TẬP ĐỌC- KỂ CHUYỆN SỰ TÍCH LỄ HỘI CHỬ ĐỒNG TỬ.
I/ Mục tiêu
A. Tập đọc:
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Hiểu nội dung ý nghĩa của truyện: Chử Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công lớn với dân, với nước, nhân dân kính yêu và ghi nhớ công lao của vợ chồng Chử Đồng Tử. Lễ hội được tổ chức hàng năm ở nhiều nơi trên sông Hồng và thể hiện lòng biết ơn đó.
B. Kể chuyện
- Kể được từng đoạn câu chuyện theo tranh, giọng kể phù hợp với nội dung .
II. Đồ dùng -Các tranh minh hoạ trong SGK
Tuaàn 26 THÖÙ MOÂN TEÂN BAØI DAÏY 2 15/3 Chaøo côø TÑ KC Toaùn Ñaïo ñöùc Chaøo côø Söï tích leã hoäi Chöõ Ñoàng Töû Söï tích leã hoäi Chöõ Ñoàng Töû Luyeän taäp Toân troïng thö töø vaø taøi saûn cuûa ngöôøi khaùc 3 16/3 Chính taû Toaùn Taäp ñoïc Theå duïc Thuû coâng N-V: Söï tích leã hoäi Chöõ Ñoàng Töû Laøm quen vôùi thoáng keâ soá lieäu Röôùc ñeøn oâng sao GV chuyeân Laøm loï hoa gaén töôøng 4 17/3 TN – XH LT&C Toaùn Taäp vieát Aâm nhaïc Toâm cua Töø ngöõ veà leã hoäi Laøm quen vôùi thoáng keâ soá lieäu OÂn chöõ hoa T GV chuyeân 5 18/3 Chính taû Toaùn TN-XH Mó thuaät N-V: Röôùc ñeøn oâng sao Luyeän taäp Caù GV chuyeân 6 19/3 T LV Toaùn Theå duïc SHTT Keå veà ngaøy hoäi Kieåm tra ñònh kì GKII Oân taäp nhaûy daây kieåu chuïm 2 chaân Hoaït ñoäng taäp theå Thứ 2/15/3 TẬP ĐỌC- KỂ CHUYỆN SỰ TÍCH LỄ HỘI CHỬ ĐỒNG TỬ. I/ Mục tiêu A. Tập đọc: - Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. - Hiểu nội dung ý nghĩa của truyện: Chử Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công lớn với dân, với nước, nhân dân kính yêu và ghi nhớ công lao của vợ chồng Chử Đồng Tử. Lễ hội được tổ chức hàng năm ở nhiều nơi trên sông Hồng và thể hiện lòng biết ơn đó. B. Kể chuyện - Kể được từng đoạn câu chuyện theo tranh, giọng kể phù hợp với nội dung . II. Đồ dùng -Các tranh minh hoạ trong SGK III. Các đồ dùng dạy - học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học simh A. Bài cũ - 2 em lên đọc bài: “Ngày hội đua voi ở Tây Nguyên”. Tìm những chi tiết tả công việc chuẩn bị cho cuộc đua ? - Nội dung bài này nói gì ? - GV nhận xét, cho điểm. B. Bài mới: 1. Giới thiệu : 2. Luyện đọc a) GV đọc mẫu lần 1: b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. * Đọc từng câu lần 1, kết hợp luyện từ khó đọc - Theo dõi HS đọc & ghi bảng các từ khó mà HS đọc chưa đúng : Du ngoạn, khóm lau , vây màn, duyên trời, hoảng hốt , bàng hoàng , hiển linh. * Đọc từng đoạn trước lớp . * Đọc đoạn trong nhóm. - 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn trước lớp. 3)Hướng dẫn tìm hiểu bài. 1- Tìm chi tiết cho thấy cảnh nhà Chử Đồng Tử rất nghèo khó ? 2- Cuộc gặp gỡ Tiên Dung và Đồng Tử diễn ra thế nào ? 3- Vì sao công chúa Tiên Dung kết duyên cùng Chử Đồng Tử ? 4- Chử Đồng Tử và Tiên Dung đã giúp dân làng những việc gì ? 5- Nhân dân làm gì để tỏ lòng biết ơn Chử Đồng Tử ? TIẾT 2: 4. Luyện đọc lại: a) GV đọc mẫu lần 2. - Hướng dẫn học sinh đọc ở đoạn 1, 2. * Trong tiết học này, các em học tập rất tốt. Trên đời con người sống phải có hiếu, chăm chỉ, biết yêu quí mọi người sẽ để tiếng thơm muôn đời. 5. Kể chuyện a - GV giao nhiệm vụ: + Dựa vào 4 tranh minh hoạ 4 đoạn truyện kể lại từng đoạn câu chuyện. b - Kể chuyện - GV nhận xét tuyên dương. 6 . Củng cố, dặn dò: -Qua chuyện này, em thấy Chử Đồng Tử làngười thế nào? - GV nhận xét tiết học . * Bài sau: Rước đèn ông sao . + 2 HS lên bảng - Lớp theo dõi nhận xét - HS theo dõi. - HS nối tiếp nhau đọc mỗi em 1 câu lần 1. - HS đọc đúng các từ khó . - Lớp đồng thanh từ khó. - HS nối tiếp đọc 4 đoạn- 4 HS đọc 4 đoạn trong lớp. - 1 em đọc đoạn 1 lớp đọc thầm. - Mẹ mất sớm . Hai cha con chỉ có một chiếc khố mặc chung.Khi cha mất, chàng thương cha nên đã quấn khố chôn cha, còn mình đành ở không. - 1 em đọc đoạn 2, lớp đọc thầm. - Đồng tử thấy thuyền em cập bờ, hoảng hốt, bới cát vùi mình trên bãi lau trốn. Công chúa tình cờ cho vây màn tắm đúng nơi đó. Nước dội làm trôi cát, để lộ ra Đồng Tử - Công chúa tiên Dung rất bàng hoàng. - Công chúa cảm động khi biết tình cảnh nhà Chử Đồng Tử . Nàng cho là duyên trời sắp đặt trước, liền mở tiệc ăn mừng và kết duyên cùng chàng. - 1 HS đọc đoạn 3 - Lớp đọc thầm. - Hai người đi khắp nơi truyền cho dân cách trồng lúa , nuôi tằm, dệt vải . Sau khi đã hoá lên trời . Chử Đồng Tử còn nhiều lần hiển linh giúp dân đánh giặc. - 1 HS đọc đoạn 4, lớp đọc thầm. -Nhân dân lập đền thờ Chử Đồng Tử ở nhiều nơi bên sông Hồng. Hàng năm , suốt mấy tháng mùa xuân bên bờ sông Hồng làm lễ mở hội để tưởng nhớ công lao của ông. - 4 HS thi đọc 4 đoạn . - 1 em đọc cả bài. - 4 HS nối tiếp nhau kể 4 đoạn của chuyện. - Lớp nhận xét. - Vài em xung phong kể lại cả chuyện. - Lớp nhận xét. - Người con hiếu thảo, khi cha mất dù chỉ có một cái khố nhưng thương cha nên chàng quấn khố cho cha, mình ở không . - Người thương dân, đi khắp nơi bày dân trồng lúa, trồng dâu nuôi tằm... TOÁN: LUYỆN TẬP . I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Biết sử dụng tiền Việt Nam với các mệnh giá đã học. - Biết cộng, trừ trên các số có đơn vị là đồng. - Biết giải các bài toán có liên quan đến tiền tệ II. Đồ dùng dạy học - Các tờ giấy bạc loại 2000, 5000, 10.000 đồng III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu học sinh vừa lên bảng nhận biết các tờ giấy bạc loại 2000, 5000, 10.000 đồng. * Giáo viên nhận xét và cho điểm học sinh B. Dạy học bài mới 1. Giới thiệu bài: Trong giờ học này các em sẽ được củng cố về nhận biết và sử dụng các loại giấy bạc đã học. 2. Hướng dẫn luyện tập * Bài 1: Làm bảng con - Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì ? - Muốn biết chiếc ví nào có nhiều tiền nhất, trước hết chúng ta hãy tìm gì ? - Yêu cầu học sinh tìm xem mỗi chiếc ví có bao nhiêu tiền ? * Bài 2: Làm vở bài tập - Yêu cầu học sinh nêu tất các cách lấy các tờ giấy bạc trong ô bên trái để được số tiền bên phải. Yêu cầu học sinh cộng nhẩm để thấy cách lấy tiền của mình đúng hay sai. * Giáo viên chữa bài và cho điểm học sinh * Bài 3: Làm miệng * Giáo viên hỏi: Tranh vẽ những đồ vật nào ? Giá của từng đồ vật là bao nhiêu ? - GV HD học sinh làm phần a - Yêu cầu học sinh suy nghĩ để tự làm b. * Giáo viên chữa bài – tuyên dương học sinh * Bài 4 : - Gọi HS đọc đề & tóm tắt đề - YC HS tự giải và trình bày . - GV nhận xét và chữa bài . 3. Củng cố - dặn dò: - Giáo viên tổng kết giờ học, tuyên dương những học sinh tích cực tham gia xây dựng bài, nhắc nhở những học sinh còn chưa chú ý. * Bài sau: Làm quen với thống kê số liệu. - 2 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp theo dõi và nhận xét - Nghe giáo viên giới thiệu - Bài toán yêu cầu chúng ta tìm chiếc ví có nhiều tiền nhất. - Chúng ta phải tìm được mỗi chiếc ví có bao nhiêu tiền. - Học sinh tìm cách cộng nhẩm a.1000đồng+5000đồng+200đồng + 100đồng = 6300đồng a. Cách 1: Lấy 1 tờ giấy bạc 2000 đồng, 1 tờ giấy bạc 1000 đồng, 1 tờ giấy bạc 500 đồng và 1 tờ giấy bạc 100 đồng thì được 3600 đồng . * Cách 2: Lấy 3 tờ giấy bạc loại 1000 đồng, 1 tờ giấy bạc 500 đồng và 1 tờ giấy bạc loại 100 đồng cũng được 3600 đồng. - Tranh vẽ bút máy giá 4000 đồng, hộp sáp màu giá 5000 đồng, thước kẻ giá 2000 đồng, dép giá 6000 đồng, kéo giá 3000 đồng. - 2 học sinh lần lượt đọc trước lớp. - Làm bài và trả lời: Bạn Nam có vừa đủ tiền để mua: Một chiếc bút và một cái kéo hoặc một hộp sáp màu và một cái thước. - Bạn còn thừa ra: 7000 – 6000 = 1000 đồng - Số tiền để mua một bút máy và hộp sáp màu là: 4000 + 5000 = 9000 (đồng). - Số tiền Nam còn thiếu là: 9000 – 7000 = 2000 ( đồng ) Bài giải : Số tiền mẹ mua 1hộp sữa và 1 gói kẹo là : + 2300 = 9000 ( đồng ) Mẹ đưa cô bán hàng 10000 đồng, vậy cô bán hàng phải thối lại cho mẹ số tiền là : 10000 - 9000 = 1000 ( đồng ) ĐS : 1000 đồng . Đạo đức: TÔN TRỌNG THƯ TỪ, TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC(tiết 1 ) I. Mục tiêu: 1. Học sinh hiểu - Nêu được một vài biểu hiện về tôn trọng thư từ, tài sản của người khác. - Biết không xâm phạm thư từ, tài sản của người khác. - Thực hiện tôn trọng thư từ, nhật kí, sách vở, đồ dùng của bạn bè và mọi người. II. Tài liệu và phương tiện: - Vở bài tập - Phiếu thảo luận nhóm - Phiếu học tập - Cặp sách, quyển truyện tranh, lá thư để chơi đóng vai. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A.Bài cũ - Kiểm tra 2 em - Vì sao phải tôn trọng đám tang ? Em hãy kể một vài việc làm thể hiện việc tôn trọng đám tang ? * Giáo viên nhận xét . B.Bài mới 1. Giới thiệu bài : * Hoạt động 1: Xử lý tình huống qua đóng vai. 1. Giáo viên yêu cầu các nhóm thảo luận để xử lý tình huống sau, rồi thể hiện qua trò chơi đóng vai: + Nam và Minh đang làm bài thì có bác đưa thư ghé qua nhờ chuyển lá thư cho ông Tư hàng xóm vì cả nhà đi vắng. Nam nói với Minh: Đây là thư của chú Hà, con ông Tư gởi từ nước ngoài về. Chúng mình bóc ra xem đi. Nếu là Minh em sẽ làm gì khi đó ? Vì sao ? - Cả lớp thảo luận + Trong những cách giải quyết mà các nhóm đưa ra, cách nào là phù hợp nhất? + Em thử đoán xem ông Tư sẽ nghĩ gì về Nam và Minh nếu như bị bóc ? 2. Giáo viên kết luận: Minh cần khuyên bạn không được bóc thư của người khác. Đó là tôn trọng thư từ tài sản của người khác. * Hoạt động 2: Thảo luận nhóm - Giáo viên phát phiếu học tập và yêu cầu các nhóm học sinh thảo luận những nội dung sau: a. Điền các từ: Bí mật, pháp luật, của riêng, sai trái vào chỗ sao cho thích hợp. + Thư từ, tài sản của người khác làmỗi người nên cần được tôn trọng xâm phạm chúng là việc làmvi phạmMọi người cần tôn trọngriêng của trẻ em. b. Xếp những cụm từ chỉ hành vi, việc làm sau đây vào 2 cột “ nên làm ” hoặc “không nên làm” liên quan đến thư từ tài sản của người khác. * Giáo viên kết luận: * Hoạt động 3: Liên hệ thực tế - Giáo viên yêu cầu học sinh trao đổi với nhau theo câu hỏi: + Em đã biết tôn trọng thư từ, tài sản gì, của ai ? + Việc đó xảy ra như thế nào ? * Giáo viên tổng kết, khen ngợi những em đã biết tôn trọng thư từ, tài sản của người khác và đề nghị lớp làm theo. - Vài HS đọc lại ghi nhớ * Hướng dẫn thực hành: 1. Thực hiện việc tôn trọng thư từ, tài sản của người khác. 2. Sưu tầm những tấm gương, mầu chuyện vì tôn trọng thư từ, tài sản người khác * Bài sau: Luyện tập . - 2 học sinh lên bảng. - Tôn trọng người đã khuất, tôn trọng gia đình họ và những người cùng đi đưa tang là biểu hiện của nếp sống văn hoá. -Ngả mũ chào, không chỉ chỏ, không cười đùa, không la ré, nhường đường, dừng xe lại. - HS lắng nghe GV giới thiệu bài . - Các nhóm thảo luận tình cách giải quyết rồi phân vai cho nhau. - Học sinh thảo luận đóng vai & trình bày trước lớp. + Minh đồng ý với ý kiến của Nam , bóc thư của con ông Tư ra xem + Minh không đồng ý với đề nghị của Nam , giải thích cho Nam hiểu không nên bóc thư từ củ ... g con - Học sinh viết : + Chữ T : 1 dòng chữ nhỏ. + Chữ D, Nh : 1 dòng cỡ nhỏ. + T ân Trào: 1 dòng cỡ nhỏ. + Câu ứng dụng 1 dòng cỡ nhỏ. - HS viết bài . - HS QS và nhận xét, chữa các lỗi tại chỗ . Thứ 5/18/3 CHÍNH TẢ Nghe - viết RƯỚC ĐÈN ÔNG SAO. I. Mục tiêu 1- Nghe viết và trình bày đúng 1đoạn văn trong bài:Rước đèn ông sao 2- Làm đúng BT 2b II. Đồ dùng dạy học 3 tờ lịch kẻ sẵn bài tập 2a, 2b. III. Các hoạt động dạy - học Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Bài cũ: GV gọi 2 HS lên bảng - GV đọc, HS viết các từ ngữ sau : - Dập dềnh, giặt giũ, dí dỏm, khóc rưng rức, cao lênh đênh, lên dây, bập bềnh, bến tàu. - GV nhận xét, cho điểm . B. Bài mới 1- Giới thiệu 2- Hướng dẫn HS nghe - viết a) Hướng dẫn chuẩn bị: - Giáo viên đọc mẫu lần 1 đoạn văn. - Gọi 2 HS đọc lại bài.- GV hỏi: b) Mâm cỗ của Tâm có những gì ? 3- Luyện tiếng khó: + Tết Trung thu + Mâm cỗ ,Quả bưởi , Chuối ngự, Nom - Hướng dẫn HS viết bảng con. 4) GV đọc chính tả - Thu 5 đến 7 bài chấm , cho điểm. * Nhận xét. 6- Hướng dẫn HS làm bài tập - Bài 2a: - Bài này yêu cầu điều gì ? - GV dán tờ lịch ghi sẵn bài tập 2a lên bảng. - Mời 3 HS lên bảng. - GV chốt. - Gọi vài HS đọc lại toàn bài tập . * Củng cố - dặn dò: - Thu vở, nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau: Ôn tập học kì II - 2 HS lên bảng . - Lớp viết bảng con. - HS cất bảng con, lấy vở ra. - HS nghe giới thiệu bài - 2 học sinh đọc đoạn văn viết chính tả, lớp đọc thầm. - Mâm cỗ Trung thu của Tâm có bưởi, ổi, chuối và mía. - HS phát âm theo GV. Cùng các bạn phân tích tiếng có âm vần khó nhớ . - HS viết bảng con từ khó - Cả lớp viết bài vào vở. - 1 HS đọc đề bài, lớp thầm - Tìm tên đồ vật, sự vật bắt đầu bằng r/ d/ gi - HS làm bài theo cặp. mỗi cặp viết ít nhất 10 từ. + R: Rổ , rá, rựa, rừu, rùa, rắn, rền, rương... + d: dao, dây, de, dế,dìu dịu... + Gi: Giường, giá sách, giáo dục, giáo viên, giây da, giẻ lau, TOÁN:) LUYỆN TẬP. I. Mục tiêu Giúp học sinh - Biết đọc, phân tích, xử lý số liệu của mỗi dãy số và bảng số liệu đơn giản. II. Đồ dùng dạy học - Các bảng số liệu trong bài học viết sẵn trên bảng phụ hoặc băng giấy. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ - Giáo viên kiểm tra bài tập về nhà của tiết 128 * Giáo viên nhận xét và cho điểm học sinh. B. Dạy học bài mới 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn luyện tập * Bài 1: Làm bút chì vào SGK - Yêu cầu học sinh đọc đề. - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - Các số liệu đã cho có nội dung gì ? * Giáo viên nhận xét và cho điểm * Bài 2: Làm vào vở - Yêu cầu HS đọc bảng số liệu của bài 2 - Bảng thống kê nội dung gì ? a/ Năm 2002 trồng được nhiều hơn năm 2000 bao nhiêu cây bạch đàn ? - Giáo viên yêu cầu học sinh làm phần b * Giáo viên có thể hỏi thêm các câu hỏi khác , để HS nắm vững cách thống kê. * Bài 3: Thảo luận nhóm - Yêu cầu học sinh đọc đề bài - Hãy đọc dãy số trong bài - Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi - Đại diện nhóm trình bày * Nhận xét bài làm của một số nhóm. Bài 4 : - YC HS nhìn dãy số liệu, viết các số liệu đó vào bảng thống kê . - Theo dõi HS trình bày - Nhận xét & chữa bài . 3. Củng cố - dặn dò: * Bài nhà 4/139 * Bài sau: Kiểm tra giữa học kì II - 4 học sinh lên bảng làm bài, mỗi học sinh làm 1 phần trong bài. - Nghe giáo viên giới thiệu - Học sinh đọc thầm đề . - Các số liệu đã cho là số thóc gia đình chị Út thu hoạch được trong các năm: 2001, 2002, 2003 + Năm 2001: Thu được 4200kg + Năm 2002: Thu được 3500kg + Năm 2003: Thu được 5400kg. Năm 2001 2002 2003 số thóc 4200kg 3500kg 5400kg - Học sinh đọc thầm. - Bảng thống kê số cây bản Na trồng được trong 4 năm 2000, 2001, 2002, 2003. - Số cây bạch đàn năm 2002 trồng được nhiều hơn năm 2000 là: 2165 – 1745 = 420 ( cây ) - 1 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập - Số cây thông và bạch đàn năm 2003 trồng được là: 2540 + 2515 = 5055 ( cây ) - Học sinh đọc thầm - 1 HS đọc: 90, 80, 70, 60, 50, 40, 30, 20, 10. a. Dãy số trên có số 9. b. Số thứ tư trong dãy số là số 90 . môn Giải Văn nghệ Kể chuyện Cờ vua Nhất 3 2 1 Nhì 0 1 2 Ba 2 4 0 TNXH CÁ . I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh biết - Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của cá được quan sát. - Nêu được được ích lợi của cá đối với con người. II. Đồ dùng dạy học - Các hình trong SGK trang 100, 101 - Sưu tầm các tranh ảnh nuôi, đánh bắt cá, nơi chế biến. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Bài cũ: HS1: Chỉ và nêu các bộ phận của tôm, cua? HS2:- Nêu ích lợi của tôm, cua? B. Bài mới 1. Giới thiệu : 2. HD Quan sát cá: - GV chia lớp 6 nhóm , giao nhiệm vụ cụ thể. - Phát phiếu, giao nhiệm vụ nhận vật thật - N1 + 2 : Kể tên một số loài cá mà em biết ? Cá sống ở đâu ? - N3 + 4 : Chỉ và nói được tên các bộ phận ngoài của cá? Loài nào sống ở nước ngọt ? loài nào sống ở nước mặn? - N5 : Nêu một số điểm giống nhau và khác nhau ( trong hình) ? - N 6 : Nêu ích lợi của cá và cho biết cá thở bằng gì ? di chuyển bằng gì ? - GV gọi HS trình bày. Gọi nhóm khác bổ sung. * GV chốt: Phần lớn các loài cá được sử dụng làm thức ăn, cá là thức ăn ngon, bổ, chứa nhiều chất đạm cần thiết cho cơ thể con người. - Ở nước ta có nhiều sông, hồ và biển là những nơi thuận lợi để nuôi trồng và đánh bắt cá. Hiện nay nghề nuôi cá phát triển và cá đã trở thành mặt hàng xuất khẩu của nước ta. 4. Củng cố - dặn dò: - Chúng ta cần làm gì để bảo vệ cá ? - GV nhận xét tiết học. * CB Bài sau: Chim - HS Lắng nghe & xác định nhiệm vụ bài học . - HS làm việc theo nhóm. - Các nhóm lên trình bày . - N1 + 2 :Kể tên một số loài cá : Cá vàng, cá chép, cá rô, ca rô phi, cá quả, cá trê, cá chép, cá chim, cá thu, cá ngừ, cá mập, cá đuối, cá chuồn, cá mẹ,...Cá sống ở dưới nước, ao, hồ, sông, biển... - N3 + 4 : Cá gồm các bộ phận: + cơ thể cá gồm 3 phần , đầu, trên đầu có 2 mắt, có mồm trong mồm có nhiều răng sắc nhọn, có 2 mang và 2 vây. + Mình cá : trơn, có vảy trắng,xương sống. + Các loài cá sống ở nước ngọt : Cá vàng, cá chép, rô phi, rô , trê... + Các loài cá sống ở nước mặn: Cá ngưc, thu, chim, chuồn, trích, đuối, cá mập... - N5 : Các đặc điểm giống nhau: + Tất cả các loài cá đều có: Đầu, mình, đuôi, vây, vẩy. + Đều sống dưới nước, thở bằng mang khi cá thở mang và mồm cử động để lừa nước vào và đẩy nước ra. Các loại cá đều có xương sống. - Khác nhau: Khác nhau về màu sắc, hình dạng, kích thước. - N 6 : Nêu ích lợi : + Cá thở bằng mang và khi cá thở mang và mồm cử động để lừa nước vào và đáy nước ra. + Chúng di chuyển bằng vây và đuôi. + Ích lợi của cá phần lớn cá được dùng làm thức ăn cho người, động vật. - Kho, nấu canh, rim, nướng, phơi khô, đóng hộp xuất khẩu. + Ngoài ra để chữa bệnh như : Gan cá , sụn vây cá mập cà để diệt bọ gậy trong nước . - Các nhóm khác bổ sung. - HS đọc phần đèn chiếu sáng SGK. - Bảo vệ môi trường sống, không đánh bắt bừa bãi. - Phát triển nghề nuôi cá, sử dụng cá hợp lý. Toán : KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II . ( Tham khảo đề trong sách HD của GV ) TẬP LÀM VĂN KỂ VỀ MỘT NGÀY HỘI . I. Mục tiêu: - Bước đầu biết kể về một ngày hội mà em biết theo gợi ý của SGK. - Viết được một đoạn văn ngắn ( từ 7 - 10 câu) kể về những trò vui trong ngày hội. II. Đồ dùng dạy - học - Tranh lễ hội trang 64 - TV3 - T2 phóng to ( nếu có điều kiện ). - Bảng phụ viết sẵn các câu hỏi gợi ý của bài tập. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 HS lên bảng nhìn tranh lễ hội tuần 25, tả lại quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội. - Nhận xét và cho điểm HS. 2. Dạy - học bài mới 2. 1: Giới thiệu bài: 2.2: Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài 1: - GV gọi 1 đọc yêu cầu bài tập 1. - GV Yêu cầu HS đọc thành tiếng phần gợi ý của bài tập. - GV: Các em suy nghĩ về những ngày hội mà các em đã được tham gia hoặc được biết qua ti vi, sách báo và nêu tên ngày hội đó. Em có thể kể về một lễ hội cũng được vì hội là một phần của lễ hội. - GV lần lượt nêu các câu hỏi gợi ý tiếp theo của SGK, mỗi lần nêu cho 4 đến 5 HS nói về nội dung đó. + Hội được tổ chức khi nào, ở đâu ? + Mọi người đi xem hội như thế nào? ( GV có thể định hướng : Hội là nơi tập trung nhiều trò vui, nhiều điều lý thú nên thu hút nhiều người đến tham dự). + Diễn biến của ngày hội, những trò vui được tổ chức trong ngày hội ? GV gợi ý từng ý nhỏ: - Mở đầu hội có hoạt động gì ? - Những trò vui gì trong ngày hội ? - Em có cảm tưởng như thế nào về ngày hội đó ? - Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh dựa vào gợi ý nói cho nhau nghe. - Gọi 5 dến 7 HS nói trước lớp , nhận xét và chỉnh sửa cho bài của HS. Bài 2: - GV gọi 1 đọc yêu cầu bài . - GV Yêu cầu HS tự viết về những trò vui mình đã kể trong ngày hội vào vở . - Gọi 3 đến 5 HS đọc bài trước lớp, yêu cầu HS cả lớp cùng theo dói. - Nhận xét và cho điểm HS. 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học, tuyên dương HS - Dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau. * Bài sau: Ôn tập giữa họckì II . - 2 Học lên bảng thực hiện yêu cầu, cả lớp theo dõi và nhận xét. - Nghe GV giới thiệu bài để xác định nhiệm vụ của giờ học. - 1 học sinh đọc, cả lớp theo dõi trong SGK. - 2 HS lần lượt đọc trước lớp, cả lớp theo dõi trong SGK. - 5 đến 7 HS nêu tên ngày hội mình sẽ kể trước lớp. Ví dụ: Hội Lim, Hội chùa Hương, hội đền Sóc, đền Gióng, chùa Thầy, hội khoẻ Phù Đổng, hội vật, hội chọi trâu, hội đua thuyền, hội rước đèn Trung thu... - Giới thiệu về ngày hội đã chọn kể theo từng phần của gợi ý: - HS cần nêu địa điểm và thời gian của lễ hội. + Đến ngày hội, mọi người ở khắp nơi đổ về làng Lim ./ Mọi người nườm nượp đổ về lễ Phật , ngắm cảnh./ Ngày chính hội, người xe đông như nêm./ Mọi người ai cũng háo hức đón xem các cuộc đua tài... + Hội bắt đầu những hồi trống gióng giả của những tay trống lực lưỡng. Trong hội có rất nhiều trò vui như đánh đu, vật, bắt cá, đánh cờ, hát quan họ, đua thuyền... - Em cảm thấy rất vui ./ Em thấy thích ngày hội này, năm sau em sẽ lại đến hội chơi./ Em mong chờ sớm đến ngày hội sang năm lắm vì hội vui quá. - Làm việc theo cặp. - 1 HS đọc trước lớp, cả lớp theo dõi bài trong SGK. - Viết bài vào vở theo yêu cầu. - Một số HS cầm vở đọc bài viết
Tài liệu đính kèm: