Giáo án lớp 3 - Tuần 17 - Trường Tiểu học Bình Dương

Giáo án lớp 3 - Tuần 17 - Trường Tiểu học Bình Dương

Mục đích yêu cầu

 - HS Biết cách tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc( ) và ghi nhớ qui tắc tính giá trị của biểu thức dạng này.

 - HS Làm được BT1,2,3.

 II. Đồ dùng dạy - học

 Tờ bìa khổ to ghi quy tắc của bài học ( SGK tr 81)

 III. Các hoạt động dạy - học

 

doc 20 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 435Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 3 - Tuần 17 - Trường Tiểu học Bình Dương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUÇN 17
Ngày soạn: Ngày 9 tháng 12 năm 2011
Ngày dạy: Thứ hai, ngày 12tháng 12 năm 2011
Toán (81)
TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC
(tiếp theo)
 I Mục đích yêu cầu
 - HS Biết cách tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc( ) và ghi nhớ qui tắc tính giá trị của biểu thức dạng này.
 - HS Làm được BT1,2,3.
 II. Đồ dùng dạy - học
 Tờ bìa khổ to ghi quy tắc của bài học ( SGK tr 81)
 III. Các hoạt động dạy - học 
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ: ( 4 phút )
2.Bài mới: ( 29phút )
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn tính giá trị của biểu thức đơn giản có dấu ngoặc
-Viết lên bảng hai biểu thức:
30 + 5 : 5 và (30 + 5) : 5
-Yêu cầu HS suy nghĩ để tính giá trị của hai biểu thức trên.
- Yêu cầu HS tìm điểm khác nhau giữa hai biểu thức.
- Giới thiệu: Chính điểm khác nhau này dẫn đến cách tính giá trị của hai biểu thức khác nhau.
- GV nêu quy tắc: như SGK tr 81 và gắn tờ bìa lên bảng.
- Lưu ý: Khi tính giá trị của biểu thức cần xác định đúng dạng của biểu thức đó, sau đó thực hiện các phép tính đúng thứ tự.
Áp dụng: Tính giá trị của biểu thức 3 x (20 - 10)
Hoạt động 3: Luyện tập - thực hành
Bài 1, 2: Tính giá trị của biểu thức
-Cho HS so sánh giá trị của hai biểu thức trong mỗi phần a, b, c, d của bài.
-Lưu ý HS phải làm đúng quy tắc.
Bài 4: Giải toán
GV hướng dẫn phân tích bài toán 
Hướng dẫn HS giải theo 2 cách
Cách 1: theo 1 bước giải.
Cách 2: theo 2 bước giải.
3. Củng cố - Dặn dò( 2 phút )
-Về nhà luyện tập thêm về tính giá trị của biểu thức.
-Nhận xét tiết học.
2 HS lên bảng làm bài.
 11 x 8 - 60 = ?
 12 + 7 x 9 =?
1 Ví dụ: 
 30 + 5 : 5 = 30 + 1
 = 31
 ( 30 + 5 ) : 5 = 35 : 5 
 = 7
HS thảo luận và trình bày ý kiến.
Biểu thức thứ nhất không có dấu ngoặc, biểu thức thứ hai có dấu ngoặc.
HS nêu cách tính giá trị của biểu thức thứ nhất.
HS nghe giảng và thực hiện tính giá trị của biểu thức thứ hai rồi so sánh để thấy giá trị của biểu thức khác nhau. 
HS nhắc lại nhiều lần quy tắc để ghi nhớ tại lớp.
HS áp dụng quy tắc vừa học nêu vắn tắt cách làm và thực hành tính giá trị biểu thức, 1 em lên bảng làm cả lớp làm vào nháp.
3 x (20 – 10) = 3 x 10
 = 30
HS vận dụng quy tắc vừa học để làm bài 
HS lên bảng làm bài- cả lớp làm bảng con
25 – ( 20 – 10) = 25 – 10 
 = 15
125 + ( 13 + 7 ) = 125 + 20 
 = 145
(65 + 15) x 2 = 80 x 2 
 = 160
 48 : ( 6 : 3 ) = 48 : 2 
 = 24
HS đọc đề bài, phân tích bài toán, thảo luận tìm cách giải bài toán 
2 HS lên bảng trình bày cả hai cách.
 Bài giải
 Mỗi ngăn có số sách là :
 240 : ( 2 x 4 ) = 30 (quyển)
 Đáp số 30 quyển sách
2HS nhắc lại quy tắc của bài học.
HTL quy tắc ở SGK tr 81.
.
Tập đọc(33) - Kể chuyện(17)
MỒ CÔI XỬ KIỆN
I- Mục tiêu
 A. Tập đọc
 - HS Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
 - HS hiểu nội dung: Ca ngợi sự thông minh của Mồ Côi (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
 B. Kể chuyện
 - HS Kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo tranh minh họa
 - Học sinh khá giỏi kể lại toàn bộ câu chuyện.
* KNS : -Tư duy sáng tạo. 
 - Ra quyết định: giải quyết vấn đề 
 - Lắng nghe tích cực 
II- Đồ dùng dạy- học
 - Tranh minh hoạ truyện trong SGK (tranh phóng to nếu có).
III- Các hoạt động dạy - học
 1.Ổn định lớp (1')
 2. Kiểm tra (3')
 HS HTL bài "Về quê ngoại" và trả lời câu hỏi.
 3. Bài mới (63')
 a, Giới thiệu bài - ghi đầu bài.
 b, Nội dung.
* Luyện đọc.
+ GV đọc toàn bài: Gợi ý cách đọc SGV - 312.
+ GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu: Hướng dẫn HS đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai.
- Hướng dẫn HS đọc câu văn dài
- Đọc từng đoạn trước lớp: Theo dõi HS đọc, nhắc nhở HS nghỉ hơi đúng và đọc với giọng thích hợp SGV - 312.
- Giúp HS nắm nghĩa các từ mới.
- Đọc từng đoạn trong nhóm: Theo dõi, hướng dẫn các nhóm.
- Theo dõi GV đọc và tranh minh hoạ SGK.
- Đọc nối tiếp từng câu (hoặc 2, 3 câu lời nhân vật).
- 2 HS đọc
- Đọc nối tiếp 3 đoạn.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong từng đoạn: đọc chú giải SGK - 141.
Đặt câu có từ : bồi thường
- Đọc theo nhóm.
- Các nhóm nối tiếp đọc 3 đoạn.
* Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Câu chuyện có những nhân vật nào?
- Chủ quán kiện bác nông dân về việc gì?
- Theo em nếu ngửi thấy mùi thơm của thức ăn trong quán thì có phải trả tiền không? Vì sao?
- Tìm câu nêu rõ lý lẽ của bác nông dân? 
- Khi bác nông dân nhận có hít hương thơm của thức ăn trong quán Mồ côi đã phán như thế nào?
- Tại sao Mồ Côi bảo bác nông dân xóc 2 đồng bạc đủ 10 Lần?
- Mồ Côi đã nói gì khi kết thúc phiên toà?
- Em hãy đặt tên khác cho truyện?
* Luyện đọc lại.
 GV đọc mẫu đoạn 3
- HDHS đọc phân vai.
- Đọc thầm TLCH
- Câu chuyện có 3 nhân vật: chủ quán, bác nông dân, Mồ Côi.
- Về tội bác vào quán hít mùi thơm của lợn quay, gà luộc, vịt rán mà không trả tiền.
- Không phải trả tiền vì không được ăn thức ăn
- Tôi chỉ vào quán ngồi nhờ để ăn miếng cơm nắm. Tôi không mua gì cả.
- Bác nông dân phải bồi thường, đưa 20 đồng để quan tòa phân xử.
- Xóc 2 đồng bạc 10 lần mới đủ số tiền 20 đồng.
- Bác này đã bồi thường cho chủ quán đủ số tiền: một bên “hít mùi thịt”, một bên “nghe tiếng bạc”. Thế là công bằng.
- Trao đổi nhóm đôi và đặt tên khác cho câu chuyện: Quan toà thông minh, phiên xử thú vị...
- Theo dõi GV đọc.
- 4 HS thi đọc phân vai.
 Kể chuyện
1. GV nêu nhiệm vụ. SGV - 313.
2. Hướng dẫn HS kể toàn bộ câu chuyện theo tranh.
- Gợi ý: SGV - 313.
- Hướng dẫn HS tập kể từng đoạn.
- Theo dõi, nhận xét.
Dựa vào 4 tranh minh hoạ kể lại toàn bộ câu chuyện.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- 1 HS giỏi kể đoạn 1
HS luyện kể theo nhóm 4
Các nhóm thi kể
- 1 HS kể toàn truyện.
 4. Củng cố, dặn dò:(3')
 Nêu nội dung ý nghĩa câu chuyện?
 Nhận xét tiết học.
 - Khuyến khích HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
Ngày soạn: Ngày 10 tháng 12 năm 2011
Ngày dạy: Thứ ba, ngày 13 tháng 12 năm 2011
Toán (82)
LUYỆN TẬP
 I Mục tiêu
 -Biết tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc( ).
 - Áp dụng được việc tính giá trị của biểu thức vào dạng bài tập điền dấu “>”, “<”, “ =”.
 -Làm được các BT1,BT2, BT3(dòng 1), BT4.
 -Phần còn lại HSKG làm.
 II. Đồ dùng dạy- học
 Bảng phụ viết nội dung bài 4
 III. Các hoạt động dạy- học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ: ( 4 phút )
2.Bài mới: ( 29 phút )
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Luyện tập - thực hành
Bài 1: Tính giá trị của biểu thức
Biểu thức có dấu ngoặc đơn ta làm như thế nào?
 Nhận xét chữa bài
Bài 2: Tính giá trị của biểu thức
Cho HS so sánh giá trị của hai biểu thức trong mỗi phần a, b, c, d của bài. Từ đó lưu ý HS phải làm đúng quy tắc.
 Nhận xét – chữa bài 
Bài 3: Điền dấu > , <, =?
Bài 4: Xếp hình
3. Củng cố - Dặn dò( 2 phút )
-Về nhà luyện tập thêm về tính giá trị của biểu thức
-Nhận xét tiết học.
2 HS lên bảng làm bài
( 74 - 14 ) : 2 = ?
 81 : ( 3 x 3 ) = ?
4 HS nêu lại 4 quy tắc tính giá trị của biểu thức.
HS nêu yêu cầu
HS lên bảng làm bài.cả lớp làm bảng con
a/ 238 - ( 55 - 35 ) = 238 - 20
 = 218
b/ 84 : ( 4 : 2 ) = 84 : 2 
 = 42
HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào bảng con.
( 421 – 200 ) x 2 = 221 x 2
 = 442
421 – 200 x 2 = 421 – 400
 = 21
90 + 9 : 9 = 90 + 1
 = 91
( 90 + 9 ) : 9 = 99 : 9 
 = 11
HS thấy giá trị của hai biểu thức bài 2 khác nhau do thứ tự thực hiện các phép tính khác nhau.
HS tự làm bài và đổi vở chữa bài.
 ( 12 + 11 ) x 3 > 45
11 + ( 52 – 22 ) = 41
HS xếp hình tam giác thành hình cái nhà như SGK
.
Đạo đức (17)
BIẾT ƠN THƯƠNG BINH, LIỆT SĨ ( Tiết 2 )
I. Mục tiêu:
HS Biết công lao của các thương binh, liệt sĩ đối với quê hương đất nước.
 HS Kính trọng, biết ơn và quan tâm, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
*GD KNS: - Kĩ năng trình bày suy nghĩ, thể hiện cảm xúc về những người đã hy sinh xương máu vì Tổ quốc.
 - Kĩ năng xác định giá trị về những người đã quên mình vì Tổ quốc. 
II. Đồ dùng dạy học:
- Vở bài tập đạo đức.
- Một số tranh ảnh về tấm gương những người anh hùng.
III. Phương pháp:
- Đàm thoại, quan sát, luyện tập thực hành.
IV. Các hoạt động dạy học:
A. Ổn định tổ chức:
B. Kiểm tra bài cũ:
- Vì sao phải biết ơn thương binh và gia đình liệt sĩ?
- GV nhận xét đánh giá.
C. Bài mới:
1. Hoạt động 1: Xem tranh và kể về những người anh hùng.
- Chia nhóm và phát cho mỗi nhóm 1 tranh ( hoặc ảnh ) của Trần Quốc Toản, Lý Tự Trọng, Võ Thị Sáu, Kim Đồng.
* GV tóm tắt lại gương chiến đấu hy sinh của các anh hùng liệt sĩ trên và nhắc nhở hs học tập theo các tấm gương đó.
 Hoạt động 2: Múa hát, kể chuyện, đọc thơ...về chủ đề biết ơn liệt sĩ.
- GV nhận xét tuyên dương hs đã thể hiện hay.
