I- Mục tiêu:
A- Tập đọc
- Bước đầu diễn tả được giọng các nhân vật trong bài, phân biệt được lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật - Hiểu được tình cảm vẽ đẹp đẽ, thân thiết và gắn bó giưã thiếu nhi miền Nam – Bác (Trả lời được các CH trong SGK).
B- Kể chuyện
- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo ý tóm tắc.
- HS khá, giỏi nêu được lí do chọn một tên truyện ở CH5.
II/ Chuẩn bị:
1. Phương pháp: quan sát, hỏi đáp, thực hành,.
2. ĐDDH: ảnh minh hoạ.
Thứ hai ngày thángnăm 2009 Tập đọc - Kể chuyện NẮNG PHƯƠNG NAM I- Mục tiêu: A- Tập đọc - Bước đầu diễn tả được giọng các nhân vật trong bài, phân biệt được lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật - Hiểu được tình cảm vẽ đẹp đẽ, thân thiết và gắn bó giưã thiếu nhi miền Nam – Bác (Trả lời được các CH trong SGK). B- Kể chuyện - Kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo ý tóm tắc. - HS khá, giỏi nêu được lí do chọn một tên truyện ở CH5. II/ Chuẩn bị: 1. Phương pháp: quan sát, hỏi đáp, thực hành,... 2. ĐDDH: ảnh minh hoạ. III- Các hoạt động dạy - học: Tập đọc A- Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 học sinh nối tiếp đọc bài "Vẽ quê hương" B- Dạy bài mới 1/ Giới thiệu chủ điểm “Bắc –Trung - Nam” và bài học 2/ Luyện đọc a/ Giáo viên đọc mẫu toàn bài ; sau đó cho học sinh quan sát tranh minh hoạ b/ Hướng dẫn luyện đọc và giải nghĩa từ - Đọc nối tiếp câu và luyện từ khó mục I. - Đọc nối tiếp đoạn trước lớp (3 đoạn) + Luyện đọc đúng câu hỏi, câu kể: + Tìm hiểu từ mới (SGK); giảng thêm từ: hoa đào là hoa Tết của miền Bắc Hoa đào là hoa Tết của miền Nam. - Đọc từng đoạn trong nhóm (3 phút) - Gọi 3 học sinh đọc nối tiếp 3 đoạn Một học sinh đọc cả bài 3/ Tìm hiểu bài - Học sinh đọc thầm cả bài, trả lời: GV: Truyện có những bạn nhỏ nào? HS: Truyện có những bạn nhỏ: Uyên, Huê, Phương cùng một số bạn ở TP HCM, cả bọn đang nói chuyện về Vân ở ngoài Bắc. - Học sinh đọc thầm đoạn 1, trả lời: GV: Uyên và các bạn đi đâu, vào dịp nào? HS: Uyên và các bạn đi chợ hoa vào dịp tết (ngày 28 Tết). - Đọc thầm đoạn 2, trả lời: GV: Nghe đọc thư Vân, các bạn mong ước điều gì? HS: Các bạn mong ước gửi cho Vân ít nắng phương Nam. - Đọc thầm đoạn 3: + GV: Phương nghĩ ra sáng kiến gì ? HS: Phương nghĩ ra sáng kiến gửi tặng Vân ở ngoài Bắc một cành mai. + GV: Trao đổi nhóm cho biết: Vì sao các bạn chọn cành mai làm quà Tết? HS: Các bạn chọn cành mai làm quà Tết vì cành mai Tết chỉ có ở miền Nam -> gợi cho Vân nhớ bạn bè miền Nam. + Chọn thêm 1 tên khác cho truyện? (cả 3 tên SGK) 4/ Luyện đọc lại: - Học sinh đọc phân vai theo nhóm (mỗi nhóm 4 em) - Thi