Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 11 - Nguyễn Thị Tiến

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 11 - Nguyễn Thị Tiến

I. Mục tiêu:

A/ Tập đọc:

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.

- Hiểu ý nghĩa: Đất đai tổ quốc là thứ thiêng liêu, cao quí nhất, (Trả lời được các CH trong SGK

B/ Kể chuyện:

- Biết sắp xếp các tranh (SGK) theo đúng trình tự và kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa vào tranh minh hoạ.

- HS,khá,giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện.

II/ Chuẩn bị:

1. Phương pháp: quan sát, hỏi đáp, thực hành,.

2. ĐDDH: ảnh minh hoạ.

 

doc 20 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 371Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 11 - Nguyễn Thị Tiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày thángnăm 2009
Tập đọc - Kể chuyện
ĐẤT QUÝ - ĐẤT YÊU
I. Mục tiêu: 
A/ Tập đọc: 
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.
- Hiểu ý nghĩa: Đất đai tổ quốc là thứ thiêng liêu, cao quí nhất, (Trả lời được các CH trong SGK 
B/ Kể chuyện: 
- Biết sắp xếp các tranh (SGK) theo đúng trình tự và kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa vào tranh minh hoạ.
- HS,khá,giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện.
II/ Chuẩn bị:
1. Phương pháp: quan sát, hỏi đáp, thực hành,...
2. ĐDDH: ảnh minh hoạ.
III. Các hoạt động dạy học:
Tập đọc
A/ Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 - 3 học sinh đọc bài: “Thư gửi bà”.
- GV: Trong bức thư, Đức kể với bà những gì?
B/ Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Luyện đọc:
a/ Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
b/ Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc, kết hợp với giải nghĩa từ.
- Đọc nối tiếp câu
- Đọc từng đoạn trước lớp (2 phần).
 Phần 1: Từ đầu ....đến “làm như vậy”
 Phần 2: Còn lại
+ Kết hợp giải nghĩa từ trong sách giáo khoa và giảng nghĩa thêm từ: Sản vật, khách du lịch.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Học sinh đọc đồng thanh 4 đoạn
3. Tìm hiểu bài:
- Đọc thầm đoạn 1, trả lời
 GV: Hai người khách được vua Ê - ti - ô - pi - a đón tiếp thế nào?
 HS: Vua mời họ vào cùng, mở tiệc chiêu đãi, tặng nhiều vật quý.
- Đọc thầm phần đầu đoạn 2, trả lời:
+ GV: Khi khách sắp xuống tàu, có điều gì bất ngờ xảy ra? 
 HS: Viên quan bảo khách dừng lại cởi giày để họ cạo sạch đất ở đế giày rồi mới để khách xuống tàu.
+ GV: Vì sao người Ê - ti - ô - pi - a không để khách mang những hạt đất nhỏ?
 HS: Vì họ coi đất là thứ thiêng liêng, cao quý nhất.
- Đọc to 3 câu cuối, trả lời:
 GV: Phong tục trên nói lên tình cảm của người Ê - ti - ô - pi - a với quê hương như thế nào? 
 HS: Yêu quý, trân trọng mảnh đất của quê hương.
4. Luyện đọc lại:
- Giáo viên đọc diễn cảm đoạn 2
- Hướng dẫn học sinh đọc đoạn 2, một học sinh đọc cả bài.
- Cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.
Kể chuyện
1/ Giáo viên nêu nhiệm vụ: Quan sát tranh, sắp xếp lại cho đúng thứ tự câu chuyện “Đất quý, đất yêu”. Sau đó dựa vào tranh, kể lại toàn bộ câu chuyện.
2/ Hướng dẫn học sinh kể lại câu chuyện theo tranh.
a/ Bài tập 1: 
- Gọi 1 - 2 học sinh đọc yêu cầu của bài: Sắp xếp các tranh cho đúng trình tự câu chuyện.
- Học sinh quan sát tranh minh hoạ, sắp xếp lại theo đúng trình tự câu chuyện.
- Giáo viên yêu cầu học sinh ghi kết quả vào giấy nháp rồi đọc lên để cả lớp nhận xét.
- Giáo viên kết luận: Thứ tự đúng của tranh là: 3 – 1 – 4 – 2.
- Hướng dẫn học sinh nêu được nội dung từng tranh để kể.
+ Tranh 1: Hai vị khách du lịch đi thăm đất nước Ê - ti - ô - pi - a.
+ Tranh 2: Hai vị khách được vua của nước Ê - ti - ô - pi - a mến khách, chiêu đãi và tặng quà.
+ Tranh 3: Hai vị khách ngạc nhiên khi thấy viên quan sai người cạo sạch đất dưới đáy đế giày của họ.
+ Tranh 4: Viên quan giải thích cho 2 vị khách phong tục của Ê-ti-ô-pi-a.
b/ Bài tập 2:
- Từng cặp học sinh dựa vào từng tranh minh hoạ tập kể.
- 4 học sinh nối tiếp nhau thi kể chuyện theo 4 tranh.
- Một học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện theo tranh.
3/ Củng cố, dặn dò.
- Giáo viên yêu cầu học sinh tập đặt tên khác cho câu chuyện (như “Mảnh đất thiêng liêng”; “Một phong tục lạ lùng”; “Tấm lòng yêu quý đất”).
- Giáo viên biểu dương học sinh đọc tốt, kể tốt.
Toán
BÀI TOÁN GIẢI BẰNG HAI PHÉP TÍNH (TIẾP)
I. Mục tiêu:
- Bước đầu biết giải và trình bày bài giải bài toán bằng hai phép tính.
- Rèn KN giải toán cho HS
- Giáo dục HS chăm học toán.
- Làm được các BT: bài 1, bài 2, bài 3 (dòng 2).
II/ Chuẩn bị:
1. Phương pháp: quan sát, hỏi đáp, thực hành,...
2. ĐDDH: bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ: 
 Yêu cầu 2 học sinh chữa miệng bài 3 tiết trước rồi nhận xét.
2. Bài mới:
a/ Bài toán: Ngày thứ bảy bán 6 xe đạp, ngày chủ nhật bán gấp đôi ngày thứ 7. Hỏi cả 2 ngày bán bao nhiêu xe đạp?
* Các bước giải: 
- Bước 1: Tìm số xe đạp bán trong ngày chủ nhật: 6 x 2 = 12 (xe).
- Bước 2: Tìm số xe đạp bán cả 2 ngày: 6 + 12 = 18 (xe)
* Hướng dẫn học sinh trình bày bài như sách giáo khoa.
b/ Thực hành: 
* Bài 1: Học sinh đọc đề, giáo viên hướng dẫn tóm tắt.
- Gợi ý: 
+ Học sinh tự tìm quãng đường từ nhà đến bưu điện tỉnh (15 + 5 = 20 km)
- Một học sinh làm trên bảng rồi nhận xét.
* Bài 2: Tương tự bài 1: 24 lít
 Lấy ra còn...lít?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh giải bài toán theo 2 bước:
 Số lít mật ong lấy ra là: 24: 3 = 8 (lít)
 Số lít mật ong còn lại là: 24 – 8 = 16 (lít)
 Đáp số 16 lít mật ong
* Bài 3: 
- Học sinh đọc đề, xác định yêu cầu.
- Yêu cầu học sinh nêu cách thực hiện gấp một số lên nhiều lần, sau đó hướng dẫn mẫu một phần.
- Học sinh làm bài rồi chữa bài.
5 x 3 + 3 = 15 + 3 7 x 6 – 6 = 42 – 6 
 = 18 = 36
56: 7 + 7 = 8 + 7 6 x 2 – 2 = 12 – 2 
 = 15 = 10
c/ Củng cố, dặn dò
- Gọi 1 - 2 học sinh nhắc lại cách giải bài toán thực hiện bằng 2 phép tính.
- Giao bài tập về nhà
Thủ công
CẮT, DÁN CHỮ I, T (2 TIẾT)
I/ Mục tiêu
- Biết cách kẻ, cắt, dán chữ I, T
- Kẻ, cắt, dán được chữ I, T. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán tương đối phẳng.
- Với HS khéo tay: Kẻ, cắt, dán được chữ I, T. Các nét chữ thẳng và đều nhau. Chữ dán phẳng.
II/ Chuẩn bị:
1. Phương pháp: quan sát, hỏi đáp, thực hành,...
2. ĐDDH: dụng cụ cắt dán, giấy màu.
III/ Các hoạt động dạy học:
Tiết 1
1/ Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét
- Giáo viên giới thiệu mẫu chữ I, T và hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét.
- Giáo viên giúp học sinh nhận ra sự giống và khác nhau giữa 2 chữ I, T:
+ Nét chữ rộng: 1 ô
+ Chữ I, T có nửa bên trái và nửa bên phải giống nhau.
+ Hướng dẫn cắt: chữ I không cần gấp giấy, chữ T gấp đôi giấy theo chiều dọc.
2/ Hoạt động 2: Hướng dẫn mẫu.
* Giáo viên hướng dẫn cắt, dán theo từng bước sau:
- Bước 1: Kẻ chữ I, T
- Bước 2: Cắt chữ T, I
- Bước 3: Dán chữ I, T
3/ Hoạt động 3: Học sinh thực hành cắt, dán chữ I, T
- Học sinh thực hành kẻ, cắt, dán. Trong khi học sinh thực hành, giáo viên quan sát, hướng dẫn học sinh yếu.
4/ Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá. 
- Giáo viên nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập của học sinh.
- Dặn: chuẩn bị giờ sau tiếp tục cắt, dán chữ I, T.
Thể dục
HỌC ĐỘNG TÁC BỤNG CỦA BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG
I. Mục tiêu.
- Biết cách thực hiện 4 động tác vươn thở, tay, chân, lườn của bài thể dục phát triển chung.
- Bước đầu biết cách thực hiện 2 động tác bụng, toàn thân của bài thể dục phát triển chung.
- Chơi trò chơi: “Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
II/ Chuẩn bị:
1. Phương pháp: quan sát, hỏi đáp, thực hành,...
2. ĐDDH: 1 còi, ảnh minh hoạ.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp.
1. Phần mở đầu (6 - 10 phút)
- Giáo viên phổ biến yêu cầu, nội dung giờ học.
- Giậm chân tại chỗ, vỗ tay theo nhịp hát.
- Chơi trò chơi: “Bịt mắt bắt dê” (2 - 3 phút)
2. Phần cơ bản (18 - 22 phút)
a. Ôn 4 động tác thể dục đã học.
- Lần đầu giáo viên làm mẫu và hô nhịp.
- Lần sau cán sự lớp điều khiển, giáo viên nhận xét.
- Các tổ luyện tập (6 - 7 phút)
- Các tổ thi đua tập 4 động tác, giáo viên điều khiển (1 lần)
b. Học động tác bụng: (7 - 8 phút)
* Học động tác bụng:
- Lần 1 giáo viên làm mẫu, giải thích động tác.
- Các lần sau: Giáo viên hô cho học sinh tập theo (1 lần)
 Học sinh tự tập, giáo viên hô (2 lần)
- Giáo viên nhận xét, sửa sai.
* Tập liên kết 5 động tác thể dục.
c. Chơi trò chơi: “Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau”
- Giáo viên nêu tên trò chơi, phổ biến luật chơi
- Giáo viên nhắc học sinh khi di chuyển đổi chỗ phải chạy theo đường quy định, tránh va chạm nhau. Khi gặp nhau các em vỗ tay nhau và hô: “Chào bạn” 
3. Phần kết thúc (4 – 6 phút)
- Tập 1 số động tác hồi tĩnh, vỗ tay theo nhịp và hát.
- Giáo viên hệ thống lại bài, nhận xét.
 Thứ ba ngày  tháng  năm 2009
Toán
LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu: 
- Biết giải bài toán bằng hai phép tính 
- Rèn KN giải toán cho HS
- Giáo dục HS chăm học toán.
- Làm được các BT: bài 1, bài 2, bài 4 (a, b) 
II/ Chuẩn bị:
1. Phương pháp: quan sát, hỏi đáp, thực hành,...
2. ĐDDH: bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học.
1/ Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 1 - 2 học sinh lên bảng chữa bài 2, 3 (trang 51)
2/ Luyện tập:
a. Bài 1: Giáo viên hướng dẫn giải theo 1 trong 2 cách sau:
* Cách 1: Giải theo 2 bước;
- Trước hết tìm số ô tô còn lại: 45 – 18 = 27 (ô tô)
- Tìm số ô tô còn lại sau khi 17 ô tô tiếp tục rời bến: 27 – 17 = 10 (ô tô)
* Cách 2: Tìm số ô tô rời bến cả 2 lần: 18 + 17 = 35 (ô tô)
 Tìm số ô tô còn lại cuối cùng: 45 – 35 = 10 (ô tô)
b. Bài 2: 
- Học sinh đọc đề, xác định yêu cầu
- Hướng dẫn học sinh giải theo 2 bước
+ Tìm số thỏ đã bán: 48: 6 = 8 (con)
+ Tìm số thỏ còn lại: 48 – 8 = 40 (con)
c. Bài 3: 
- Giúp học sinh quan sát sơ đồ minh hoạ rồi nêu thành bài toán phù hợp. 
- Hướng dẫn giải bài toán theo 2 bước: 14 + 8 = 22 (bạn)
 14 + 22 = 36 (bạn)
d. Bài 4:
- Học sinh nêu yêu cầu, giáo viên hướng dẫn mẫu.
- Học sinh tự làm bài vào vở.
12 x 6 = 72 	72 – 25 = 47
 56: 7 = 8 	8 – 5 = 3
42: 6 = 7 	7 + 37 = 44
3/ Củng cố, dặn dò
- Giáo viên chốt nội dung luyện tập
- Giao bài tập về nhà.
Chính tả
NGHE-VIẾT: TIẾNG HÒ TRÊN SÔNG
I. Mục tiêu:
- Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng BT điền tiếng có vần ong / oong (BT2).
- Làm đúng BT(3) a / b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
II/ Chuẩn bị:
1. Phương pháp: quan sát, hỏi đáp, thực hành,...
2. ĐDDH: vở BT.
III. Các hoạt động dạy học.
A/ Kiểm tra bài cũ: 
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thi giải những câu đố tiết trước. 	
B/ Dạy bài mới: 
1/ Giới thiệu bài: Giáo viên nêu Mục tiêu tiết học.
2/ Hướng dẫn học sinh viết chính tả:
a. Hướng dẫn chuẩn bị: 
- Giáo viên đọc 1 lần bài “Tiếng hò trên sông”
- Gọi 1 - 2 học sinh đọc lại bài văn.
* Hướng dẫn học sinh nắm nội dung bài:
* Hướng dẫn cách trình bày:
+ GV: Bài chính tả có mấy câu? (4 câu)
+ GV: Nêu các tên riêng trong bài? 
 HS: các tên riêng có trong bài là: chị Gái, Thu Bồn.
+ GV: Trong đoạn văn, những chữ nào phải viết hoa?
 HS: Những chữ cái đầu câu phải viết hoa, tên riêng phải viết hoa.
- Học sinh tập viết những từ dễ lẫn.
* Giáo viên đọc cho học sinh nghe viết và soát bài.
3/ Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả.
a. Bài tập 2: Hướng dẫn học sin ... ính nhẩm và tính chất giao hoán, vừa chuẩn bị cho việc học diện tích.
- Học sinh nêu yêu cầu của bài: Viết phép nhân thích hợp vào ô trống.
* Giáo viên nêu bài toán: Một hình chữ nhật có 3 hàng, mỗi hàng có 8 ô vuông.Tính số ô vuông trong hình chữ nhật?
- Học sinh nêu cách làm:
	8 x 3 = 24 (ô vuông)
* Giáo viên nêu bài toán khác: Một hình chữ nhật được chia thành 8 cột, mỗi cột có 3 ô vuông. Hỏi trong hình có tất cả bao nhiêu ô vuông?
- Học sinh nêu cách làm:
	3 x 8 = 24 (ô vuông)
* Nhận xét: 8 x 3 = 3 x 8 -> phát biểu quy tắc.
3/ Củng cố, dặn dò
- GV gọi học sinh nhắc lại nội dung bài.
- Giao bài về nhà.
Chính tả
NHỚ VIẾT: VẼ QUÊ HƯƠNG
I/ Mục tiêu
- Nhớ - viết bài chính tả; trình bày sạch sẽ và đúng hình thức bài thơ 4 chữ.
- Làm đúng BT(3) a / b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
II/ Chuẩn bị:
1. Phương pháp: quan sát, hỏi đáp, thực hành,...
2. ĐDDH: vở BT.
III/ Các hoạt động dạy - học
1) Kiểm tra bài cũ
- Thi viết nhanh, đúng các từ có tiếng bắt đầu là x / s
- Gọi 2 học sinh làm trên bảng.
2) Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài.
b) Hướng dẫn học sinh viết chính tả.
* Hướng dẫn học sinh chuẩn bị
- Giáo viên đọc đoạn thơ cần viết chính tả.
- Gọi 2 - 3 học sinh đọc HTL đoạn thơ đó -> nhận xét
- Hướng dẫn học sinh nắm nội dung:
- Hướng dẫn cách trình bày:
 + GV: Đoạn thơ có mấy khổ, cuối mỗi khổ có dấu gì?
 HS: Đoạn thơ có 2 khổ, cuối khổ thơ 1 có dấu chấm ; cuối khổ thơ 2 có dấu 3 chấm.
+ GV: Cần trình bày bài thơ 4 chữ như thế nào?
 HS: Chữ đầu mỗi dòng viết hoa và cách lề vở 2 – 3 ô ly.
* Học sinh tự nhẩm đoạn thơ viết bài, nhắc nhở các em lưu ý tiếng dễ lẫn.
* Chấm - chữa bài.
c) Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Học sinh làm bài cá nhân vào vở
- Giáo viên dán 3 băng giấy lên bảng, yêu cầu 3 học sinh thi làm bài đúng, đẹp.
- Nhận xét, chữa bài.
- Cả lớp đọc đồng thanh câu thơ, câu tục ngữ được điền đầy đủ.
3) Củng cố, dặn dò
- Giáo viên nhận xét, rút kinh nghiệm về kĩ năng làm bài của học sinh.
- Chuẩn bị: Nói viết về quê hương
Tự nhiên xã hội
THỰC HÀNH: PHÂN TÍCH VÀ VẼ SƠ ĐỒ MỐI QUAN HỆ HỌ HÀNG (T2)
I. Mục tiêu:
- Phân tích mối quan hệ họ hàng trong tình huống cụ thể.
- Biết cách xưng hô đúng với những người họ hàng nội, ngoại.
- Vẽ được sơ đồ họ hàng: nội - ngoại.
- Dùng sơ đồ giới thiệu cho người khác về họ nội, họ ngoại của mình.
III. Các hoạt động dạy học. 
2/ Hoạt động 2: Vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng 
- Giáo viên vẽ mẫu và giới thiệu sơ đồ gia đình
- Từng học sinh vẽ và điền tên những người trong gia đình mình vào sơ đồ
- Gọi một số học sinh giới thiệu về những người trong gia đình mình vừa vẽ.
* Ví dụ: 
 Ông x bà
 Mẹ của Toản
 Bố của Toản
 Mẹ của Nam
 Bố của Nam
 Toản Phương
 Nam Thuỷ
3/ Hoạt động 3
- Chơi trò chơi “Xếp hình”
- Giáo viên nêu tên trò chơi, phổ biến cách chơi
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm: Học sinh có ảnh gia đình gồm các thế hệ khác nhau. 
- Hướng dẫn học sinh trình bày trên giấy theo cách trang trí của mỗi nhóm sao cho đẹp mắt. Sau đó từng nhóm giới thiệu về sơ đồ của nhóm mình trước lớp.
- Các nhóm khác nghe, góp ý kiến.
- Giáo viên tuyên dương nhóm giới thiệu hay, vẽ đẹp
4/ Củng cố, dặn dò
- Học sinh nhắc lại nội dung bài học
- Giao bài về nhà
Thể dục
HỌC ĐỘNG TÁC TOÀN THÂN CỦA BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG
I/ Mục tiêu:
- Biết cách thực hiện 4 động tác vươn thở, tay, chân, lườn của bài thể dục phát triển chung.
- Bước đầu biết cách thực hiện 2 động tác bụng, toàn thân của bài thể dục phát triển chung.
- Chơi trò chơi: “Nhóm 3 nhóm 7”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
II/ Chuẩn bị:
1. Phương pháp: quan sát, hỏi đáp, thực hành,...
2. ĐDDH: dụng cụ trò chơi.
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp:
1) Phần mở đầu (6 – 10 phút)
- Giáo viên phổ biến chung, yêu cầu giờ học
- Giậm chân tại chỗ, vỗ tay theo nhịp và hát
- Khởi động các khớp và chơi trò chơi “Chui qua hầm”.
- Chạy chậm theo địa hình tự nhiên
2) Phần cơ bản (18 – 22 phút)
a/ Ôn 5 động tác của bài TD (2- 3 lần)
- Chia tổ tập luyện
- Thi đua giữa các tổ – giáo viên điều khiển
b/ Học động tác toàn thân (6 – 8 phút)
- Giáo viên làm mẫu, giải thích động tác (1 lần)
- Học sinh tập theo giáo viên. (1 lần)
- Học sinh tập – giáo viên điều khiển -> nhận xét.
c/ Chơi trò chơi: “Nhóm ba nhóm bảy”
3) Phần kết thúc (4 – 6 phút)
- Giáo viên hệ thống lại bài học
- Giao bài về nhà
 Thứ sáu ngày ...... tháng ...... năm 2009
Toán
NHÂN SỐ CÓ 3 CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I. Mục tiêu:
- Biết đặt tính và tính nhân số có ba chữ số với số có một chữ số.
- Vận dụng trong giải bài toán có phép nhân.- Rèn Kỹ năng tính và giải toán cho HS
- Giáo dục HS chăm học toán.
- Làm được các BT: bài 1, bài 2 (cột a), bài 3, bài 4
II/ Chuẩn bị:
1. Phương pháp: quan sát, hỏi đáp, thực hành,...
2. ĐDDH: bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
A/ Kiểm tra bài cũ.
Gọi 2 học sinh chữa bài 3, bài 4.
B/ Dạy bài mới
1/ Giới thiệu phép nhân: 123 x 2
- Giáo viên viết lên bảng phép nhân: 123 x 2 =?
- Yêu cầu học sinh nêu bước đầu tiên: Đặt tính.
+ GV: Khi thực hiện phép nhân này, ta tính theo thứ tự nào?
 HS: Nhân từ phải sang trái: bắt đầu tính từ hàng đơn vị, sau đến hàng chục, hàng trăm, mỗi lần viết một chữ số ở tích.
x
- Cách thực hiện	123	 . 2 nhân 3 bằng 6, viết 6
	 2	 . 2 nhân 2 bằng 4, viết 4
	246	 . 2 nhân 1 bằng 2 viết 2
- Kết luận	123 x 2 = 246
2/ Giới thiệu phép nhân	326 x 3
- Tương tự như trên.
- Phép nhân 326 x 3 là phép nhân có nhớ từ hàng đơn vị sang hàng chục.
3/ Thực hành
a/ Bài 1: Học sinh rèn luyện cách nhân.
- Học sinh nêu yêu cầu: Tính
- Gọi 5 học sinh làm trên bảng, dưới lớp nháp bài.
b/ Bài 2: 	
- Học sinh nêu yêu cầu: Đặt tính rồi tính
- 2 học sinh làm trên bảng -> nhận xét
c/ Bài 3: 
- Học sinh tự làm bài toán (1 phép tính)
- Chữa bài:
	Số người trên 3 chuyến máy bay là:
 116 x 3 = 348 (người)
 Đáp số 348 người 
d/ Bài 4:	
- Học sinh nêu yêu cầu: Tìm số bị chia x
- Học sinh nêu cách tìm số bị chia
	x: 7 = 101	 x: 6 = 107
	x = 101 x 7	 x = 107 x 6
	x = 707	 x = 692
3/ Củng cố, dặn dò
- Học sinh nêu cách nhân số có 3 chữ số với số có 1 chữ số
- Giao bài về nhà
Tập làm văn
NGHE KỂ “TÔI CÓ ĐỌC ĐÂU!” - NÓI VỀ QUÊ HƯƠNG
I. Mục tiêu
- Nghe - kể lại được câu chuyện tôi có đọc đâu (BT1)
- Bước đầu biết nói về quê hương hoặc nơi mình đang ở theo gợi ý (BT1) 
II/ Chuẩn bị:
1. Phương pháp: quan sát, hỏi đáp, thực hành,...
2. ĐDDH: tranh ảnh quê hương.
III. Các hoạt động dạy học:
A/ Kiểm tra bài cũ
Gọi 3 - 4 HS đọc lá thư đã viết (tuần 10) -> nhận xét
B/ Dạy bài mới
1/ Bài 1: (Kể chuyện)
- 2 học sinh đọc yêu cầu của bài và gợi ý
- Cả lớp đọc thầm gợi ý, quan sát tranh minh hoạ.
* Giáo viên kể chuyện lần 1.
* Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi gợi ý:
+ GV: Người viết thư thấy người bên cạnh làm gì?
 HS: Người viết thư thấy người ngồi bên cạnh ghé mắt đọc trộm thư của mình.
+ GV: Người viết thư thêm vào thư điều gì?
 HS: Người viết thư viết thêm vào thư: “Xin lỗi. Mình không viết tiếp được nữa vì hiện có người đang đọc trộm thư.”
+ GV: Người bên cạnh kêu lên như thế nào?
 HS: Người ngồi bên cạnh vội kêu lên: “Không đúng ! Tôi có đọc trộm thư của anh đâu!”.
* Giáo viên kể chuyện lần 2. 
- Một học sinh giỏi kể lại chuyện
- Từng cặp học sinh kể chuyện cho nhau nghe
- Yêu cầu 4 - 5 học sinh nhìn bảng gợi ý, thi kể lại nội dung câu chuyện
* Giáo viên: Câu chuyện buồn cười ở chỗ nào?
 Học sinh: Câu chuyện buồn cười ở chỗ phải xem trộm mới biết được dòng chữ người ta viết thêm vào thư. Vì vậy người xem trộm thư cãi là mình không xem trộm -> lộ rõ đuôi nói dối một cách tức cười.
2/ Bài tập 2. (Nói về quê hương)
- Gọi 2 học sinh đọc yêu cầu và gợi ý SGK
- Giáo viên: Quê hương là nơi em sinh ta, lớn lên, nơi tổ tiên ông bà cha mẹ sinh sống... Quê em có thể là ở nông thôn hoặc thành phố. Nếu em biết ít về quê hương -> có thể kể về nơi em đang ở cùng cha mẹ.
- Hướng dẫn học sinh dựa vào gợi ý trên bảng tập nói trước lớp
- Học sinh tập nói theo cặp (3’)
- Học sinh xung phong trình bày bài nói trước lớp -> bình chọn bạn kể hay, sinh động về quê hương mình.
3/ Củng cố, dặn dò
- Giáo viên chốt nội dung bài học, nhận xét giờ học
- Giao bài về nhà.
Tập viết
ÔN CHỮ HOA: G (TT)
I/ Mục tiêu
- Viết đúng chữ hoa G (1 dòng chữ Gh), R, Đ, (1 dòng) viết đúng tên riêng Ghềnh Ráng (1 dòng) và câu ứng dụng Ai về... Lao Thành Thục Vương (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.
II/ Chuẩn bị:
1. Phương pháp: quan sát, hỏi đáp, thực hành,...
2. ĐDDH: vở tập viết, mẫu chữ.
III/ Các hoạt động dạy - học
A/ Kiểm tra bài cũ
- Học sinh viết bảng con: Ông Gióng
B/ Dạy bài mới
1) Giới thiệu bài: Giáo viên nêu Mục tiêu giờ học
2) Hướng dẫn học sinh luyện viết trên bảng con
a/ Luyện viết chữ hoa
- Học sinh tìm những chữ hoa có trong bài: Gh, R,...
- Học sinh luyện viết chữ G (gh) sau khi giáo viên hướng dẫn mẫu
b/ Luyện viết tên riêng
- Học sinh đọc từ: Ghềnh Ráng
- Giáo viên giảng: Ghềnh Ráng là một thắng cảnh ở Bình Định có bãi tắm đẹp.
- Giáo viên viết mẫu, vừa viết vừa giảng cách viết.
- Học sinh tập viết bảng con (2 lần)
c/ Luyện viết câu ứng dụng
- Học sinh đọc câu ứng dụng:
 Ai về thăm huyện Đông Anh
 Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục Vương.
- Giáo viên giảng: Câu thơ bộc lộ niềm tự hào về di tích lịch sử Loa Thành cách đây nghìn năm.
- Học sinh nhận xét các con chữ -> đọc thầm
- Tập viết bảng tiếng khó viết, dễ lẫn.
3) Hướng dẫn học sinh tập viết vào vở
- Giáo viên nêu yêu cầu
- Nhắc nhở học sinh tự ôn bài, ngồi viết đúng tư thế
4) Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học: biểu dương những học sinh viết đẹp.
- Giao bài về nhà.
SINH HOẠT LỚP
I- Mục tiêu:
- Đánh giá hoạt động tuần qua, triển khai kế hoạch tuần tới. Vui chơi giải trí.
II- Nội dung:
1- Đánh giá hoạt động tuần qua:
- GV đánh giá chung các hoạt động về: nề nếp, học tập, lao động của lớp trong tuần qua.
- Tuyên dương những HS chăm ngoan, tích cực trong các hoạt động.
2- Kế hoạch tuần tới:
- Duy trì, phát huy các mặt đã đạt được, sửa chữa những khuyết điểm còn mắc phải.
- Duy trì phong trào đã phát động Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
- Tiến hành lao động vệ sinh khu vực trường như sơ đồ phân công. 
Ngày  tháng năm 2009 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_11_nguyen_thi_tien.doc