* KL chung: Thương binh, liệt sĩ là những người hy sinh xương máu vì Tổ quốc. Chúng ta cần ghi nhớ và đền đáp công ơn to lớn đó bằng những việc làm thiết thực của mình.
3. Củng cố dặn dò:
- Học bài và chuẩn bị bài sau ôn tập.
- Hát
- Thương binh liệt sĩ là những người có công lao to lớn với đất nước.
- Các nhóm nhận tranh ảnh và cho biết :
+ Người trong tranh hoặc ảnh là ai?
+ Em biết gì về gương chiến đấu hy sinh của người anh hùng liệt sĩ đó?
+ Hãy hát hoặc đọc một bài thơ về anh hùng liệt sĩ đó?
- Đại diện từng nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- HS hát múa, đọc thơ, kể chuyện...
- Lớp nhận xét.
.
Chính tả (Nghe - viết) (33) 
VẦNG TRĂNG QUÊ EM
I. Mục đích , yêu cầu
	 - Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi 
 - Làm đúng BT(2) a/b
 II. Đồ dùng dạy - học 
 2 tờ phiếu khổ to viết nội dung BT2a 
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I.kiểm tra bài cũ: ( 3 phút )
Kiểm tra viết: lưỡi cày, gương, 
II. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: Nêu MĐ, YC( 1 phút )
2. Hướng dẫn nghe viết: ( 23 phút )
*. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc thong thả bài viết 1 lần.
- Giúp HS nắm nội dung bài chính tả
 Vầng trăng đang nhô lên được tả đẹp như thế nào?
*BVMT: GD HS yêu quý cảnh đẹp thiên nhiên trên đất nước ta, từ đó thêm yêu quý môi trường xung quanh, có ý thức BVMT.
*Viết chính tả:
- GV đọc thong thả mỗi cụm từ, câu đọc 2 – 3 lần.
- GV theo dõi, uốn nắn.
*. Chấm, chữa bài:
- GV đọc lại cả bài.
- Chấm một số vở, nhận xét.
3. Hướng dẫn làm bài tập: ( 7 phút )
*. Bài tập 2( 142): Chọn những ... V quan sát HS viết, uốn nắn, nhắc nhở.
+ Chấm, chữa bài:
- Chấm 5 – 7 bài.
- Nhận xét
- Các chữ N, Q, Đ.
- HS quan sát và nhận xét.
- HS viết bảng con: N, Q, Đ.
- HS đọc: Ngô Quyền.
- HS nghe.
- HS viết bảng con: Ngô Quyền..
- HS đọc câu ứng dụng.
- HS nghe.
- HS viết bảng con: Nghệ - Non 
- HS nghe, quan sát.
- HS viết vở: 1 dòng cỡ nhỏ N; 1 dòng cỡ nhỏ chữ: Q, Đ; 2 dòng cỡ nhỏ: Ngô Quyền; 2 lần câu ứng dụng.
- HS nghe, rút kinh nghiệm.
4. Củng cố, dặn dò:(3')
 - Nhận xét tiết học.
 - Viết bài tập về nhà.
- Học thuộc câu ứng dụng.
THỦ CÔNG (17) 
Cắt, dán chữ VUI VẺ
I,Mục tiêu :
 - Biết cách kẻ, cắt, dán chữ VUI VẺ. 
 - Kẻ, cắt, dán được chữ VUI VẺ.Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán tương đối phẳng , cân đối. 
- HS yêu thích môn thủ công
II,Chuẩn bị :
- Mẫu chữ vui vẻ 
- Quy trình kẻ ,cắt ,dán
- Giấy thủ công chì , keo, kéo 
III, Các hoạt động dạy học chủ yếu :
1,Hoạt động 1: KTBC 
+Giờ trước em học bài gì ?
+Nêu các bước kẻ ,cắt, dán chữ E?
- Nhận xét 
2,Hoạt động :Dạy bài mới :GV hớng dẫn học sinh quan sát và nhận xét 
- GV đÆt ra mẫu chữ học sinh quan sát , nhận xét 
+Chữ vui vẻ gồm mấy chữ cái là chữ nào ?
+Khoảng cách giữa các chữ nh thế nào ?
3,Hoạt động 3: GV hớng dẫn mẫu :
- GV đÆt ra quy trình cắt , dán 
+Có mấy b­ớc kẻ, cắt, dán chữ vui vẻ ?
+GV vừa làm vừa hớng dẫn 
*Bước 1 :kẻ,cắt,dán chữ cái chữ VUI VẺ và dấu?
+Cắt dấu ? trong một ô vuông 
*Bước 2: dán thành chữ VUI VẺ
*GV cho 1-2 học sinh lên nhắc lại các b­ớc làm 
Yêu cầu 1 học sinh lên bảng thao tác lại 
4, Hoạt động 4: học sinh tập cắt theo nhóm :4 nhóm mỗi nhóm 1 sản phẩm 
- GV nhận xét 
*Củng cố , dặn dò 
- Nêu các bước ke, cắt ,dán chữ VUI VẺ 
- Nhận xét giờ học .
-Cắt kẻ ,dán chữ E
-HS nêu.
+Học sinh nêu tên các chữ cái .
- HS theo dõi .
- HS nêu các bước làm .
-HS làm theo nhóm
-Trưng bày sản phẩm theo nhóm
-Nhận xét bình chọn.
.
Tự nhiên và xã hội (34)
Ôn tập và kiểm tra cuối học kì I
Mục tiêu : 
 - Nêu tên và chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan hô hấp , tuần hoàn , bài tiết nước tiểu ,thần kinh và cách giữ vệ sinh các cơ quan đó.
 -Kể được một số hoạt động nông nghiệp , công nghiệp , thương mại ,TTLL
 -Và giới thiệu về gia đình của em.
Đồ dùng dạy học : 
ảnh học sinh sưu tầm 
Hình các cơ quan hô hấp , tuần hoàn 
 III) Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
1,Hoạt đông 1: Trò chơi ai nhanh ? ai đúng
*Mục tiêu: Thông qua trò chơi , H/s có thể kể được tên và chức năng của các bộ phận của tng cơ quan trong cơ thể.
*Cách tiến hành:
- bước 1: GV chuẩn bị tranh treo bảng 
+GV gắn các tranh làm hai đội ( hô hấp , tuần hoàn , bài tiết nớc tiểu , thần kinh ,thẻ để ghi tên các cơ quan , chức năng và cách giữ sạch các cơ quan đó.
+Yêu cầu H/s suy nghĩ và làm việc cá nhân (5 phút ) 
- bước 2: 
+GV cho học sinh chơi trò chơi ai nhanh?ai đúng?
+Lớp chia làm 2 đội mỗi đội 5 em 
+Các em lên thi gắn thẻ vào tranh 
+Yêu cầu 1 số em khác bổ sung 
-Lớp nhận xét
* GV chốt kiến thức .
2,Hoạt động 2: Quan sát hình theo nhóm 
* Mục tiêu: H/s kể đợc 1 số hoạt động nông nghiệp , công nghiệp , thương mại , TTLL.
*Cách tiến hành :
- bước 1: Chia nhóm thảo luận 
+Yêu cầu H/s thảo luận nhóm ( 4 nhóm ) 
+Yêu cầu quan sát hình 1, 2, 3 ,4 ( 67)
+Kể tên 1 số hoạt động nông nghiệp , công nghiệp ở địa phương em ?
Bước 2: 
+Các nhóm lần lượt trình bày 
+Các nhóm khác nhận xét bổ sung 
* Nhận xét giờ học .
+H/s quan sát .
H/s làm việc cá nhân.
+Lớp cổ vũ.
+H/s thảo luận 
+H/s nêu.
Ngày soạn: Ngày 13 tháng 12 năm 2011
Ngày dạy: Thứ sáu, ngày 16 tháng 12 năm 2011
Toán (85) 
 Hình vuông
 I- Mục tiêu
 - Nhận biết một số yếu tố(đỉnh, cạnh, góc) của hình vuông.
 - Vẽ hình vuông đơn giản (trên giấy kẻ vuông).
 -Làm được các BT1,2,3,4.
 II- Đồ dùng dạy học 
 - Chuẩn bị trước một số mô hình vẽ hình vuông.
 - Ê ke, thước kẻ (cho GV, cho HS). 
 - Tờ bìa khổ to vẽ hình vuông ABCD.
 III- Các hoạt động dạy- học 
 1.Ổn định lớp (1')
 2. Kiểm tra (3')	
	 HS nêu đặc điểm của hình chữ nhật?
 3. Bài mới (28')
 a, Giới thiệu bài - ghi đầu bài.
 b, Nội dung.
* Giới thiệu hình vuông.
- GV vẽ sẵn vào tờ bìa hình vuông ABCD, gắn lên bảng và yêu cầu HS gọi tên hình.
Cho HS lấy ê ke kiểm tra 4 góc xem có phải là góc vuông không.
Cho HS dùng thước đo độ dài các cạnh. 
Yêu cầu HS so sánh độ dài của 4 cạnh. 
- GV nêu kết luận: như SGK - 85
- GV đưa ra một số hình nào đó yêu cầu HS nhận xét xem hình nào là hình vuông, hình nào không là hình vuông.
* Luyện tập - thực hành
*Bài 1: HS dùng thước và ê ke để kiểm tra từng hình và nêu hình nào là hình vuông. 
*Bài 2: HS thực hành đo và nêu kết quả.
*Bài 3: HS tự kẻ một đoạn thẳng để tạo ra hình vuông và đổi vở chữa bài.
*Bài 4: HS quan sát mẫu tự làm và chữa bài.
HS đọc tên hình vuông ABCD.
HS thấy hình vuông có 4 góc đỉnh A, B, C, D đều là góc vuông.
HS nêu số đo độ dài 4 cạnh và thấy độ dài 4 cạnh bằng nhau.
 A B
 D C
HS nhắc lại nhiều lần kết luận .
HS nhận biết hình nào là hình vuông, hình nào không là hình vuông (dựa vào kết luận kiểm tra). 
HS tìm xung quanh lớp học các hình ảnh có dạng hình vuông.
Hình nào là hình vuông.
 ( Bảng phụ )
Đo rồi ghi số đo độ dài mỗi cạnh hình vuông.
Kẻ thêm một đoạn thẳng vào hình để được hình vuông.
 ( Bảng phụ )
Vẽ hình theo mẫu.
4. Củng cố - Dặn dò(3')
- Hỏi lại HS về đặc điểm của hình vuông.
- Về nhà tìm các đồ dùng có dạng là hình vuông.
- Nhận xét tiết học.
Chính tả(Nghe - viết) (34) 
Âm thanh thành phố
I- Mục tiêu
 - Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
 - Tìm từ chứa tiếng có vần ui/uôi(BT2).
 -Làm đúng BT(3) a/b.
II- Đồ dùng dạy - học
 - Bút dạ + 3 tờ phiếu khổ to kẻ bảng của BT2.
 - Bốn hoặc năm tờ giấy khổ A4 để HS viết lời giải BT3a hoặc .
III- Các hoạt động dạy - học
 1.Ổn định lớp (1')
 2. Kiểm tra (3')	
	 3 HS viết bảng lớp: giản dị, gióng giả, bắc nồi.
 	 - Cả lớp viết bảng con. 
 3. Bài mới (28')
 a, Giới thiệu bài - ghi đầu bài.
 b, Nội dung.
* Hướng dẫn nghe viết
+ Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc thong thả bài viết 1 lần.
- Giúp HS nhận xét chính tả.
- Khi nghe bản nhạc ánh trăng của Bét - tô-ven anh Hải có cảm giác như thế nào?
- Những chữ nào trong đoạn văn viết hoa? 
+Viết chính tả
- GV đọc thong thả mỗi cụm từ, câu đọc 2 – 3 lần.
- GV theo dõi, uốn nắn.
+Chấm chữa bài
- GV đọc lại cả bài.
- Chấm một số vở, nhận xét.
* Hướng dẫn làm bài tập
* Bài tập 2( 47) :- 1 HS nêu yêu cầu của bài.
 HS làm bài theo nhóm.
- 3 nhóm HS lên bảng thi làm bài nhanh, đọc kết quả.
- 1 số HS đọc lại kết quả.
- Nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc, sửa lỗi phát âm.
* Bài tập 3: HS đọc yêu cầu của bài 
- HS làm việc cá nhân trong vở BT và chữa miệng .
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- 2HS đọc lại bài. Cả lớp theo dõi 
- Khi nghe bản nhạc...anh Hải cảm thấy dễ chịu và đầu óc bớt căng thẳng.
- Các chữ đầu câu và danh từ riêng.
- HS đọc thầm bài chính tả tự viết tiếng khó ra nháp.
- HS viết bài vào vở. 
- HS tự soát lỗi.
- Tự chữa lỗi, ghi số lỗi ra lề vở.
Tìm 5 từ có vần ui, 5 từ có vần uôi.
VD: cặm cụi, dụi mắt, bụi cây, tủi thân.
Uôi: buổi sáng, cuối cùng, đuối sức.
Tìm các từ:
 ( Bảng phụ )
 4. Củng cố, dặn dò:(3')
 - GV nhận xét tiết học.
 - Nhắc HS về nhà đọc lại các bài tập, ghi nhớ chính tả. 
..
Tập làm văn (17)
Viết về thành thị, nông thôn
I- Mục tiêu
 - Viết được một bức thư ngắncho bạn(khoảng 10 câu) để kể những điều đã biết về thành thị, nông thôn.
II- Đồ dùng dạy - học
	 - Bảng lớp viết trình tự mẫu của lá thư (SGK - 83) 
III- Các hoạt động dạy - học
 1.Ổn định lớp (1')
 2. Kiểm tra (3')	
 - 1 em kể lại câu chuyện "Kéo cây lúa lên".
 - 1 HS kể những điều mình biết về nông thôn (hoặc thành thị).
 3. Bài mới (28')
 a, Giới thiệu bài - ghi đầu bài.
 b, Nội dung.
* Hướng dẫn làm bài tập:
 HS nêu trình tự một lá thư.
- GV mời 1 HS khá, giỏi nói mẫu đoạn đầu lá thư của mình.
- GV tổ chức cho HS làm bài.
- GV theo dõi, giúp đỡ những HS kém.
- GV nhận xét chấm điểm một số bài viết tốt.
*BVMT: GD ý thức tự hào về cảnh quan môi trường trên các vùng đất quê hương.
* QTE: Quyền được tham gia kể về nông thôn hoặc thành thị.
* Đề bài: Em hãy viết một bức thư ngắn cho bạn, kể những điều em biết về thành thị nông thôn.
 VD:
 Cao B»ng, ngày 10 tháng 12 năm 2010
 Lệ Thu thân mến!
 Dạo này cậu có khoẻ không? Sắp hết học kỳ I rồi cậu ôn bài được nhiều chưa? Lệ Thu biết không? mình có một chuyện rất thú vị muốn kể cho cậu nghe. Vừa qua lớp chúng mình được đi thăm quan ở thành phố Điện Biên. Điện Biên đẹp và náo nhiệt lắm, nhà nào cũng cao to và san sát nhau. Đường phố, xe cộ đi lại tấp nập. Đêm xuống thành phố lung linh dưới ánh điện, mình thích nhất là ngắm hàng cột điện lúc nào cũng nhấp nháy đủ màu sắc....
 4. Củng cố, dặn dò:(3')
 - GV nhắc HS chưa hoàn thành bài viết, về nhà viết tiếp.
.
Sinh hoạt tập thể
I. MỤC TIÊU:
- Giúp HS rèn luyện tốt nề nếp ra vào lớp,nề nếp học tập ở lớp cũng như ở nhà.
- Phát huy được những ưu điểm và khắc phục những tồn tại trong tuần.
- Giáo dục ý thức trách nhiệm, tính tự giác và tính kỉ luật ở hS 
II. NỘI DUNG SINH HOẠT:
1. Nhận xét đánh giá hoạt động trong tuần:
*Ưu điểm:
- Đi học đầy đủ và đúng giờ. 
- Xếp hàng ra vào lớp nghiêm túc.
- Vệ sinh cá nhân tương đối tốt, Vệ sinh trường lớp đúng giờ
- Sách vở, đồ dùng học tập tương đối đầy đủ, một số em có ý thức tự học.
- Ổn định nề nếp.
- Sách vở, đồ dùng học tập tương đối đầy đủ, một số em có ý thức tự học.
 - Thực hiện tương đối nghiêm túc công tác vệ sinh lớp học và khu vực vệ sinh được phân công
- Chăm sóc bồn hoa khu vực được phân công. 
* Tồn tại: 
 - Một số em thường xuyên quên vở (............................................................)
- Đa số ngồi học hay nói chuyện riêng, chưa tập trung
- Một số HS chưa có bảng con hoặc còn quên ở nhà.
- VIết chậm có (...................................................................)
2. Triển khai kế hoạch tuần 3:
- Duy trì tốt nề nếp và sĩ số. 
- Khắc phục những tồn tại đã mắc.
- Thực hiện tốt việc giữ vở sạch, viết chữ đẹp. 
 - Thực hiện nghiêm túc công tác vệ sinh.
- Bổ sung sách vở và đồ dùng còn thiếu.
 - Thực hiện tốt hoạt động học tập, hoạt động ngoài giờ lên lớp.
.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 17.doc