Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 12 - Võ Thị Ngọc Hiếu

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 12 - Võ Thị Ngọc Hiếu

TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN

NẮNG PHƯƠNG NAM

I/ MỤC TIÊU:

A/Tập đọc:

- Bước đầu diễn tả được giọng các nhân vật trong bài, phân biệt được lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

- Hiểu được tình cảm đẹp đẽ, thân thiết và gắn bó giữa thiếu nhi hai miền Nam – Bắc. (trả lời được các CH trong SGK)

B/Kể chuyện:

- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo ý tóm tắt.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh họa bài học trong SGK.

 

doc 28 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 548Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 12 - Võ Thị Ngọc Hiếu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 12 
Thứ hai, ngày 7 tháng 11 năm 2011	
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
NẮNG PHƯƠNG NAM
I/ MỤC TIÊU: 
A/Tập đọc: 
Bước đầu diễn tả được giọng các nhân vật trong bài, phân biệt được lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
Hiểu được tình cảm đẹp đẽ, thân thiết và gắn bó giữa thiếu nhi hai miền Nam – Bắc. (trả lời được các CH trong SGK)
B/Kể chuyện: 
- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo ý tóm tắt.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh họa bài học trong SGK. 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY– HỌC: 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
I/ Kiểm tra bài cũ:
GV gọi 2 – 3 HS lên đọc thuộc long bài Vẽ quê hương.
GV cùng lớp NX và ghi điểm
II/ Dạy bài mới:
A/ TẬP ĐỌC
Họat động 1: Giới thiệu: chủ điểm Bắ – Trung – Nam cung cấp cho các em hiểu biết về các vùng, miền trên đất nước.
GV giới thiệu bài: Thiếu nhi Việt Nam chúng ta ở cả ba miền Bắc – Trung – Nam đều yêu quý nhau, thân thiết với nhau như anh em một nhà. Câu chuyện Nắng phương Nam các em đọc hôm nay viết về tình bạn gắn bó của các bạn thiếu nhi miền Nam với thiếu nhi miền Bắc.
GV ghi tựa
Hoạt động 2: Luyện đọc:
- GV đọc mẫu lần 1: Giọng thong thả, nhẹ nhàng.
- GV hướng dẫn học sinh đọc từng câu cả bài và luyện phát âm từ khó. 
-GV nhận xét từng HS, uốn nắn kịp thời các lỗi phát âm theo phương ngữ. 
-Đọc đoạn và giải nghĩa từ: 
-Luyện đọc câu dài/ câu khó 
-Đọc lại bài 1 lượt: Nối tiếp nhau theo đoạn đến hết bài. 
-Giảng thêm: hoa đào, hoa mai
- GV cho nhóm thi đua đọc
- GV cùng lớp NX và chọn nhóm đọc hay.
- GV gọi 1 HS đọc hết bài
 Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài
GV gọi 1 HS đọc và lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi trong SGK với đoạn 1, 2, 3.
GV mời 1 HS đọc yêu cầu câu hỏi 5
- GV chốt lại: Cả 3 tên đều đúng.
Hoạt động 4: Luyện đọc lại:
-GV đọc 1 đoạn trong bài, sau đó gọi HS đọc các đoạn còn lại.
-Chia nhóm và luyện đọc theo vai.
-Gọi 2 nhóm trình bày trước lớp.
- GV cung lớp NX và tuyên dương
B/ KỂ CHUYỆN
-GV gọi HS nêu YC của phần kể chuyện.
- GV kể mẫu
-GV hướng dẫn kể từng đọan của câu chuyện, nếu HS ngập ngừng GV gợi ý.
- GV cho HS kể theo nhóm.
-Thực hành kể trước lớp.
-GV nhận xét –tuyên dương. 
III/ Củng cố và dăn dò:
- GV mời 1 – 2 HS nhắc lại ý nghĩa của câu chuyện
- GV NX tiết học và khen ngợi những bạn đọc bài tốt và kể chuyện hấp dẫn. Những em chưa kể được thì về nhà tập kể cho gia đình nghe.
- Các em chuan bị bài học sau.
KNS: Giúp các em hiểu được tình cảm đẹp đẽ, thân thiết và gắn bó giữa thiếu nhi 2 miền Nam – Bắc. Qua đó cũng thể hiện sự đoàn kết dân tộc Việt Nam.
- 2 -3 HS đọc bài. Cả lớp lắng nghe để NX
- Vài HS nhắc lại tựa bài
- HS đọc câu nối tiếp bài theo dãy, kết hợp luyện đọc từ khó có trong bài thường sai do tiếng địa phương. Đọc trôi chảy từng câu. 
- Luyện đọc câu văn dài. 
- Luyện đọc đoạn nối tiếp bài. Kết hợp giải nghĩa từ mới có trong bài: sắp nhỏ; lòng vòng, hoa đào, hoa mai, (SGK). Đọc ngắt nghỉ đúng chỗ ở dấu chấm, phẩy, cụm từ. chú ý phân biệt lời từng nhân vật. 
- Thi đọc bài theo nhóm: 3 HS đọc. Lớp theo NX và chọn nhóm đọc hay
- 1 HS (giỏi, khá) đọc cả bài. Lớp đọc thầm
- 1 HS đọc đoạn 1 còn lớp đọc thầm và trả lời các câu hỏi
- 1 HS đọc yêu cầu
-Tùy HS trả lời theo nhiều ý kiến chọn đáp án của mình và đưa ra lý do chọn tên cho câu chuyện
- HS đọc theo cách phân vai. Chú ý phân biệt lời dẫn chuyện và từng nhân vật. 
- Lớp nhận xét
- HS nêu yêu cầu
- HS lắng nghe
- HS (giỏi, khá) dựa vào các gợi ý SGK nhớ và kể lại từng đoạn của câu chuyện cho cả lớp nghe
- Từng cặp kể cho nhau nghe. 
-3 HS kể theo đoạn. HS thi nhau kể 
- Lớp nhận xét chọn người kể hay nhất. 
Rút kinh nghiệm của GV:
Thứ hai, ngày 7 tháng 11 năm 2011
TỐN
LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU:
Biết đặt tính và tính nhân số có ba chữ số với số có một chữ số.
Biết giải toán có phép nhân có ba chữ số với số có một chữ số và biết thực hiện gấp lên, giảm đi một số lần.
II/ ĐỒ DÙNG: 
- Bảng phụ
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
I/ Kiểm tra bài cũ:
- GV mời 1 HS lên bảng làm BT 3 lêng bảng
- GV cùng lớp NX và ghi điểm và yêu cầu lớp sửa bài nếu sai
II/ Dạy bài mới: 
Hoạt động 1: Gới thiệu bài
Ghi tựa
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: ( làm dòng 1,3, 4)
- GV kẻ bảng nội dung BT 1 lên bảng.
- GV hỏi:
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
+ Muốn tính tích chúng ta làm như thế nào?
- GV gọi 3 HS lên bảng làm
- GV cùng lớp NX và yêu cầu sửa bài nếu sai
Bài 2: Tìm x:
- GV gọi 1 HS nêu muốn tìm số bị chia ta làm như thế nào?
-Gọi HS lên bảng làm bài còn lớp làm bảng con
- GV nhận xét sửa bài cho HS.
Bài 3: 
- Một HS đọc đề và TL câu hỏi:
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì? 
- GV cùng lớp NX và yêu cầu sửa bài nếu sai
Bài 4:
-Gọi 1 HS đọc đề bài.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV chấm 1 số bài làm nhanh
- GV cùng lớp NX và HS sửa bài nếu sai
III/ Củng cố và dặn dò:
GV hệ thống lại bài và NX tiết học
Về nhà làm bài VBT Toán và chuan bị bài mới
- 1 HS lên bảng làm BT 3 còn lớp theo dõi NX
- HS sửa bài nếu sai.
-Vài HS nhắc lại tựa bài
- 1 HS đọc yêu cầu bài. 
- HS TL: Bài tập yêu cầu chúng ta tính tích.
- HS TL: thực hiện phép nhân giữa 2 số với nhau.
-3 HS (trung bình, yếu) lên bảng làm còn lớp làm nháp.
- Lớp NX bài làm và sửa bài nếu sai
- 1 HS đọc YC bài.
- 1 HS (giỏi, khá) TL: ta lấy thương nhân với số chia và vài HS( trung bình, yếu) nhắc lại.
-2 HS lên bảng- Lớp bảng con.
- Lớp nghe lời NX và sửa bài của cô
- HS đọc yêu cầu bài. 
+có 120 cái kẹo 
+có 4 hộp như thế có bao nhiêu cái kẹo?
-1 HS lên bảng - lớp làm vào vở. 
- Lớp sửa bài vào tập nếu sai
- 1 HS đọc YC.
- HS làm vào vở
- 1 HS lên bảng sửa bài. Lớp NX và sửa bài nếu sai 
 Rút kinh nghiệm của GV:
Thứ hai, ngày 7 tháng 11 năm 2011
ĐẠO ĐỨC
	TÍCH CỰC THAM GIA VIỆC LỚP, VIỆC TRƯỜNG 
I/ MỤC TIÊU:
- Biết: HS phải có bổn phận tham gia việc lớp, việc trường.
- Tự giác tham gia việc lớp, việc trường phù hợp với khả năng và hoàn thành được những nhiệm vụ được phân công.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Vở BT ĐĐ. Phiếu học tập.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I/ Ổn định lớp: Hát Bài hát “Em yêu trường em”.
II/ Dạy bài mới:
GV giới thiệu bài thông qua bài hát mới cho HS hát
Ghi tựah
Hoạt động 1: Phân tích tình huống
Mục tiêu: HS biết được một biểu hiện của sự tích cực tham gia việc lớp, viêc trường
Cách thực hiện:
+ GV treo tranh, yêu cầu quan sát tranh nhận xét và cho biết nội dung tranh.
+ GT tình huống - Các nhóm thảo luận, mỗi nhóm chuẩn bị đóng vai một cách ứng xử.
GV kết luận: Cách giải quyết (d) là phù hợp nhất vì thể hiện ý thức tích cực tham gia việc lớp, việc trường và biết khuyên nhủ các bạn khác cùng làm.
Hoạt động 2: Đánh giá hành vi
-GV phát phiếu học tập.
Em hãy ghi vào ô chữ Đ hay S trước các cách ứng xử 
GV kết luận:
-Việc làm của các bạn trong tình huống c, d là đúng.
-Việc làm a, b là sai.
Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến
-GV lần lượt đọc từng ý kiến, HS suy nghĩ và bày tỏ thái độ tán thành hay không tán thành.
+Trẻ em có quyền được tham gia làm những công việc lớp mình, trường mình.
+Tham gia việc lớp, việc trường mang lại niềm vui cho em.
+Chỉ nên làm những việc lớp, việc trường đã được phân công, còn những việc khác không cần biết.
- GV kết luận: Các ý kiến a, b, d là đúng. Ý kiến c là sai.
III/ Củng cố và dăn dò:
-Giáo viên nhận xét chung giờ học 
-Chuẩn bị bài sau: Tích cực tham gia việc trường, việc lớp (tiết 2)
KNS: Giúp các em biết có quyền tham gia những việc có liên quan đến trẻ em và tích cực tham gia vào công tác nhà trường.
- Lóp hát
- Vài HS nhắc lại
- HS quan sát tranh tình huống
- HS nêu các cách giải quyết có thể
- Các nhóm trình bày, lớp QS nhận xét.
-HS đọc yêu cầu, quan sát tranh phân tích
- HS làm BT cá nhân và trình bày trước lớp
-HS thảo luận lý do có thái độ tán thành hay không tán thành hoặc lưỡng lự đối với từng ý kiến.(dùng thẻ xanh, thẻ đỏ)
-HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.
- HS (giỏi, khá) rút kinh nghiệm cho cả lớp nghe.
- HS(giỏi, khá) nêu lại ND bài học và vài HS (trung bình, yếu) nhắc lại.
Rút kinh nghiệm của GV:
TIẾT 5: Chào cờ
Thứ ba, ngày 08 tháng 11 năm 2011
CHÍNH TẢ (nghe – viết)
CHIỀU TRÊN SÔNG HƯƠNG
I/ MỤC TIÊU: 
Nghe – viết đúng bài CT; trình bày đúng hỉnh thức bài văn xuôi.
Làm đúng BT điền tiếng có vần oc/ ooc (BT 2)
Làm đúng BT(3) a/ b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn
Bảng phụ
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng lớp viết các từ ngữ ở BT 2
- Một miếng trầu, mấy hạt thóc và vỏ trấu (nếu có) giúp HS hiểu thêm các từ ngữ ở BT 3a.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
I/ Kiểm tra bài cũ:
GV nhắc lại một số từ HS viết sai ỡ tiết trước và NX chung.
GV cho HS viết lại những từ sai
GV NX chung.
II/ Dạy bài mới: GV giới thiệu trực tiếp 
- Ghi tựa
Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe viết
a/ Hướng dẫn chuẩn bị
- GV đọc mẫu bài
- Tác giả tả những hình ảnh và âm thanh na ... i
- GV NX lại
II/ Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
- Ghi tựa
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS viết chính tả:
a/ Hướng dẫn chuan bị:
- GV đọc mẫu bài 1 lượt.
- Các câu ca dao đều nói lên điều gì?
- Bài ca dao thể lục bát trình bày thế nào?
-YC HS nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
b/ GV cho HS chép vào vở
- GV đọc lại 1 lần
- GV đọc cho HS chép vào vở
- GV đi vòng vòng lớp quan sát nhắc nhở các HS yếu
- Chú ý các em tư thế ngồi, cầm bút
c/ Chấm, sửa bài
- GV chấm một số bài và NX chung
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 2: Gọi HS đọc YC bài.
- Gọi 2 HS lên bảng, lớp làm vào vở BT.
- GV cùng lớp NX, khen thưởng và yêu cầu HS sửa sai nếu có
III/ Củng cố và dặn dò:
GV NX tiết học và hệ thống lại bài
Về nhà xem lại BT và chuẩn bị bài mới
KNS: Giúp HS viết đẹp, trình bày đúng các câu ca dao và có ý thức giữ gìn vở sạch đẹp.
- 1 HS lên bảng viết còn lớp biết bảng con
- Vài HS nhắc lại tựa bài
-3 HS đọc lại bài, cả lớp đọc thầm 
-ca ngợi cảnh đẹp của non sông đất nước ta.
- Dòng 8 chữ bắt đầu viết sát lề . 
-HS viết bài vào bảng con: Quanh quanh, nghìn trùng, sừng sững, bát ngát,
- HS lắng nghe
-HS viết bài vào vở. Chú ý viết đúng các từ do tiếng địa phương. 
- Lớp lắng nghe
-1 HS đọc YC bài tập.
- 2 HS (giỏi, khá) lên bảng làm
a/ Cây chuối - chữa bệnh - trông.
 b/ vác – khát - thác 
Rút kinh nghiệm của GV:
TIẾT 3: Hát nhạc: do GVBM giảng dạy
TIẾT 4: Tin học: do GVBM giảng dạy
TIẾT 5: Mĩ thuật: do GVBM giảng dạy
Thứ sáu, ngày 11 tháng 11 năm 2011
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG Ở TRƯỜNG
I/ MỤC TIÊU: 
Nêu được các hoạt động chủ yếu của học sinh khi ở trường như hoạt động học tập, vui chơi, văn nghệ, thể dục thể thao, lao động vệ sinh, tham quan ngoại khóa.
Nêu được trách nhiệm của HS khi tham gia các hoạt động đó.
Tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Hình SGK và các miếng bìa có tên môn học. 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
Hoạt dộng giáo viên
Hoạt động học sinh
I/ Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2 HS nhắc lại xử lý tình huống khi xảy ra cháy nhà
- GV cùng lớp NX và khen thưởng
II/ Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Ghi tựa
 Hoạt động 2: Quan sát theo cặp
Mục tiêu:
Biết một số hoạt động học tập diễn ra trong các giờ học
Biết mối quan hệ giữa GV và HS, HS và HS trong từng hoạt động học tập.
Cách tiến hành:
Bước 1: GV HD HS quan sát
- Kể ra 1 số hoạt động học tập diễn ra trong giờ học?
- Trong từng hoạt động đó GV làm gì, HS làm gì?
Bước 2: HS trình bày trước lớp
- H.1: thể hiện hoạt động gì?
- Hoạt động đó diễn ra trong giờ học nào?
- Trong hoạt động đó GV làm gì, HS làm gì?
- GV nhận xét chốt.
H.2, H.3, H.4, H.5, H.6 GV cũng dùng những câu hỏi tương tự
- Tất cả các hoạt động đó giúp em học tập có hiệu quả hơn.
Hoạt động 3: Làm việc theo tổ học tập
Bước 1: thảo luận
- Kể tên các môn học?
- Kể tên môn học được điểm tốt, điểm kém? Nêu lí do?
- Nói tên môn học mình thích nhất? Vì sao
- Kể những việc mình đã làm để giúp đỡ bạn?
Bước 2: Các nhóm đại diện báo cáo
- GV nhận xét – KL
Hoạt động 4: Tìm hiểu các hoạt động SGK.
-Thảo luận nhóm: GV chia lớp thành 6 nhóm mỗi nhóm quan sát một bức tranh trong SGK. Nói về các hoạt động của các bạn HS trong SGK.
- GV nhận xét- KL
III/ Củng cố và dặn dò:
- GV NX tiết học và hệ thống tiết học
- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài mới
KNS: Có thái độ đúng đắn trong học tập. Hợp tác giúp đỡ chia sẻ với các bạn trong lớp, trong trường.
- 2 HS TL và lớp theo dõi NX
- Vài HS nhắc lại tựa bài
- HS kể : Cá nhân, nhóm
- GV hướng dẫn HS là người chủ động học tập
- Các bạn nhận xét – bổ sung.
- Quan sát cây hoa
- Các bạn nhận xét – bổ sung.
- HS tham gia nhiều hoạt động làm việc cá nhân, với phiếu học tập, thảo luận nhóm, thực hành, quan sát ngoài thiên nhiên, nhận xét bài làm của bạn.
- ĐĐ, TNXH, TV, T
- HS tự kể
- HS tự kể
- HS tự kể
- Các nhóm thảo luận theo sự phân công của GV.
- Các nhóm đại diện báo cáo kết quả của nhóm mình.
- Các nhóm khác theo dõi bổ sung.
Rút kinh nghiệm của GV:
Thứ sáu, ngày 11 tháng 11 năm 2011
TẬP LÀM VĂN
NÓI, VIẾT VỀ CẢNH ĐẸP ĐẤT NƯỚC. 
I/ Mục tiêu: 
Nói được những điều em biết về một cảnh đẹp ở nước ta dựa vào một bức tranh (hoặc một tấm ảnh), theo gợi ý (BT1).
Viết được những điều nói ở BT1 thành một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu)
II/ Chuẩn bị:
Tranh ảnh nói về cảnh đẹp đất nước.
III/ Các hoạt động: 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
I/ Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2HS lên làm lại BT 2
- GV cùng lớp NX và khen thưởng
II/ Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
- GV ghi tựa 
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1:
- Kiểm tra các bức tranh ảnh của HS.
- Nhắc HS không chuẩn bị tranh được thì dựa vào tranh bãi biển Phan Thiết để tìm hiểu bài.
- Treo bảng phụ có viết sẵn các nội dung gợi ý và YC cả lớp quan sát bức tranh bãi biển Phan Thiết.
- Gọi HS khá nói mẫu về bãi biển Phan Thiết theo các câu hỏi gợi ý.
- YC HS quan sát tranh ảnh của mình và giới thiệu với bạn bên cạnh những điều em biết về cảnh đẹp đó.
- GV nhận xét sửa chữa về câu từ cho HS.
- Tuyên dương những HS nói tốt.
Bài 2: Viết đoạn văn:
- Gọi HS đọc yêu cầu trong SGK.
- Gọi một số HS đọc bài làm của mình trước lớp.
- Nhận xét sửa lỗi cho HS.
- Ghi điểm cho những HS làm bài tốt.
III/ Củng cố và dặn dò:
GV NX tiết học và hệ thống lại bài
Về nhà xem lại bài và chuan bị bài mới
KNS: Viết được những điều đã biết thành đoạn văn ngắn. Biết dùng từ đặt câu đúng. Bộc lộ tình cảm với cảnh đẹp trong tranh.
- 2 HS lên làm BT 2. Lớp theo dõi NX
- Vài HS nhắc lại tựa
- HS đọc yêu cầu và gợi ý SGK
- Trình bày các bức tranh, ảnh đã chuẩn bị.
- Quan sát hình.
- Làm việc theo cặp, sau đó một số HS lên trước lớp cho cả lớp quan sát tranh ảnh của mình và GT cho cả lớp biết về cảnh đẹp đó. 
-HS cả lớp nhận xét và bổ sung.
- 2 HS đọc trước lớp.
- Làm bài vào vở theo YC.
- Khoảng 3 HS đọc, cả lớp theo dõi và nhận xét bài của bạn.
Rút kinh nghiệm của GV: 
Thứ sáu, ngày 11 tháng 11 năm 2011
TOÁN
LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU:
- Thuộc Bảng chia 8 và vận dụng được trong giải toán (có một phép chia 8) 
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Bảng phụ
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 Các hoạt động của GV
Các hoạt động của HS
I/ Kiểm tra bài cũ:
- 1 HS lên làm BT 3 trong khi đó kêu 2 HS đọc bảng chia 8
- GV cùng lớp NX và ghi điểm
II/ Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới
- Ghi tựa
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1:Tính nhẩm: ( làm 3 cột đầu tiên)
- Gọi HS nêu YC.
- YC HS tự làm bài.
- HS truyền miệng các phép tính
- GV cùng lớp NX
Bài 2:Tính nhẩm:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài
- GV gọi 3 HS lên bảng làm
- GV cùng lớp NX
Bài 3:
- Gọi 1 HS đọc đề bài
+ Bài toán cho biết điều gi?
+ Bài toán yêu cầu gi?
-YC HS tự giải và mời 1 HS lên bảng làm
- GV cùng lớp NX và ghi điểm
Bài 4: Tìm số ô vuông
GV gọi 2 HS lên bảng làm
GV chấm một số bài làm nhanh
III/ Củng cố và dặn dò:
- GV NX tiết học và hệ thống lại nội dung bài.
- Về làm BT trong VBT và chuẩn bị bài mới.
- 1 HS lên làm BT 3 trong khi đó 2 HS đọc bảng chia 8. Lớp theo dõi NX
- Vài HS nhắc lại
- HS nêu YC bài. 
- 1 Số HS lần lượt nêu miệng các phép tính. Lớp theo dõi NX
- HS đọc đề bài
- 3 HS lên bảng làm còn lớp làm vào bảng con
-1 HS đọc bài toán. 
- HS trả lời
-1 HS (giỏi, khá) lên bảng, cả lớp làm vào vở
- HS đọc yêu cầu
- 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở
Rút kinh nghiệm của GV:
TIẾT 4: Thể dục: do GVBM giảng dạy
SINH HOẠT LỚP
NHẬN XÉT CUỐI TUẦN
 NỘI DUNG: 
1. Lớp trưởng: Nhận xét các HĐ của lớp trong tuần qua về các mặt:
a. Học tập: 
- Tuyên dương các tổ, nhóm, cá nhân tham gia tốt.
- Nhắc nhở các tổ, nhóm, cá nhân thực hiện chưa tốt.
b. Lao động: 
c. Vệ sinh: 
d. Nề nếp:
e. Các hoạt động khác:
2. Giáo viên: Nhận xét thêm TD khuyến khích và nhắc nhở.
3. Kế hoạch tuần tới:
- Thực hiện LBG tuần 12
 -Thi đua học tốt, thực hiện tốt nội qui của lớp của trường
- Thi đua nói lời hay làm việc tốt. Phân công trực nhật, chú ý: Viết chữ đúng mẫu, trình bày bài viết sạch đẹp.
- Nhắc nhở giữ gìn vệ sinh cá nhân, áo quần sạch sẽ. Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập tốt 
- Lưu ý: Trước khi đi học xem lại TKB để mang đúng, đủ sách vở, đồ dùng học tập các môn học.
- Những em chưa học tốt trong tuần: 	
- Về nhà cần có thời gian biểu để việc học được tốt hơn
Kí duyệt của Khối trưởng
Kí duyệt của BGH
....................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
.........................................................................
.........................................................................
.........................................................................
.........................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_12_vo_thi_ngoc_hieu.doc