tháng trong năm. - Treo tờ lịch năm 2005 lờn bảng và giới thiệu. - Đõy là tờ lịch năm 2005 . Lịch ghi cỏc thỏng trong năm 2005 và cỏc ngày trong mỗi thỏng. - Yờu cầu HS quan sỏt tờ lịch năm 2005 trong sỏch giỏo khoa và TLCH: + Một năm cú bao nhiờu thỏng ? + Đú là những thỏng nào ? - Giỏo viờn ghi tờn cỏc thỏng lờn bảng - Mời hai học sinh đọc lại. - GV giới thiệu: Trên tờ lịch, tên các tháng thường được viết bằng số, chẳng hạn, "tháng Một" viết là "Tháng 1". b. Giới thiệu số ngày trong từng tháng. + Tháng 1 có bao nhiêu ngày? +Tháng 2 có bao nhiêu ngày? ...Tháng 12 có bao nhiêu ngày?(31 ngày) - GV HD HS cách nhớ số ngày trong tháng + Các tháng 1, 3, 5, 7 có 31 ngày (cách 1 tháng lại đến tháng có có 31 ngày tính từ tháng 1). Tháng 8 có 31 ngày sau đó cứ cách 1 tháng lại đến tháng 31 ngày (tháng 8, 10, 12 đều có 31 ngày). - GV HD HS số ngày của tháng 2 năm thường và năm nhuận. Giới thiệu: năm nhuận có 366 ngày năm thường có 365 ngày - GV HD HS cách tính số ngày trong tháng bằng nắm tay 2.Hoạt động 2: Thực hành: Bài 1: - GV nêu yêu cầu của BT. - Gọi 1 số HS trả lời miệng. * Củng cố về số ngày trong mỗi tháng Bài 2: * Củng cố về số ngày trong tháng 8. - GV cho HS quan sát tờ lịch năm 2015. * Chốt : Cách xem lịch - 3 HS lên bảng, lớp làm bảng con * HĐ nhóm 4. + 12 tháng: Tháng Một, tháng Hai, tháng Ba, tháng T, tháng Năm, tháng Sáu, tháng Bảy, tháng Tám, tháng Chín, tháng Mười, tháng Mười Một, tháng Mười Hai. - 31 ngày. - 28 ngày - 31 ngày - HS ghi nhớ + Tháng 2 năm thường chỉ có 28 ngày nhưng vào năm nhuận sẽ có 29 ngày (4 năm thường đ 1 năm nhuận). - Quy tắc nắm đấm: tính từ trái qua phải: chỗ lồi của đốt xương ngón tay chỉ tháng có 31 ngày, chỗ lõm giữa hai chỗ lồi đó chỉ tháng có 28 hoặc 29 ngày (tháng 2), hoặc 30 ngày (tháng 4, 6, 9, 11). * HĐ cả lớp ( làm miệng). * HĐ nhóm đôi. - Một em nờu yờu cầu bài. - Cả lớp tự làm bài. - 3HS nờu miệng kết quả, lớp nhận xột bổ sung. Thỏng này là thỏng 1. Thỏng sau là thỏng 2 Thỏng 1 cú 31 ngày. Thỏng 3 cú 31 ngày Thỏng 6 cú 30 ngày. Thỏng 7 cú 31 ngày Thỏng 10 cú 31 ngày. Thỏng 11 cú 30 ngày + Ngày 19 tháng 8 là thứ sáu + Ngày cuối cùng của tháng 8 là thứ tư + Tháng 8 có 4 ngày chủ nhật + Chủ nhật cuối cùng của tháng 8 là ngày 28. C.Củng cố - dặn dò: - Một năm có bao nhiêu tháng? - Tháng 2 thường có bao nhiêu ngày? - Nhận xét giờ học. ___________________________________________ chiều tiết 2 toán( tt) Luyện tập chung I. Mục tiêu: - Củng cố về cộng trừ các số trong phạm vi 10 000. về tìm thành phần chưa biết. HS đại trà làm bài 1,2,3. HSG làm thêm cách 2 bài 1, làm thêm bài 4. - Rèn kĩ năng đặt tinh, giải toán bằng hai phép tính. - HS tích cực chủ động trong học tập. II. Đồ dùng dạy học - Bài tập III.Các hoạt động dạy- học. 1. Kiểm tra: - Gọi 3 HS nêu miệng cách tìm số bị trừ, số trừ, số hạng. 2. Bài mới: a/ Giới thiệu bài. b/ Bài giảng: Bài tập 1: Một cửa hàng xăng dầu buổi sáng bán được 648 lít xăng. Buổi chiều bán được gấp 2 lần buổi sáng. Hỏi cả ngày hôm đó bán được bao nhiêu lít xăng? ( giải 2 cách) Cách 2: Gợi ý HS vẽ sơ đồ. Buổi sáng: 648 l ? lít xăng Buổi chiều: Cả ngày bán được gấp 3 lần số lít dầu bán ở buổi sáng.Vậy cả ngày bán được số lít xăng là: 648 x 3 = 1944 (lít xăng) Đáp số : 1944 lít xăng Bài tập 2: Một cửa hàng buổi sáng bán được 2368 gói kẹo. Buổi chiều bán được nhiều hơn buổi sáng 429 gói kẹo. Hỏi cả ngày hôm đó bán được bao nhiêu gói kẹo? Bài tập 3: Điền số thích hợp vào * + a) 64*0 b) 7 5 * 3 **72 5 * * 4 190* 1 7 3 * Bài 4: Cho một số chẵn có 3 chữ số và một số lẻ có 2 chữ số. - Tổng nhỏ nhất của 2 số này bằng bao nhiêu? - Hiệu lớn nhất của chúng là bao nhiêu? - Hớng dẫn : + Tổng của hai số là nhỏ nhất khi nào?cả hai đều là nhỏ nhất. + Hiệu của hai số lớn nhất khi nào? 3. Củng cố, dặn dò: + Nêu các bước cần thiết khi thực hiện phép cộng trừ các số có 4 chữ số? - Nhận xét giờ học. Dặn chuẩn bị bài sau. - HS làm bài, 2 HS lên chữa bài. Cách 1: Buổi chiều bán được số lít xăng là: 648 x 2 = 1296 ( lít xăng) Cả ngày hôm đó bán được số lít xăng là: 1296 + 648 = 1944 ( lít xăng) Đáp số : 1944 lít xăng - HS làm bài, 1 HS lên chữa bài. - HS làm bài, 2 HS lên chữa bài. - Lớp nhận xét chữa bài. - 2 HS lên bảng làm, nêu cách làm. a) Hàng đơn vị: 10 - 2 = 8 viết 8 nhớ 1 Hàng chục:7 thêm 1bằng 8.vậy8-8 = 0 Hàng trăm:14 - 5 = 9 viết 9 nhớ 1 Hàng nghìn: 6 - 4 - 1 = 1 b) HS tự nêu - Tổng của hai số là nhỏ nhất khi cả hai số đều là nhỏ nhất. - Hiệu của hai số lớn nhất khi số bị trừ lớn nhất và số trừ nhỏ nhất. Nêu ______________________________________________ tiết 3 hoạt động tập thể Sinh hoạt lớp I. Mục tiêu: - Học sinh nắm được ưu nhược điểm của tuần 21. Từ đó có phương hướng cho tuần sau. - Nghe phương hướng tuần sau.Tiếp tục rèn luyện nền nếp và nội quy của trường, lớp. - Giáo dục ý thức tích cực học tập,và tự quản. II. Nội dung sinh hoạt: GV hướng dẫn lớp trưởng điều khiển buổi sinh hoạt. 1. Các tổ trưởng báo cáo tình hình của tổ. - Về nề nếp đạo đức, về học tập, về lao động vệ sinh. 2. CTHĐTQ nhận xét. 3. GV chủ nhiệm nhận xét. Tuyên dương. Nhắc nhở: 4. Phương hướng tuần tới: Giáo viên nêu phương hướng. Thi đua học tập chào mừng xuân mới. Hưởng ứng tết trồng cây mùa xuân do nhà trường phát động. - Phát huy các ưu điểm, khắc phục tồn tại vươn lên. Duy trì sĩ số, tiếp tục thực hiện tốt nội quy trường, lớp. 5. Văn nghệ: Lớp phó phụ trách văn nghệ. Hát về Đảng, Bác Hồ. Kể chuyện đạo đức Bác Hồ. ___________________________________________________________________ Kí duyệt ngày ... tháng 1 năm 2017 ..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: