Giáo án Tổng hợp bài dạy Lớp 3 - Tuần 21

Giáo án Tổng hợp bài dạy Lớp 3 - Tuần 21

* Hoạt động 1: Thảo luận nhóm.

- Mục tiêu: Giúp HS biết được một số biểu hiện tôn trọng đối với khách nước ngoài.

* Cách tiến hành:

- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS quan sát các tranh SGK và thảo luận, nhận xét về cử chỉ, thái độ, nét mặt của các bản nhỏ trong các tranh khi gặp gỡ, tiếp xúc với khách nước ngoài.

- GV chia lớp thành 3 nhóm cho HS thảo luận câu hỏi:(3).

- GV lắng nghe ý kiến và chốt lại:

=> Các bức tranh vẽ các bạn nhỏ đang gặp gỡ, trò chuyện với khách nước ngoài

doc 38 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 417Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp bài dạy Lớp 3 - Tuần 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 17 tháng 01 năm 2011
Đạo đức.
Tiết 21:	 Tôn trọng khách nước ngoài (T1)
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số biểu hiện của việc tôn trọng khách nước ngoài phù hợp với lứa tuổi .
- HS tôn trọng , niềm nở , lịch sự với khách nước ngoài.
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin, tự trọng khi tiếp xúc với khách nước ngoài.
II. Chuẩn bị:
* GV: Phiếu thảo luận nhóm.
	* HS: VBT Đạo đức3.
III. Các hoạt động dạy - học:
Các bước
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định:1’ 
2.Bài cũ:2’ 
3.Bài mới:28’
4.Củng cố:2’
5. Dặn dò:2’
- Hát. 
Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế (T2). 
- Gọi 2 HS làm bài tập 3.
- Gọi 1 HS đọc ghi nhớ.
- GV nhận xét – tuyên dương.
- Giới thiiệu bài – ghi tựa bài: 
 Ngày càng có nhiều khách từ các nước khác nhau đến làm việc hoặc du lịch, tìm hiểu về đất nước và con người VN. Vậy chúng ta phải tiếp đón và đối xử với họ như thế nào?
* Hoạt động 1: Thảo luận nhóm.
- Mục tiêu: Giúp HS biết được một số biểu hiện tôn trọng đối với khách nước ngoài.
* Cách tiến hành:
- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS quan sát các tranh SGK và thảo luận, nhận xét về cử chỉ, thái độ, nét mặt của các bản nhỏ trong các tranh khi gặp gỡ, tiếp xúc với khách nước ngoài.
- GV chia lớp thành 3 nhóm cho HS thảo luận câu hỏi:(3’).
- GV lắng nghe ý kiến và chốt lại:
=> Các bức tranh vẽ các bạn nhỏ đang gặp gỡ, trò chuyện với khách nước ngoài. Thái độ, cử chỉ của các bạn rất vui vẻ, tự nhiện, tự tin. Điều đó biểu lộ lòng tự trọng, mến khách của người VN. Chúng ta cần tôn trọng khách nước ngoài.
* Hoạt động 2: Phân tích truyện.
- Mục tiêu: Giúp HS biết các hành vi thể hiện tình cảm thân thiện, mến khách của thiếu nhi VN với khách nước ngoài.
 HS biết thêm một số biểu hiện của lòng tôn trọng, mến khách và ý nghĩa của việc làm đó.
* Cách tiến hành:
- GV đọc truyện Cậu bé tốt bụng.
- GV chia HS thành các nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận theo các câu hỏi (3’).
 + Khi thấy ông khách nước ngoài lo lắng, bạn nhỏ đã làm gì?
 + Việc làm của các bạn nhỏ thể hiện tình cảm gì với người khách nước ngoài?
 + Theo em, người khách nước ngoài sẽ nghĩ như thế nào về cậu bé VN?
 + Em có suy nghĩ gì về việc làm của bạn nhỏ trong truyện?
 + Em nên làm những việc gì thể hiện sự tôn trọng với khách nước ngoài?
- GV nhận xét chốt lại.
=> Đối với khách nước ngoài, chúng ta cần tôn trọng và giúp đỡ họ khi cần.
* Hoạt động 3: Nhận xét hành vi.
- Mục tiêu: Giúp HS biết nhận xét những hành vi nên làm khi tiếp xúc với người nước ngoài và hiểu quyền được giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc mình.
* Cách tiến hành:
- GV chia nhóm, phát phiếu bài tập cho các nhóm, yêu cầu thảo luận nhận xét, giải thích lí do(mỗi nhóm một tình huống).
 * Tình huống 1: Nhìn thấy một nhóm khách nước ngoài đến thăm khu di tích lịch sử, bạn Tường vừa chỉ trỏ vừa nói: “ Trông bà kia mặc quần áo buồn cười chưa, dài lượt thượt lại còn che kín mặt nữa; còn đứa bé kia da đen sì, tóc lại xoăn tít”. Bạn Vân cũng phụ họa theo: “ Tiếng họ nói nghe buồn cười nhỉ!”.
 * Tình huống 2: Một người nước ngoài đang ngồi trong tàu hỏa nhìn qua cửa sổ. Ông có vẻ buồn vì không thể nói chuyện với ai. Đạo tò mò đến gần ông và hỏi chuyện với vốn tiếng Anh ít ỏi của mình. Cậu hỏi về đất nước ông, về cuộc sống của những trẻ em ở đất nước ông và kể cho ông nghe về ngôi trường nhỏ bé, xinh đẹp của cậu. Hai người vui vẻ trò chuyện dù ngôn ngữ đôi lúc bất đồng phải dùng điệu bộ, cử chỉ để giải thích thêm.
- GV nhận xét, chốt lại:
=> Chúng ta tôn trọng, giúo đỡ khách nước ngoài vì điều đóù thể hiện sự mến khách, tinh thần đoàn kết với những người bạn muốn tìm hiểu giao lưu với đất nước ta.
- GV yêu cầu 3 HS nêu lại 3 phần kết luận.
- Về làm bài tập.
- Chuẩn bị bài:Tôn trọng khách nước ngoài (TT).
- Nhận xét bài học - tuyên dương HS tích cực phát biêu.
- Hát.
- 2 HS làm BT 3.
- 1 HS đọc ghi nhớ, cả lớp theo dõi.
- HS nhận xét.
- Lắng nghe. 
- HS lắng nghe quan sát.
- 3 nhóm cho HS thảo luận.
- Các nhóm trình bày kết quả công việc. Các nhóm khác trao đổi và bổ sung ý kiến.
- 2 HS nhắc lại.
- HS quan sát trong VBT.
- HS thảo luận cặp đôi.
- Đại diện của nhóm lên trả lời.
 + Em chào, cười thân thiện, chỉ đường nếu họ nhờ giúp đỡ.
 + Việc làm của các bạn nhỏ thể hiện sự tôn trọng, lòng mến khách của các em
 + Lễ phép, tôn trọng,
 + Thể hiện tình đoàn kết, lòng mến khách
 + Gặp khách nước ngoài em cần vui vẻ đón chào, tôn trọng, giúp đỡ khi gặp khó khăn.
- Các nhóm khác lắng nghe, bổ sung ý kiến, nhận xét.
- 2 HS nhắc lại.
- Từng cặp HS thảo luận và hoàn thành phiếu bài tập.
- Đại diện các nhóm trình bày.
 + Chê bai trang phục, ngôn ngữ của dân tộc khác là một điều không nên . Mỗi dân tộc có quyền giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Tiếng nói, trang phục, văn hóa của các dân tộc đều cần được tôn trọng như nhau.
 + Trẻ em VN cần cởi mở, tự tin khi tiếp xúc với khách nước ngoài để họ thêm về đất nước mình, thấy được lòng hiếu khách, sự thân thiện, an toàn trên đất nước chúng ta.
- HS nhận xét.
- 2 HS nhắc lại.
- 3 HS nêu.
- Lắng nghe.
- Xem bài ở nhà.
- Theo dõi.
	--------------------------------------------------------------
 Tập đọc - Kể chuyện.
Tiết 61 + 62:	 Ông tổ nghề thêu.
I. Mục tiêu:
 A. Tập đọc.
 - Biết ngắt ,nghĩ hơi đúng sau các dấu câu , giữa các cụm từ .
 - Nắm được nghĩa của các từ ngữ trong bài: đi sứ, lộng, bức trướng, chè lam, nhập tâm, bình an vô sự.
 - Hiểu nội dung câu chuyện : Ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo ( trả lời được các câu hỏi trong SGK).
 B. Kể Chuyện.
 - Kể lại được một đoạn của câu chuyện .
 - HS khá ,giỏi biết đặt tên cho từng đoạn câu chuyện .
II. Chuẩn bị:
* GV: Tranh minh họa bài học trong SGK.
 Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
	* HS: Đọc và trả lời câu hỏi của bài trước ở nhà, SGK,û.
III. Các hoạt động dạy - học:
Các bước
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định:1’ 
2.Bài cũ:4’ 
3.Bài mới:50’
4.Củng cố:3’
5. Dặn dò:2’
- Hát.
Chú ở bên Bác Hồ.
- GV gọi 3 HS đọc bài HTL và trả lời các câu hỏi.
 + Những câu nào cho thấy Nga rất mong nhớ chú?
 + Khi Nga nhắc đến chú , thái độ ba và mẹ ra sao?
 + Em hiểu câu nói của ba bạn Nga như thế nào?
- GV nhận xét – ghi diểm .
- GV nhận xét bài cũ.
- Giới thiiệu bài – ghi tựa bài:
 Tiết học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu được nhiều điều lí thú về sự lao động và óc sáng tạocủa con người.
* Luyện đọc.
- GV đọc mẫu bài văn.
- GV đọc diễm cảm toàn bài. Giọng chậm rãi, khoan thai. Nhấn giọng những từ ngữ thể hiện sự bình tĩnh, ung dung, tài trí của Trần Quốc Khái trước thử thách của vua Trung Quốc.
- GV cho HS xem tranh minh họa.
GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ.
- GV mời HS đọc từng câu.
- GV mời HS đọc từng đoạn trước lớp.
- GV mời HS tiếp nối nhau đọc 5 đoạn trong bài.
- GV mời HS giải thích từ mới SGK.
- GV cho HS đọc từng đoạn trong nhóm.
 - Đọc từng đoạn trước lớp.
 - Cả lớp đọc đồng thanh cả bài.
* Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
 + Hồi nhỏ, Trần Quốc Khái ham học như thế nào ?
 + Nhờ chăm chỉ học tập, Trần Quốc Khái đã thành đạt thế nào?
- GV mời HS đọc thành tiếng đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
 + Trần Quốc Khái đi sứ Trung Quốc, vua Trung Quốc đã nghĩ ra cách gì để thử tài sứ thần Việt Nam?
- GV mời 2 HS đọc các đoạn 3, 4. Trả lời câu hỏi.
 + Ở trên lầu cao, Trần Quốc Khái đã làm gì để sống?
 + Trần Quốc Khái đã làm gì để xuống đất bình an vô sự?
* Luyện đọc lại.
- GV đọc diễn cảm đoạn 3.
- GV cho 4 HS thi đọc đoạn 3 trước lớp .
- GV yêu cầu 5 HS tiếp nối nhau thi đọc 5 đoạn của bài.
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt.
* Kể chuyện.
a. Đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện.
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu của bài tập và mẫu.
- GV nhắc nhở các em đặt tên ngắn ngọn, thể hiện đúng nội dung.
- Sau đó GV mời HS tiếp nối nhau đặt tên cho đoạn 1.
- Tiếp tục GV mời HS đặt tên cho các đoạn 2, 3, 4, 5.
- GV nhận xét chốt lại:
 + Đoạn 1: Cậu bé ham học ; Cậu bé chăm học ; Lòng ham học của Trần Quốc Khái.
 + Đoạn 2: Thử tài, Vua Trung Quốc thử tài sứ thần Việt Nam ; Thử tài sứ thần nước Việt ; Đứng trước thử thách.
 + Đoạn 3: Học được nghề mới ; tài trí của Trần Quốc Khái
 + Đoạn 4: Xuống đất an toàn, Hạ cánh an toàn
 + Đoạn 5: Truyền nghề cho dân ; Dạy nghề thêu cho dân.
- GV mời 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm kể hay, tốt.
b. Kể lại một đoạn của câu chuyện.
- GV yêu cầu mỗi HS chọn 1 đoạn để kể lại chuyện.
- GV mời 5 HS tiếp nối nhau thi kể 5 đoạn của câu chuyện
- GV nhận xét bạn kể tốt.
 + Nội dung câu chuyện nói lên điều gì ? 
- GV nhận xét.
- Về luyện đọc lại câu chuyện.
- Chuẩn bị bài: Bàn tay cô giáo.
- Nhận xét bài học – tuyên dương HS đọc trôi chảy, ngắt nghỉ đúng.
- Hát.
- 3 HS đọc bài HTL và trả lời các câu hỏi. Cả lớp theo dõi.
 + Chú Nga đi bộ đội Đắk Lắk.
 + ...  GV ghi lên bảng: tháng Một có 31 ngày.
 + Tháng Hai có bao nhiêu ngày?
- GV đặt câu hỏi cho HS trả lời đến tháng 12.
- GV mời một số HS nhắc lại số ngày trong từng tháng.
- Lưu ý : 
 + Tháng 2 có 28 hoặc 29 ngày.
 + Các tháng khác mỗi tháng có 30 hoặc 31 ngày.
 + GV hướng dẫn HS nắm bàn tay thành nắm đấm để trước mặt rồi tính từ trái sang phải.
 Bài tập 1: Trả lời các câu hỏi sau:
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- Yêu cầu cả lớp làm vào tập(3’).
- GV mời HS lên bảng làm .
- GV nhận xét, chốt lại. 
 Bài tập 2 : Đây là tờ lịch tháng 8 năm 2010
- Mời HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV phát lịch cho HS làm bài .
- Yêu cầu HS tự làm vào tập(3’). 
- GV nhận xét, chốt lại.
- GV yêu cầu .
- GV nhận xét - tuyên dương .
- Tập làm lại bài.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập. 
- Nhận xét tiết học - tuyên dương HS chú ý, hiểu bài và làm đúng BT.
Hát
-2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm nháp.
 5648 3986 
 - 2467 + 3498
 3181 7484
- Nhận xét. 
- Lắng nghe.
- HS quan sát và lắng nghe.
 + Một năm có 12 tháng.
 + Tháng1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12.
- 2 HS đứng lên nhắc lại.
 + Có 31 ngày.
 + Có 28 ngày.
- HS trả lời đến tháng 12.
- 3 HS nhắc lại số ngày trong từng tháng.
- HS quan sát và thực hiện theo cách tìm số ngày trong tháng .
- HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS cả lớp làm vào tập.
 Tháng này là tháng 1.
 Tháng sau là tháng 2
 Trong một năm em thích nhất tháng 5.
 Tháng 1 có 31 ngày ; 
 Tháng 3 có 31 ngày
 Tháng 6 có 30 ngày ; 
 Tháng 7 có 31 ngày
 Tháng 10 có 31 ngày ; 
 Tháng 11 có 30 ngày.
- HS lên bảng làm và nêu cách so sánh của mình.
- HS cả lớp nhận xét bài trên bảng.
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS cả lớp làm vào tập.
- Cả lớp sửa bài đúng vào tập
 + Ngày 19 tháng 8 là ngày thứ .. 
 + Ngày cuối cùng của tháng 8 là thứ .
 + Tháng 8 có  ngày chủ nhật.
 + Chủ nhật cuối cùng của tháng 8 là ngày 
 - 1 HS nêu lại các ngày trong một tháng.
- Lắng nghe.
- Xem ở nhà.
- Theo dõi.
----------------------------------------------------------
Tập làm văn.
Tiết 21 : Nói về trí thức. Nghe kể: 
 Nâng niu từng hạt giống.
I. Mục tiêu:
- Nói đúng về trí thức được vẽ trong tranh và công việc họ đang làm (BT1) .
- Nghe - kể lại được câu chuyện Nâng niu từng hạt giống (BT2).
II. Chuẩn bị:	
 * GV: Bảng lớp viết các câu hỏi gợi ý. Tranh ảnh minh họa.
 * HS: VBT, SGK, VHS...
III. Các hoạt động dạy - học:
Các bước
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định:1’ 
2.Bài cũ:4’ 
3.Bài mới:30’
4.Củng cố:3’
5. Dặn dò:2’
- Hát.
Báo cáo hoạt động.
- GV gọi 2 HS đọc lại bảng báo cáo.
- GV nhận xét - tuyên dương.
- Giới thiệu bài - ghi tựa bài.
 Tiết học hôm nay sẽ giúp các em nói đúng về trí thức được vẽ trong tranh và công việc họ đang làm. Nghe – kể lại được câu chuyện Nâng niu từng hạt giống.
* Hướng dẫn HS làm bài.
+ Bài tập 1: Quan sát các tranh dưới đây
- GV mời HS đọc yêu cầu của bài.
- GV mời 1 HS làm mẫu (nói nội dung bức tranh).
- GV yêu cầu HS quan sát 4 bức tranh theo nhóm.
- GV nhận xét, chốt lại.
 + Tranh 1: Một bác sĩ. Bác sĩ đang khám bệnh. Câu bé nằm trên giường đắp chăn. Chắc cậu đang bị sốt. Bác sĩ xem để kiểm tra nhiệt độ.
 + Tranh 2: Ba người trí thức trong tranh là kỹ sư cầu đường. Họ đangđứng trước mô hình của chiếc cầu được xây dựng. Họ trao đổi bàn bạc cách thiết kế cây cầu.
 + Tranh 3: Người trí thức trong tranh là một cô giáo. Cô đang dạy bài tập đọc. Các bạn Hs đang chăm chú nghe giảng bài.
 + Tranh 4: Những người trí thức trong tranh là 4 nhà nghiên cứu. Họ đang làm việc trong phòng thí nghiệm.
* Hướng dẫn HS làm bài.
 Bài tập 2: Nghe - kể lại được câu chuyện Nâng niu từng hạt giống.
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV kể câu chuyện lần 1. Cho HS quan sát tranh ông Lương Định Của.
- Kể xong lần 1 GV hỏi:
 + Viện nghiên cứu nhận được quà gì?
 + Vì sao ông Lương Định Của không đem giao ngay cả mười hạt giống?
 + Ôâng Lương Định Của làm gì để bảo vệ giống lúa.
- GV kể chuyện lần 2 và lần 3.
- GV cho HS tập kể chuyện.
- GV yêu cầu HS tập thể kể lại nội dung câu chuyện.
- GV hỏi: Câu chuyện giúp em hiểu điều gì về nhà nông học Lương Định Của?
- GV nhận xét, tuyên dương những bạn kể tốt. 
- GV tóm tắt lại truyện .
- Về nhà tập kể lại chuyện.
- Chuẩn bị bài: Nói viết về người lao động trí óc.
- Nhận xét tiết học – tuyên dương HS thuộc chuyện và làm đúng BT.
- Hát.
- 2 HS đọc lại bảng báo cáo, cả lớp theo dõi. 
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc yêu cầu của bài.
- Người trí thức trong tranh 1 là một bác sĩ. Bác sĩ đang khám bệnh. Cậâu bé nằm trên giường đắp chăn. Chắc cậu đang bị sốt. Bác sĩ xem để kiểm tra nhiệt độ.
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- HS cả lớp nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS lắng nghe và quan sát tranh.
 + Mười hạt giống quý.
 + Vì lúc ấy trời rất rét. Nếu đem gieo, những hạt giống nảy mầm rồi sẽ chết rét.
 + Ôâng chia 10 hạt giống thóc thành 2 phần. Nắm hạt gieo trồng trong phòng thí nghiệm. Năm hạt kia ông ngâm vào nước ấm, gói vào khăn, tối tối ủ trong người, trùm chăn ngủ để hơi ấm của cơ thể làm cho hạt thóc nảy mầm.
- HS kể lại chuyện.
- HS trả lời.
- HS cả lớp nhận xét.
 + Ôâng Lương Định Của rất say mê nghiên cứu khoa học, rất quý những hạt lúa giống. Oâng đã nâng nui từng hạt lúa, ủ chúng trong người, bảo vệ chúng, cứu chúng khỏi chết vì giá rét.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Xem ở nhà.
- Theo dõi.
-------------------------------------------------------------------
GIÁO ÁN 
 - Ngày: 20. 01. 2011
 - Người dạy: Nguyền Thị Mỹ Châu
 - Môn dạy: Toán
 - Bài dạy: Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
 - Biếtà cộng, trừ (nhẩm và viết) các số trong phạm vi10.000.
 - Giải bài toán bằng hai phép tính và tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ.
 - Làm BT1 (cột 1, 2), 2, 3, 4. BT1(cột 3 dành cho HS khá, giỏi. 
II. Chuẩn bị:
	* GV: Bảng phụ, phấn màu .
	* HS: Xem trước các BT ở nhà, bảng con, SGK, VHS..
III. Các hoạt động dạy - học:
Các bước
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định:1’ 
2 .Bài cũ:4’
3.Bài mới:30’
4.Củng cố:3’
5.Dặn dò:2’ 
- Hát.
Luyện tập.
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài .
- Yêu cầu: Đặt tính rồi tính.
 6480 - 1406
 8555 - 6648
- Nhận xét ghi điểm.
- Nhận xét bài cũ.
- Giới thiệu bài - ghi tựa bài.
 Tiết học hôm nay cô sẽ giúp các em biếtà cộng, trừ (nhẩm và viết) các số trong phạm vi10.000. Giải bài toán bằng hai phép tính và tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ.
* Bài tập 1: Tính nhẩm.
- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV mời HS nhắc lại cách cộng trừ nhẩm .
- Yêu cầu cả lớp làm vào tập (3’).
- GV mời 10 HS nối tiếp đọc kết quả.
- GV theo dõi – tuyên dương.
* Bài tập 2: Đặt tính rồi tính.
- Mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- Yêu cầu HS tự làm vào tập(3’) . 
- HS lên bảng làm bài làm và nêu cách tính.
- GV nhận xét, chốt lại.
* Bài tập 3: Giải bài toán.
- Mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV hỏi:
 + Bài toán cho biết những gì?
 + Bài toán hỏi gì?
- GV yêu cầu cả lớp làm bài vào tập . 
- 1 HS làm bài vào bảng phụ.
- GV chấm điểm.
- GV nhận xét - chữa sai.
* Bài tập 4: Tìm x.
- Mời HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV hỏi: Cách tìm số hạng chưa biết, cách tím số bị trừ, muốm tìm số trừ ?
- Cho HS cả lớp làm bài vào tập (3’). 
- Ba HS lên bảng làm bài.
- GV nhận xét, chốt lại:
- GV nhắc lại cách đặt tính.
- Về nhà làm bài tập còn lại.
- Chuẩn bị bài: Tháng – Năm . 
- Nhận xét tiết học – tuyên dương HS chú ý, hiểu bài và làm đúng BT.
- Hát.
- 2 HS lên bảng làm bài.
 6480 8555 
 + 140 6 - 6648
 788 6 1907
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- HS đọc yêu cầu đề bài..
- 1 HS nêu miệng cộng và trừ nhẩm 
- HS cả lớp làm vào tập .
- HS nối tiếp đọc kết quả.
- HS cả lớp nhận xét.
 a. 5200 + 400 = 5600
 5600 + 400 = 5200
 6300 + 500 = 6800
 6800 + 500 = 6300
 8600 + 200 = 8800
 8800 - 200 = 8600
 b. 4000 + 3000 = 7000
 7000 – 4000 = 3000
 7000 – 3000 = 4000
 6000 + 4000 = 10000
 10000 – 6000 = 4000
 10000 – 4000 = 6000
 9000 + 1000 = 10000
 10000 – 9000 = 1000
 10000 – 1000 = 9000
- HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS cả lớp làm vào tập .
- 4 HS lên bảng làm bài làm và nêu cách tính. 
- Hsnhận xét.
 a. 6924 + 1536 5718 + 636
 6924 5718
 + 153 6 + 636
 8460 6354
 b. 8493 – 3667 4380 – 729
 8493 4380
 - 3667 - 729
 4826 3651 
- HS đọc yêu cầu của đề bài.
- HSTL: 
 + Cho biết đã trồng được 948 cây, trồng thêm được bằng một phần ba số cây đó.
 + Bài toán hỏi số cây trồng được cả hai lần?
- Cả lớp làm vào tập . 
- HS làm bài vào bảng phụ.
 Bài giải.
Số cây đã trồng thêm là : 
: 3 = 316 ( cây ) 
Số cây đội trồng được tất cả là:
 948 + 31 = 1246(cây) 
 ĐS:1246cây 
- HS chữa bài đúng vào tập .
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS đứng lên trả lời.
- HS cả lớp làm vào tập . 
- Ba HS lên bảng làm.
 - HS nhận xét.
- HS chữa bài đúng vào tập .
 a. x + 1909 = 2050
 x = 2050 – 1909
 x = 141
 b. x – 586 = 3705
 x = 3705 + 586
 x = 4290
 c. 8462 – x = 762
 x = 8462 – 762
 x = 7700
- HS lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Xem ở nhà.
- Theo dõi.
 Người soạn.
 Nguyễn Thị Mỹ Châu

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_bai_day_lop_3_tuan_21.doc