NGƯỜI LIÊN LẠC NHỎ
I. Mục tiêu:
A - Tập đọc
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Hiểu được nội dung: Kim Đồng là một liên lạc viên rất nhanh trí, dũng cảm khi làm nhiệm vụ dẫn đường và bảo vệ cán bộ cách mạng.
B - Kể chuyện
- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
Thứ 2 ngày 28 tháng 11 năm 2011 TIẾT 1: CHÀO CỜ TIẾT 2: TOÁN LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Biết so sánh các khối lượng - Biết làm các phép tính với số đo khối lượng và vận dụng được vào giải toán. - Biết sử dụng cân đồng hồ để cân một một vài đồ dùng học tập. II. Đồ dùng dạy học: - Cân đồng hồ III. Hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: 5’ - Gọi 2 HS lên bảng làm bài 3/66 - Nhận xét và cho điểm HS B. Bài mới: 33’ 1. Giới thiệu bài: 2. Luyện tập - Thực hành Bài 1 - 1 HS nêu y/c của bài - Viết lên bảng 744g 474g và y/c HS so sánh - Y/c HS tự làm tiếp các phần còn lại - Chữa bài và cho điểm HS Bài 2 - Gọi 1 HS đọc đề bài - y/c HS khá, giỏi giải vào vở nháp (GV hướng dẫn thêm cho HS yếu) - Y/c HS làm bài vào vở nháp. - GV cùng HS nhận xét chữa bài. Bài 3 - Gọi 1HS đọc đề bài - Cô Lan có bao nhiêu đường? - Cô đã dùng hết bao nhiêu gam đường - Cô làm gì với số đường còn lại? - Bài toán y/c gì? - Y/c HS làm bài. - Gọi vài HS nhận xét bài bạn. Bài 4 - GV phát cân cho các tổ và y/c các em thực hành cân các đồ dùng học tập của mình và ghi lại số cân. - Gv theo dõi, giúp đỡ C. Củng cố, dặn dò: 2’ - Về nhà thực hành cân. - Nhận xét tiết học - 1 HS lên bảng làm 163g + 28g = 191g 42g - 25g = 17g 50g x 2 = 100g 96g : 3 = 32g - HS đọc yêu cầu. - 744 g > 474 g - Làm bài, sau đó 2 HS cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau 400g + 8g < 408g 450g < 500g - 40g 1kg > 900g = 5g 760g + 240g = 1kg - HS đọc bài toán. - HS làm bài vào nháp. - HS đọc bài toán. - 1kg đường - 400 g đường - Chia đều số đường còn lại vào 3 túi nhỏ - Tìm số kg đường trong mỗi túi. - HS cả lớp vào vở, 1HS lên bảng làm bài. - Thực hành cân và cho biết kết quả. TIẾT 5,6: TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN NGƯỜI LIÊN LẠC NHỎ I. Mục tiêu: A - Tập đọc - Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. - Hiểu được nội dung: Kim Đồng là một liên lạc viên rất nhanh trí, dũng cảm khi làm nhiệm vụ dẫn đường và bảo vệ cán bộ cách mạng. B - Kể chuyện - Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh - Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: 5’ - Gọi 2 HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc Cửa Tùng. - Sắc màu nước biển Cửa Tùng có gì đặc biệt? - GV nhận xét B. Bài mới: 70’ 1. Giới thiệu bài 2. Luyện đọc - GV đọc mẫu toàn bài một lượt, chý ý thay đổi giọng đọc cho phù hợp với diễn biến của câu chuyện. - Y/c đọc nối tiếp câu - Luyện phát âm từ khó, dễ lẫn. - HD luyện đọc câu dài. Ông ké ngồi ngay xuống bên tảng đá,/ thản nhiên nhìn bọn lính,/ như người đi đường xa,/ mỏi chân,/ gặp được tảng đá phẳng thì ngồi chốc lát.// - Luyện đọc đoạn. - Yêu cầu HS nêu phần chú giải - Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm. - Tổ chức thi đọc giữa các nhóm. - GV cùng HS nhận xét tuyên dương. 3. HD tìm hiểu bài - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1. - Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ gì? - Tìm những câu văn miêu tả hình dáng của bác cán bộ. - Vì sao bác cán bộ phải đóng vai một ông già Nùng ? - Cách đi đường của hai bác cháu như thế nào ? TN: lững thững - Gọi HS đọc to đoạn 2, 3 - Chuyện gì đã xảy ra khi hai bác cháu đi qua suối ? TN: đi tuần - Bọn Tây đồn làm gì khi phát hiện ra bác cán bộ ? - Khi qua suối, hai bác cháu gặp Tây đồn đem lính đi tuần, thế nhưng nhờ sự thông minh, nhanh trí, dùng cảm của Kim Đồng mà hai bác cháu đã bình an vô sự. Em hãy tìm những chi tiết nói lên sự nhanh trí và dũng cảm của Kim Đồng khi gặp địch? - Gọi 1 HS đọc to đoạn 4 - Thái độ của giặc khi hai bác cháu đi ngang qua như thế nào? TN: tráo trưng - Hãy nêu những phẩm chất tốt của Kim Đồng ? 4. Luyện đọc lại bài: (Tiết 2) - GV đọc mẫu toàn bài: - Gọi 1 HS khá đọc đoạn 3. - Cho HS luyện đọc thể hiện theo nhóm đoạn 3. - GV nhận xét tuyên dương nhóm đọc hay nhất. Kể chuyện * Xác định yêu cầu và kể mẫu - Gọi HS đọc yêu cầu của phần kể chuyện. - Tranh 1 minh hoạ điều gì ? - Hai bác cháu đi đường như thế nào? - Hãy kể lại nội dung của tranh 2. - Yêu cầu HS quan sát tranh 3, và hỏi: Tây đồn hỏi Kim Đồng điều gì ? Anh đã trả lời chúng ra sao ? - Kết thúc của câu chuyện như thế nào ? - Chia HS thành nhóm nhỏ và yêu cầu HS kể chuyện theo nhóm. - Yêu cầu HS kể trước lớp. - Tuyên dương HS kể tốt. C. Củng cố, dặn dò: 5’ - Nhận xét tiết học - Dặn dò HS chuẩn bị bài sau. - 2 HS đọc bài. - Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển - Nghe GV giới thiệu bài. - Theo dõi GV đọc mẫu. - HS luyện đọc nối tiếp câu - Nêu và đọc từ khó: lững thững, thong manh, huýt sáo, Nùng, tráo trưng - HS luyện đọc câu dài - HS luyện đọc đoạn - HS nêu chú giải. - HS luyện đọc N2 - Các nhóm thi đọc tiếp nối. - HS nhận xét. - 1 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK. - Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ bảo vệ và đưa bác cán bộ đến địa điểm mới. - Bác cán bộ đóng vai một ông già Nùng. Bác chống gậy trúc, mặc áo Nùng đã phai bợt cả hai cửa tay, trông bác như người Hà Quảng đi cào cỏ lúa - Vì đây là vùng dân tộc Nùng sinh sống, đóng giả làm người Nùng, bác cán bộ sẽ hoà đồng với mọi người, địch sẽ tưởng bác là người địa phương và không nghi ngờ. - Kim Đồng đi đằng trước, bác cán bộ lững thững theo sau. Gặp điều gì đáng ngờ, người đi trước làm hiệu, người đi sau tránh vào ven đường. - 1 HS đọc lại đoạn 2, 3 trước lớp, cả lớp đọc thầm. - Hai bác cháu gặp Tây đồn đem lính đi tuần. - Chúng kêu ầm lên. - Khi gặp địch, Kim Đồng bình tĩnh huýt sáo ra hiệu cho bác cán bộ. Khi bị địch hỏi, anh bình tĩnh trả lời chúng là đi đón thầy mo về cúng cho mẹ đang ốm rồi thân thiện giục bác cán bộ đi nhanh vì về nhà còn rất xa. - 1 HS đọc to - Mắt tráo trưng mà hóa thông manh - Kim Đồng là người dũng cảm, nhanh trí, yêu nước. - HS lắng nghe. - 1 HS đọc - HS luyện đoc thể hiện. - Các nhóm cử đại diện đọc thể hiện đoạn 3. - Dựa vào các tranh sau, kể lại toàn bộ câu chuyện Người liên lạc nhỏ. - Tranh 1 minh hoạ cảnh đi đường của hai bác cháu. - Kim Đồng đi đằng trước, bác cán bộ đi sau. Nếu thấy có điều gì đáng ngờ thì người đi trước ra hiệu cho người đi sau nấp vào ven đường. - 1 HS kể, cả lớp theo dõi và nhận xét: - - Tây đồn hỏi kim Đồng đi đâu, anh trả lời chúng là đi mời thầy mo về cúng cho mẹ đang bị ốm rồi giục bác cán bộ lên đường kẻo muộn. - Kim Đồng đã đưa bác cán bộ đi an toàn. Bọn Tây đồn có mắt mà như thong manh nên không nhận ra bác cán bộ. - Mỗi nhóm 4 HS. Mỗi HS chọn kể lại đoạn truyện mà mình thích. HS trong nhóm theo dõi và góp ý cho nhau. - Các nhóm HS kể trước lớp, cả lớp theo dõi, nhận xét và bình chọn nhóm kể hay nhất. TIẾT 7: TOÁN (ÔN) LUYỆN TẬP I. Mục tiêu - Củng cố cho HS kĩ năng so sánh khối lượng, kĩ năng giải toán. II. Các hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Bài 64 - VBT (Trang 74, 75) Bài 1 - Gọi HS nêu y/c bài - Y/c HS làm vào VBT, 2 HS lên bảng thực hiện (GV hướng dẫn thêm cho HS yếu) - GV chữa bài Bài 2 - Gọi HS đọc bài toán - Y/c HS giải vào VBT, 1 HS lên bảng giải - GV chữa bài Bài 3( Tương tự bài 2) - Y/c HS giải vàoVBT ( GV hướng dẫn thêm cho HS yếu) - GV chữa bài C. Củng cố, dặn dò: 2’ - Nhận xét tiết học - So sánh và điền dấu 585g > 558g 526g < 625g 305g 500g- 60g 1kg = 850g + 150g 1kg = 640g + 360g - 1 HS đọc bài Bài giải: 4 gói bánh cân nặng số kg là: 150 x 4 = 600 (g) Bác Toàn đã mua tất cả số gam bánh và kẹo là: 150 + 600 = 750 (g) Đáp số: 750g - HS đọc bài toán. Bài giải: Đổi: 1kg = 1000g Số bóng nhỏ nặng là: 60 x 10 = 600(g) Quả bóng to nặng số gam là: 1000 - 600 = 400(g) Đáp số: 400g Thứ 3 ngày 29 tháng 11 năm 2011 TIẾT 7: TOÁN BẢNG CHIA 9 I. Mục tiêu: Bước đầu thuộc bảng chia 9 và vận dụng trong giải toán. II. Đồ dùng dạy học: Các tấm thẻ, mỗi tấm thẻ có 9 chấm tròn III. Hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: 5’ - Gọi HS đọc thuộc bảng nhân 9 - Nhận xét , chữa bài và cho điểm HS B. Bài mới: 33’ 1. Giới thiệu bài. 2. HD Lập bảng chia 9 - GV y/c HS thao tác lấy một tấm thẻ có 9 chấm tròn . + 9 lấy một lần thì được mấy? GV viết 9 x 1 = 9 + Lấy 9 chấm tròn chia theo các nhóm, mỗi nhóm 9 chấm tròn thì được mấy nhóm? - Hãy nêu phép tính tương ứng? - GV cho HS quan sát và đọc phép tính - 18 chấm tròn chia đều thành các thẻ, mỗi thẻ có 9 chấm tròn. Vậy có mấy thẻ? - Hãy nêu phép tính tương ứng? -Tương tự hướng dẫn HS lập bảng chia 9 * GV tổ chức cho HS học thuộc lòng 3. Luyện tập - Thực hành Bài 1: (cột 1,2 và 3) - Bài tập y/c chúng ta làm gì? - Y/c HS suy nghĩ, tự làm bài sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau - GV nhận xét bài. Bài 2:(cột 1,2 và 3) - Xác định y/c của bài, sau đó y/c HS tự làm bài - Y/c HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng - Khi đã biết 9 x 5 = 45, có thể ghi ngay kết quả 45 : 9 và 45 : 5 được không? Vì sao? - Y/c hs giải thích tương tự với các trường hợp còn lại Bài 3 - Gọi 1HS đọc đề bài - Bài toán cho biết những gì? - Bài toán hỏi gì? - Y/c HS suy nghĩ và giải bài toán vào vở. - GV nhận xét chữa bài. Bài 4 - Gọi 1HS đọc đề bài. - Y/c HS tự làm bài. - GV nhận xét, chữa bài. C. Củng cố, dặn dò: 2’ - Nhận xét tiết học. - Về nhà học thuộc bảng chia 9 - HS đọc thuộc - HS thao tác lấy thẻ chấm tròn. - Được 9 - được 1 nhóm. - HS nêu - 9 : 9 = 1 - có 2 thẻ - 18 : 9 = 2 - HS thành lập bảng chia 9 - Tính nhẩm 18 : 9 = 2 27 : 9 = 3 54 : 9 = 6 45 : 9 = 5 72 : 9 = 8 90 : 9 =10 9 : 9 = 1 36 : 9 = 4 81 : 9 =9 - HS cả lớp làm vào vở, 4 HS lên bảng làm bài - Khi đã biết 9 x 5 = 45 có thể ghi ngay 45 : 9 = 5 và 45 : 5 = 9. Vì nếu lấy tích chia cho thừa số này thì sẽ được thừa số kia - HS đọc đề bài. - Có 45 kg gạo được chia đều vào 9 túi vải - Mỗi túi có bao nhiêu kg gạo? - HS cả lớp làm vào vở, 1HS lên bảng làm bài. - 1HS đọc đề bài. - HS cả lớp làm vào vở, 1HS lên bảng làm bài TIẾT 8: TOÁN (ÔN) ÔN BẢNG CHIA 9 I. Mục tiêu: Giúp HS: - Củng cố bảng chia 9; vận dụng trong tính toán và giải bài toán có phép chia 9. - Có kĩ năng tính toán nhanh. II. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sin ... ập 2. Hãy giới thiệu về tổ em va fhoạt động của tổ em trong tháng vừa qua với một đoàn khách đến thăm lớp. - Cả lớp đọc yêu cầu và câu hỏi gợi ý. - Theo dõi GV hướng dẫn. - 2 em giới thiệu mẫu. - Các tổ làm việc - từng em tập giới thiệu. - Đại diện các tổ thi giới thiệu về tổ của mình trước lớp. - Lớp theo dõi, bình chọn bạn giới thiệu hay nhất. VD: Thưa các chú, các bác cháu là Mai HS ở tổ 3 cháu xin giới thiệu với các chú, các bác về các bạn trong tổ cháu. Tổ cháu có 10 bạn. Bạn ngồi đầu là bạn tài, mời bạn Tài đứng dậy. Bạn mặc áo trắng ngồi bên cạnh là bạn Ly....Mỗi bạn trong tổ cháu đều có nhiều điểm quý. Tháng vừa qua bạn Ly đã có nhiều thành tích trong học tập.... - Hai đến ba em nhắc lại nội dung bài học. - Chuẩn bị bài sau. TIẾT 3: CHÍNH TẢ (NGHE - VIẾT) NHỚ VIỆT BẮC I. Mục tiêu: - Nghe viết đúng bài chính tả trình bày đúng hình thức thơ lục bát - Làm đúng các BT điền tiếng có vần au / âu ( bt2 ).Làm đúng ( bt3 ) - GDHS rèn chữ viết đúng đẹp, biết giữ vở sạch II. Đồ dùng dạy học: - VBT; Bảng phụ; Bảng con. III. Các hoạt động dạy học: HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS A. Kiểm tra bài cũ: 5’ - Mời 3 học sinh lên bảng viết 3 từ có vần ay và 2 từ có âm giữa vần i / iê . - Nhận xét đánh giá . B.Bài mới: 33’ a) Giới thiệu bài b) Hướng dẫn nghe- viết : * Hướng dẫn chuẩn bị : - Đọc mẫu 3 khổ thơ đầu trong bài . - Gọi một em đọc lại . H:Bài chính tả có mấy câu thơ ? H: Đây là thế thơ gì ? H: Cách trình bày trong vở như thế nào? H: Những từ nào trong bài chính tả cần viết hoa ? - Yêu cầu HS tập viết các tiếng khó trên bảng con. * GV đọc cho HS viết bài vào vở. * Chấm, chữa bài. c/ Hướng dẫn làm bài tập Bài 2 : - Gọi một em đọc yêu cầu của bài. - Giúp học sinh hiểu yêu cầu. - Cả lớp cùng thực hiện vào vở. - Mời 2 nhóm, mỗi nhóm cử 3 em lên bảng nối tiếp nhau thi làm bài (mỗi em viết 1 dòng). - Nhận xét và chốt lại lời giải đúng. - Mời 5 – 7 em đọc lại kết quả. Bài 3 : - Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu của bài tập . - Yêu cầu lớp làm bài vào VBT. - Chia bảng lớp thành 3 phần. - Mời 3 nhóm mỗi nhóm 4 em đại diện nhóm lên chơi trò chơi thi tiếp sức. - Nhận xét, chốt lại lời giải đúng. - Gọi 1 số HS đọc lại kết quả trên bảng. C. Củng cố - Dặn dò: 2’ - Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học - Dặn về nhà chuẩn bị bài sau. - Ba em lên bảng viết làm bài. - Cả lớp viết vào bảng con . - Lớp lắng nghe giới thiệu bài. - Nghe GV đọc - Một HS đọc lại bài. Lớp theo dõi bạn đọc . + Bài chính tả có 5 câu thơ - 10 dòng. + Là thể thơ lục bát. + Câu 6 chữ cách lề 2 ô, câu 8 cách lề 1 ô. + Chữ cái đầu dòng thơ, tên riêng Việt Bắc. - Lớp nêu ra một số tiếng khó và thực hiện viết vào bảng con. - Cả lớp nghe - viết bài vào vở. - Dò bài, chữa lỗi. - 1 em nêu yêu cầu BT. - HS làm bài cá nhân. - 2 nhóm lên thi làm bài, cả lớp theo dõi, bổ sung. - 5 - 7 em đọc lại kết quả. - HS chữa bài vào VBT theo lời giải đúng: hoa mẫu đơn , mưa mau hạt , lá trầu , đàn trâu , sáu điểm , quả sấu. - Một em nêu yêu cầu bài tập. - HS làm bài vào VBT. - 3 nhóm thảo luận và cử người lên chơi tiếp sức. - Cả lớp theo dõi, bình chọn nhóm thắng cuộc. - Chữa bài theo lời giải đúng (nếu sai): Chim có tổ, người có tông. Tiên học lễ, hậu học văn. Kiến tha lâu cũng đầy tổ. * Tiên học lễ , hậu học văn / Kiến tha lâu đầy tổ . - Nhắc nội dung bài học. - Chuẩn bị bài sau. TIẾT 5: DHPH MÔN TIẾNG VIỆT LUYỆN ĐỌC: MỘT TRƯỜNG TIỂU HỌC VÙNG CAO I. Mục tiêu: - Đọc trôi chảy được toàn bài, biết phân biệt giọng lời kể chuyện và lời của nhân vật. - Biết một số điều về cuộc sống của các bạn HS miền núi: tuy còn nhiều vất vả, khó khăn nhưng các bạn rất yêu trường, yêu lớp của mình. II. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: 5’ - Yêu cầu HS đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc Nhớ Việt Bắc. B. Dạy học bài mới: 33’ 1. Giới thiệu bài 2. Luyện đọc - GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng thong thả. - Hướng dẫn đọc từng câu - Luyện phát âm từ khó, dễ lẫn. - HD HS chia bài thành 3 đoạn - Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc đoạn, mỗi HS đọc một đoạn của bài, theo dõi HS đọc và yêu cầu HS đọc lại các câu mắc lỗi ngắt giọng. - Giải nghĩa các từ khó. - Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm. - Tổ chức thi đọc giữa các nhóm. 3. HD tìm hiểu bài - GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp. - Ai là người dẫn khách đi thăm trường? - Bạn