I.MỤC TIÊU :
TĐ:
-Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
-Hiểu ND: Đề cao lẽ sống cao đẹp của Y-éc-xanh (sống để yêu thương và giúp đỡ đồng loại) ; nói lên sự gắn bó của Y-éc-xanh với mảnh đất Nha Trang nói riêng và Việt Nam nói chung. (trả lời được các câu CH 1,2,3,4 trong SGK)
KC: Bước đầu biết kể lại từng đoạn của câu chuyện theo lời của bà khách, dựa theo tranh minh họa.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Ảnh bác sĩ Y-éc-xanh, tranh minh họa SGK.
LỊCH BÁO GIẢNG HỌC KÌ II TUẦN: 31 Từ ngày 19/04/2010 Đến ngày 23/04/2010 Cách ngôn: Bà con xa không bằng láng giềng gần Thứ Buổi Môn Tiết Tên bài dạy Hai 19/04 Sáng C. cờ T. đọc TĐ-KC Toán 1 2 3 4 Chào cờ Bác sĩ Y-éc-xanh Bác sĩ Y-éc-xanh Nhân số có năm chữ số với số có một chữ số Ba 20/04 Sáng Toán Ch.tả L.toán NGLL 1 2 3 4 Luyện tập Bác sĩ Y-éc-xanh Luyện tập Văn nghệ chào mừng ngày 30/4; 1/5 Tư 21/04 Sáng T. Đọc Toán Đ Đức L.T việt 1 2 3 4 Bài hát trồng cây Chia số có năm chữ số cho số có một chữ số Chăm sóc cây trồng, vật nuôi (T2) Ôn các bài tập đọc đã học Năm 22/04 Sáng Toán LT&câu L. toán TN-XH 1 2 3 4 Chia số có năm chữ số cho số có một chữ số (tt) Từ ngữ về các nước. Dấu phẩy Luyện tập tổng hợp (Tiết 31) Chiều Tập viết Ch.tả L.T Việt T. công 1 2 3 4 Ôn chữ hoa V Bài hát trồng cây Chính tả: Con cò (Một con cò...doi dất) Làm quạt giấy tròn (T1) Sáu 23/04 Chiều Toán TL văn HĐTT 1 2 3 Luyện tập Thảo luận về bảo vệ môi trường Sinh hoạt lớp Thứ hai ngày 19/4/2010 Tập đọc – Kể chuyện: BÁC SĨ Y-ÉC-XANH I.MỤC TIÊU : TĐ: -Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. -Hiểu ND: Đề cao lẽ sống cao đẹp của Y-éc-xanh (sống để yêu thương và giúp đỡ đồng loại) ; nói lên sự gắn bó của Y-éc-xanh với mảnh đất Nha Trang nói riêng và Việt Nam nói chung. (trả lời được các câu CH 1,2,3,4 trong SGK) KC: Bước đầu biết kể lại từng đoạn của câu chuyện theo lời của bà khách, dựa theo tranh minh họa. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Ảnh bác sĩ Y-éc-xanh, tranh minh họa SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : H Đ của GV H Đ của HS A. Kiểm tra bài cũ : "Một mái nhà chung". B. Dạy bài mới : 1. Giới thiệu bài : 2. Luyện đọc : -2 học sinh đọc bài a. Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài - Học sinh theo dõi. b. Hướng dẫn luyện đọc, giải nghĩa từ - Yêu cầu học sinh luyện đọc câu - HS đọc nối tiếp từng câu (2 lần) - Yêu cầu học sinh luyện đọc đoạn - Đọc từng đoạn trước lớp (2 lần) - Hướng dẫn học sinh hiểu từ chú giải - Học sinh đọc từ chú giải (SGK) - GV hướng dẫn thêm về Y-éc-xanh - Luyện đọc đoạn trong nhóm đôi. - Đọc đoạn trong nhóm - Yêu cầu cả lớp đồng thanh - Đọc đồng thanh phần cuối bài. 3. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài - Yêu cầu lớp đọc thầm từng đoạn - Học sinh đọc thầm từng đoạn, trao đổi theo câu hỏi. -Câu 1/106:Vì sao bà khách ao ước được gặp bác sĩ Y-éc-xanh ? - Vì ngưỡng mộ, vì tò mò muốn biết vì sao bác sĩ Y-éc-xanh chọn cuộc sống nơi góc biển chân trời để nghiên cứu bệnh nhiệt đới. -Câu 2/106: Em đoán xem bà khách tưởng tượng nhà bác học Y-éc-xanh là người như thế nào ? - Học sinh trả lời. Câu 3/106: Vì sao bà khách nghĩ Y-éc-xanh quên nước Pháp ? - Vì thấy ông không có ý định trở về Pháp. Câu 4/106: Câu nói nào nói lên lòng yêu nước của Y-éc-xanh ? - "Tôi là người Pháp, mãi mãi tôi là công dân Pháp. Người ta không thể nào sống mà không có Tổ quốc". 4. Luyện đọc lại - Giáo viên hướng dẫn đọc phân vai. - Yêu cầu học sinh luyện đọc phân vai - Yêu cầu thi đọc phân vai - Tuyên dương nhóm đọc hay. * KỂ CHUYỆN 1. Giáo viên nêu nhiệm vụ : Dựa vào 4 tranh minh họa, nhớ lại và kể đúng nội dung câu chuyện theo lời của bà khách. 2. Hướng dẫn HS kể theo tranh - Kể theo vai bà khách (đổi các từ khách, bà, bà khách thành tôi. Đổi từ họ cuối bài thành chúng tôi hoặc ông và tôi) - Mời 1 học sinh khá kể mẫu - Yêu cầu kể theo cặp - Tổ chức thi kể - Giáo viên tuyên dương 3. Củng cố : - Về kể lại câu chuyện theo lời bà khách. - HS đọc nhóm 3, phân vai (người dẫn chuyện, bà khách, Y-éc-xanh) - 3 nhóm thi đọc truyện theo vai - Lớp nhận xét - Học sinh quan sát tranh - Học sinh nêu tóm tắt nội dung từng tranh : + Tranh 1 : Bà khách ước ao được gặp bác sĩ Y-éc-xanh. + Tranh 2 : Bà khách thấy bác sĩ Y-éc-xanh thật giản dị. + Tranh 3 : Cuộc trò chuyện giữa hai người. + Tranh 4 : Sự đồng cảm của bà khách với tình nhân loại cao cả của bác sĩ Y-éc-xanh. - 1 học sinh khá kể mẫu. - Từng cặp kể nhau nghe - Vài học sinh thi kể. - Lớp nhận xét chọn bạn kể hay TOÁN: NHÂN SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ I.MỤC TIÊU: Biết cách nhân số có năm chữ số với số có một chữ số (có nhớ không quá hai lần và nhớ không liên tiếp). II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: H Đ của GV H Đ của HS A.Bài cũ: -Làm bài tập 3,4/160. B.Bài mới: *Giới thiệu bài: HĐ 1: Hướng dẫn thực hiện phép nhân: VD: 14237 x 3 = ? *GV viết bảng như SGK *GV nhắc HS: nhân rồi mới cộng “phần nhớ” ở hàng liền trước. HĐ 2: Thực hành: Bài 1/161: Bài 2/161: Bài 3/161: Yêu cầu HS đọc đề bài *Bài này có thể giải theo 2 cách đối với HS khá, giỏi. C.Củng cố, dặn dò: *Nhận xét tiết học -2 HS lên thực hiện -HS đọc phép tính -HS tự đặt tính và nêu cách tính -Lớp bảng con -Vài HS nêu lại cách tính trên -HS nêu yêu cầu của bài -Lần lượt 4 HS lên bảng làm bài -Lớp bảng con -HS nêu yêu cầu của bài -HS trao đổi theo nhóm -3 HS đại diện 3 nhóm lên bảng thi làm bài -1 HS đọc đề bài -HS tự tóm tắt rồi giải bài toán -Lớp làm vào vở *Cách 1: Số ki-lô-am thóc chuyển lần sau : 27 150 x 2 = 54300 (kg) Cả hai lần chuyển vào kho được : 27 150 + 54300 = 81450 (kg) Đáp số: 81450 kg. *Cách 2: Coi 27150 kg thóc chuyển lần đầu là 1 phần thì lần sau chuyển được 2 phần. Tổng số phần bằng nhau là: 1 + 2 = 3 (phần) Cả hai lần chuyển vào kho được : 27150 x 3 = 81450 (kg) Đáp số: 81450 kg. Thứ ba ngày 20/4/2010 TOÁN: LUYỆN TẬP I.MỤC TIÊU : -Biết nhân số có năm chữ số với số có một chữ số. -Biết tính nhẩm, tính giá trị của biểu thức. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : H Đ của GV H Đ của HS A. Kiểm tra bài cũ : - Gọi học sinh làm bài 2,3/161 B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn luyện tập *Bài 1/162: -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài. * Bài 2 : -Gọi 1 học sinh đọc đề toán - Bài toán yêu cầu chúng ta tìm gì ? - Để tính được số lít dầu còn lại trong kho, chúng ta cần tìm gì ? - Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài. * Bài 3 b)/162: *Bài 4/162: C. Củng cố - dặn dò - Giáo viên nhận xét giờ học - Bài sau: Chia số có năm chữ số cho số có một chữ số. - 2 học sinh lên bảng làm bài, mỗi học sinh làm 1 bài. - Đặt tính rồi tính các phép nhân số có năm chữ số với số có một chữ số. -Lần lượt 4 HS lên bảng, lớp bảng con -1 học sinh đọc đề toán - Bài toán yêu cầu tìm số lít dầu còn lại trong kho. - Cần tìm số lít dầu đã lấy đi. - 1 HS lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở. Tóm tắt Có : 63150 l Lấy : 3 lần Mỗi lần : 10715 l Còn lại : .... l dầu ? Bài giải Số lít dầu đã lấy ra là: 10715 x 3 = 32145 (l) Số lít dầu còn lại là: 63150 - 32145 = 31005 (l) ĐS: 31005 l dầu. - HS nêu yêu cầu bài - 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm vở -HS nêu yêu cầu -HS nhẩm như bài mẫu -HS trao đổi theo nhóm, sau đó chơi trò “Đố bạn” CHÍNH TẢ: BÁC SĨ Y-ÉC-XANH I. MỤC TIÊU : -Nghe-viết đúng bài CT ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi . -Làm đúng BT (2) a/b hoặc BTCT phương ngữ do GV soạn. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : Bảng phụ viết từ ngữ bài tập 2. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : H Đ của GV H Đ của HS A. Kiểm tra bài cũ : viết 4 từ chứa vần êt/ân. B. Dạy bài mới : 1. Giới thiệu bài : 2. Hướng dẫn học sinh nghe - viết : a. Hướng dẫn chuẩn bị -2 học sinh lên bảng - Giáo viên đọc đoạn chính tả - 2 học sinh đọc lại - Vì sao bác sĩ Y-éc-xanh là người Pháp nhưng ở lại Nha Trang ? - Vì ông coi trái đất này là ngôi nhà chung. Những đứa con trong ngôi nhà phải biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. Nên ông quyết định ở Nha Trang để nghiên cứu bệnh nhiệt đới. - Hướng dẫn học sinh nhận xét chính tả - Học sinh nhận xét chính tả - Viết từ khó viết vào vở nháp b. Giáo viên đọc, học sinh viết vào vở - Học sinh viết vào vở. c. Chấm, chữa bài - Học sinh soát lỗi - Chấm 7 bài - Nhận xét - Đổi vở chấm chéo 3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả a. Bài tập 2a/b: - Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập - Học sinh đọc yêu cầu bài tập - Gọi 2 học sinh lên bảng thi làm bài a) dáng hình, rừng xanh, rung mành *Giải câu đố: gió b) biển - lơ lửng - cõi tiên - thơ thẩn * Giải câu đố : Giọt nước mưa. 4. Củng cố, dặn dò : Học thuộc lòng câu đố, đố lại các bạn - Làm bài cá nhân - 2 học sinh lên bảng thi làm bài tập - Đọc kết quả. - Lớp nhận xét Thứ tư ngày 21/4/2010 TẬP ĐỌC: BÀI HÁT TRỒNG CÂY I.MỤC TIÊU : -Biết ngắt nhịp đúng khi đọc các dòng thơ, khở thơ. -Hiểu ND: Cây xanh mang lại cho con người cái đẹp, ích lợi và hạnh phúc. Mọi người hãy hăng hái trồng cây. (trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc bài thơ) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Tranh minh họa bài đọc trong SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : H Đ của GV H Đ của HS A. Kiểm tra bài cũ : - Kể lại câu chuyện "Bác sĩ Y-éc-xanh" theo lời của bà khách. B. Dạy bài mới : 1. Giới thiệu bài : 2. Luyện đọc : a. Giáo viên đọc bài thơ - 3 học sinh tiếp nối kể - Học sinh theo dõi b. Hướng dẫn luyện đọc, giải nghĩa từ - Hướng dẫn luyện đọc dòng thơ - Đọc nối tiếp từng dòng thơ. - Hướng dẫn luyện đọc khổ thơ - Đọc nối tiếp từng khổ trước lớp (2 lần) - Hướng dẫn luyện đọc nhóm đôi - Đọc từng khổ trong nhóm - Yêu cầu đọc đồng thanh - Đồng thanh 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài : -Câu 1/110: Cây xanh mang lại những gì cho con người ? - Cây xanh mang lại : + Tiếng hót các loài chim trên vòm cây. + Ngọn gió mát rung cành xây, hoa lá. + Bóng mát trong vòm cây . + Hạnh phúc được mong chờ cây lớn . -Câu 2/110: Hạnh phúc của người trồng cây là gì ? - Mong chờ cây lớn, chứng kiến cây lớn từng ngày. Câu 3/110: Tìm từ ngữ được lặp đi lặp lại trong bài thơ ? Nêu tác dụng của chúng ? - Ai trồng cây/ người đó có... Em trồng cây/ em trồng cây... Khuyến khích mọi người trồng cây. 4. Học thuộc lòng bài thơ - Hướng dẫn đọc bài thơ - Học sinh đọc lại bài thơ - Yêu cầu 1 học sinh đọc cả bài - Học sinh đọc lại bài thơ - Yêu cầu học thuộc lòng cá nhân - HS tự học thuộc lòng từng khổ, cả bài - Tổ chức thi học thuộc lòng - Thi học thuộc lòng cả bài 5. Củng cố, dặn dò : - Các em hiểu điều gì qua bài thơ ? -Về nhà học thuộc lòng bài thơ. - Cây xanh mang lợi ích cho con người, nên ta phải trồng và bảo vệ cây xanh. TOÁN : CHIA SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ ... nhân - 3 học sinh lên làm bài - Học sinh nhận xét TẬP VIẾT: ÔN CHỮ HOA V I. MỤC TIÊU : Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa V (1 dòng), L, B (1 dòng) ; viết đúng tên riêng Văn Lang (1 dòng) và câu ứng dụng :Vỗ tay...cần nhiều người (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Mẫu chữ viết hoa V. - Tên riêng Văn Lang và câu ứng dụng trên dòng kẻ ô ly. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : H Đ của GV H Đ của HS A. Kiểm tra bài cũ : Uông Bí. B. Dạy bài mới : 1. Giới thiệu bài : 2.Hướng dẫn viết trên bảng con : a. Luyện viết chữ viết hoa : -2 HS viết bảng lớp, lớp viết bảng con : - Học sinh tìm chữ hoa trong bài ? - V, L, B. - Yêu cầu HS nhắc quy trình viết chữ V. - 2 học sinh trả lời - GV viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết . - 2 HS viết chữ V trên bảng lớp b. Luyện viết từ ứng dụng : - HS viết chữ V ở bảng con - Yêu cầu học sinh đọc từ ứng dụng. - 1 HS đọc : Văn Lang - GV: Văn Lang là tên nước Việt Nam thời các vua Hùng, thời kỳ đầu tiên của nước VN - Giáo viên viết từ ứng dụng : c. Luyện viết câu ứng dụng : - 2 HS viết trên bảng lớp : Văn Lang - Lớp viết bảng con. - Gọi 1 học sinh đọc câu ứng dụng. - 2 học sinh đọc câu ứng dụng. - Giúp học sinh hiểu câu ứng dụng. Vỗ tay cần nhiều ngón Bàn kĩ cần nhiều người - 2 HS viết bảng lớp, lớp viết bảng con : Vỗ tay - Yêu cầu học sinh quan sát trong câu ứng dụng, các chữ có chiều cao như thế nào ? - Học sinh nhận xét. 3. Hướng dẫn viết vào vở Tập viết - Học sinh viết vào vở : - Giáo viên nêu yêu cầu viết chữ theo cỡ chữ nhỏ. - Theo dõi, chỉnh sửa lỗi cho học sinh. + 1 dòng chữ V cỡ nhỏ. + 1 dòng chữ L, B cỡ nhỏ + 1 dòng Văn Lang cỡ nhỏ + 1 lần câu ứng dụng cỡ nhỏ. 4. Chấm chữa bài : - Giáo viên chấm 10 bài, nhận xét. - Nhận xét, rút kinh nghiệm. 5. Củng cố dặn dò : - Biểu dương học sinh viết đúng, đẹp. - Giáo viên nhận xét tiết học. Chính tả (Nhớ viết): B ÀI HÁT TRỒNG CÂY I. MỤC TIÊU : -Nhớ - viết đúng ; trình bày đúng quy định bài CT. -Làm đúng BT (2) a/b hoặc BTCT phương ngữ do GV soạn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Bảng lớp viết bài tập 2b. - 4 tờ giấy khổ A4 làm bài tập 3. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : H Đ của GV H Đ của HS A. Kiểm tra bài cũ : biển, lơ lửng, thơ thẩn, cõi tiên B. Dạy bài mới : 1. Giới thiệu bài : 2. Hướng dẫn nhớ - viết : a. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị -2 HS lên bảng, lớp làm bảng con :. - Gọi học sinh đọc bài thơ - Một HS đọc bài thơ, lớp theo dõi. - Gọi 2 HS đọc thuộc lòng 4 khổ thơ đầu - 2 học sinh đọc học thuộc lòng 4 khổ đầu của bài thơ. - Yêu cầu học sinh đọc thầm 4 khổ, chú ý chính tả. - HS đọc thầm lại 4 khổ thơ đầu. Chú ý chữ viết hoa, chữ dễ viết sai, cách trình bày bài thơ. b. Học sinh nhớ - viết bài vào vở - Học sinh viết bài vào vở c. Chấm, chữa bài - Đổi vở chấm chéo 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả a. Bài tập 2(a/b)/ -Gọi HS đọc yêu cầu bài tập - 1 học sinh đọc yêu cầu của bài - Làm bài cá nhân. - Giáo viên chốt lời giải đúng : a) rong ruổi, rong chơi, thong dong, trống giong cờ mở, gánh hàng rong. - 2 học sinh thi làm bài đúng, nhanh trên bảng lớp, đọc kết quả b) Cười rũ rượi, nói chuyện rủ rỉ, rủ nhau đi chơi, lá rủ xuống mặt hồ. 4. Củng cố, dặn dò : - HSchuẩn bị : Em cần làm gì để bảo vệ môi trường, để học tốt tiết Tập làm văn sắp tới. TẬP LÀM VĂN: THẢO LUẬN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG I. MỤC TIÊU : -Bước đầu biết trao đổi ý kiến về chủ đề Em cần làm gì để bảo vệ môi trường ? -Viết được đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) thuật lại ý kiến của các bạn trong nhóm về những việc cần làm để bảo vệ môi trường. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : -Tranh ảnh về hoa cảnh thiên nhiên, về môi trường bị ô nhiễm. -Bảng lớp ghi câu hỏi gợi ý. - Bảng phụ viết trình tự 5 bước tổ chức cuộc họp. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : H Đ của GV H Đ của HS A. Kiểm tra bài cũ: B. Dạy bài mới : 1. Giới thiệu bài : 2. Hướng dẫn HS làm bài tập : a. Bài tập 1 : - Gọi HS đọc yêu cầu bài -3 học sinh đọc lá thư gửi bạn nước ngoài - 1 học sinh đọc yêu cầu. - Giáo viên mở bảng phụ ghi trình tự 5 bước tổ chức cuộc họp. - 1 học sinh đọc nội dung bảng phụ - Gợi ý cho học sinh tổ chức họp nhóm : + Điều cần được bàn bạc trong cuộc họp nhóm là : Em cần làm gì để bảo vệ môi trường ? + Giáo viên nêu một số địa điểm sạch đẹp và chưa sạch đẹp, cần cải tạo. + Nêu những việc thiết thực cụ thể để bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp như : Không vứt rác bừa bãi, không xả nước bẩn xuống ao hồ; chăm quét dọn nhà cửa, ngõ xóm, trường lớp; không bẻ cây, ngắt hoa ... - Yêu cầu các nhóm hoạt động. Yêu cầu cử nhóm trưởng điều khiển hoạt động. - 4 nhóm hoạt động trao đổi, phát biểu theo gợi ý trên. - Mỗi HS ghi nhanh ý kiến của các bạn. - Tổ chức cuộc họp b. Bài tập 2 : -Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập - 2 nhóm thi tổ chức cuộc họp. - 1 học sinh đọc yêu cầu - Nhắc học sinh : Nhớ và thuật lại các ý kiến trong cuộc họp. - Học sinh làm bài vào vở. - 4 học sinh đọc đoạn văn. 3. Củng cố, dặn dò : - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị kể lại một việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường. Thứ sáu ngày 23/04/2010 TOÁN: LUYỆN TẬP I.MỤC TIÊU: -Biết chia số có năm chữ số cho số có một chữ số với trường hợp thương có chữ số 0. -Giải bài toán bằng hai phép tính. II.ĐỒDÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: H Đ của GV H Đ của HS A.Bài cũ: -Gọi HS lên bảng làm bài 1,2/164. B.Bài mới: HĐ 1: Giới thiệu bài: HĐ 2: Hướng dẫn thực hiện phép chia: Bài 1/165: Mẫu: 28 921 4 09 7230 12 01 1 28921 : 4 = 7230 (dư 1) Bài 2/165: Bài 3/165: Yêu cầu HS đọc đề toán Bài 4/165: Tổ chức trò chơi “Đố bạn” C.Củng cố, dặn dò: -Nhận xét tiết học.Về nhà rèn luyện thêm về chia số có năm chữ số cho số có một chữ số. -2 HS lên bảng thực hiện -1 HS lên đặt tính rồi nêu cách thực hiện -HS viết phép tính theo hàng ngang. -3 HS lên thực hiện, lớp bảng con. -HS nêu yêu cầu bài -3 HS lên bảng, lớp làm vào vở. -1 HS đọc đề bài -1 HS tóm tắt rồi giải. -Lớp làm vào vở -Trao đổi nhóm đôi -2 đội A,B chơi trò chơi “Đố bạn” LUYỆN TOÁN: LUYỆN TẬP TỔNG HỢP (TIẾT 31) I.MỤC TIÊU: Luyện tập nhân, chia số có năm chữ số với số có một chữ số ; giải toán có các phép tính nhân, chia. II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Bài 1: Đặt tính rồi tính: 25572 x 3 ; 37654 x 2 ; 84842 : 2 ; 91750 : 2 . Bài 2: Tính giá trị biểu thức: 45823 - 35256 : 4 ; (42017 + 39274) : 3 ; (42319 - 24192) x 3 . Bài 3: Một nhà máy sản xuất 15420 kg mì chính. Nhà máy đã bán được 1/3 số mì chính đó. Hỏi nhà máy còn lại bao nhiêu ki-lô-gam mì chính ? *GV hướng dẫn HS làm các bài tập trên * Chấm , chữa bài *Nhận xét tuyên dương. -------------------------------------- HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ : SINH HOẠT LỚP I/Mục tiêu: -Đánh giá tình hình học tập, các hoạt động của Sao trong tuần. -Nêu kế hoạch của tuần đến II/Nội dung: 1-Ổn định tổ chức: HS lớp hát tập thể 2-Lớp trưởng giới thành phần nêu lí do sinh hoạt 3-Lớp trưởng mời từng tổ đánh giá hoạt động và các bộ phận văn thể mỹ, lớp phó học tập 5-Lớp trưởng đánh giá các hoạt động và triển khai hoạt động tuần đến . 6-Đánh giá của giáo viên chủ nhiệm A/- Đánh giá hoạt động tuần 31: * Ưu điểm: - Duy trì sĩ số đảm bảo 100 %. - Chất lượng học tập tốt. - Vệ sinh cá nhân tốt. - Trực vệ sinh đảm bảo theo khu vực phân công. -Số các em đáng tuyên dương có ý thức học tập tốt : Thơ, Phạm Thị Mỵ, Viết Tín, Đức Tín, Công Trình, Thịnh, Lĩnh. * Tồn tại: -Ý thức học tập chưa tốt - Chữ viết cẩu thả: Văn Trình, Hường, Phong, Thức, Đạt. - Trong giờ học ít phát biểu xây dựng bài. * Chất lượng qua khảo sát còn thấp: Bích Hường ,Văn Trình, Đạt, Nữ, Mến, Thảo. B/- Kế hoạch tuần 32: - Nâng cao chất lượng học tập. - Tăng cường rèn chữ viết. - Thực hiện tốt các nề nếp lớp, không ăn quà vặt. - Duy trì sĩ số 100% . Chuẩn bị bài tốt trước khi đến lớp. -Ăn mặc sạch sẽ gọn gàng, tác phong gọn gàng. -Giữ gìn vệ sinh luôn sạch sẽ. -Thi đua học tốt để kỉ niệm ngày 30/4 ; 1/5 -Tham gia sinh hoạt Sao tốt, hát-múa được các bài hát đã hướng dẫn. -Ôn lại chủ đề năm học, chủ điểm các tháng, nắm được tiểu sử Bác Hồ, Kim Đồng, nắm được ý nghĩa các ngày lễ lớn trong năm. LỜI GIỚI THIỆU Không ít cha mẹ hết sức ngỡ ngàng khi con mình mới hôm qua còn là đứa trẻ thật dễ thương, mà nay trở thành một thieus niên lầm lì, bướng bỉnh, thậm chí bỏ nhà đi bụi. Trầm trọng hơn, có những đứa trẻ mới 13,14 tuổi đã rơi vào ma túy, trẻ gái mới 15-16 tuổi đã mang bầu. Làm gì đây, làm gì đây ? Các nhà tâm lý giáo dục phải trả lời những chất vấn này của các bậc phụ huynh. Tiếc thay vấn đề không phải là làm gì hôm nay, mà nhìn lại xem hôm qua ta đã làm gì, nhất là như thế nào ? Vì những lỡ bước, sai phạm hôm nay có ngon nguồn từ trong những khiếm khuyết trong quá trình hình thành nhân cách của đứa trẻ mà lứa tuổi từ 3 đến 8 mang tính quyết định. Thời trước, khi đời sống xã hội còn rất đơn giản và lành mạnh, việc nuôi dạy con là chuyện “trời sinh voi sinh cỏ”. Ngày nay, xã hội vô cùng phức tạp, đòi hỏi phải trang bị cho con em chúng ta khả năng tự ứng phó, có nghĩa là tạo điều kiện cho sự hình thành một nhân cách lành mạnh, sung mãn. Cha mẹ nào cũng thương con nhuwnh không phải cha mẹ nào cũng thương con đúng cách, nghĩa là phù hợp với quy luật phát triển tâm lý của đứa trẻ. Những sai lầm mắc phải trong giáo dục con em nhiều khi rất nhỏ, rất đời thường nên ta không để ý tới. Chính sự thiếu hiểu biết về những nhu cầu cơ bản của đứa trẻ và những cách xử sự vô ý thức, ngày qua ngày, sẽ dẫn đến những khiếm khuyết đáng tiếc vào tuổi thiếu niên và tuổi trưởng thành của đứa trẻ. Với tư duy khoa học và do đòi hỏi của nhịp sống công nghiệp, các nhà giáo dục các nước phát triển đã nghiên cứu tỉ mỉ và diễn đạt cụ thể và dễ hiểu những nguyên tắc khoa học rất vững chắc về nuôi dạy trẻ. Nhà báo Hữu Khánh đã vô cùng khéo léo biên soạn lại theo khẩu vị Việt Nam khiến cho quyển Cẩm nang nuôi dạy con này trở nên hết sức hấp dẫn, không chỉ đối với các bậc phụ huynh mà còn đối với các thầy cô ở nhà trường, các nhà giáo dục viên, nhân viên xã hội làm việc với trẻ. Hy vọng quyển sách quý, đã dược tái bản nhiều lần Tây Âu này, sẽ tới nay mọi gia đình và cơ sở nuôi dạy trẻ, để khỏi muộn màng khi phát hiện đứa trẻ “có vấn đề”. Nguyễn Thị Oanh Thạc sĩ Phát tiển Cộng đồng
Tài liệu đính kèm: