Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 12 - Đinh Thị Hoà

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 12 - Đinh Thị Hoà

ĐẠO ĐỨC

TÍCH CỰC THAM GIA VIỆC LỚP, VIỆC TRƯỜNG

Thời gian dự kiến: 35 phút

A. MỤC TIÊU:

 1/ HS hiểu: Thế nào là tích cực tham gia việc lớp, việc trường và vì sao cần phải tích cực tham gia việc lớp, việc trường.

 - Trẻ em có quyền được tham gia những việc có liên quan đến trẻ em.

 2/ HS tích cực tham gia các công việc của lớp, của trường.

 3/ HS biết quý trọng các bạn tích cực làm việc lớp, việc trường.

B. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: GV chuẩn bị các bài hát về chủ đề, bảng con

doc 22 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 504Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 12 - Đinh Thị Hoà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 12
Thứ tư ngày 12 tháng 11 năm 2010 
ĐẠO ĐỨC
TÍCH CỰC THAM GIA VIỆC LỚP, VIỆC TRƯỜNG 
Thời gian dự kiến: 35 phút
A. MỤC TIÊU: 
 1/ HS hiểu: Thế nào là tích cực tham gia việc lớp, việc trường và vì sao cần phải tích cực tham gia việc lớp, việc trường.
 - Trẻ em có quyền được tham gia những việc có liên quan đến trẻ em.
 2/ HS tích cực tham gia các công việc của lớp, của trường.
 3/ HS biết quý trọng các bạn tích cực làm việc lớp, việc trường.
B. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: GV chuẩn bị các bài hát về chủ đề, bảng con C. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
 1/ Kiểm tra bài cũ: Thực hành kĩ năng giữa HK I. 
Giới thiệu bài
 2/ Bài mới: 
 Hoạt động 1: Phân tích tình huống.
 Mục tiêu: HS biết biểu hiện của sự tích cực tham gia việc lớp, trường.
1. GV y/c HS quan sát tranh BT 1 vở BT, trang 19 và cho biết nội dung tranh 2. Gọi 1 HS đọc lại các tình huống . 
3. HS nêu lại các giải quyết cá nhân. GV tóm tắt thành các cách g/quyết chính.
4. GV hỏi: Nếu là bạn Huyền, ai sẽ chọn cách giải quyết a? b? e? d? GV cho HS thảo luận theo cặp. Vì sao chọn cách giải quyết đó? 
5. Các nhóm thảo luận, mỗi nhóm chuẩn bị đóng vai 1 cách ứng xử.
6. Đại diện từng nhóm lên trình bày, cả lớp thảo luận.
7. GV kết luận: SGV.
 Hoạt động 2: Đánh giá hành vi ( BT 2 vở BT ).
 Mục tiêu: HS biết phân biệt hành vi đúng, hành vi sai trong những tình huống có liên quan đến việc lớp, việc trường: GV gọi HS nêu y/c BT 2. HS làm BT cá nhân. Cả lớp cùng chữa BT. GV kết luận: SGV.
 Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến. 
 Mục tiêu: Củng cố nội dung bài học ( BT 3 vở BT ).
 1. Một HS đọc lần lượt từng ý kiến. HS suy nghĩ và bày tỏ thái độ tán thành, không tán thành bằng cách giơ bảng có hoặc không .
 2. Cho HS NX thái độ tán thành, không tán thành đối với từng ý kiến.
 3. GV kết luận: SGV . 
 Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò.
 - Thế nào là tích cực tham gia việc lớp, việc trường?
 - Vì sao phải tích cực tham gia việc lớp , việc trường ?
 - Nhận xét tiết học. 
D. PHẦN BỔ SUNG : 
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
-------------------------------------------------------- 
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
NẮNG PHƯƠNG NAM
Thời gian dự kiến: 80 phút
A. MỤC TIÊU: 1/ Tập đọc
 a) Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: 
 - Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh HS dễ viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: bỗng sững lại, sắp nhỏ, cuồn cuộn, tủm tỉm cười, xoắn xuýt hỏi. 
 - Đọc đúng các câu hỏi, câu kể. Bước đầu diễn tả được giọng các nhân vật trong bài; Phân biệt được lời dẩn chuyện và lời nhân vật.
 b) Rèn kĩ năng đọc – hiểu.
 - Hiểu nghĩa các từ khó và từ địa phương được chú giải trong bài ( sắp nhỏ , lòng vòng ) Đọc thầm khá nhanh và và nắm được cốt truyện .
 - Cảm nhận được tình bạn đẹp đẽ , thân thiết , gắn bó giữa thiếu nhi 2 miền Nam - Bắc qua sáng kiến của các bạn nhỏ miền nam: gởi tặng cành mai vàng cho bạn nhỏ ở miền Bắc.
 2/ Kể chuyện.
 a) Rèn kĩ năng nói: Dựa vào các gợi ý trong SGK, kể lại được từng đoạn của câu chuyện. Bước đầu biết diễn tả đúng lời từng nhân vật, phân biệt lời dẩn chuyện với lời nhân vật.
 b) Rèn kĩ năng nghe: 
B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
 - Tranh minh họa truyện trong SGK. 
 - Bảng phụ ghi tóm tắt các ý từng đoạn ( trong SGK ) để HS kể chuyện . 
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 Tiết 1 ( 40 phút ) 
 1/ Kiểm tra bài cũ: Vẽ quê hương. 
Giới thiệu bài:
 2/ Dạy bài mới . Hoạt động 1: Luyện đọc.
 a) GV đọc mẫu toàn bài.
 b) Luyện đọc câu. 
 - HS đọc nối tiếp câu, GV rút từ HS đọc sai để luyện đọc CN và đồng thanh.
 c) Luyện đọc đoạn.
 - GV hướng dẫn HS cách đọc đoạn 1.
 - HS đọc nối tiếp đoạn , kết hợp giải nghĩa từ : đường Nguyễn Huệ , sắp nhỏ, lòng vòng, dân ca, xoắn xuýt, sửng sốt.
 - Luyện đọc theo nhóm ( nhóm 3 em ) - Cả lớp đồng thanh đoạn 1.
 Hoạt động 2: Tìm hiểu bài - Cả lớp đọc thầm đoạn 1 để trả lời. 
Câu 1: Uyên, Huệ, Phương cùng 1 số bạn ở TP HCM . Cả bọn nói chuyện về Vân ở ngoài Bắc.
 - Cả lớp đọc thầm đoạn 1 để trả lời.
Câu 2: Uyên cùng các bạn đi chợ hoa vào ngày 28 tết.
 - Cả lớp đọc thầm đoạn 2 để trả lời.
Câu 3: Các bạn ước mong gởi cho Vân được ít nắng phương nam. 
 - Cả lớp đọc thầm đoạn 3 trả lời.
Câu 4: Phương nghĩ ra sáng kiến gởi cho Vân ở ngoài Bắc 1 cành mai.
 - HS trao đổi nhóm rồi trả lời: Vì sao các bạn chọn cành mai làm quà tết.
 - 1 HS đọc y/c câu 5 trong SGK. Chọn thêm 1 tên khác cho truyện. 
 Tiết 2 ( 40 phút ) 
Luyện đọc lại: GV hướng dẫn cách đọc phân vai đoạn 2, 3. 
 - GV đọc mẫu lần một – 2 – 3 HS đọc lại.
 - HS chia nhóm ( mỗi nhóm 4 em ) tự phân vai và đọc.
 - Một nhóm đọc mẫu, 3 – 4 HS thi đọc toàn truyện theo vai. 
 - Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn CN và nhóm đọc hay nhất.
 e) Kể chuyện:
 - GV nêu nhiệm vụ.
 - Hướng dẫn HS kể lại câu chuyện.
 + 1 HS đọc y/c của bài. 
 + GV kể mẫu đoạn 1 ( Đi chợ tết ).
 — Ý 1: Truyện xảy ra vào lúc nào?
 — Ý 2: Uyên và các bạn đi đâu? 
 — Ý 3: Vì sao mọi người sửng lại?
 + Từng cặp HS kể.
 + Ba HS tiếp nối nhau thi kể 3 đoạn của câu chuyện. 
 + Một HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
 + Cả lớp và GV bình chọn người kể hay nhất. 
 Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
 - Gọi 2 – 3 HS nhắc lại ý nghĩa câu chuyện. 
 - Khen ngợi những em đọc bài tốt, kể chuyện hấp dẫn.
 - Nhận xét tiết học. 
D. PHẦN BỔ SUNG : 
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
--------------------------------------------------------
TOÁN
LUYỆN TẬP
Thời gian dự kiến: 40 phút
A. MỤC TIÊU: Giúp HS củng cố về:
 - Rèn kĩ năng giải bài toán có lời văn bằng 2 phép tính và thực hiện gấp, giảm 1 số lần.
B. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: Bảng phụ. 
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1/ Kiểm tra bài cũ:
 - Gọi 2 HS lên bảng làm về nhà của tiết trước.
 - GV nhận xét chữa bài cho điểm.
 v Giới thiệu bài
 2/ Bài mới.
 Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập . 
 Mục tiêu: Củng cố về gấp 1 số lên nhiều lần, giảm một số đi nhiều lần, bớt 1 số đơn vị, biết tìm số bị chia. Biết giải bài toán có lời văn bằng 2 phép tính. 
 Bài 1: Số 
 - 1 HS đọc yêu cầu – Hướng dẫn HS làm vào vở - Gọi 1 số em nêu miệng 
 - GV và cả lớp nhận xét sửa sai .
 Bài 2: Tìm x.
 - HS đọc yêu cầu – Yêu cầu HS nêu lại tìm số bị chia – Cả lớp làm VBT – 
GV chấm - Nhân xét, sửa sai. 
 Bài 3: Giải toán - HS đọc yêu cầu 
 - GV tóm tắt đề – HS làm vở - Đổi vở kiểm tra - Nhận xét sửa sai . 
 Bài 4: Giải toán - HS đọc yêu cầu 
 - GV tóm tắt đề – HS làm vở - GV chấm - Nhận xét sửa sai 
 Bài 5: Viết ( theo mẫu ).
 - HS đọc y/c - GV hướng dẫn HS nêu lại cách tìm gấp 1 số lên nhiều lần , giảm 1 số đi nhiều lần - HS làm vở - GV nhận xét sửa sai. 
 Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò 
 - Yêu cầu HS về nhà thực hành làm thêm về giải bài toán bằng hai phép tính.
 - Nhận xét tiết học.
D. PHẦN BỔ SUNG 
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
--------------------------------------------------------
 THỂ DỤC 
ÔN CÁC ĐỘNG TÁC ĐÃ HỌC CỦA BÀI TD PHÁT TRIỂN CHUNG 
Thời gian dự kiến: 35 phút
A. MỤC TIÊU: 
 - Ôn 6 động tác vươn thở, tay, chân, lườn bụng và toàn thân của bài thể dục phát triển chung. Y/ C thực hiện động tác tương đối chính xác.
 - Chơi trò chơi “ Kết bạn” Y / C biết cách chơi và chơi tương đối chủ động.
B. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN: GV chuẩn bị vẽ các vạch cho trò chơi, còi. 
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
 Hoạt động 1: Phần mở đầu.
 - GV phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
 - Giậm chân tại chỗ vỗ tay theo nhịp và hát 
 - Đứng thành vòng tròn quay mặt vào trong sân, khởi động các khớp và chơi trò chơi “ Chẵn, lẻ ”
 Hoạt động 2: Phần cơ bản.
 - Ôn 6 động tác vươn thở, tay, chân, lườn, bụng và toàn thân của bài thể dục phát triển chung.
 - Chia nhóm tập luyện 6 động đã học – GV đến từng tổ quan sát sửa chữa 
 - Chọn 5 – 6 em tập các động tác đúng, đẹp nhất lên biểu diễn, GV nhận xét và biểu dương trước lớp.
 - Chơi trò chơi “ Kết bạn” đội hình vòng tròn.
 - GV điều khiển trò chơi, Y / C HS chơi nhiệt tình đoàn kết.
 Hoạt động 3: Phần kết thúc 
 - Tập một số động tác hồi tỉnh, vỗ tay theo nhịp và hát.
 - GV cùng HS hệ thống bài.
 - Dặn HS về nhà ôn lại 6 Đ/ T đã học.
D. PHẦN BỔ SUNG: 
 ..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
--------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 13 tháng 11 năm 2008 
THỂ DỤC
ĐỘNG TÁC NHẢY CỦA BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG
Thời gian dự kiến: 35 phút
A. MỤC TIÊU: 
 - Ôn 6 động tác vươn thở, tay, chân lườn, bụng và toàn thân của bài thể dục phát triển chung. Y/ C thực hiện động tác cơ bản đúng.
 - Học động tác nhảy. Y/c thực hiện động tác cơ bản đúng.
 - Chơi trò chơi “ Ném trúng đích” Y/ C biết cách chơi và chơi tương đối chủ động 
B. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN: Kẻ sân cho trò chơi – chuẩn bị còi.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
 Hoạt động 1: Phần mở đầu.
 - GV phổ biến nội dung , yêu cầu giờ học .
 - Giậm chân tại chỗ, vỗ tay theo nhịp và hát, Chạy chậm theo đội hình tự nhiên. 
 - Đứng thành vòng tròn quay mặt vào trong sân , khởi động các khớp và chơi trò chơi “ Làm theo hiệu lệnh ”
 Hoạt động 2: Phần cơ bản.
 - Ôn 6 động tác đã học của bài thể dục nói chung.
 - Chia tổ ôn luyện 6 động tác đã học của bài thể dục phát tri ...  
 - Gọi 2 HS làm bài tập trong tiết 11 
 - 2, 3 HS mỗi em đặt 1 câu với từ ngữ cho trước – nhận xét. 
 2/ Bài mới.
 v Giới thiệu bài 
 Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập.
 Bài tập 1 
 - HS đọc Y / C của bài – Cả lớp theo dõi.
 - Gọi HS trả lời câu hỏi VBT – Sau đó đọc kết quả.
 - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
 Bài tập 2: HS đọc thầm bài tập, nhắc lại yêu cầu của bài tập.
 - GV hướng dẫn HS dựa vào bài tập, trao đổi theo cặp, làm bài cá nhân trong vở bài tập – 1 em làm bảng phụ, cả lớp làm vở bài tập sau đó hướng dẫn chữa bài.
 Bài tập 3: 
 - HS nêu Y / C của bài – Hướng dẫn cách làm 
 - Cả lớp đọc và làm bài vào vở BT – Sau đó từng em đọc kết quả.
 - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng 
 - Gọi ba đến bốn em đọc lại lời giải đúng. 
 Hoạt động 2: Củng cố, dặn dò.
 - Gọi 2 – 3 HS nhắc lại những nội dung vừa học.
 - Yêu cầu HS đọc lại các bài tập đã làm, khuyến khích HS học thuộc các đoạn thơ, văn có những hình ảnh so sánh ở bài tập 2
 - Về nhà xem trước bài kế tiếp 
D. PHẦN BỔ SUNG: 
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
--------------------------------------------------------
TỰ NHIÊN – XÃ HỘI
MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG Ở TRƯỜNG
Thời gian dự kiến: 35 phút
A. MỤC TIÊU: 
 - Sau bài học, HS có khả năng.
 - Kể được tên các môn học và nêu được một số hoạt động học tập diễn ra trong các giờ học của các môn học đó.
 - Hợp tác giúp đỡ, chia sẻ với các bạn trong lớp, trong trường.
B. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 - Một số hình ảnh về hoạt động ở trường do GV sưa tầm. 
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1/ Kiểm tra bài cũ: Phòng cháy khi ở nhà.
 2/ Bài mới .
 v Giới thiệu bài 
 Hoạt động 1: Quan sát theo cặp 
 Mục tiêu: Biết một số hoạt động học tập diễn ra trong các giờ học. Biết mối quan hệ giữa GV và HS, HS và HS trong từng hoạt động học tập.
 Bước 1: Hướng dẫn HS quan sát hình và trả lời bạn theo gợi ý sgk.
 Bước 2: Một số cặp HS hỏi và trả lời trước lớp. 
 Bước 3: GV và HS thảo luận một số câu hỏi nhằm giúp các em liên hệ thực tế bản thân.
 * GV kết luận: SGV 
 Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm 6.
 Mục tiêu: Biết kể tên những môn học HS học ở trường. Biết nhận xét thái độ và kết quả học tập của bản thân và của một số bạn. Biết hợp tác, giúp đỡ và chia sẻ với bạn.
 Bước 1: HS thảo luận theo các gợi ý.
 - Cả tổ cùng nhận xét xem ai trong nhóm học tốt, ai cần phải cố gắng và cố gắng đối với môn nào? 
 Bước 2: Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận trước lớp.
 - GV nhận xét bổ sung nếu cần.
 Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò.
 - HS đọc mục cần biết.
 - Cả lớp làm vở bài tập.
 - Nhận xét tiết học.
D. PHẦN BỔ SUNG: 
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
--------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 18 tháng 11 năm 2008 
TẬP LÀM VĂN
NÓI, VIẾT VỀ CẢNH ĐẸP ĐẤT NƯỚC
Thời gian dự kiến: 40 phút
A. MỤC TIÊU: 
 1/ Rèn kĩ năng nói: Dựa vào 1 bức tranh về 1 cảnh đẹp ở nước ta, HS nói được những điều đã biết về cảnh đẹp đó. Lời kể rõ ý, có cảm xúc, thái độ mạnh dạn, tự nhiên.
 2/ Rèn kĩ năng HS viết được những điều vừa nói thành 1 đoạn văn, dùng từ, đặt câu đúng, bộc lộ được tình cảm với cảnh vật trong tranh. 
B. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: 
 - Ảnh biển Phan Thiết trong SGK.
 - Bảng phụ viết các câu gợi ý ở BT 1.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1/ Kiểm tra bài cũ: 
 - Một HS kể lại chuyện vui đã học ở tuần 11.
 - 2 HS làm lại BT 2 của tuần 11.
 2/ Bài mới: 
 v Giới thiệu bài 
 Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm vở bài tập 
 Bài 1: Một HS đọc yêu cầu của bài và gợi ý trong SGK .
 + Các em có thể nói về bức tranh biển Phan Thiết trong SGK .
 + Có thể nói theo cách trả lời các câu hỏi gợi ý hoặc nói tự do . 
 - GV hướng dẫn cả lớp nói về cảnh đẹp trong tấm ảnh biển Phan Thiết - Nói lần lượt theo từng câu hỏi.
 - 1 HS giỏi làm mẫu.
 - HS nói theo cặp - 1 vài em tiếp nối nhau thi nói.
 - Cả lớp và GV nhận xét, khen ngợi . .
 Bài 2: Một HS đọc yêu cầu của bài tập và gợi ý sgk.
 - HS viết bài vào vở BT.
 - GV theo dỏi HS làm bài, uốn nắn sai sót cho các em.
 - 4 hoặc 5 HS đọc bài viết - Cả lớp và GV nhận xét.
 - GV chấm điểm 1 số bài viết hay. 
 Hoạt động 2: Củng cố, dặn dò 
 - GV y/c những HS chưa làm xong BT 2, về nhà hoàn chỉnh bài viết.
 - Nhận xét tiết học. 
D. PHẦN BỔ SUNG: 
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
--------------------------------------------------------
TOÁN
LUYỆN TẬP
Thời gian dự kiến: 40 phút
A. MỤC TIÊU: Giúp HS:
 - Củng cố về phép chia trong bảng chia 8.
 - Tìm một phần 8 của một số.
 - Áp dụng để giải bài toán có lời văn bằng một phép tính chia.
B. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: Bảng phụ HS giải bài tập 4
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
 1/ Kiểm tra bài cũ: 
 - Gọi 2 HS đọc thuộc lòng bảng chia 8 
 - Cả lớp làm bảng con: 48 : 8 32 : 8 40: 8 GV Nhận xét bài cũ 
 2/ Bài mới: 
 v Giới thiệu bài 
 Hoạt động 1: Thực hành.
 Bài 1: Tính nhẩm.
Mục tiêu: Củng cố phép chia trong bảng chia 8.
 - Cả lớp làm vở BT - Nêu miệng bài làm - Nêu miệng bài làm - Gọi 2, 3 HS đọc lại bài làm. Nhận xét sửa sai.
 Bài 2: Tính nhẩm.
 - Cả lớp làm VBT, gọi 4 HS lên bảng ghi kết quả, lớp nhận xét sửa sai 
 Bài 3: Giải toán.
 Mục tiêu: Áp dụng bảng chia 8 để giải toán có lời văn. 
 - HS đọc yêu cầu – GV hỏi:
 + Người đó có ? kg gạo .
 + Sau khi bán 18 kg gạo, người đó chia đều số gạo còn lại vào? Túi?
 + Bài toán hỏi gì? 
 - Cả lớp giải VBT, một em làm bảng phụ, GV chấm và nhận xét, sửa sai. 
 Bài 4: Tô màu 1/8 số ô vuông trong mỗi hình.
	 Mục tiêu: Củng cố cách tìm 1/8 của 1 số. 
 - Cả lớp làm vào vở BT , đổi vở kiểm tra.
 - Sau khi làm BT, GV củng cố cách tìm 1 phần mấy của 1 số. 
 Hoạt động 2: Củng cố, dặn dò.
 - Nhận xét tiết học.
 - Dặn HS xem trước bài so sánh số bé bằng số lớn. 
D. PHẦN BỔ SUNG: 
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
--------------------------------------------------------
ÂM NHẠC
CON CHIM NON
Thời gian dự kiến: 35 phút 
A. MỤC TIÊU: 
HS hát đúng giai điệu của bài dân ca Pháp
Cảm nhận về tính chất nhịp nhàng của bài hát
B. CHUẨN BỊ:
Bài hát : Con chim non
- Vài hình ảnh về nước Pháp, bản đồ thế giới
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động 1: dạy hát bài: Con chim non
- Giới thiệu bài:
Cho HS xem tranh ảnh về nước Pháp, xác định vị trí nước Pháp trên bản đồ thế giới và giới thiệu bài hát
- Giáo viên hát mẫu
- Hướng dẫn HS đọc lời ca
-dạy hát từng câu
- Luyện tập luân phiên theo nhóm
Hoạt động 2:
- Tập gõ đệm theo nhịp
- Chia 2 nhóm: một nhóm hát và một nhóm gõ đệm
Chú ý: Để tránh nhầm lẫn khi gõ đệm theo nhịp 3, tay gõ phách vào phách mạnh miệng có thể đếm nhẩm theo.
+ Trò chơi: Vỗ tay đệm theo nhịp ¾
Phách 1: vỗ 2 tay xuống bàn
Phách 2: vỗ 2 tay vào nhau
Phách 3: vỗ 2 tay vào nhau
D. PHẦN BỔ SUNG: 
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
--------------------------------------------------------
THỦ CÔNG
CẮT DÁN CHỮ I, T (Tiết 2)
Thời gian dự kiến: 35 phút
A. Mục tiêu:
Giúp Hs hiểu: Hs biết cắt, cắt dán chữ I, T.
Kẻ, cắt dán được chữ I, T
Yêu thích sản phẩm gấp, cắt dán của mình
B. Chuẩn bị:
* GV: Mẫu chữ I, T.Tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ I, T. Giấy thủ công, thước kẻ, bút chì, kéo 
* HS: Giấy thủ công, kéo, hồ hán, bút chì, thước kẻ.
C. Các hoạt động:
1. Khởi động: Hát. 
2. Bài cũ: Cắt, dán chữ I, T (T1). 
- Gv kiểm tra sản phẩm của Hs.
- Gv nhận xét.
3. Giới thiệu và nêu vấn đề: Giới thiệu bài – ghi tựa: 
4. Phát triển các hoạt động. 
* Hoạt động 3: Hs thực hành cắt dán chữ I, T.
- Mục tiêu: Giúp Hs thực hành đúng cách cắt dán chữ I, T.
- Gv yêu cầu Hs nhắc lại và thực hiện các bước cắt dán chữ I, T.
- Gv nhận xét và treo tranh quy trình gấp, cắt dán chữ I, T lên bảng.
- Gv nhắc lại các bước thực hiện:
 + Bước 1: Kẻ chữ I, T.
 + Bước 2: Cắt chữ T.
 + Bước 3: Dán chữ I, T.
- Gv tổ chức cho Hs thực hiện cắt dán chữ I, T
- Gv giúp đỡ, uốn nắn những Hs làm chưa đúng.
GV cho HS thực hiện cắt , dán, 
- Gv tổ chức cho Hs trưng bày các sản phẩm của mình
- Gv đánh giá sản phẩm thực hành của Hs. Nhận xét, tuyên dương
5. Tổng kết – dặn dò 
Về tập làm lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Cắt, dán chữ H, U.
Nhận xét bài học.
D. PHẦN BỔ SUNG: 
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
--------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_12_dinh_thi_hoa.doc