Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Học kì 1, Tuần 4

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Học kì 1, Tuần 4

TUẦN 4: Thứ hai ngày 13/09/2010

TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN: NGƯỜI MẸ

I.MỤC TIÊU: A.Tập đọc:

-Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

-Hiểu ND: Người mẹ rất yêu con.Vì con, người mẹ có thể làm tất cả. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)

B. Kể chuyện:

-Bước đầu biết cùng các bạn dựng lại từng đoạn câu chuyện theo cách phân vai

 

doc 19 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 11/01/2022 Lượt xem 523Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Học kì 1, Tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 LỊCH BÁO GIẢNG
 HỌC KỲ 1 : Từ ngày 13/09/2010
4
 TUẦN Đến ngày 17/09/2010 
 Cách ngôn: Lá lành đùm lá rách
Thứ
Buổi
 Môn
Tiết
 Tên bài dạy
Hai
13/09
Sáng
 C.cờ
 T.đọc
T.Đ-KC
 Toán
 1
 2
 3
 4
Chào cờ
Người mẹ
Người mẹ
Luyện tập chung
Ba
14/09
Chiều
Toán
Ch.tả
L.T.Việt
 1
 2
 3
Kiểm tra
Người mẹ
L.C.tả: Người mẹ (đoạn 3)
Tư
15/09
Sáng
T.đọc
Toán
NGLL
 1
 2
 3
Ông ngoại
Bảng nhân 6
Kiểm tra ĐDHT, giới thiệu trường, lớp, HS
Năm
16/09
Sáng
TN-XH
Toán 
LTVC
 1
 2
 3
Luyện tập
Từ ngữ về gia đình. Ôn tập câu Ai là gì?
Chiều
T.viết
L.toán
Ch.tả
L.T.Việt
 1
 2
 3
 4
Ôn chữ hoa C
Luyện tập tổng hợp (Tiết 4)
Ông ngoại
L.TLV: Kể về gia đình em với bạn thân
Sáu
17/09
Chiều
Toán
T.L.văn
Đạođức
H ĐTT
 1
 2
 3
 4
Nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số( K.nhớ)
Nghe kể: Dại gì mà đổi. Điền vào giấy tờ in sẵn
Sinh hoạt lớp
TUẦN 4: Thứ hai ngày 13/09/2010
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN: NGƯỜI MẸ
I.MỤC TIÊU: A.Tập đọc:
-Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
-Hiểu ND: Người mẹ rất yêu con.Vì con, người mẹ có thể làm tất cả. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
B. Kể chuyện:
-Bước đầu biết cùng các bạn dựng lại từng đoạn câu chuyện theo cách phân vai
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- 	Tranh minh họa (SGK)
-	Một số đạo cụ : khăn bà mẹ, khăn choàng đen, lưỡi hái bìa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
	A. Kiểm tra bài cũ :
- 	2 học sinh đọc "Quạt cho bà ngủ" và trả lời câu hỏi SGK.
	B. Dạy bài mới :	TẬP ĐỌC 
	1. Giới thiệu bài 
	2. Luyện đọc :
H Đ của GV
H Đ của HS
a. Giáo viên đọc toàn bài
b. Giáo viên hướng dẫn luyện đọc - Giải nghĩa từ 
-	Học sinh đọc nối tiếp câu.
-	Học sinh đọc nối tiếp đoạn.
-	Giải nghĩa từ : hớt hải, hoảng hốt, vội vàng.
-	Đọc thầm từng đoạn trong nhóm.
-	Các nhóm thi đọc đồng thanh.
-	4 HS đại diện nhóm nối tiếp đọc.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài :
-	Học sinh đọc thầm đoạn 1
-	Kể vắn tắt chuyện xảy ra ở đoạn 1 ?
-	1 học sinh trả lời.
-	1 học sinh đọc đoạn 2.
-	Bà mẹ đã làm gì để bụi gai chỉ đường cho bà ?
-	Chấp nhận yêu cầu của bụi gai.
+	Lớp đọc thầm đoạn 3
-	Người mẹ đã làm gì để hồ nước chỉ đường cho bà ?
