Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Học kì 1, Tuần 5

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Học kì 1, Tuần 5

TUẦN 5: Thứ hai ngày 20/09/2010

TẬP ĐỌC – KÉ CHUYỆN: NGƯỜI LÍNH DŨNG CẢM

I.MỤC TIÊU:

A.Tập đọc:

 - Bước đầu biết phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

 - Hiểu ý nghĩa: Khi mắc lỗi phải đảm nhận lỗi và sửa lỗi; người đảm nhận lỗi và sửa lỗi là người dũng cảm. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)

B.Kể chuyện:

- Biết kể lại từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Tranh minh họa (SGK)

 

doc 21 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 446Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Học kì 1, Tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 LỊCH BÁO GIẢNG
 HỌC KỲ 1 : Từ ngày 21//09/2009 
5
 TUẦN Đến ngày 25/09/2009
 Cách ngôn: Cá không ăn muối cá ươn
 Con cãi cha mẹ trăm đường con hư
Thứ
Buổi
 Môn
Tiết
 Tên bài dạy
Hai
20/09
Sáng
 C.cờ
 T.đọc
T.Đ-KC
 Toán
 1
 2
 3
 4
Chào cờ
Người lính dũng cảm
Người lính dũng cảm
Nhân số có hai chữ số với số có một chữ số ( có nhớ)
Ba
21/09
Chiều
Toán
Ch.tả
L.T.Việt
 1
 2
 3
Luyện tập
Người lính dũng cảm
L.đọc: Người lính dũng cảm
Tư
22/09
Sáng
T.đọc
Toán
NGLL
 1
 2
 3
Cuộc họp của chữ viết
Bảng chia 6
Tìm hiểu, ôn lại truyền thống tốt đẹp của nhà trường
Năm
23/09
Chiều
TN-XH
Toán 
LTVC
 1
 2
 3
Luyện tập
So sánh
Chiều
T.viết
L.toán
Ch.tả
L.T Việt
 1
 2
 3
Ôn chữ hoa C (tt)
Luyện tập tổng hợp (Tiết 5)
Mùa thu của em
LTVC: Từ ngữ về gia đình. Ôn tập câu Ai là gì?
Sáu
24/09
Chiều
Toán
T.L.văn
H ĐTT
 1
 2
 3
Tìm một trong các phần bằng nhau của một số
Tập tổ chức cuộc họp
Sinh hoạt lớp
TUẦN 5: Thứ hai ngày 20/09/2010
TẬP ĐỌC – KÉ CHUYỆN: NGƯỜI LÍNH DŨNG CẢM
I.MỤC TIÊU:
A.Tập đọc:
 - Bước đầu biết phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
 - Hiểu ý nghĩa: Khi mắc lỗi phải đảm nhận lỗi và sửa lỗi; người đảm nhận lỗi và sửa lỗi là người dũng cảm. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
B.Kể chuyện:
- Biết kể lại từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- 	Tranh minh họa (SGK)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : * TẬP ĐỌC
	A. Kiểm tra bài cũ :
- 	2 học sinh đọc nối tiếp bài "Ông ngoại".
-	Trả lời câu hỏi 2, 3 (mỗi em 1 câu).
	B. Dạy bài mới : 1. Giới thiệu chủ điểm và bài đọc : 
	 2. Luyện đọc :
H Đ của GV
H Đ của HS
a. Giáo viên đọc toàn bài
-	Học sinh theo dõi SGK
b. Hướng dẫn HS luyện đọc, giải nghĩa 
-	Hướng dẫn đọc từng câu
-	HS đọc nối tiếp từng câu (2 lần)
-	Giáo viên sửa học sinh đọc từ sai, khó
-	Hướng dẫn đọc đoạn
-	Đọc đoạn trước lớp (2 lần)
-	Hướng dẫn ngắt nghỉ từng đoạn.
-	Giải nghĩa từ chú giải
-	Đặt câu : thủ lĩnh, quả quyết
-	2 học sinh đặt câu
-	Đọc đoạn nhóm (nhóm 4)
-	4 tổ đồng thanh nối tiếp
-	1 học sinh đọc toàn bài.
3. Tìm hiểu bài :
-	1 học sinh đọc tiếng đoạn 1
-	Các bạn nhỏ trong truyện chơi trò chơi gì ? Ở đâu ?
-	... Đánh trận giả trong vườn trường.
-	Đọc thầm đoạn 2
-	Vì sao chú lính nhỏ chui qua lỗ hổng dưới chân rào ?
-	Chú lính sợ làm đổ hàng rào của trường.
-	Việc leo trèo các bạn khác gây hậu quả gì ?
-	Hàng rào đổ, tướng sĩ đè lên luống hoa mười giờ.
-	Học sinh đọc đoạn 3
-	Thầy giáo chờ mong điều gì ở học sinh trong lớp ?
-	Thầy mong học sinh dũng cảm nhận khuyết điểm.
-	Vì sao chú lính nhỏ run lên khi thầy giáo hỏi ?
-	Học sinh thảo luận.
-	Học sinh trả lời nhiều ý khác.
+ Đọc thầm đoạn 4
-	Phản ứng của chú lính như thế nào khi nghe lệnh "về thôi" của tướng ?
-	Quả quyết bước về phía vườn. Mọi người sững nhìn chú, bước nhanh theo chú... dũng cảm.
-	Ai là người lính dũng cảm trong chuyện này ? Vì sao ?
-	Chú lính chui qua lỗ hổng là chú lính dũng cảm. Vì dám nhận lỗi để sửa.
-	Liên hệ em nào dám dũng cảm nhận lỗi ?
-	Học sinh phát biểu theo ý của mình
4. Luyện đọc lại :
- 	Bảng phụ đoạn luyện đọc.
-	Giáo viên đọc đoạn 4, hướng dẫn học sinh đọc đúng, hay.
-	1 học sinh đọc đoạn.
-	Lớp nhận xét.
-	4 học sinh thi đọc đoạn.
-	Đọc phân vai (người dẫn chuyện, viên tướng, chú lính nhỏ, thầy giáo.
-	Nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt.
* KỂ CHUYỆN
1. Giáo viên nêu nhiệm vụ : Dựa trí nhớ và 4 tranh kể lại câu chuyện "Người lính dũng cảm".
-	Gọi 2 học sinh đọc yêu cầu đề.
2. Hướng dẫn HS kể chuyện theo tranh
-	Học sinh quan sát tranh : Chú lính nhỏ mặc áo xanh nhạt, viên tướng mặc áo xanh thẫm.
-	1 học sinh kể 1 đoạn em thích.
-	Gọi 4 học sinh kể nối tiếp trước lớp, mỗi em kể 1 đoạn.
-	4 học sinh nối tiếp kể 4 đoạn câu chuyện.
* Giáo viên có thể gợi ý câu hỏi, học sinh trả lời.
-	Lớp nhận xét.
+ Tranh 1 : Viên tướng ra lệnh như thế nào ? Chú lính định làm gì ?
-	Kể trong nhóm.
-	Hai nhóm thi kể.
+ Tranh 2 : Cả nhóm vượt rào bằng cách nào ? Chú lính vượt rào bằng cách nào? Chuyện gì đã xảy ra ?
+ Tranh 3 : Thầy giáo nói gì với các bạn?
+ Tranh 4 : Viên tướng ra lệnh thế nào? Chú lính nhỏ nói và làm gì ? Mọi người có thái độ như thế nào ?
-	HS khá, giỏi kể toàn bộ câu chuyện theo lời một bạn nhỏ.
-	Lớp nhận xét tuyên dương.
C. Củng cố dặn dò 
- Câu chuyện trên giúp em hiểu điều gì? 
-	Học sinh trả lời
-	Về kể chuyện cho bạn bè và người thân 
TOÁN:(T21) NHÂN SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ( có nhớ)
 I.MỤC TIÊU:
 -Biết làm tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ).
 -Vận dụng giải bài toán có một phép nhân.
 II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
 1. Kiểm tra bài cũ : 
	-	Học sinh giải bài 2/21.
	-	Học sinh giải bài 3/21
 2. Bài mới :
H Đ của GV
H Đ của HS
a. Giới thiệu số có 2 chữ số nhân số có 1 chữ số
-	Giáo viên nêu phép tính 26 x 3 = ? 
-	HS viết bảng cách đặt phép tính.
-	Trong phép tính này ta thực hiện hàng nào trước ?
-	Học sinh trả lời
	2 6	
	x 3
	7 8
® 26 x 3 = 78
-	Giáo viên sửa bài.
-	Phép nhân : 54 x 6
-	Vài học sinh nêu cách nhân. 
-	Tương tự trên.
b. Thực hành : Luyện tập 
* Bài 1( cột 1,2,4 /22) : Làm mẫu 1 bài
-	Giáo viên ghi : 	4 7
	x 2
	9 4
-	HS lên bảng làm
-	HS đọc cách làm
-	Sau đó học sinh làm vào vở.
-HS khá, giỏi làm tiếp cột 3.
* Bài 2/22 : -Yêu cầu học sinh đọc đề.
-	1 học sinh đọc đề toán.
-	Giáo viên hỏi : 
+	Có mấy cuộn vải ?
+	Mỗi cuộn bao nhiêu mét ?
+Muốn biết 2 cuộn bao nhiêu mét ta làm gì ?
-	Học sinh làm bài, chữa bài.
	1 cuộn 	:	35m
	2 cuộn 	:	 m ?
	Độ dài của 1 cuộn vải là :
	35 x 2 = 70 (m)
	Đ.S = 70 m vải.
* Bài 3/22 : Gọi học sinh đọc yêu cầu 
-HS đọc yêu cầu bài
-	HS làm bảng con.
3. Củng cố dặn dò :
-	Muốn nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số ta làm như thế nào ?
-	Nêu cách thực hiện.
- Nhận xét tiết học.
 Thứ ba ngày 21/09/2010
TOÁN: (T22) LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU:
 -Biết nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ).
 -Biết xem đông hồ chính xác đné 5 phút.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
	A.Kiểm tra bài cũ : 
	- Hai học sinh lên giải bài 2, 3/22.
	B. Bài mới :
H Đ của GV
 H Đ của HS
* Bài 1/23 : Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu đề.
-	Nêu cách nhân.
-	HS làm bảng con.
-	3 học sinh lên bảng làm bài.
-	Chữa bài.
* Bài 2 a,b/23 : Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu.
-	Bài yêu cầu ta làm gì ?
-HS nêu yêu cầu bài, đặt tính tự làm như bài 1.
-HS làm vào vở.
-HS khá, giỏi làm tiếp cột c,
* Bài 3/23 : Gọi 1 học sinh đọc đề.
-	1 học sinh đọc đề.
-	Mỗi ngày có bao nhiêu giờ ?
-	(Có 24 giờ)
 Tóm tắt
	1 ngày : 24 giờ
-	Học sinh tự đọc đề, tự giải.
	6 ngày : ? giờ 
	Số giờ của 6 ngày là :
	24 x 6 = 144 (giờ)
	Đ.S : 144 giờ.
* Bài 4/23 : Yêu cầu học sinh lấy mô hình đồng hồ.
-	Học sinh tự nêu yêu cầu bài.
-	Sử dụng mô hình HS làm bài tập theo nhóm.
-	Lớp nhận xét.
-	Sửa bài
*Bài 5/23: Tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn”
-HS cả lớp tham gia
 C. Củng cố :
	- Hỏi củng cố thời gian, củng cố nhân số có hai chữ số với một chữ số.
	- Nhận xét tiết học.
CHÍNH TẢ: NGƯỜI LÍNH DŨNG CẢM
I.MỤC TIÊU:
-Nghe - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
-Làm được BT(2) a/b hoặc BTCT phương ngữ do GV soạn.
-Biết điền đúng 9 chữ và tên chữ vào ô trống trong bảng (BT3).
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
-	Bảng lớp viết sẵn bài tập 2, bài tập 3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
	A. Kiểm tra bài cũ :
-	2 HS viết bảng, lớp viết bảng con : loay hoay, gió xoáy, nhẫn nại, nâng niu.
-	3 học sinh đọc thuộc lòng bảng 19 chữ cái đã học.
	B. Dạy bài mới :
	1. Giới thiệu bài 
	2. Hướng dẫn học sinh nghe đọc - viết :
H Đ của GV
H Đ của HS
a. Hướng dẫn chuẩn bị :
-	Giáo viên đọc đoạn chính tả cần viết
-	1 HSđọc đoạn cần viết chính tả.
-	Đoạn văn này kể chuyện gì ?
-	Học sinh trả lời.
-	Đoạn trên có mấy câu ?
-	6 câu.
-	Chữ nào được viết hoa ?
-	Tên riêng và chữ cái đầu.
-	Lời các nhân vật được đánh dấu bằng những dấu gì ?
-	Dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng.
-	Học sinh viết nháp tiếng chữ khó.
-	Học sinh đọc lại từ khó. -	Sửa lỗi.
-	Giáo viên sửa lỗi cho học sinh.
b. Giáo viên đọc HS viết chính tả
-	Học sinh viết bài vào vở
c. Chấm chữa bài 
-	HS dùng bút chì soát lỗi trên vở viết.
3. H dẫn HS làm bài tập:
a. Bài 2(a,b)41 : 
 -Gọi HS đọc yêu cầu bài
-	1 HS đọc yêu cầu bài , làm vở nháp
-	2 học sinh làm bảng. 
-	Lớp nhận xét
-	Sửa bài tập.
-	Học sinh làm vở bài tập.
b. Bài tập3/41 :
- Học sinh đọc yêu cầu bài
-	Các nhóm hoạt động tự làm.
-	Tổ chức trao đổi nhóm 4
-	2 nhóm lên trình bày.
-	Nhóm khác bổ sung - Nhận xét.
-	Học sinh đọc.	Học sinh làm vở
3. Củng cố dặn dò : - Nhận xét tiết học 
 - Em viết sai nhiều lỗi phải về viết lại
 LUYỆN TIẾNG VIỆT: (L.đọc): NGƯỜI LÍNH DŨNG CẢM
 I/MỤC TIÊU:
 -Rèn kĩ năng đọc thành tiếng, đọc to, rõ ràng, mạch lạc.
 -Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu
 -Luyện đọc dũng cảm, phân vai.
 II/Các hoạt động dạy học:
 *GV đọc mẫu toàn bài	
 -HS luyện đọc câu ,đoạn, bài.
 -Luyện từ khó, câu dài.
 *Luyện đọc diễn cảm đoạn 3.
 -HS thi đọc diễn cảm
 -Luyện đọc theo phân vai.
 *Luyện kể lại câu chuyện dựa theo tranh SGK.
 -HS thi kể câu chuyện trước lớp.
 III/Nhận xét tiết học
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: SO SÁNH
I.MỤC TIÊU:
-Nắm được một kiểu so sánh mới: so sánh hơn kém (BT1).
-Nêu được các từ so sánh trong các khổ thơ ở ( BT2).
-Biết thêm từ so sánh vào những câu chưa có từ so sánh (BT3, BT4).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
-	Bảng lớp viết 3 khổ thơ bài tập 1. 
-	Bảng phụ viết bài tập 3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
	A. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra miệng bài tập 2, 3 (tuần 4) 2 học sinh.
	B. Bài mới :
	1. Giới thiệu bài 
	2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập :
H Đ của GV
H Đ của HS
a. Bài 1 : -Gọi học sinh đọc đề bài 1.
-	Yêu cầu học sinh làm bài.
-	2 học sinh đọc nội dung bài 1.
-	Lớp thầm làm vở nháp.
-	3 HS lên làm, gạch chân dưới hình ảnh so sánh.
-	Giáo viên chốt ý đúng.
-	Lớp nhận xét.
b. Bài 2 : -Yêu cầu học sinh đọc đề.
-	1 học sinh đọc yêu cầu bài.