Dìn giới thiệu những gì về trường mình? + GV gợi ý - Khi nghe Sùng Tờ Dìn giới thiệu về trường, về nếp sinh hoạt của HS trong trường, người khách đã hỏi em điều gì? - Khi đó, Dìn trả lời thế nào? - Tình cảm của Dìn đối với trường như thế nào? Nhờ đâu em biết điều đó? 4. Luyện đọc lại bài - Yêu cầu HS tự chọn một đoạn trong bài và luyện đọc lại đoạn đó. - Gọi 3 đến 4 HS đọc đoạn mình chọn trước lớp, sau khi đọc giải thích rõ tại sao em chọn đọc đoạn đó. - Nhận xét và cho điểm HS. C. Củng cố - dặn dò: 2’ - Nhận xét tiết học. - HS đọc bài - Theo dõi GV đọc mẫu. - Mỗi HS đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài - HS nêu và luyện đọc từ khó - HS chia đoạn - 3 HS đọc từng đoạn trước lớp. - HS đọc chú giải để hiểu nghĩa các từ khó. - HS luyện đọc N1 - Các nhóm thi đọc tiếp nối - 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi trong SGK - Bạn Sùng Tờ Dìn, liên đội trưởng dẫn khách đi thăm trường. - Bạn Sùng Tờ Dìn giới thiệu: + Trong trường có đủ phòng học cho năm lớp, có bếp, phòng ăn, nhà ở. + Các thầy cô ăn ở cùng HS. + Sáng thứ hai hàng tuần, HS đến trường mang theo gạo ăn của một tuần - Người khách hỏi : Đi học cả tuần, Dìn có nhớ nhà không? - Dìn trả lời rằng lúc đầu các bạn HS trong trường cũng nhớ nhà, nhưng ở trường rất vui nên khi về nhà lại mong được đến trường. - Dìn rất yêu trường - HS tự luyện đọc. - 3 đến 4 HS trình bày, cả lớp theo dõi và nhận xét. TIẾT 6: DHPH MÔN TIẾNG VIỆT LUYỆN VIẾT: BÀI 14 I. Mục tiêu: - Học sinh viết đúng, đẹp phần chữ in nghiêng của bài 14 trong vở thực hành luyện viết. II. Hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ1. Ổn định tổ chức: 2’ - GV kiểm tra phần viết ở nhà của HS HĐ2. Hướng dẫn thực hành viết bài: 8’ - Gọi HS nêu các chữ cái được viết hoa trong bài - Hướng dẫn viết từ ứng dụng - GV nhận xét - Gọi HS đọc to đoạn văn - GV giúp HS hiểu nội dung đoạn văn - Y/c HS viết nháp các từ khó - GV theo dõi, nhận xét HĐ3. Thực hành viết bài: 25’ - Y/c HS viết bài vào vở. - GV theo dõi uốn nắn HĐ4. Chấm chữa bài: 3’ - GV chấm bài nhận xét lỗi viết của HS HĐ5. Củng cố, dặn dò: 2’ - Nhận xét tiết học. - HS nêu: H, I, K, Kh, - HS viết từ ứng dụng vào nháp: hồ Hòa Bình, sông Kinh Thầy - HS đọc: Hà Nội có nhiều dát vàng Kiêu Kị - HS lắng nghe - HS viết: Bát Tràng, Ngũ Xá, dát vàng - Lớp viết bài vào vở TIẾT 7: DHPH MÔN TIẾNG VIỆT: ÔN TỪ CHỈ ĐẶC ĐIỂM. CÂU AI THẾ NÀO ? I. Mục tiêu: - Giúp HS củng cố:Tìm được các từ chỉ đặc điểm trong đoạn văn. - Xác định được các sự vật so sánh với nhau về những đặc điểm nào. - Tìm đúng bộ phận trong câu trả lời câu hỏi Ai ( con gi,cái gì )? Thế nào? II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ. III. Các hoạt động dạy học: HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS 1.HD HS ôn luyện: 38’ ( Bài tập ưu tiên dành cho HS TB,HS yếu) Bài 1: Đọc đoạn văn sau rồi ghi lại những từ chỉ màu sắc, đặc điểm vào báng sau. Đi khỏi dốc đê đầu làng,tự nhiên Minh cảm thấy rất khoan khoái dễ chịu.Minh dừng lại hít một hơi dài.Hương sen thơm mát từ cánh đồng đưa lên làm dịu cái nóng ngột ngạt của trưa hè. Trước mặt Minh,đầm sen rộng mênh mông.Những bông sen trắng,sen hồng khẽ đu đưa nổi bật trên nền lá xanh mượt. Từ chỉ đặc điểm Từ chỉ màu sắc - Nhận xét chung bài làm của HS. Bài 2: Gạch dưới nhữg từ chỉ màu sắc hoặc chỉ đặc điểm của sự vậtđược so sánh với nhau trong những câu sau: a.