đọc toàn truyện theo vai. Kể chuyện 1/ Giáo viên nêu nhiệm vụ: Dựa vào các ý tóm tắt SGK, các em nhớ lại và kể lại từng đoạn của câu chuyện: Nắng phương Nam 2/ Hướng dẫn kể từng đoạn câu chuyện - Gọi 1 – 2 học sinh đọc lại yêu cầu của bài - Giáo viên mở bảng phụ đã viết các ý tóm tắt mỗi đoạn + Giáo viên gọi 1 học sinh kể mẫu đoạn 1 - Từng cặp học sinh tập kể. - Gọi 3 học sinh thi kể 3 đoạn câu chuyện - Giáo viên và cả lớp bình chọn bạn kể hay nhất Củng cố, dặn dò - Gọi 1 - 2 học sinh nhắc lại ý nghĩa của câu chuyện - Dặn dò: Tập kể cho người thân nghe Toán LUYỆN TẬP I/ Mục tiêu: - Biết đặt tính và tính nhân số có ba chữ số với số có một chữ số. - Biết giải bài toán có phép nhân số có ba chữ số với số có một chữ số và biết thực hiện gấp lên, giảm đi một số lần. - Làm được các BT: bài 1 (cột 1,3,4), bài 2, bài 3, bài 4, bài 5. II/ Chuẩn bị: 1. Phương pháp: quan sát, hỏi đáp, thực hành,... 2. ĐDDH: III/ Các hoạt động dạy - học : A- Kiểm tra bài cũ - Gọi 2 - 3 học sinh đọc bảng nhân 8, nêu cách nhân số có 3 chữ số với số có 1 chữ số - Học sinh chữa bài 4 B- Luyện tập 1/ Bài 1: ( Củng cố cách tìm tích) - Học sinh đọc đề, nêu yêu cầu (bảng phụ) - Hướng dẫn học sinh phân tích đề: - Giáo viên làm mẫu một phép - Gọi học sinh làm trên bảng, dưới lớp làm vào vở -> chữa bài 2/ Bài 2: (Củng cố cách tìm số bị chia) - Học sinh nhắc lại cách tìm số bị chia (3 em) x : 3 = 212 x : 5 = 141 x = 212 x 3 x = 141 x 5 x = 636 x = 705 3/ Bài 3: - Gọi 2 học sinh đọc đề, hướng dẫn tóm tắt, giải toán - Chữa bài: Số kẹo trong 4 hộp là: 120 x 4 = 480 (cái kẹo). Đáp số 480 cái kẹo - Học sinh đổi chéo vở kiểm tra lẫn nhau. 4/ Bài 4: - Học sinh đọc đề, xác định yêu cầu. - Hướng dẫn học sinh giải: + Trước hết phải biết có tất cả bao nhiêu lít dầu ? + Học sinh trả lời, thực hiện phép tính: 125 x 3 = 375 (lít) + Tính tiếp số dầu còn lại: 375 – 185 = 190 (lít dầu) 5/ Bài 5: - Rèn kĩ năng thực hiện “gấp, giảm” một số lần. - Học sinh nêu cách làm. + Gấp 12 lên 3 lần, ta lấy 12 x 3 = 36 + Giảm 12 đi 3 lần, ta lấy 12 : 3 = 4 + Tương tự với 2 trường hợp còn lại: 24 x 3 = 72 24 : 3 = 8 6/ Củng cố, dặn dò - Học sinh nhắc lại nội dung bài học. - Giáo viên nhận xét, tuyên dương những học sinh tích cực học tập. - Giao bài về nhà Thứ ba ngày tháng năm 2009 Toán SO SÁNH SỐ LỚN GẤP MẤY LẦN SỐ BÉ I/ Mục tiêu: - HS biết so sánh số lớn gấp mấy lần số bé. Vận dụng để giải bài toán có lời văn. - Rèn KN tính và giải toán. - Giáo dục HS chăm học toán. - Làm được các BT: bài 1, bài 2,, bài 3. II/ Chuẩn bị: 1. Phương pháp: quan sát, hỏi đáp, thực hành,... 2. ĐDDH: bảng phụ. III/ Các hoạt động dạy - học: A- Bài cũ: - Gọi 2 - 3 học sinh nêu lại cách gấp hoặc giảm một số đi nhiều lần B- Bài mới: 1) Giới thiệu bài toán: Giáo viên phân tích bài toán, vẽ sơ đồ minh hoạ 6 cm A B 2 cm C D + Có thể đặt đoạn thẳng CD lần lượt từ trái (3 lần đặt) + Hoặc lấy sợi dây dài 6 cm cắt thành các đoạn ngắn 2 cm. Vậy cắt được 3 đoạn. (Học sinh tìm phép tính để tính số đoạn dây. Số đoạn dây cắt được chính là số lần đoạn AB gấp đoạn CD) + GV: Muốn biết độ dài đoạn thẳng AB gấp mấy lần độ dài đoạn CD ta làm thế nào? HS: Ta lấy 6 : 2 = 3 lần. - Học sinh nhận xét: Đoạn thẳng AB dài gấp 3 lần đoạn thẳng CD. - Trình bày bài giải như SGK. - Kết luận: Muốn biết số lớn gấp mấy lần số bé ta lấy số lớn chia cho số bé. 2) Thực hành a/ Bài 1: Hướng dẫn học sinh hành động theo 2 bước: Bước 1: Đếm số hình tròn màu xanh, đếm số hình tròn màu trắng Bước 2: So sánh số hình tròn màu xanh gấp mấy lần số hình tròn màu trắng? - Học sinh nêu cách làm, hướng dẫn chữa bài: 1a/ 6 : 2 = 3 (lần) 1b/ 6 : 3 = 2 (lần) 1c/ 16 : 4 = 4 (lần) b/ Bài 2: - Học sinh đọc đề, xác định yêu cầu. - Học sinh nêu xem bài toán thuộc dạng toán nào? - Một học sinh làm trên bảng, dưới lớp nháp. - Chữa bài: Số cây cam gấp số cây cau một số lần là: 20 : 5 = 4 (lần) Đáp số : 4 lần c/ Bài 3 : Học sinh làm tương tự bài 2 Con lợn cân nặng gấp con ngỗng một số lần là : 42 : 6 = 7 (lần) Đáp số : 7 lần. d/ Bài 4: a) Tính độ dài các cạnh hình vuông MNPQ 3 + 3 + 3 + 3 = 12 (cm) hoặc 3 x 4 = 12 (cm) b) Tính tổng độ dài các cạnh tứ giác ABCD 3 + 4 + 5 + 6 = 18 (con) 3/ Củng cố, dặn dò - Học sinh phát biểu lại quy tắc so sánh số lớn gấp số bé bao nhiêu lần. - Giao bài về nhà Chính tả: NGHE - VIẾT: CHIỀU TRÊN SÔNG HƯƠNG. I/ Mục tiêu: - Nghe - viết chính xác, trình bày đúng bài “Chiều trên sông Hương”. - Viết đúng các tiếng có vần khó, dễ lẫn. II/ Chuẩn bị: 1. Phương pháp: quan sát, hỏi đáp, thực hành,... 2. ĐDDH: vở BT. III/ Các hoạt động dạy học: A - Kiểm tra bài cũ - Học sinh viết bảng con : trời xanh, dòng suối, xứ sở.... B- Dạy bài mới 1/ Giới thiệu bài: Giáo viên nêu Mục tiêu: của bài. 2/ Hướng dẫn học sinh viết chính tả. a) Giáo viên đọc toàn bài 1 lần, 1 học sinh đọc lại, cả lớp theo dõi. - Hướng dẫn học sinh nắm nội dung bài. + GV: Tác giả tả những hình ảnh và âm thành nào trên sông Hương? - Cách trình bày bài: + GV: Đoạn văn có mấy câu? (3 câu). + GV: Những chữ nào trong bài phải viết hoa? Vì sao. HS: Chữ đầu câu và tên riêng: Huế, Cồn Hến là phải viết hoa. + GV: Những dấu câu nào được sử dụng trong đoạn văn? HS: Các dấu chấm, dấu phẩy, dấu ba chấm được sử dụng trong đoạn văn. - Học sinh viết