-	HS tìm từ so sánh trong mỗi khổ.
-	3 HS lên bảng gạch phấn màu từ so sánh.
-	Yêu cầu học sinh làm bài.
-	Lớp viết vở từ so sánh.
-	Chữa bài 
- Hỏi : Cách so sánh câu 1 "Cháu khỏe hơn ông" và câu 2 "Ông là buổi trời chiều" có gì khác ?
-	So sánh ... i sửa lại cho đúng, viết mỗi từ 1 hàng.
	- Nhận xét tiết học.
 Thứ sáu ngày 24/09/2010
TOÁN: (T25) TÌM MỘT TRONG CÁC PHÀN BẰNG NHAU CỦA MỘT SỐ
I.MỤC TIÊU:
 -Biết cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
 -Vận dụng được để giải bài toán có lời văn.
II. ĐỒ DÙNG : 12 cái kẹo.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
	1. Ổn định
	2. Kiểm tra bài cũ : 	Học sinh giải bài 1, 3 /25.
	3. Bài mới :
H Đ của GV
H Đ của HS
a. Hướng dẫn học sinh tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
-	Giáo viên nêu bài toán.
-	Học sinh đọc đề bài.
- 	Làm thế nào để tìm 1/3 của 12 cái kẹo?
	Sơ đồ minh họa :
-	Lấy 12 cái kẹo chia 3 phần bằng nhau. Mỗi phần là 1/3 số kẹo cần tìm.
	12 kẹo
-	Học sinh nêu lại được như trên.
 ? kẹo
-	Học sinh tự giải bài toán.
 Chị cho em số kẹo là:
 12 : 3 = 4 (cái )
 ĐS: 4 ( cái kẹo)
-	Hỏi : Muốn tìm 1/4 của 12 cái kẹo ta làm như thế nào ?
-	Lấy 12 cái kẹo chia 4 phần bằng nhau. 12 : 4 = 3 (cái kẹo)
b. Thực hành :
* Bài 1/26 : Nêu yêu cầu bài toán và yêu cầu học sinh làm bài.
-	Học sinh tự làm vào vở.
-	Trình bày cách tính miệng.
-	Yêu cầu giải thích các số điền ?
* Bài 2/26 :
-	Gọi học sinh đọc đề
-	Học sinh đọc đề.
-	Cửa hàng có tất cả bao nhiêu m vải ?
-	Có 40 mét.
-	Đã bán bao nhiêu phần số vải đó ?
-	Đã bán 1/5 số vải đó.
-	Bài toán hỏi gì ?
-	Số mét vải cửa hàng đã bán.
-	Giáo viên vừa hỏi vừa vẽ sơ đồ :
 40m 
	? m vải
-	Học sinh giải :
	Số mét vải cửa hàng đã bán là :
	40 : 5 = 8 (m)
	Đ.S = 8 m vải.
-	Sửa bài.
	4. Củng cố dặn dò :	- Muốn tìm một phần mấy một số ta làm như thế nào ?
	- Nhận xét tiết học.
TẬP LÀM VĂN: TẬP TỔ CHỨC CUỘC HỌP
I.MỤC TIÊU:
 -Bước đầu biết xác định nội dung cuộc họp và tập tổ chức cuộc họp theo gợi ý cho trước (SGK).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
-	Gợi ý nội dung cuộc họp SGK.
-	Trình tự 5 bước tổ chức cuộc họp (yêu cầu bài 3 Tập Đọc).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
	A. Kiểm tra bài cũ :
	-	Học sinh kể câu chuyện "Dại gì mà đổi".
	-	2 học sinh đọc bức điện báo gửi gia đình.
	B. Dạy bài mới :
	1. Giới thiệu bài 
	2. Hướng dẫn làm bài tập :
H Đ của GV
H Đ của HS
a. Giáo viên giúp học sinh xác định yêu cầu bài tập
-	Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của giờ Tập làm văn.
-	1 học sinh đọc yêu cầu của bài và nội dung gợi ý.
-	Bài "Cuộc họp của chữ viết" đã cho em biết : Để tổ chức tốt một cuộc họp các em phải chú ý những gì ?
-	Cả lớp đọc thầm.
-	Họp bàn nội dung gì ? (vấn đề có thật)
-	Ai là người nêu mục đích cuộc họp tình hình của tổ ?
-	Ai là người nêu nguyên nhân của tình hình đó ?
-	Làm thế nào để giải quyết vấn đề trên?
-	Giao việc cho mọi người bằng cách nào?
-	Học sinh trả lời năm trình tự tổ chức cuộc họp.
b. Từng tổ làm việc :
-	Giao cho mỗi tổ một nội dung mà SGK gợi ý :
	+ Tổ 1 : Giúp đỡ nhau học tập.
	+ Tổ 2 : Chuẩn bị văn nghệ chào mừng ngày 20/11.
	+ Tổ 3 : Giữ vệ sinh chung.
-	Học sinh ngồi theo đơn vị tổ, dưới sự điều khiển của tổ trưởng.
c. Các tổ thi tổ chức cuộc họp trước lớp 
-	Cả lớp theo dõi và nhận xét.
-	3 tổ thi tổ chức cuộc họp trước lớp, giáo viên là giám khảo.
-	Kết luận tuyên dương.
	3. Củng cố dặn dò :
	- Giáo viên khen cá nhân, tổ làm tốt bài tập thực hành.
	- Nhắc học sinh có ý thức rèn luyện khả năng tổ chức họp lớp.
TOÁN: LUYỆN TẬP TỔNG HỢP ( Tiết 5)
I.Mục tiêu:
 -Luyện tập nhân số có hai chữ số với số có một chữ số ( không nhớ và có nhớ); bảng chia 6, giải toán có lời văn sử dụng phép chia và “tìm trong các phần bằng nhau của một số”.
II.Luyện tập - thực hành:
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
a, 24 x 2; 42 x 2; 23 x 3. 
b, 56 x 6; 78 x 5; 98 x 6.
Bài 2: Tính nhẩm:
 36 : 6 = 42 : 6 = 54 : 6 = 6 : 0 =
 48 : 6 = 24 : 6 = 60 : 6 = 6 : 6 =
 12 : 6 = 18 : 6 = 6 : 1 = 30 : 6 =
Bài 3: Có 30 quả cam chia đều vào 6 túi. Hỏi mỗi túi có mấy quả cam?
Bài 4: Một cửa hàng có 48 kg gạo, đã bán 1/6 số gạo đó. Hỏi cửa hàng đó đã bán bao nhiêu ki- lô- gam gạo?
* GV hướng dẫn HS làm bài tập. Chấm chữa bài.
III.Củng cố, dặn dò: -Muốn tìm một phần mấy của một số ta làm thế nào?
 -Nhận xét tiết học.
 ------------------------------------
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ: SINH HOẠT LỚP
I.Mục tiêu: -Đánh giá tình hình học tập và nề nếp trong tuần qua.
 -Kế hoạch đến.
II.Nội dung:
1-Ổn định tổ chức: HS lớp hát tập thể.
2-Lớp trưởng giới thành phần nêu lí do sinh hoạt.	
3-Lớp trưởng mời từng tổ đánh giá hoạt động và các bộ phận văn thể mỹ, lớp phó học tập. 
5-Lớp trưởng đánh giá các hoạt động và triển khai hoạt động tuần đến .
6-Đánh giá của giáo viên chủ nhiệm.
1,Đánh giá tình hình học tập và nề nếp trong tuần:
*Ưu: Đa số các em đi học chuyên cần, đúng giờ. Duy trì tốt sĩ số, vệ sinh khu vực, lớp học luôn sạch sẽ, có lau cửa kính thường xuyên. Nề nếp lớp học tương đối tốt, biết tự quản trong giờ vắng cô. Không ăn quà vặt, vứt rác đúng nơi quy định.
-Chuẩn bị bài đầy đủ khi đến lớp, có tổ chức truy bài đầu giờ, sách vở bao bọc cẩn thận, có đầy đủ dụng cụ học tập.
*Tồn: Bên cạnh vẫn còn vài em chưa đảm bảo bài học khi đến trường cụ thể: Hạnh, Hải, Cường, Đình Nam, Nam Phương, Trúc Uyên, Công Tùng, Châu.
2,Kế hoạch đến:
-Duy trì sĩ số 100%, đi học đúng giờ, giữ gìn vệ sinh lớp học, sân trường luôn sạch sẽ.
-Luôn giữ nề nếp lớp tốt, tự quản tốt. Chuẩn bị bài, dụng cụ học tập đầy đủ trước khi đến lớp. Kiểm tra truy bài đầu giờ thường xuyên. Tuyệt đối không ăn quà vặt.
-Tổ 3 trực nhật.
 -Tiếp tục nộp các khoản tiền đầu năm.
 -----------------------------------
LUYỆN.T.VIỆT:(LTVC): TỪ NGỮ VỀ GIA ĐÌNH
 ÔN TẬP CÂU AI LÀ GÌ?
I.Mục tiêu:
 -Mở rộng vốn từ về gia đình.
 -Tiếp tục ôn kiểu câu: Ai (cái gì, con gì) – là gì?.
II.Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: Tìm các từ ngữ chỉ gộp những người trong gia đình.
-HS trao đổi nhóm đôi
-Đại diện nhóm lên trình bày trước lớp.
-HS làm bài vào vở.
Bài 2: Xếp các thành ngữ, tục ngữ sau vào nhóm thích hợp:
 (Câu a, b, c, d, e, g/33 Tiếng Việt)
-Trao đổi nhóm lớn.
Bài 3: Đặt câu theo mẫu Ai là gì? để nói về:
a, Bạn Tuấn trong truyện Chiếc áo len.
b, Bạn nhỏ trong bài thơ Quạt cho bà ngủ.
c, Bà mẹ trong truyện Người mẹ.
d, Chú chim sẻ trong truyện Chú sẻ và bông hoa bằng lăng.
-HS làm bài vào vở. - Chấm bài, nhận xét. 
 ----------------------------------
TUẦN 5:
ĐẠO ĐỨC: TỰ LÀM LẤY VIỆC CỦA MÌNH (Tiết 1)
I.MỤC TIÊU:
-Kể được một số việc mà HS lớp 3 có thể tự làm lấy.
-Nêu được ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình.
-Biết tự làm lấy những việc của mình ở nhà, ở trường.
-HS có thái độ tự giác, chăm chỉ thực hiện công việc của mình.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN :
-	Tranh minh họa tình huống Hoạt động 1.
-	Một số đồ vật cần trò chơi đóng vai.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :	TIẾT 1
	1. Ổn định : Hát "Sợi rơm vàng"
 2.KTBC: -Thế nào là giữ lời hứa?
 -Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người đánh giá như thế nào?
	3. Bài mới :
	H Đ của GV
H Đ của HS
* Hoạt động 1 : Xử lý tình huống
- Mục tiêu : Học sinh biết được một biểu hiện cụ thể việc tự làm lấy việc của mình.
+ Giáo viên nêu tình huống, học sinh tìm cách giải quyết.
-	Gặp bài toán khó Đại loay hoay mãi chưa giải được... (bài tập 1).
+	Nếu là Đại, em sẽ làm gì ? Vì sao ?
-	Một số HS nêu cách giải quyết của mình.
-	HS thảo luận, lựa chọn cách ứng xử đúng.
® Giáo viên kết luận SGK / 37.
* Hoạt động 2 : (Bài 3) Xử lý tình huống
- Mục tiêu : Có kỹ năng giải quyết tình huống liên quan đến việc tự làm lấy việc của mình
-	Giáo viên nêu tình huống (bài 3)
	Em có đồng ý không ? Vì sao ?
-	Vài học sinh nêu cách xử lý.
® Rút kết luận SGK / 38.
* Hoạt động 3 (bài 2) Bày tỏ ý kiến - Thảo luận nhóm
- Mục tiêu : Củng cố bài, giúp học sinh có nhận thức và thái độ đúng về việc giữ lời hứa.
-	Giáo viên phát phiếu học tập.
-	Hoạt động nhóm (nhóm 4)
-	Các nhóm thảo luận.
-	Đại diện nhóm trình bày ý kiến, nhóm khác bổ sung.
® Giáo viên kết luận / 37
Þ Hướng dẫn thực hành : Tự làm lấy việc của mình ở trường, ở nhà.
-	Sưu tầm những mẩu chuyện, tấm gương... về việc tự làm lấy công việc của mình.
NGOÀI GIỜ LÊN LỚP : TÌM HIỂU-ÔN LẠI TRUYỀN THỐNG TỐT 
 ĐẸP CỦA NHÀ TRƯỜNG
I/Yêu cầu: - Giúp HS tìm hiểu ôn lại truyền thống tốt đẹp của nhà trường 
 - Giáo dục học sinh lòng tự hào về mái trường thân yêu của mình .
 - HS có ý thức biết bảo vệ trường lớp.
II/ Các hoạt động trên lớp:
 Hoạt động 1: Ổn định lớp 
 - Lớp hát vui văn nghệ 
 - Thực hiện 1 số trò chơi dân gian.
 Hoạt động 2: GV nêu nội dung sinh hoạt 
 - Cho HS nhắc lại tiểu sử mang tên trường : Trịnh Thị Liền 
 - Trịnh Thị Liền là một nữ anh hùng lực lượng vũ trang (thời chống Pháp).
 - Cho nhiều HS đọc lại tiểu sử của bà Trịnh Thị Liền .
 - GV nêu lại các thành tích đạt được trong các năm qua của nhà trường .
 - HS hát các bài hát ca ngợi về trường lớp .
 Hoạt động 3: Nêu công việc bảo vệ trường lớp 
 - Pháp huy truyền thống tốt đẹp của nhà trường 
 - Thực hiện tốt nhiệm vụ của người HS.
 - Luôn giữ trường lớp sạch đẹp.
 - GV nhận xét tiết sinh hoạt .
 --------------------------------
AN TOÀN GIAO THÔNG: BÀI 1: GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
I/MỤC TIÊU:
 1.Kiến thức:
 -HS nhận biết hệ thông giao, thông đường bộ, tên gọi các loại đường bộ.
 -HS nhận biết điều kiện, đặc điểm của các loại đường bộ về mặt an toàn và chưa an toàn.
 2.Kĩ năng:
 -Phân biệt được các loại đường bộ và biết cách đi trên các con đường đó một cách an toàn.
 3. Thái độ:
 -Thực hiện đúng quy định về giao thông đường bộ.
II/Chuẩn bị: 
 -Bản đồ GTĐB Việt Nam.
 -Tranh ảnh đường phố, đường quốc lộ, đường tỉnh lộ,...
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	H Đ của GV
 H Đ của HS
HĐ 1: Giới thiệu các loại đường bộ:
*GV cho HS quan sát 4 bức tranh:
*GV nhắc lại các ý đúng và giảng (SGV/11).
*Kết luận: (SGV/11).
HĐ 2: Điều kiện an toàn và chưa an toàn của đường bộ: (SGV/12)
HĐ 3: Quy định đi trên đường quốc lộ, tỉnh lộ: (SGV/12)
HĐ 4: Củng cố, dặn dò:
-Hệ thống GTĐB ở nước ta gồm có những loại đường nào?
-Để bảo đảm an toàn cho bản thân và cho mọi người ta phải làm gì?
*Nhận xét tiết học.
-HS quan sát tranh và trả lời:
+Tranh 1: GT trên đường quốc lộ.
+Tranh 2:Giao thông trên đường phố.
+Tranh 3:GT trên đường tỉnh (huyện).
+Tranh 4:GT trên đường xã (đường làng).
-Đường quốc lộ; Đường tỉnh; Đường huyện; Đường làng, xã; Đường đô thị.
- Thực hiện Luật GTĐB là bảo đảm an
toàn cho bản thân và cho mọi người.
-Vài HS đọc lại ghi nhớ SGK

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_hoc_ki_1_tuan_5.doc