-	Khóc đến nỗi đôi mắt theo dòng lệ rơi xuống hồ hóa thành 2 hòn ngọc.
+ 1 học sinh đọc đoạn 4
-	Thái độ của thần chết như thế nào khi thấy người mẹ ?
-	Ngạc nhiên.
-	Người mẹ trả lời như thế nào ?
-	Vì bà là mẹ, đòi thần chết trả lại con.
+ Học sinh đọc thầm toàn bài 
-	Hoạt động nhóm đôi.
-	Chọn ý đúng nhất 
-	Ý (c)
4. Luyện đọc lại :
-	Giáo viên đọc đoạn 4
-	Học sinh phân nhóm mỗi nhóm 3 em, phân vai.
-	Giáo viên gợi ý chỗ cần nghỉ hơi, đọc chậm, rõ ràng, điềm đạm, dứt khoát.
-	Nhóm 6 phân vai đọc cả bài.
-	
-	Lớp nhận xét bạn đọc hay.
KỂ CHUYỆN 
1. Giáo viên nêu nhiệm vụ :
-	Học sinh kể chuyện dựng lại câu chuyện theo cách phân vai.
-	Học sinh kể chuyện.
2.	Hướng dẫn học sinh dựng chuyện theo phân vai 
-	Không nhìn sách, kèm động tác, cử chỉ, điệu bộ đóng kịch.
-	Học sinh lập nhóm 6 phân vai.
-	Học sinh kể theo nhóm.
-	Giáo viên mời nhóm lên kể.
-	Nhóm lên kể.
-	Lớp nhận xét bình chọn nhóm kể hay.
3. Củng cố dặn dò :
	- Qua chuyện này em hiểu gì về tấm lòng người mẹ ? Về kể cho người thân nghe. 
	- Khuyến khích học sinh đọc chuyện An-Đéc-Xen.
TOÁN: (T16) LUYỆN TẬP CHUNG
I.MỤC TIÊU:
-Biết làm tính cộng, trừ các số có ba chữ số, tính nhân, chia trong bảng đã học.
-Biết giải toán có lời văn (liên quan đến so sánh hai số hơn kém nhau một số đơn vị).
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
	A. Ổn định
	B. Kiểm tra bài cũ : 
	 - 1 học sinh giải bài 2/17.
	 - 1 học sinh giải bài 4/17.
	C. Bài mới :
	H Đ của GV
H Đ của HS
* Bài 1/18 : 
-	Bài yêu cầu ta làm gì ?
-	Yêu cầu học sinh tự làm bài.
-	Tự đặt tính và tìm kết quả của phép tính.
- HS làm bài vào vở
-1 hoặc 2 HS nêu cách tính
* Bài 2/18 : Học sinh đọc đề - tự làm bài
-Củng cố về cách tìm x
-	Học sinh làm vào vở - Sửa bài
* Bài 3/18 :
-	Yêu cầu học sinh đọc đề, tự làm.
-	Học sinh làm bảng con
* Bài 4/18 :
-	Gọi 1 học sinh đọc đề.
-	Bài toán yêu cầu ta cần tìm gì ?
-	Muốn biết thùng 2 nhiều hơn thùng 1 bao nhiêu lít dầu ta làm thế nào ?
-	Hướng dẫn học sinh tóm tắt.
	125 lít
	Thùng 1
	Thùng 2	160 lít
	? ... lít
-	Học sinh đọc đề, tự giải 
 Giải
Thùng thứ hai nhiều hơn thùng thứ nhất số lít dầu là:
	160 - 125 = 35 (l)
	Đ.S = 35 l dầu
D. Củng cố : 
	- Củng cố so sánh hơn kém nhau một số đơn vị.
	- Nhận xét tiết học
 -Về nhà làm bài 1/18 và bài 5/18. 
 Thứ ba ngày 14/ 09/2010
TOÁN: KIỂM TRA
I.MỤC TIÊU: Tập trung vào đánh giá:
-Kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ các số có ba chữ số (có nhớ một lần).
-Khả năng nhận biết số phần bằng nhau của đơn vị (dạng 1/2; 1/3; 1/4; 1/5).
-Giải được bài toán có một phép tính.
-Biết tính độ dài đường gấp khúc (trong phạm vi các số đã học).
II. LÊN LỚP 
	 	Đề kiểm tra : 
Bài 1: Đặt tính rồi tính (4 đ )
327 + 416 462 + 354 561 – 244 728 – 456
Bài 2: Khoanh vào 1/3 số chữ a (1đ )
a/ a a a b/ a a a
 a a a a a a
 a a a a a a
 a a a 
Bài 3: Mỗi hộp có 4 cái cốc. Hỏi 8 hộp như thế có bao nhiêu cái cốc?(2,5đ)
Bài 4: a,Tính độ dài đường gấp khúc ABCD có kích thước như hình vẽ.(2,5đ)
 B
 25 em D
 35 em 40 em
 A C 
 b,Đường gấp khúc ABCD có độ dài lf mấy mét?
III. Hướng dẫn đánh giá:
Bài 1: (4 điểm).
Bài 2: (1 điểm).
Bài 3: (2,5 điểm).
Bài 4: (2,5 điểm).
CHÍNH TẢ: NGƯỜI MẸ
I.MỤC TIÊU:
-Nghe – viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
-Làm đúng BT (2) a/b, hoặc BT (3) a/b, hoặc BTCT phương ngữ do GV soạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
-	Bảng lớp viết bài tập 2, 3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
	A. Kiểm tra bài cũ :
-	2 học sinh lên bảng, lớp làm bảng con : Ngắc ngứ, ngoặc kép, mở cửa, đổ vỡ.
	B. Dạy bài mới :
	1. Giới thiệu bài 
	2. Hướng dẫn nghe - viết :
H Đ của GV
H Đ của HS
a. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị :
-	HS đọc đoạn văn viết chính tả.
-	Lớp theo dõi.
-	Đoạn văn có mấy câu ?
-	4 câu.
-	Tìm tên riêng trong bài ?
-	Thần Chết, Thần Đêm Tối.
-	Các tên riêng viết như thế nào ?
-	Viết hoa các chữ đầu mỗi tiếng
-	Những dấu câu nào dùng trong đoạn văn ?
-	Dấu chấm, phẩy, dấu hai chấm.
-	Học sinh đọc thầm đoạn chính tả.
-	Tự viết bảng từ mình viết sai.
b. Giáo viên đọc cho HS viết bài
-	Học sinh viết bài vào vở.
c. Chấm, chữa bài 
3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả 
a. Bài tập 2 a/b/30 :
-	2 học sinh lên bảng làm, dưới lớp làm nháp. Sửa bài.
-	Học sinh làm vở.
b. Bài tập 3 a/b/30 :
-	2 học sinh thi viết nhanh trên bảng.
-	Sửa bài.
-HS làm vở.
	C. Củng cố dặn dò :
	- Học sinh viết sai về sửa lỗi.
	- Chuẩn bị đọc kỹ bài sau. Về nhà HTL các câu đố.
	- Nhận xét tiết học.
LUYỆN.TIẾNG VIỆT: (C.tả) NGƯỜI MẸ 
I/MỤC TIÊU:
 -Nghe-viết đúng bài chính tả Người mẹ (đoạn 3).
 -Trình bày đúng hình thức bài văn xuôi, chữ viết rõ ràng, sạch đẹp. 
II/ Các hoạt động dạy học:
 *GV đọc bài viết 
 -2 HS đọc lại đoạn viết
 -Luyện viết từ khó: bóng thuyền, tuôn rơi, lã chã, hòn ngọc, lạnh lẽo, Thần Chết.
 *GV đọc, HS viết bài vào vở.
 -GV đọc lại bài viết, HS soát lại bài.
 -HS chấm lỗi bằng bút chì.
 *GV chấm một số bài.
III/Nhận xét tiết học:
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: TỪ NGỮ VỀ GIA ĐÌNH. ÔN TẬP CÂU AI LÀ GÌ?
I.MỤC TIÊU:
-Tìm được một số từ ngữ chỉ gộp những người trong gia đình (BT1).
-Xếp được các thành ngữ, tục ngữ vào nhóm thích hợp (BT2).
-Đặt được câu theo mẫu Ai là gì? (BT3 a/b/c).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
-	Bảng lớp viết bài tập 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
	A. Kiểm tra bài cũ :
	- 2 học sinh làm bài 1, 3 (tuần 3)
	B. Bài mới :
	1. Giới thiệu bài 
	2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập :
H Đ của GV
H Đ của HS
a. Bài tập 1/33 :
-	1 học sinh đọc nội dung bài.
-	Giáo viên chỉ từ ngữ mẫu, giúp học sinh hiểu thế nào là từ ngữ chỉ gộp (chỉ 2 người).
-	1 học sinh tìm thêm 1 - 2 từ mới: chú dì, bác cháu...
-	Học sinh trao đổi cặp, viết ra nháp.
-	Giáo viên viết bảng.
-	Học sinh phát biểu ý kiến.
-	Lớp nhận xét, vài HS đọc kết quả.
-	Lớp làm bài tập vào vở.
b. Bài tập /332 :
-	1 học sinh đọc nội dung bài.
-	Lớp đọc thầm.
-	1 học sinh làm mẫu.
-	Học sinh làm việc nhóm.
-	Nêu cách hiểu từng thành ngữ, tục ngữ.
-	3 HS trình bày kết quả trên bảng.
-	Lớp nhận xét.
-	Lớp làm vào vở bài tập.
-	Giáo viên chốt ý đúng.
c. Bài tập 3/33 :
-	Lớp đọc thầm nội dung bài.
-	Đặt câu mẫu "Ai là gì ?" để nói 4 nhân vật trong bài.
-	VD1 : 	Tuấn là anh của Lan.
	Tuấn là đứa con ngoan.
	Tuấn là đứa con hiếu thảo.
-	1 học sinh làm mẫu.
-	Học sinh trao đổi nhóm đôi.
-	Vài cặp lên hỏi trả lời.
-	Lớp nhận xét 
	3. Củng cố dặn dò :	- Xem lại nội dung bài học.
	- Về học thuộc lòng 6 câu thành ngữ.
	- Nhận xét tiết học.
TOÁN: (T18) BẢNG NHÂN 6
I.MỤC TIÊU:
-Bước đầu thuộc bảng nhân 6.
-Vận dụng trong giải bài toán có phép nhân.
II. ĐỒ DÙNG : Các tấm bìa, mỗi tấm có 6 chấm tròn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
	A. Ổn định
	B. Kiểm tra bài cũ : 	Giáo viên nhận xét bài kiểm tra. 
	B. Bài mới :
H Đ của GV
H Đ của HS
a. Lập bảng nhân 6 :
-	Giáo viên sử dụng bìa 6 chấm tròn, lấy 1 được bao nhiêu chấm tròn ?
	6 x 1 = 6
-	Đọc 6 nhân 1 bằng 6.
-	Vài học sinh đọc lại.
	6 x 2
-	1 học sinh lên viết.
-	Nhìn lên bìa bảng, giáo viên lấy 2 lần.
-	Cho học sinh tính 6 x 2 =
	6 + 6 = 12 ® 6 x 2 = 12
-	Làm thế nào tìm được 6 x 3 ?
	6 x 3 = 6 + 6 + 6 = 18
	Vậy 6 x 3 = 18.
-	Học sinh đọc 3 công thức này.
-	Tương tự như trên, giáo viên hướng dẫn 
-	Học sinh lần lượt tính :
	6 x 4, 6 x 5, ... 6 x 10
b. Thực hành :
+ Bài 1/19 :
-	Bài tập yêu cầu ta làm gì ?
-	Yêu cầu tính nhẩm.
-	Yêu cầu học sinh tự làm.
-	Học sinh tự làm. Đổi vở chấm. 
-	Chữa bài.
+ Bài 2/19 :
-	1 học sinh đọc đề
-	Có tất cả mấy thùng dầu ?
-	1 thùng có bao nhiêu lít ?
-	5 thùng có bao nhiêu lít, ta làm thế nào?
-	Hướng dẫn học sinh tóm tắt :
	1 thùng : 6 lít dầu
	5 thùng : ... lít dầu ?
-	Học sinh tự nêu bài toán 
- Giải
	Số lít dầu của 5 thùng :
	6 x 5 = 30 (l)
	Đ.S = 30 l dầu.
* Bài 3/19 : HS nêu yêu cầu
-	Học sinh tự điền số.
C. Củng cố dặn dò : 	- 2 học sinh đọc lại bảng nhân 6.
	- Về học thuộc bảng nhân 6.
	- Nhận xét tiết học.
 Thứ năm ngày 16/09/2010
TOÁN: (T19) LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU:
-Thuộc bảng nhân 6 và vận dụng được trong tính giá trị biểu thức, trong giải toán ... cố dặn dò :
	- 2 học sinh đọc bảng nhân 6.
	- Nhận xét tiết học
 Thứ tư ngày 15/09/2010
TẬP ĐỌC: ÔNG NGOẠI
I.MỤC TIÊU:
-Biết đọc đúng các kiểu câu; bước đầu phân biệt được lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.
-Hiểu ND: Ông hết lòng chăm lo cho cháu, cháu mãi mãi biết ơn ông - người thầy đầu tiên của cháu trước ngưỡng cửa trường tiểu học.( trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
-	Tranh minh họa bài học. -	Bảng phụ ghi đoạn văn cần rèn đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
	A. Kiểm tra bài cũ :
-	2 học sinh kể lại câu chuyện Người mẹ và TLCH 1,2 ở SGK/29
	B. Dạy bài mới :
	1. Giới thiệu bài 
	2. Luyện đọc :
H Đ của GV
H Đ của HS
a. Giáo viên đọc toàn bài
-	Học sinh đọc nối tiếp câu.
b. Hướng dẫn HS luyện đọc, giải nghĩa từ 
-	Học sinh đọc nối tiếp đoạn.
-	Giải nghĩa : loang lổ
-	Chia bài làm 4 đoạn (2 lần)
-	Đặt câu từ loang lổ.
-	Đọc đoạn nhóm đôi.
-	Lớp đọc đồng thanh toàn bài.
3. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài :
+	Đọc thầm đoạn 1
-	Thành phố sắp vào thu có gì đẹp ?
-	Không khí mát dịu, trời xanh ngắt trên cao... ngọn cây hè phố.
+	1 học sinh đọc đoạn 2
-	Ông ngoại giúp bạn nhỏ đi học như thế nào ?
-	Ông dẫn bạn đi mua vở, chọn bút, hướng dẫn cách bọc...
+ Đọc thầm đoạn 3
-	Tìm một hình ảnh đẹp mà em thích trong đoạn ông... trường ?
-	Học sinh phát biểu. 
+ 1 học sinh đọc câu cuối
-	Vì sao bạn nhỏ gọi ông ngoại là người thầy đầu tiên ?
-	... ông ngoại dạy bạn những chữ cái đầu tiên... là người đầu tiên dẫn bạn đến trường.
4. Luyện đọc lại :
-	Giáo viên đọc đoạn 1, 2
-	Học sinh đọc diễn cảm
-	Hướng dẫn HS đọc đúng đoạn văn.
-	2 học sinh đọc toàn bài.
5. Củng cố dặn dò :
-	Em thấy tình cảm của hai ông cháu trong bài văn này như thế nào ? 
-	Học sinh phát biểu.
-	Giáo viên chốt ý.
-	Về nhà luyện đọc lại bài.
TẬP VIẾT: ÔN CHỮ HOA C
I.MỤC TIÊU:
-Viết đúng chữ hoa C (1 dòng), L,N (1 dòng); viết đúng tên riêng Cửu Long (1 dòng) và câu ứng dụng: Công chatrong nguồn chảy ra (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
-	Mẫu chữ viết hoa C
-	Tên riêng Cửu Long và câu ca dao vào dòng kẻ ô li.
-	Vở Tập viết.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
	A. Kiểm tra bài cũ :
	- 	Kiểm tra bài viết về nhà.
	-	2 học sinh viết bảng lớp.
	- 	Học sinh viết bảng con : Bố Hạ, Bầu
	B. Dạy bài mới :
	1. Giới thiệu bài 
	2. Hướng dẫn học sinh viết trên bảng con :
 H Đ của GV
H Đ của HS
a. Luyện viết chữ hoa :
-	Học sinh đọc toàn bài
-	Trong bài từ nào có chữ nào viết hoa ?c toan fbài : Bố Hạ, Bầu chảy ra..u...ười). gì ?c và đúng là thắng cuộc.i. Ghi tên các loại mạch máu của 2 
	C, L, T, S, N
-	Giáo viên viết mẫu. Nhắc lại cách viết từng chữ.
-	Học sinh viết chữ S, C, N vào bảng con
b. Luyện viết từ ứng dụng :
* Giới thiệu từ ứng dụng :
-	Giáo viên giới thiệu : Cửu Long là dòng sông lớn của nước ta ở Nam bộ.
-	Học sinh đọc từ : Cửu Long
-	Học sinh tập viết trên bảng con.
c. Luyện viết câu ứng dụng :
-	Học sinh đọc câu ứng dụng
-	Giáo viên giúp học sinh hiểu câu ca dao.
-	Học sinh viết bảng con chữ : 
	Công, Thái Sơn, Nghĩa
3. Hướng dẫn viết vào vở :
-	HS viết vở theo yêu cầu vở tập viết.
4. Chấm, chữa bài
-	Chấm một số bài
5. Củng cố dặn dò :
-	Biểu dương học sinh viết đúng, đẹp.
-	Luyện viết thêm ở nhà vở Tập viết.
CHÍNH TẢ: ÔNG NGOẠI
I.MỤC TIÊU:
-Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
-Tìm và viết đúng 2 - 3 tiếng có vần oay (BT2).
-Làm đúng (BT3) a/b hoặc BTCT phương ngữ do GV soạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
-	Bảng phụ viết bài tập 3b.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
	A. Kiểm tra bài cũ :
-	2 học sinh lên bảng viết, lớp viết bảng con : nhân dân, dâng lên, ngẩn ngơ, ngẩng lên.
	B. Dạy bài mới :
	1. Giới thiệu bài 
	2. Hướng dẫn học sinh nghe, viết :
H Đ của GV
H Đ của HS
a. Hướng dẫn chuẩn bị :
-	2 học sinh đọc đoạn văn.
-	Đoạn văn gồm mấy câu ?
-	3 câu.
-	Những chữ nào trong bài viết hoa ?
-	Chữ cái đầu câu, đầu đoạn.
-	HS đọc, tự viết ra nháp từ khó: nhấc bổng, loang lổ, gõ thử, trong trẻo...
b. Giáo viên đọc 
-	Học sinh viết bài vào vở
c. Chấm, chữa bài 
3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
a. Bài 2/35 :
-	1 học sinh đọc yêu cầu bài.
-	Học sinh làm bài ở bảng con.
-	Chia 3 nhóm, trò chơi tiếp sức, mỗi em viết 1 từ.
-	Lớp nhận xét.
-	Lớp làm bài vào vở.
-	Giáo viên chốt lời giải đúng.
b. Bài tập 3 a/b : 
-	1 học sinh đọc yêu cầu bài.
-	Học sinh làm bài.
-	3 học sinh lên bảng làm.
-	Lớp nhận xét.
-	Lớp làm vở.
4. Củng cố dặn dò :	- Nhận xét tiết học.
	- Học sinh đọc bài tập 2, ghi nhớ chính tả.
LUYỆN.T VIỆT(TLV): KỂ VỀ GIA ĐÌNH CỦA EM VỚI BẠN THÂN
 I.MỤC TIÊU:
 -Rèn kĩ năng nói : Kể được một cách đơn giản về gia đình em với một người bạn mới quen. 
 -Rèn kĩ năng viết: Trình bày chữ viết rõ ràng, viết câu đầy đủ ý, đúng ngữ pháp, đầu câu viết hoa, cuối câu có dấu chấm.
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HĐ1: Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: Hãy kể về gia đình em với một người bạn mới quen.
*Gợi ý: -Gia đình em có những ai, làm những công việc gì, tính tình thế nào?
-HS kể theo nhóm đôi.
-HS thi nhau kể trước lớp.
-Nhận xét- tuyên dương.
Bài 2: Viết một đoạn văn khoảng (từ 5 đến 7 câu) kể về gia đình em .
-HS viết bài vào vở. -GV chấm bài.
HĐ2: Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học
 ----------------------------------------
TOÁN: LUYỆN TẬP TỔNG HỢP (Tiết 4)
I.Mục tiêu:
-Luyện tập bảng nhân 6, nhân số có hai chữ số với số có một chữ số ( không nhớ). 
-Biết giải bài toán có lời văn.
II.Luyện tập - thực hành:
Bài 1: Tính
 25 42 23 24 32
 x 1 x 2 x 3 x 4 x 2
Bài 2: Đặt tính rồi tính
 24 x 2; 42 x 2; 34 x 2; 51 x 1.
Bài 3: Một túi có 6 quả cam. Hỏi 7 túi như thế có có tất bao nhiêu quả cam?
-HS làm bài vào vở.
-GV chấm chữa bài, nhận xét.
III.Củng cố, dặn dò:
 -Về nhà học thuộc bảng nhân 6.
 -Nhận xét tiết học.
 Thứ sáu ngày 17/09/20010
TOÁN: (T20) NHÂN SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
 I.MỤC TIÊU:
 -Biết làm tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (không nhớ).
 -Vận dụng được để giải bài toán có một phép nhân.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
	A. Ổn định:
	B. Kiểm tra bài cũ : 	- 1 học sinh làm bài 2/20.
	 - 1 học sinh làm bài 3/20.
	C. Bài mới :
H Đ của GV
H Đ của HS
a. Hướng dẫn HS thực hiện phép nhân
-	Giáo viên viết : 12 x 3 = ?
-	Học sinh đọc phép nhân.
-	Yêu cầu HS suy nghĩ tìm kết quả.
-	Học sinh tính :
	12 + 12 + 12 = 36
	Vậy 12 x 3 = 36
-	Giáo viên hướng dẫn HS đặt tính rồi tính :	1 2
	x 3
	3 6
-	Lớp đặt tính ra giấy nháp.
-	Cho vài học sinh nêu cách tính.
b. Thực hành :
* Bài 1/21 :
-	Yêu cầu học sinh tự làm bài
-	HS nhân từ phải sang trái.
-	Yêu cầu HS trình bày cách tính.
-	Học sinh tự làm bảng con.
* Bài 2 a/21 :
-	Yêu cầu học sinh nhắc lại cách đặt tính và thực hiện tính.
*Bài 2 b/21
- Học sinh tự làm vào vở 
- HS khá, giỏi làm tiếp vào vở.
* Bài 3/21 :
-	Gọi 1 HS đọc đề
-	Học sinh đọc đề 
-	Có tất cả mấy hộp bút màu ?
-	Mỗi hộp có mấy bút màu ?
-	Bài toán hỏi gì ?
-	Yêu cầu học sinh làm.
	 Tóm tắt 
	 1 hộp : 12 bút chì
	 4 hộp : ... bút chì ?
 Giải
 Số hộp bút chì màu có là :
	12 x 4 = 48 (bút chì)
	Đ.S = 48 bút chì màu.
D. Củng cố dặn dò :
	- Củng cố cách đặt tính, tính nhân số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số.
	- Nhận xét tiết học.
TẬP LÀM VĂN: NGHE-KỂ: DẠI GÌ MÀ ĐỔI. ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
I.MỤC TIÊU: 
-Nghe – kể lại được câu chuyện Dại gì mà đổi (BT1).
-Điền đúng nội dung vào mẫu điện báo (BT2).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
-	Tranh minh họa truyện "Dại gì mà đổi"
-	Bảng lớp viết 3 câu hỏi SGK. Vở BT Tiếng Việt 3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
	A. Kiểm tra bài cũ : - 	1 HS kể gia đình mình với bạn mới quen. 
 -	1 HS đọc đơn xin nghỉ phép.
	B. Dạy bài mới : 1. Giới thiệu bài 
	 2. Hướng dẫn làm bài tập :
H Đ của GV
H Đ của HS
a. Bài tập 1 :
-	Giáo viên kể chuyện 1 lần.
-	1 HSđọc yêu cầu bài và câu hỏi gợi ý.
-	Lớp quan sát tranh minh họa (SGK), đọc thầm các gợi ý.
-	Vì sao mẹ dọa đổi cậu bé ?
-	Vì cậu rất nghịch.
-	Cậu bé trả lời mẹ như thế nào ?
-	Mẹ sẽ chẳng đổi được đâu.
-	Vì sao cậu bé nghĩ như vậy ?
-	Cậu cho rằng không ai muốn đổi một đứa con ngoan lấy một đứa con nghịch ngợm.
-	Giáo viên kể lần 2.
-	HS chăm chú nghe, nhìn gợi ý, tập kể lại
-	Lần 1 : HS khá, giỏi kể - Nhận xét
-	Lần 2 : 5- 6 học sinh thi kể.
-	Chuyện này buồn cười ở điểm nào ?
-	Học sinh trả lời.
-	Lớp bình chọn HS kể đúng, hay.
b. Bài tập 2 : 
-	Điền nội dung vào điện báo 
-	1 học sinh đọc yêu cầu của bài và mẫu điện báo. Lớp đọc thầm.
-	Tình huống cần viết điện báo là gì ?
-	Em được đi chơi xa, đến nơi phải gửi điện về báo tin gia đình biết.
-	Yêu cầu của bài là gì ?
-	GV hdẫn HS điền nội dung mẫu điện báo.
-Dựa vào mẫu,viết họ tên, địa chỉ người gửi, người nhận, nội dung bức điện.
+ Họ, tên, địa chỉ người nhận : viết chính xác, cụ thể (bắt buộc).
-	2 học sinh nhìn mẫu điện báo trong SGK, làm miệng.
+ Nội dung : Vắn tắt, đầy đủ.
-	Lớp và giáo viên nhận xét.
+ Họ tên, địa chỉ người gửi : Ngắn gọn phần trên (tính tiền)
+ Họ tên, địa chỉ người gửi phía dưới không tính cước, phải ghi đầy đủ, rõ ràng.
-	Học sinh viết vào vở nội dung theo yêu cầu của bài tập.
	3. Củng cố dặn dò : - 	Về kể câu chuyện "Dại gì mà đổi" cho người thân.
- 	Ghi nhớ cách điền nội dung điện báo để thực hành khi cần gửi điện báo.
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ: SINH HOẠT LỚP
I/Mục tiêu:
-Đánh giá tình hình học tập trong tuần qua.
-Kế hoạch tuần đến.
II/Nội dung:
1-Ổn định tổ chức: HS lớp hát tập thể.
2-Lớp trưởng giới thành phần nêu lí do sinh hoạt.	
3-Lớp trưởng mời từng tổ đánh giá hoạt động và các bộ phận văn thể mỹ, lớp phó học tập. 
5-Lớp trưởng đánh giá các hoạt động và triển khai hoạt động tuần đến .
6-Đánh giá của giáo viên chủ nhiệm.
1,Đánh giá tình hình học tập trong tuần:
-Hầu hết lớp đi học chuyên cần, đúng giờ.
-Chuẩn bị đầy đủ sách, vở và dụng cụ học tập khi đi học.
-Vệ sinh sạch sẽ, tác phong gọn gàng, lau cửa kính thường xuyên.
*Tồn tại: Vẫn còn vài em quên vở ở nhà: Khánh Ly, Hữu Huyền, Châu, Sang, Hải, Hạnh; áo quần chưa gọn gàng: Hải, Hữu, Tùng.
2,Kế hoạch đến:
-Duy trì sĩ số 100%.
-Đi học đúng giờ, chuyên cần.
-Làm bài và học bài đầy đủ trước khi đến lớp.
-Cần rèn luyện chữ viết, vệ sinh cá nhân, lớp học, khu vực luôn sạch sẽ.
-Trực nhật: Tổ 2.
-Tiếp tục nộp các khoản tiền đầu năm.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_hoc_ki_1_tuan_4.doc