những từ khó ra bảng con: lạ lùng, nghi ngút, tre trúc, vắng lặng, b) Giáo viên đọc cho học sinh viết bài. c) Chấm chữa bài. 3/ Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả. a) Bài tập 2: - Học sinh đọc đề, nêu yêu cầu. - Học sinh làm bài vào vở, 2 học sinh làm trên bảng. - Nhận xét, chữa bài (học sinh đọc các từ cần điền: con sóc, quần soóc, cần cẩu móc hàng, rơ - moóc. b) Bài tập 3: Lựa chọn (học sinh đọc bài, tự giải đố). 3a/ con trâu, trầu, trấu. 3b/ hạt cát. 4/ Củng cố, dặn dò. - Giáo viên nhận xét tiết học. - Dặn: làm bài 2, 3 trong VBT Tiếng việt. Tự nhiên và xã hội PHÒNG CHÁY KHI Ở NHÀ I/ Mục tiêu: - Nêu được các hoạt động chủ yếu của HS khi ở trường như hoạt động học tập, vui chơi, văn nghệ, thể dục thể thao, lao động vệ sinh, tham quan ngoại khóa. - Nêu được trách nhiệm của HS khi tham gia các hoạt động đó. - Tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức - HS khá giỏi : Biết tham gia tổ chức các hoạt động để đạt được kết quả tốt. II/ Chuẩn bị: 1. Phương pháp: quan sát, hỏi đáp, thực hành,... 2. ĐDDH: ảnh minh hoạ. III/ Hoạt động dạy - học A- Kiểm tra bài cũ Gọi 2 học sinh kể về mối quan hệ họ hàng từng em B- Bài mới 1/ Hoạt động 1: Làm việc với SGK và các thông tin sưu tầm được - Học sinh (theo cặp) quan sát H1, H2 (T44 + T45) để hỏi và trả lời theo gợi ý sau: + Em bé trong hình 1 có thể gặp tai nạn gì ? + Chỉ ra những gì dễ cháy trong hình 1? + Điều gì sẽ xảy ra nếu can dầu hoả hoặc đống củi bị bắt lửa. + Theo bạn, bếp ở H1 hay H2 an toàn ? Tại sao? - Giáo viên đi tới từng nhóm giúp đỡ và khuyến khích học sinh tự đặt câu. * Kết luận: Bếp H2 an toàn hơn vì đồ dùng được sắp đặt gọn gàng... - Học sinh kể 1 vài câu chuyện về thiệt hại do cháy gây ra. 2/ Hoạt động 2: Thảo luận và đóng vai - Đặt vấn đề: Điều gì có thể gây cháy bất ngờ ở nhà bạn ? Học sinh nêu một số vật gây cháy và nơi cất giữ chúng -> chưa an toàn. - Thảo luận nhóm và đóng vai (4 nhóm). N1: Bạn sẽ làm gì khi thấy diêm hay bật lửa vất lung tung ? N2: Theo bạn, những thứ dễ bắt lửa nên cất giữ ở đâu trong nhà ? N3: Bếp nhà bạn chưa thật gọn gàng..., bạn làm gì để thuyết phục người lớn dọn dẹp, sắp xếp lại ? N4: Trong khi đun nấu, bạn và những người trong gia đình cần chú ý gì để phòng cháy ? - Các nhóm lần lượt trình bày -> nhận xét. - Kết luận: Không để những thứ dễ cháy ở gần bếp. Khi đun nấu phải trông coi cẩn thận, tắt bếp sau khi đun. 3/ Củng cố, dặn dò. - Học sinh nêu cách phòng cháy khi ở nhà. - Dặn: Học sinh thực hành theo bài. Thể dục ÔN CÁC ĐỘNG TÁC ĐÃ HỌC CỦA BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG. I/ Mục tiêu - Biết cách thực hiện 6 động tác vươn thở, tay, chân, lườn, bụng, toàn thân của bài thể dục phát triển chung. - Bước đầu biết cách thực hiện động tác nhảy củ ... sinh làm gì, giáo viên làm gì ? - Một số cặp học sinh hỏi và trả lời trước lớp -> nhận xét, bổ sung. - Liên hệ :+ Em thường làm gì trong giờ học ? + Em có thích học theo nhóm không ? + Em thường học nhóm trong giờ học nào ? + Em thường làm gì khi học nhóm ? + Em có thích được đánh giá bài làm của bạn không ? Vì sao? 2/ Hoạt động 2: Làm việc theo tổ học tập. - Học sinh thảo luận theo gợi ý: + ở trường, công việc chính của học sinh là làm gì? + Kể tên các môn học bạn được học ở trường ? - Từng học sinh: + Nói tên những môn học mình thường được điểm tốt, điểm kém ? Lý do? + Nói tên những môn học mình thích? + Kể những việc mình đã làm để giúp đỡ các bạn làm bài tập? - Đại diện tổ báo cáo kết quả -> nhận xét, bổ sung. 3/ Củng cố, dặn dò - Giáo viên liên hệ ngắn gọn đến tình hình học tập của học sinh trong lớp. - Giao nhiệm vụ ở nhà. Âm nhạc HỌC HÁT: BÀI CON CHIM NON I. Mục tiêu: - HS biết bài hát là dân ca của nước pháp - HS hát thuộc lời ca, hát đúng giai điệu, cảm nhận dược tính chất nhịp nhàng của nhịp ¾ với một phách mạnh và hai phách nhẹ. II. Chuẩn bị: - Máy nghe, băng nhạc, bảng phụ chép sẵn lời ca. - Nhạc cụ quen dùng, nhạc cụ gõ đệm theo bài hát. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Ổn định lớp nhắc - HS tư thế ngồi học ngay ngắn. 2. Kiểm tra bài cũ: HS nhắc tên bài hát, tác giả và ôn lại bài hát Lớp chúng ta đoàn kết đồng thanh theo hướng dẫn của GV để kết hợp khởi động giọng đầu tiết học. 3. Bài mới: Hoạt động 1: Dạy bài hát Con chim non - GV giới thiệu bài hát: Bài hát Con chim non là bài dân ca của nước Pháp được viết ở nhịp ¾ là giai điệu mượt mà, trong sáng thể hiện lòng yêu mến quê hương đất nước của nhười dân nước Pháp. - Cho HS xem tranh ảnh minh họa về nước Pháp, vị trí nước Pháp trên bản đồ thế giới. - Cho HS nghe băng hát mẫu (hoặc GV hát). - Hướng dẫn HS tập đọclời ca đồng thanh theo tiết tấu. - Dạy hát: Dạy từng câu, chú ý nhấn vào những tiếng là phách mạnh trong bài theo nhịp ¾. Bình minh lên có con chim non Hoà tiếng hót véo von. Hoà tiếng hót véo von Giọng hót vui say sưa. - Tập xong cho HS ôn hát lại nhiều lần để thuộc lời, đúng giai điệu, thể hiện tính chất nhịp nhàng của nhịp ¾ . GV giữ nhịp đều cho HS trong quá trình luyện hát (sửa cho HS hát chưa đúng). - Luyện tập (GV đệm đàn) Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp ¾ . - GV ghi số phách 1-2-3, 1-2-3, lên bảng và hướng dẫn HS tập đếm đều đặn, nhịn nhàng. - HS vừa đếm vừa kết hợp