Đường mềm như giải lụa. Uốn mình dưới cây xanh b.Cánh đồng trông đẹp như một tấm thảm. - Nhận xét chung bài làm của HS. Bài 3: Ghi dấu / vào chỗ ngăn cách các bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Cái gì và bộ phận trả lời cho câu hỏi Thế nào trong mỗi câu sau: a.Hai chân chích bông xinh xinh bằng hai chiếc tăm. b.Cặp cánh chích bông nhỏ xíu. c.Cặp mỏ chích bông bé tí tẹo bằng hai mảnh vỏ trấu chằp lại. (Bài tập ưu tiên dành cho HS khá giỏi) Bài 4: Điền tiếp từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành câu có có mô hình câu Ai ( cái gì, con gì) ?Thế nào? a.Mặt trời lúc hoàng hôn................ b.Những làn gió từ sông thổi vào c.ánh trăng đêm trung thu 2.Củng cố - Dặn dò: 2’ - Ghi nhớ nội dung ôn luyện - Nhận xét tiết học. - Đọc yêu cầu. - Làm bài vào vở - 1 HS làm vào bảng phụ - Một số HS nêu miệng kết quả. Từ chỉ đặc điểm Từ chỉ màu sắc khoan khoái, dễ chịu, dài, thơm mát, dịu, nóng, ngột ngạt, rộng, mênh mông, nổi bật, khẽ. trắng, hồng, xanh mượt. - Nhận xét chung bài làm của bạn. - Đọc yêu cầu - Làm bài vào vở - 1 HS lên bảng làm bài. a.Đường mềm như giải lụa. Uốn mình dưới cây xanh b.Cánh đồng trông đẹp như một tấm thảm. - Nhận xét chung bài làm của bạn. - Đọc yêu cầu - Suy nghĩ làm bài vào vở - 1 HS lên bảng gạch chân. a.Hai chân chích bông / xinh xinh bằng hai chiếc tăm. b.Cặp cánh chích bông / nhỏ xíu. c.Cặp mỏ chích bông / bé tí tẹo bằng hai mảnh vỏ trấu chằp lại. - Nhận xét chung bài làm của bạn. - HS làm bài - Trình bày miệng bài làm - Nhận xét kết quả. ( đỏ rực như khối cầu lửa khổng lồ; mát rượi; sáng vằng vặc ) - Nhắc nội dung ôn luyện. - Chuẩn bị bài sau. TIẾT 8: SINH HOẠT LỚP SINH HOẠT LỚP TUẦN 13,14 I. Mục tiêu: - HS nhận thấy ưu khuyết điểm trong tuần. Từ đó biết phát huy ưu điểm và khắc phục nhược điểm. - Đề ra phương hướng tuần 15,16. II. Nội dung. a, Các tổ trưởng lên báo cáo tình hình của tổ - HS cả lớp bổ sung ý kiến. - Lớp trưởng điều hành và nhận xét. b, GV nhận xét: + Đạo đức: Nhìn chung các em ngoan, vâng lời thầy cô và bố mẹ, lễ phép chào hỏi khi gặp người lớn tuổi. + Học tập: có tinh thần học bài, ý kiến xây dựng bài sôi nổi , học bài và làm bài trước khi đến lớp. Một số em về nhà còn chưa chuẩn bị tốt bài học như: em Thái, Lưu. + Các công tác khác: Phong trào VSCĐ được duy trì tốt, các bạn trong lớp đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng học tập. c, Phương hướng tuần tới: - Khắc phục nhược điểm. Phát huy phong trào giúp nhau cùng học tập.
Tài liệu đính kèm: