Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 14 - Hoàng Thị Soa

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 14 - Hoàng Thị Soa

Tập đọc – Kể chuyện:

 Người liên lạc nhỏ.

 I/ Mục tiêu:

A. Tập đọc:-Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

- Hiểu nội dung câu chuyện : Kim Đồng là một liên lạc nhất nhanh trí, dũng cảm khi làm nhiệm vụ dẫn đường và bảo vệ cán bộ cách mạng.(trả lời được các câu hỏi trong SGK)

B. Kể Chuyện.

 - Kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo tranh minh hoạ.(HSKG kể lại được toàn bộ câu chuyện)

 II/ Chuẩn bị:

* GV: - Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.Bản đồ Việt Nam.

 - Tranh kể chuyện.

 

doc 32 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 561Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 14 - Hoàng Thị Soa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lịch báo giảng buổi sáng tuần 14
 Thứ ngày
 Tiết
 Môn học
 Tên bài dạy
2-22/11/10
1
2
3
4
Chào cờ
Tập đọc.
TĐ – K C.
Toán
Tuần 14.
Người liên lạc nhỏ
Người liên lạc nhỏ
Luyện tập
3-23/11/10
1
2
3
Tập đọc.
Toán
TN và XH
 Nhớ Việt Bắc
Bảng chia 9
Tỉnh thành phố nơi bạn đang sống (tiết 1). 
4-24/11/10
1
2
3
Chính tả.
Luyện từ-Câu.
Toán
Nghe viết: Người liên lạc nhỏ
Từ chỉ đặc điểm, ôn tập câu: Ai –thế nào?
Luyện tập
5-25/11/10
1
2
3
Tập viết
Toán
TN và XH
Ôn chữ hoa K
Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số
Tỉnh thành phố nơi bạn đang sống(tiếp theo).
6-26/11/10
1
2
 3
Chính tả.
Toán
Tập làm văn
Nghe viết: Nhớ Việt Bắc
Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số
NK: Tôi cũng như bác. Giới thiệu hoạt động.
 Thứ hai ngày 22 tháng 11 năm 2010.
Tập đọc – Kể chuyện:
 Người liên lạc nhỏ.
 I/ Mục tiêu:
A. Tập đọc:-Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Hiểu nội dung câu chuyện : Kim Đồng là một liên lạc nhất nhanh trí, dũng cảm khi làm nhiệm vụ dẫn đường và bảo vệ cán bộ cách mạngï.(trả lời được các câu hỏi trong SGK)
B. Kể Chuyện.
 - Kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo tranh minh hoạ.(HSKG kể lại được toàn bộ câu chuyện)
 II/ Chuẩn bị:
* GV: - Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.Bản đồ Việt Nam.
	 - Tranh kể chuyện.
III/ Các hoạt động:
ABài cũ: Cửa Tùng.
- Gv gọi 2 em lên đọc bài Cửa Tùng và trả lời câu hỏi.
 - Gv nhận xét bài kiểm tra của các em.
B. Bài mới
Giới thiệu và nêu vấn đề:
 3. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Luyện đọc.
Gv đọc mẫu bài văn.
- Giọng đọc với giọng chậm rãi.
- Gv cho Hs xem tranh minh họa.
- Gv yêu cầu Hs nói những điều các em biết về anh Kim Đồng.
* GV giảng thêm: GV treo bản đồ Việt Nam, giới thiệu
Gv hướng dẫn Hs luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ.
Gv mời Hs đọc từng câu.
Gv mời Hs đọc từng đoạn trước lớp.
- Gv mời Hs giải thích từ mới: ông ké, Nùng, Tây đồn, thầy mo, thong manh.
- Gv cho Hs đọc từng đoạn trong nhóm.
+ Cả lớp đọc thầm
* Đọc thi.
 Hoạt động 2: HD tìm hiểu bài.
- Gv yêu cầu Hs đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
+ Anh Kim Đồng đựơc gia nhiệm vụ gì? Vì sao cán bộ phải đóng vai ông già Nùng?
GV: Đây là nhiệm vụ liên lạc Ghi bảng : liên lạc
+ Cách đi đường của hai Bác cháu như thế nào?
- Gv mời 1 Hs đọc thầm đoạn 2, 3, 4. Thảo luận câu hỏi:
+ Tìm những chi tiết nói lên sự dũng cảm nhanh trí của anh Kim Đồng khi gặp địch?
- Gv chốt lại, Ghi bảng :- nhanh trí.
 - Dũng cảm
Hoạt động 3: Luyện đọc lại, củng cố.
- Gv đọc diễn cảm đoạn 3.
- Gv cho 4 Hs thi đọc đoạn 4.
- Gv yêu cầu 4 Hs tiếp nối nhau thi đọc 4 đoạn của bài.
- Gv nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt.
Hoạt động 4: Kể chuyện.
Kể lần 1 :Mời 4 HSGK kể trước.
- Gv mời1 HS nhìn tranh 1 kể lại đoạn 
- Gv mời 1 HS nhìn bức tranh 2 kể đoạn 2.
- Gv mời 1 HS nhìn bức tranh 3 kể đoạn 3.
- Gv mời 1 HS nhìn bức tranh 4 kể đoạn 4.
Khuyến khíc HS kể sáng tạo.Không kĩ như văn bản.
- Gv cho 3 – 4 Hs thi kể trước lớp từng đoạn của câu chuyện.
- Gv nhận xét, tuyên dương những Hs kể hay.
- Mời HSKG kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Học sinh đọc thầm theo Gv.
- Hs lắng nghe.
- Hs xem tranh minh họa.
- Hs đứng lên nói tiểu sử anh KimĐồng.
- HS nghe
- Hs đọc từng câu.
- Hs đọc từng đoạn trước lớp.
- Hs giải thích các từ khó trong bài. 
- Hs đọc từng đoạn trong nhóm.
- Cả lớp đọc thầm.
- 4 HS 4 nhóm đọc thi.
- Hs đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi.
Hs nhận xét
Hs trả lời 
- Hs đọc thầm đoạn 2ø, 3, 4.
- Hs thảo luận nhóm đôi.
Đại diện các nhóm phát biểu suy nghĩ của mình.
Hs nhận xét.
- HS theo dõi.
- 4 hs Khá,giỏi thi đọc diễn cảm đoạn 4.
- Bốn Hs thi đọc 4 đoạn của bài.
- Hs nhận xét.
- 4 HS kể theo yêu cầu của GV
Hs kể đoạn 1.
Hs kể đoạn 2.
Hs kể đoạn 3.
Hs kể đoạn 4.
- Bốn Hs thi kể chuyện trước lớp từng đoạn của câu chuyện.
Hs nhận xét.
- 2-3 HSKG kể cả chuyện.
4. Tổng kềt – dặn dò.
Về luyện đọc lại câu chuyện.
Chuẩn bị bài: Nhớ Việt Bắc.
Nhận xét bài học.
Toán:
Tiết 66: LUYỆN TẬP.
I/ Mục tiêu:
- Biết so sánh các khối lượng.
 -Biết làm các phép tính với số đo khối lượng và vận dụng được vào giải toán.
 -Biết sử dụng cân đồng hồ để cân một vài đồ dùng học tập.
Bài tập cần làm:Bài 1,2,3,4.
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Chiếc cân đĩa, Cân đồng hồ.
	* HS: bảng con.
III/ Các hoạt động:
 A. Bài cũ: Gam.
Hs làm bài tập ở vở BT toán
 B. Bài mới
1. Giới thiệu và nêu vấn đề.
2. Phát triển các hoạt động.
Bài 1.
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu của đề bài.
-Gv viết lên bảng 744g 474g và yêu cầu Hs so sánh.
- Gv hỏi: 
Vì sao em biết 744g > 474g.
 Nhận xét cách so sánh số đo khối lượng và số đo tự nhiên ?
- Gv mời 5 Hs lên bảng làm bài.Còn lại làm vào vở.
- Gv chốt lại kết quả đúng.
Bài 2:HS khá giải vào bảng nhóm.
- GV mời Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv cho Hs thảo luận nhóm đôi. Câu hỏi tìm hiểu bài toán.
- Gv yêu cầu Hs cả lớp làm bài vào. Một H S khá giải vào bảng nhóm.
- Gv nhận xét, chốt lại:
Bài 3: HSTB lên bảng giải.
Gv mời Hs đọc yêu cầu đề bài. 
Gv yêu cầu Hs làm vào vở. Một HSTB lên bảng làm.
Gv nhận xét, chốt lại. 
* Bài 4.
- Gv chia HS cả lớp thành 5 nhóm nhỏ. Mỗi nhóm 5 Hs.
- Gv phát cho các nhóm thực hành cân các đồ dùng học tập của mình và ghi số cân vào VBT.
Yêu cầu: Trong thời gian 5 phút, nhóm nào làm bài xong, đúng sẽ chiến thắng.
- Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Hs so sánh: 744g > 474g.
- HS giải thích.
- Cách so sánh giống nhau.
- 5 HS lên bảng làm bài.
 305g < 350g.
 400g + 8g = 480g 450g > 500g – 40g.
1kg > 900g + 5g 760g + 240g = 1kg.
Hs cả lớp nhận xét bài của bạn.
- Hs đọc yêu cầu của bài.
- Hs thảo luận nhóm đôi.
Hs làm bài vào vở.
 Một Hs khá giải bài vào bảng nhóm.
- Hs chữa bài vào vở.
- Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Cả lớp làm bài vào vở.
- Một Hs lên bảng làm.
- Cả lớp nhận xét bài của bạn.
Các nhóm thi đua thực hành cân.
4. Tổng kết – dặn dò.
Chuẩn bị bài: Bảng chia 9.
Nhận xét tiết học.
 Thứ ba, ngày 24 tháng 11 năm 2009
Tập đọc: Nhớ Việt Bắc.
I/ Mục tiêu:
-Bước đầu biết ngắt nghỉ hơi hợp lí khi đọc thơ lục bát.
-Hiểu nội dung ca ngợi đất và người Việt Bắc đẹp và đánh giặc giỏi.
(Trả lời được các câu hỏi trong SGK). Thuộc 10 dòng thơ đầu.
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Tranh minh hoạ bài học trong SGK.. 
 * HS: Xem trước bài học, SGK, VBT.
III/ Các hoạt động:
A.Bài cũ:Hs đọc lại bài cũ và trả lời câu hỏi.
 - Gv nhận xét.
 B Bài mới:	
Giới thiệu và nêu vấn đề.
	2. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Luyện đọc.
Gv đọc diễm cảm toàn bài.
- Gv nói về Việt bắc và hoàn cảnh sát tác bài thơ.
- Gv cho hs xem tranh.
Gv hướng dẫn Hs luyện đọc, kết hợp với giải nghĩa từ.
- Gv mời đọc từng câu thơ.
- Gv mời Hs đọc từng khổ thơ trước lớp.
- Gv yêu cầu Hs tiếp nối nhau đọc 2 khổ thơ trong bài.
- Gv hướng dẫn các em đọc ngắt giọng bài thơ đúng: 
- Gv cho Hs giải thích từ khó trong bài.
- Gv cho Hs đọc từng khổ thơ trong nhóm.
- Cả lớp đọc đồng thanh bài thơ.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Gv yêu cầu Hs đọc thầm 2 câu thơ đầu. 
 + Người cán bộ về miền xuôi nhớ những gì ở người Việt Bắc?
- GV hỏi thêm HSKG:- Theo em” nhớ hoa”, “ Nhớ người” là gì?
 ta chỉ người về xuôi, mình chỉ người Việt bắc, thể hiện tình cảm thân thiết.
- Gv yêu cầu HS tiếp từ 2 câu đến hết bài thơ.
- Cả lớp trao đổi nhóm.
+ Tìm những câu thơ cho thấy:
Việt Bắc rất đẹp.
Việt Bắc đánh giặc giỏi.
- Gv chốt lại, ghi bảng 2 ý trên. 
- Hs đọc thầm lại bài thơ. Và trả lời câu hỏi: Vẻ đẹp của người Việt Bắc được thể hiện qua câu thơ nào?
*Hoạt động3:Học thuộclòngbài thơ.
- Gv mời 1 Hs đọc lại toàn bài thơ bài thơ.
- Gv hướng dẫn Hs học thuộc lòng 10 dòng thơ đầu.
- Hs thi đua học thuộc lòng bài thơ.
- Gv mời HSG thi đua đọc thuộc lòng cả bài thơ .
- Gv nhận xét bạn nào đọc đúng, đọc hay.
-Học sinh lắng nghe.
- Hs xem tranh.
- Hs đọc từng câu.
- Hs đọc từng khổ thơ trước lớp
Mỗi Hs đọc tiếp nối 2 khổ thơ.
- Hs đọc lại các câu thơ trên.
- Hs giải thích từ.
- Hs đọc từng câu thơ trong nhóm.
- Cả lớp đọc đồng thanh bài thơ.
- Hs đọc thầm 2 câu thơ đầu và trả lời câu hỏi
- nhớ hoa: nhớ cảnh vật núi rừng Việt Bắc.
- Nhớ người: Nhớ con người Việt Bắc.
- HS đọc phần còn lại.
- HS thảo luận nhóm.
+ Việt Bắc đẹp:
 + Việt Bắc đánh giặc giỏi: 
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- Hs nhận xét.
- Hs đọc thầm bài thơ.
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng ; Nhớ người đan nón chuốt từng sợi dang ; Nhớ cô em gái hái măng một mình ; Tiếng hát ân tình thủy chung.
- Hs đọc lại toàn bài thơ.
- Hs thi đua đọc thuộc lòng bài thơ.
- 3 Hs đọc thuộc lòng bài thơ.
Tổng kết – dặn dò.
Về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ.
Chuẩn bị bài: Một trường tiểu học vùng cao.
Toán. Tiết 67: Bảng chia 9 .
I/ Mục tiêu:
Bước đầu thuộc bảng chia 9 và vận dụng trong giải toán có lời văn.
 Bài tập cần làm:Bài 1, 2(cột 1,2,3) Bài 3,4.
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Bảng phụ, phấn màu, 10 tấm nhựa mỗi tấm có 9 chấm tròn.
	* HS:Mo ...  đọc lá thư của mình viết ở tiết trước.
- Gv nhận xét bài cũ.
B Bài mới
1Giới thiệu và nêu vấn đề.
	2 Phát triển các hoạt động:
*Hoạt động1:Hướng dẫn HS kể chuyện 
+ Bài tập 1:
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu của bài .
- Gv cho cả lớp quan sát tranh minh họa và đọc lại 3 câu hỏi gợi ý. 
- Gv kể chuyện lần 1. Sau đó hỏi:
+ Câu chuyện này xảy ra ở đâu?
+ Trong câu chuyện có mấy nhân vật?
+ Vì sao nhà văn không đọc được bảng thông báo?
+ Ông nói gì với người đứng bên cạnh?
+ Người đó trả lời ra sao?
+ Câu trả lời có gì đánh buồn cười?
- Gv kể tiếp lần 2: 
- Hs nhìn gợi ý trên bảng thi kể chuyện.
Mời HS kể theo thứ tự: G-K- TB- Y
- Gv nhận xét.
*Hoạtđộng2:Hướng dẫn HS thực hành.
+ Bài tập 2:
- Gv mời Hs đọc yêu cầu của bài.
- Gv chỉ bảng lớp đã viết các gợi ý:
+ Khi nói các em phải dựa vào các ý, a, b, a trong SGK.
Bổ sung thêm: Nhà bạn ở ...... Cách trường ......
+ Nói năng lịch sự, lễ phép, có lời kết.
Trong lúc giới thiệu cần có lời mở đầu( thưa)
Có lời kết( cháu đã giới thiệu xong)
+ Giới thiệu một cách mạnh dạn tự tin.
- Gv mời 1 HSG làm mẫu
- Gv cho các em trong tổ tiếp nối nhau đóng vai người giới thiệu.
- Gv nhận xét giúp đỡ những HS còn rụt rè cách giới thiệu từng tổ.
- 1 Hs đọc yêu cầu của bài.
- Hs quan sát tranh minh họa.
- Hs lắng nghe.
 - ....Ở nhà ga.
- ...Hai nhân vật: nhàvăn già và người đứng bên cạnh.
-....Vì ông quên không mang theo kính.
- ....“ Phiền bác đọc giúp tôi tờ báo này với !”.
- ...“ Xin lỗi ! Tôi cũng như bác thôi, vì lúc bé không đựơc học nên bây giờ đành chụi mù chữ”.
- HS nêu.
- HS nghe.
Hs thi kể chuyện.
Hs nhận xét.
 - Hs đọc yêu cầu của bài.
- Hs lắng nghe.
- Một HSG đứng lên làm mẫu.
- Hs làm việc theo tổ.
Đại diện các tổ thi giới thiệu về tổ mình trước lớp.
Hs cả lớp nhận xét.
 4 Tổng kết – dặn dò.
Về nhà tập kể lại chuyện.
Chuẩn bị bài: Nghe kể: Giấu cày. Giới thiệu về tổ em.
Nhận xét tiết học.
 Phòng GD-ĐT Đô Lương
Trường TH Hòa Sơn Giáo án thao giảng GV dạy giỏi 
 Môn: Tập đọc lớp 3 ; Ngày thể hiện: 26-11-2010.
 Người thể hiện: Lê Thị Nam Sương.
 Tên bài dạy: Hũ bạc của người cha
I .YÊU CẦU :
 * Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
-Bước đầu biết đọc phân biệt lời người người dẫn chuyện với lời nhân vật
 * Rèn kĩ năng đọc – hiểu 
 -Hiểu nghĩa các từ ngữ khó và từ địa phương được chú giải trong bài (hũ, dúi, thản nhiên, dành dụm). 
 -Hiểu ý nghĩa của câu chuyện : Hai bàn tay lao động của con người chính là nguồn tạo nên mọi của cải ( trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4. SGK)
-GDKNS: +Tự nhận thức bản thân.
 + Xác định giá trị.
 +Lắng nghe tích cực.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
A. Bài cũ
 2 Hs đọc thuộc 10 dòng thơ đầu bài “ Nhớ Việt Bắc”
- GV nhận xét - Ghi điểm 
B . Bài mới : 
 1.Giới thiệu bài - Ghi tựa
Gv cho Hs quan sát tranh để giới thiệu.
2.Luyện đọc.
a, GV đọc diễn cảm toàn bài . 
+ Gợi ý cách đọc : giọng kể chậm rãi, khoan thai và hồi hộp cùng với sự phát triển tình tiết truyện. 
-Tóm tắt nội dung bài : Hai bàn tay lao động của con người chính là nguồn tạo nên mọi của cải .
b, GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ 
- GV yêu cầu HS đọc câu nối tiếp .
- GV phát hiện và sửa lỗi phát âm cho các em.
- GV yêu cầu HS đọc đoạn trước lớp 
- GV nhắc nhở các em nghỉ hơi đúng sau các dấu câu; đọc phân biệt lời kể với lời nhân vật (ông lão). 
+ Kết hợp giải nghĩa các từ cuối bài .
- GV yêu cầu HS đặt câu với từ : dúi, thản nhiên, dành dụm . 
Cho Hs nhận xét đặt câu của bạn.
Cho Hs luyện đọc nhóm.
Từng nhóm đọc
3. Hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài :
+Ông lão người chăm buồn về chuyện gì ?
+Các em hiểu tự mình liếm nổi bát cơm nghĩa là gì ?
- Ông lão vứt tiền xuống ao để làm gì ? 
+ Người con đã làm lụng và vất vả như thế nào ? 
+Khi ông lão vứt tiền vào bếp lửa, người con đã làm gì ? 
- GV : Tiền ngày trước đúc bằng kim loại (bạc hay đồng) nên ném vào lửa không cháy, nấu để lâu có thể chảy ra.
+Vì sao người con phản ứng như vậy ? 
+ Thái độ của ông lão như thế nào khi thấy con thay đổi như vậy? 
+ Tìm những câu trong truyện nói lên ý nghĩa của truyện này ? 
* Gv nêu câu hỏi yêu cầu Hs tìm nội dung chính của bài.
4 : Củng cố –liên hệ
-Em thích nhân vật nào trong truyện?Vì sao ? 
- GV biểu dương những em đọc bài tốt. 
-Về nhà ôn bài chuẩn bị bài sau : (Nhà bố ở) 
- GV nhận xét tiết học 
Hs đọc và trả lời câu hỏi.
HS chú ý lắng nghe và nhận xét 
- 3 HS nhắc tựa 
- HS đọc nối tiếp từng câu đến hết bài. (2 – 3 lần)
- 5 HS lần lượt đọc 5 đoạn trước lớp 
- 2 HS đọc phần chú giải cuối bài .
- HS đặt câu 
+ Lan dúi cho em một cái bánh .
+ Ông ké thản nhiên nhìn bọn giặc đi qua.
+ Bà dành dụm tiền mua cho cháu đối bông tai. 
- HS đọc từng đoạn trong nhóm. 
- Đọc từng đoạn trước lớp .
- Một HS đọc cả bài 
- Một HS đọc đoạn 1.Cả lớp đọc thầm
  ông muốn con trở thành người siêng năng chăm chỉ, tự mình kiếm nổi bát cơm . 
 tự làm, tự nuôi sống mình, không phaỉ nhờ vào bố mẹ . 
- Một HS đọc đoạn 2 . Cả lớp đọc thầm . 
 vì ông lão muống thử xem những đồng tiền ấy có phải tự tay con mình kiếm ra hay không. Nếu thấy tiền của mình vứt đi mà con không xót nghĩa là tiền ấy không phải tự tay con vất vả làm ra.
- 1HS đọc đoạn 3. Cả lớp đọc thầm. 
 anh đi xay thóc thuê, mỗi ngày được hai bát gạo, chỉ dám ăn một bát. Ba tháng dành dụm được 90 bát gạo, anh bán lấy tiền mang về 
Một HS đọc đoạn 4 và 5. Cả lớp đọc thầm . 
 người con thọc vội tay vào bếp lấy tiền ra, không hề sợ bỏng. 
vì anh vất vả suốt ba tháng trời mới kiếm được chừng ấy tiền nên anh quý và tiếc những đồng tiền mình làm ra 
 ông cười chảy nước mắt vì vui mừng, cảm động trước sự thay đổi của con trai .
Câu 1 {ở đoạn 4} có làm lụng vất vả người ta mới biết quí đồng tiền. 
Câu 2{ở đoạn 5} hũ bạc không bao giờ hết chính là hai bàn tay con . 
Hs thảo luận và phát biểu.
Hs nhắc lại nội dung.
Phòng GD-ĐT Đô Lương
Trường TH Hòa Sơn Giáo án thao giảng GV dạy giỏi 
 Môn: Tự nhiên-Xã hội lớp 3 ; Ngày thể hiện: 26-11-2010.
 Người thể hiện: Đào Thị Lượng
 Tên bài dạy: Hoạt động nông nghiệp.
I . Yêu cầu : 
Sau bài học HS biết.
- Kể tên một số hoạt động nông nghiệp. 
- Nêu ích lợi của hoạt động nông nghiệp .
-Giới thiệu một hoạt động nông nghiệp cụ thể.
-GDKNS: +Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin:Quan sát tìm kiếm thông tin về hoạt động nông nghiệp nơi mình đang sống.
 + Tổng hợp sắp xếp các thông tin về hoạt động nông nghiệp nơi mình sống.
II . CHUẨN BỊ : 
Các hình trong sách giáo khoa trang 58 , 59
Tranh ảnh sưu tầm về các hoạt động nông nghiệp . 
III . LÊN LỚP :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
1 .Khởi động: cho Hs hát bài hát “đi cấy”
H: Bài hát nói lên hoạt động gì?
Gv giới thiệu bài mới
2 . Bài mới - Ghi tựa.
*Hoạt động 1: Hoạt động nhóm 
Mục tiêu : Kể được tên một số hoạt động nông nghiệp .
- Nêu được lợi ích của hoạt động nông nghiệp . 
* Cách tiến hành :
Bước 1 :.
GV Chia nhóm, quan sát các hình 58, 59 SGK và thảo luận 
+ Hãy kể tên các hoạt động được giới thiệu trong hình .
+ Các hoạt động đó mang lại lợi ích gì ? 
 - GV nhận xét và giới thiệu thêm một số hoạt động khác ở các vùng miền khác nhau như : trồng ngô, khoai, sắn, chè, chăn nuôi trâu, bò, dê, 
 * Kết luận :Các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, và nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng, được gọi là hoạt động nông nghiệp. 
* Hoạt động 2 : Làm việc theo nhóm
Mục tiêu : Biết một số hoạt động nông nghiệp ở tỉnh, nơi các em đang sống.
Cách tiến hành ;
Nhóm 1: Kể các hoạt động chăn nuôi ở địa phương em.
Nhóm 2: Kể các hoạt động trồng trọt ở địa phương em.
Nhóm 3: Kể các hoạt động chăn nuôi các loại thủy sản ở địa phương em.
Gv cho Hs quan sát một số hình ảnh về các hoạt động nông nghiệp ở tỉnh em và khắp trên đất nước ta.
* Hoạt động 3 : Nối đúng các hoạt động nông nghiệp.
Mục tiêu : Khắc sâu những hoạt động nông nghiệp . 
* Cách tiến hành :
- Chia lớp thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy khổ Ao. Tranh của các nhóm được trình bày theo cách nghĩ và thảo luận của từng nhóm.
Cho Hs bổ sung những hoạt động nào không phải là hoạt động nông nghiệp? Vì sao?
- GV chấm điểm cho các nhóm và khen nhóm làm tốt nhất. 
Hoạt động 4: Trò chơi.
Tìm các câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao,bài thơ bài hát nói lên hoạt động nông nghiệp.
Gv nhận xét và nêu sự vất vả của những người làm nông nghiệp . Giáo dục Hs biết quí trộng các sản phẩm nông nghiệp.
3 . Củng cố - Dặn dò: 
-Dặn dò về nhà ôn bài và chuẩn bị bài để tiết sau.
-GV nhận xét tiết học.
Hs hát.
Hoạt động đi cấy.
-HS nhắc lại tựa bài.
- HS quan sát tranh. 
- Một số HS trình bày kết quả thảo luận trước lớp .
- HS các nhóm khác bổ sung 
Cho Hs nhắc lại 2-3 em
- Lần lượt từng nhóm HS (cặp) trình bày. Các nhóm khác bổ sung . 
Hs làm việc trong phiếu bài tập .
Từng nhóm nối đúng 
Hs nhận xét về các hoạt động không phải là hoạt động nông nghiệp và giải thích.
Hs tự tìm và đọc lên.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_14_hoang_thi_soa.doc