vỗ tay hoặc gõ mạnh vào các phách mạnh của nhịp ¾ . Cụ thể: Phách 1 (là phách mạnh) thì gõ đệm, phách 2 và 3 (là hai phách nhẹ) thì mở tay ra nhịp hai cái. Thực hiện đều đặn, nhịp nhàng và liên tục. - Hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp ¾ , tức là vỗ tay hoặc gõ vào những tiếng gạch chân (là phách mạnh). Bình minh lên có con chim non Hoà tiếng hót véo von. Hoà tiếng hót véo von Giọng hót vui say sưa. - Chia HS thành 2 nhóm, một nhóm hát, một nhóm gõ đệm theo nhịp ¾ , sau đó đổi ngược lại. - Chú ý tiếng Bình đầu tiên là phách nhẹ (phách 3), tiếng minh tiếp theo mới là phách mạnh để hướng dẫn HS không vỗ hoặc gõ nhầm. - Hướng dẫn trò chơi: Vỗ đệm theo nhịp ¾ . + Phách 1: Vỗ hai tay xuống bàn + Phách 2 và 3: Vỗ hai tay vào nhau. (GV thực hiện mẫu, lưu ý nhắc nhở HS không vỗ quá mạnh xuống bàn và cố gắng thực hiện đều đặn nhịp nhàng tính chất của nhịp ¾ ). 4. Củng cố – Dặn dò - Cả lớp hát lại bài hát. Thể dục HỌC ĐỘNG TÁC “NHẢY” CỦA BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG I/ Mục tiêu: - Biết cách thực hiện 6 động tác vươn thở, tay, chân, lườn, bụng, toàn thân của bài thể dục phát triển chung. - Bước đầu biết cách thực hiện động tác nhảy của bài thể dục phát triển chung. - Chơi trò chơi: “Ném trúng đích”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi. II/ Chuẩn bị: 1. Phương pháp: quan sát, hỏi đáp, thực hành,... 2. ĐDDH: 1 còi, ảnh minh hoạ. III/ Nội dung và phương pháp lên lớp. 1) Phần mở đầu (6 – 10 phút) - Giáo viên phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. - Học sinh chạy chậm thành vòng tròn xung quanh sân. - Chơi trò chơi “Chẵn - lẻ” (2 – 3 phút). 2) Phần cơ bản (18 – 22 phút). a/ Ôn 6 động tác TD đã học. - Chia tổ tập luyện (7 – 8 phút). - Sau đó thi tập 6 động tác giữa các tổ. b/ Học động tác nhảy. - Giáo viên làm mẫu, vừa làm vừa giải thích động tác. - Giáo viên hô, tập các động tác, học sinh tập theo (2 lần). - Cán sự hô cho cả lớp tập, giáo viên quan sát sửa sai. c/ Chơi trò chơi “Ném trúng đích” (6 – 7 phút). - Giáo viên chỉ dẫn cho học sinh chơi và tổ chức học sinh chơi theo tổ. - Giáo viên nhắc nhở học sinh bảo đảm kỉ luật. 3/ Phần kết thúc (4 – 6 phút). - Học sinh đi thường theo nhịp và hát. - Giáo viên hệ thống bài, dặn dò. Thứ sáu ngày tháng. Năm 2009 Tập làm văn NÓI, VIẾT VỀ CẢNH ĐẸP ĐẤT NƯỚC I/ Mục tiêu: - Nói được những điều em biết về một cảnh đẹp ở nước ta dựa vào một bức tranh (hoặc một tấm ảnh) theo gợi ý (BT1). - Viết được những điều nói ở BT1 thành một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) II/ Chuẩn bị: 1. Phương pháp: quan sát, hỏi đáp, thực hành,... 2. ĐDDH: ảnh minh hoạ cảnh đẹp quê hương. III/ Các hoạt động dạy – học. A- Kiểm tra bài cũ. - Yêu cầu một học sinh kể chuyện "Tôi có đọc đâu !" - Một học sinh làm bài 2: Nói về quê hương nơi em đang ở. B- Bài mới: 1/ Giới thiệu bài. 2/ Hướng dẫn làm bài tập. a) Bài tập 1: - Một học sinh đọc đề bài, nêu yêu cầu. - Gọi học sinh đọc gợi ý SGK và trên bảng phụ. - Giáo viên kiểm tra tranh giáo viên đã chuẩn bị và nhắc: Các em có thể nói về bức tranh biển ở Phan Thiết hoặc nói theo cách gợi ý hoặc nói không phụ thuộc vào các ý. - Một học sinh giỏi làm mẫu. - Học sinh tập nói theo cặp. - Một vài em tiếp nối nhau thi nói. Cả lớp và giáo viên nhận xét. b) Bài tập 2: - Giáo viên nêu yêu cầu bài 2: Viết những điều nói trên thành đoạn văn. - Học sinh viết vào vở, giáo viên nhắc các em chú ý về nội dung, cách diễn đạt. - Gọi 4 - 5 học sinh đọc bài viết -> nhận xét, chấm điểm. 3/ Củng cố, dặn dò. - Giáo viên nhắc lại nội dung bài học. - Yêu cầu những học sinh chưa hoàn thành về viết tiếp. - Dặn chuẩn bị bài sau. Toán LUYỆN TẬP I/ Mục tiêu: - Thuộc bảng chia 8 và vận dụng được trong giải toán (có một phép chia 8) - Củng cố về phép chia trong bảng chia 8. Tìm 1/8 của một số. Vận dụng để giải bài toán có lời văn. - Rèn KN tính và giải toán. - Giáo dục HS chăm học toán. - Làm được các BT: bài 1 (cột 1,2,3), bài 2 (cột 1,2,3), bài 3, bài 4. II/ Chuẩn bị: 1. Phương pháp: quan sát, hỏi đáp, thực hành,... 2. ĐDDH: III/ Các hoạt động dạy - học: A- Kiểm tra bài cũ - Gọi 2 học sinh đọc bảng chia 8, nhận xét, cho điểm. - Một học sinh chữa bài 4 -> nhận xét. B- Dạy bài mới 1/ Bài 1: - Gọi 2 học sinh nêu yêu cầu. Tính nhẩm. - Học sinh nhẩm và nêu kết quả: / Bài 2: Làm tương tự bài 1. 32 : 8 = 4 24 : 8 = 3 40 : 5 = 8 16 : 8 = 2 42 : 7 = 6 36 : 6 = 6 48 : 8 = 6 48 : 6 = 8 3/ Bài 3: - 2 học sinh đọc đề toán, tự tóm tắt. - Một học sinh làm bài trên bảng. - Chữa bài: củng cố bài toán giải bằng 2 phép tính. Số thỏ còn lại là: 42 – 10 = 32 (con) Số thỏ trong mỗi chuồng là: 32 : 8 = 4 (con) Đáp số: 4 (con thỏ) 4/ Bài 4: - Học sinh đọc đề bài, nêu yêu cầu. - Giáo viên gợi ý: 4a/ Đếm số ô vuông (16 ô vuông) Chia nhẩm 16 : 8 = 2 ô vuông 4b/ Đếm (tính) số ô vuông (4 x 6 = 6 x 4 = 24 ô vuông) Chia nhẩm : 24 : 8 = 3 ô vuông 5/ Củng cố, dặn dò - Giáo viên chốt nội dung luyện tập - Giao bài về nhà. Thủ công CẮT, DÁN CHỮ I, T (TIẾT 2) I/ Mục tiêu: - Biết cách kẻ, cắt, dán chữ I, T - Kẻ, cắt, dán được chữ I, T. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán tương đối phẳng. - Với HS khéo tay: Kẻ, cắt, dán được chữ I, T. Các nét chữ thẳng và đều nhau. Chữ dán phẳng II/ Chuẩn bị: 1. Phương pháp: quan sát, hỏi đáp, thực hành,... 2. ĐDDH: bộ đồ dùng cắt, dán. III/ Các hoạt động dạy - học : 1/ Hoạt động 1 : Hướng dẫn mẫu - Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại và thực hiện các thao tác kẻ gấp, cắt chữ I, T - Giáo viên nhận xét và nhắc lại các bước gấp, cắt, dán I, T + Bước 1 : Kẻ chữ I, T + Bước 2 : Cắt chữ T, I + Bước 3 : Dán chữ I, T 2/ Hoạt động 2 : Học sinh thực hành cắt, dán chữ I, T - Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại và thực hiện các thao tác kẻ gấp, cắt chữ I, T - Giáo viên nhận xét và nhắc lại các bước gấp, cắt, dán I, T - Học sinh thực hành kẻ, cắt, dán. Trong khi học sinh thực hành, giáo viên quan sát, hướng dẫn học sinh yếu. 3/ Hoạt động 3: Nhận xét, đánh giá sản phẩm. - Tổ chức học sinh trưng bày sản phẩm và nhận xét sản phẩm. - Giáo viên nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập của học sinh. - Dặn: chuẩn bị kéo, bút chì, thước, keo dán, giấy giờ sau học cắt, dán chữ H, V. Tập viết ÔN CHỮ HOA: H I/ Mục tiêu: - Viết đúng chữ hoa H (1 dòng), N, V (1 dòng) viết đúng tên riêng Hàm Nghi (1 dòng) và câu ứng dụng: Hải Vân... vịnh Hàn (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ II/ Chuẩn bị: 1. Phương pháp: quan sát, hỏi đáp, thực hành,... 2. ĐDDH: Mẫu chữ. III/ Các hoạt động dạy - học. A- Kiểm tra bài cũ. - Giáo viên kiểm tra bài viết ở nhà của học sinh. - Học sinh tập viết bảng con : Ghềnh Ráng. B- Bài mới 1/ Giới thiệu bài : Giáo viên giới thiệu Mục tiêu: tiết học. 2/ Hướng dẫn viết trên bảng con. a) Luyện viết chữ hoa. - Học sinh tìm các chữ hoa có trong bài : H, N, V. - Giáo viên viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ. - Học sinh tập viết H, N, V vào bảng con. b) Luyện viết từ ứng dụng. - HS đọc từ ứng dụng : Hàm Nghi. - Giới thiệu : Hàm Nghi làm vua năm 12 tuổi, có tinh thần yêu nước, chống thực dân Pháp. Bị thực dân Pháp bắt, đưa đi đày ở An - Giê - Ri rồi mất ở đó. - Học sinh tập viết trên bảng con từ ứng dụng. c) Luyện viết câu ứng dụng. - Học sinh đọc câu ca dao : "Hải Vân bát ngát nghìn trùng Hòn Hồng sừng sững đứng trong vịnh Hàn" - Giảng câu ca dao : Tả cảnh thiên nhiên đẹp và hùng vĩ ở miền Trung nước ta. - Học sinh tập viết : Hải Vân, Hòn Hồng, vịnh Hàn. 3/ Hướng dẫn học sinh viết vào vở tập viết. - Giáo viên nêu yêu cầu, nhắc nhở học sinh viết đúng tư thế, đúng mẫu. - Giáo viên quan sát, giúp học sinh yếu. 4/ Chấm 5 – 7 bài và nhận xét. 5/ Củng cố, dặn dò. - Giáo viên tuyên dương học sinh viết đẹp. - Giao bài về nhà. Sinh hoạt SINH HOẠT ĐỘI (Có ở hồ sơ Đội) Ngày tháng năm 2009
Tài liệu đính kèm: