I/ Mục tiêu:
A- Tập đọc
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời ngưòi dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người ở nông thôn và tình cảm thuỷ chung của người thành phố với những người đã giúp mình lúc gian khổ, khó khăn (trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4).
- HS khá, giỏi trả lời được CH5.
B- Kể chuyện
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo gợi ý.
- HS khá, giỏi kể được toàn bộ câu chuyện.
Thứ hai ngày thángnăm 2009 Tập đọc - Kể chuyện Đôi bạn I/ Mục tiêu: A- Tập đọc - Bước đầu biết đọc phân biệt lời ngưòi dẫn chuyện với lời các nhân vật. - Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người ở nông thôn và tình cảm thuỷ chung của người thành phố với những người đã giúp mình lúc gian khổ, khó khăn (trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4). - HS khá, giỏi trả lời được CH5. B- Kể chuyện - Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo gợi ý. - HS khá, giỏi kể được toàn bộ câu chuyện. II/ Chuẩn bị: 1. Phương pháp: quan sát, hỏi đáp, thực hành,... 2. ĐDDH: ảnh minh hoạ. III/ Các hoạt động dạy – học. Tập đọc A- Kiểm tra bài cũ Gọi 2 học sinh nối tiếp nhau đọc bài “Nhà rông ở Tây Nguyên”. + Nhà rông thường dùng để làm việc gì? B- Dạy bài mới 1) Giới thiệu chủ điểm “Thành thị và nông thôn”. Giáo viên giới thiệu bài mới. 2) Luyện đọc a/ Giáo viên đọc mẫu toàn bài. b/ Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. - Đọc nối tiếp câu + đọc từ khó mục I. - Đọc nối tiếp đoạn trước lớp (3 đoạn). + Học sinh đọc chú giải. - Đọc từng đoạn trong nhóm - Nối tiếp nhau đọc đoạn 1, 2, 3 3) Tìm hiểu bài - Đọc thầm đoạn 1, trả lời: + GV: Thành và Mến kết bạn vào dịp nào? HS: Từ nhỏ, gia đình Thành sơ tán về quê ở nông thôn. + GV: Lần đầu ra thị xã chơi, Mến thấy có gì lạ? HS: Có nhiều phố, phố có nhiều nhà cao san sát, xe đi nườm nượp, ban đêm điện sáng lấp lánh... - Một học sinh đọc to đoạn 2, trả lời: + GV: ở công viên có những trò chơi gì? (cầu trượt, đu quay) Cho học sinh xem tranh cầu trượt, đu quay (nếu có) +GV: ở công viên, Mến có hành động gì đáng khen? HS: Mến lao xuống hồ, cứu một em bé đang vùng vẫy tuyệt vọng. +GV: Qua hành động đó, em thấy Mến có đức tính gì đáng quý? HS: Mến dũng cảm, sẵn sàng giúp đỡ người khác không sợ nguy hiểm... - Đọc thầm đoạn 3, trả lời: GV: Em hiểu câu nói của người bố như thế nào? HS: Ca ngợi bạn Mến dũng cảm / Ca ngợi người ở quê tốt bụng / Lòng đáng quý của người nông dân. 4) Luyện đọc lại - Giáo viên đọc diễn cảm bài. - Hướng dẫn đọc đoạn 3 - Thi đọc đoạn 3 (3 – 4 em) - Gọi một số học sinh đọc cả bài. Kể chuyện 1/ Giáo viên nêu nhiệm vụ: Dựa vào gợi ý, kể lại toàn bộ câu chuyện: “Đôi bạn” 2/ Hướng dẫn học sinh kể toàn bộ câu chuyện. - Giáo viên mở bảng phụ ghi các gợi ý từng đoạn, 1 học sinh đọc lại - Một học sinh kể mẫu đoạn 1: Trên đường phố - Học sinh tập kể trong nhóm. - Gọi 4 - 5 học sinh thi kể 3 đoạn. - Một học sinh kể lại toàn bộ truyện. * Củng cố, dặn dò + Em nghĩ gì về những người sống ở thành phố, thị xã sau khi học xong bài? - Giáo viên khen những học sinh hăng hái phát biểu. - Dặn dò. Toán Luyện tập chung I/ Mục tiêu: - Biết làm tính và giải toán có hai phép tính - Giải bài toán có hai phép tính liên quan đến tìm một trong cá phần bằng nhau của một số. - Làm được các BT: bài 1, bài 2, bài 3, bài 4 (cột 1,2,4). II/ Chuẩn bị: 1. Phương pháp: quan sát, hỏi đáp, thực hành,... 2. ĐDDH: bảng phụ. III/ Các hoạt động dạy - học: A- Kiểm tra bài cũ Gọi 2 học sinh chữa bài 3, 4 -> nhận xét B- Bài mới 1) Bài 1: - Gọi 2 học sinh đọc Mục tiêu, ghi bảng. - Gọi 1 số học sinh thực hiện nhân, chia (nêu cách làm) 2) Bài 2: - Học sinh đọc đề, xác định Mục tiêu: Đặt tính rồi tính. - Gọi 3 học sinh làm trên bảng, dưới lớp nháp bài. - Chữa bài (lưu ý học sinh 2 phép chia phần c, d là các phép chia có 0 ở tận cùng của thương.) 3) Bài 3: - Gọi 2 học sinh đọc đề, nêu Mục tiêu. + Bài toán cho biết gì? (có 36 máy bơm, đã bán số máy bơm đó.) + Bài toán hỏi gì? (cửa hàng còn lại bao nhiêu máy bơm.) - Giáo viên hướng dẫn, 1 học sinh làm trên bảng. - Chữa bài: Số máy bơm đã bán: 36: 9 = 4 (cái) Só máy bơm còn lại: 36 – 4 = 32 (cái) Đáp số: 32 cái máy bơm. 4) Bài 4: Học sinh tự làm bài rồi chữa. 5) Bài 5: Học sinh quan sát 2 kim đồng hồ để nhận ra hình ảnh góc vuông, góc không vuông. C- Củng cố, dặn dò - Giáo viên và học sinh nhận xét tiết học. - Giao bài về nhà. Thứ ba ngày ...... tháng ...... năm 2009 Toán Làm quen với biểu thức I/ Mục tiêu: - Làm quen với biểu thức và giá trị của biểu thức. - Làm được các BT: bài tập bài 1, bài 2. II/ Chuẩn bị: 1. Phương pháp: quan sát, hỏi đáp, thực hành,... 2. ĐDDH: bộ đồ dùng học toán. III/ Các hoạt động dạy - học: 1/ Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 học sinh chữa bài 4 và bài 5 tiết trước. 2/ Bài mới a) Làm quen với biểu thức: Một số ví dụ về biểu thức - Giáo viên viết bảng 126 + 51 rồi nói: 126 cộng 51 ta nói đây là biểu thức. Nhiều học sinh nhắc lại. - Giáo viên viết tiếp: 13 x 3 -> là một biểu thức - Giáo viên viết tiếp: 62 trừ 11 -> hỏi học sinh có biểu thức nào? (62 - 11) - Tương tự với các biểu thức 84: 4; 125 + 10 - 4 b) Giá trị của biểu thức * Giáo viên: Xét biểu thức đầu: 126 + 51 - Mục tiêu học sinh tính 126 + 51 = 177 - Giáo viên: Giá trị của biểu thức 126 + 51 là 177 * Tương tự với các biểu thức còn lại: 62 – 11; 13 x 3; 84: 4; 125 + 10 - 4 c) Thực hành * Bài 1: - Gọi 2 học sinh nêu Mục tiêu của bài tập: Tính giá trị biểu thức. - Giáo viên hướng dẫn học sinh làm ý đầu, thống nhất cách làm: + Thực hiện phép tính + Viết giá trị của biểu thức. - Gọi 4 học sinh làm trên bảng. - Hướng dẫn chữa bài. * Bài 2: - Học sinh đọc đề bài, nêu Mục tiêu: Nêu giá trị của mỗi biểu thức. - Hướng dẫn biểu thức: 52 + 23 - Nhẩm thấy 52 + 23 = 75 -> Giá trị của biểu thức là 75 - Học sinh làm bài cá nhân. - Gọi học sinh trả lời miệng, nhận xét và chữa bài. 3/ Củng cố, dặn dò: - Học sinh nhắc lại nội dung bài học. - Giao bài về nhà. Chính tả Nghe viết: Đôi bạn I/ Mục tiêu: - Chép và trình bày đúng bài CT. - Làm đúng BT(3) a / b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn. II/ Chuẩn bị: 1. Phương pháp: quan sát, hỏi đáp, thực hành,... 2. ĐDDH: vở BT. III/ Các hoạt động dạy - học: A- Kiểm tra bài cũ - Gọi 2 - 3 học sinh làm lại bài 2. B- Dạy bài mới 1) Giới thiệu bài 2) Hướng dẫn nghe - viết a/ Hướng dẫn học sinh chuẩn bị - Giáo viên đọc đoạn chính tả, 1 - 2 học sinh đọc lại. - Tìm hiểu nội dung đoạn viết chính tả: + Khi biết chuyện, bố Mến nói như thế nào? - Nhận xét về cách trình bày: + Đoạn viết có mấy câu? (6 câu) + Những câu nào trong đoạn viết hoa? (chữ đầu câu và tên riêng: Thành, Mến.) + Lời của bố viết thế nào? ( viết sau dấu 2 chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng.) - Học sinh đọc thầm đoạn chính tả, ghi nhớ những từ dễ lẫn. b/ Giáo viên đọc cho học sinh viết bài. c/ Chấm, chữa bài 3) Hướng dẫn học sinh làm bài tập - Giáo viên nhắc: Để điền đúng các cặp từ chỉ khác nhau âm đầu (thanh) vào chỗ trống trong câu, cần chú ý đến nghĩa của từ. - Học sinh đọc bài, làm bài cá nhân. - Gọi 3 học sinh làm trên 3 băng giấy -> nhận xét, chữa bài: Chăn trâu, châu chấu, chật chội, trật tự, chầu hẫu, ăn trầu 4) Củng cố, dặn dò - Giáo viên tuyên dương những học sinh viết bài chính tả đẹp. - Giao bài tập về nhà. Tự nhiên và xã hội Hoạt động công nghiệp, thương mại I/ Mục tiêu: - Kể tên một hoạt động công nghiệp, thương mại mà em biết. - Nêu ích lợi của hoạt động công nghiệp, thương mại. - HS khá giỏi: Kể được một hoạt động công nghiệp hoặc thương mại. II/ Chuẩn bị: 1. Phương pháp: quan sát, hỏi đáp, thực hành,... 2. ĐDDH: ảnh minh hoạ SGK. III/ Các hoạt động dạy - học: A- Kiểm tra bài cũ Kể về một vài hoạt động nông nghiệp ở địa phương em B- Bài mới 1/ Hoạt động 1: Làm việc theo cặp - Từng cặp HS kể cho nhau nghe về hoạt động công nghiệp ở nơi em đang sống. - Từng cặp HS trình bày, HS khác bổ sung: khai thác quặng kim loại, luyện thép, sản xuất lắp ráp xe ô tô, xe máy... đều là hoạt động công nghiệp. 2/ Hoạt động 2: Hoạt động nhóm - HS quan sát hình SGK. - Gọi HS nêu tên các hoạt động mà các em quan sát được. - HS nêu ích lợi về các hoạt động và sản phẩm từ các hoạt động đó. - Kết luận: Các hoạt động như khai thác (than, dầu khí), luyện thép,được gọi là hoạt động công nghiệp.Hoạt động công nghiệp cung cấp đồ dùngphục vụ đời sống con người và để phục vụ những ngành sản xuất khác. 3/ Hoạt động 3: Hoạt động nhóm - HS thảo luận nhóm theo Mục tiêu bài tập. - GV gợi ý: + Hoạt động đó, các em nhìn thấy ở đâu? + Hãy kể tên một số chợ, siêu thị, cửa hàng ở quê em? - Kết luận: Các hoạt động mua bán gọi là hoạt động thương mại C- Củng cố, dặn dò - HS nhắc lại nội dung bài học - Dặn thăm quan một số hoạt động thương mại ở chợ Thủ công Cắt, dán chữ E I/ Mục tiêu: - Biết cách kẻ, cắt, dán chữ E - Kẻ, cắt, dán được chữ E. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán tương đối phẳng. - Với HS khéo tay: Kẻ, cắt, dán được chữ E. Các nét chữ thẳng và đều nhau. Chữ dán phẳng. II/ Chuẩn bị: 1. Phương pháp: quan sát, hỏi đáp, thực hành,... 2. ĐDDH: đồ dùng cắt, dán. III/ Các hoạt động dạy - học: 1) Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 2) Bài mới a/ Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét - GV giới thiệu mẫu chữ E, hướng dẫn quan sát để rút ra nhận xét: + Nét chữ rộng 1 ô + Nửa phía trên và nửa phía dưới của chữ E giống nhau,... b/ Hoạt động 2: Hướng dẫn mẫu - Bước 1: Kẻ chữ E (SGV) - Bước 2: Cắt chữ E (SGV) - Bước 3: Dán chữ E (SGV) c/ Hoạt động 3: HS thực hành - HS nhắc lại các bước cắt, dán chữ E - HS thực hành, GV quan sát giúp đỡ những HS còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm. - GV đánh giá sản phẩm của HS. 3/ Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập của HS. - Dặn dò chuẩn bị tiết sau. Thể dục Bài tập rèn tư thế và kĩ năng vận động cơ bản I/ Mục tiêu: - Biết cách tập hợp hàng ngang, dóng thẳng hàng ngang, điểm đúng số của mình. - Biết cách đi vượt chứng ngại vật thấp. - Biết cách di chuyển hướng phải, trái đúng cách. - Chơi “Đua ngựa”. Mục tiêu biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi. II/ Chuẩn bị: 1. Phương pháp: quan sát, hỏi đáp, thực hành,... 2. ĐDDH: 1 còi. III/ Các hoạt động dạy - học: 1) Phần mở đầu (6 – 10 phút) - Giáo viên phổ biến nội dung, Mục tiêu giờ học. - Chạy chậm theo một hàng dọc xung quanh sân tập. - Khởi động các khớp. - Trò chơi "Kết bạn" 2) Phần cơ bản ( 18 – 22 phút) - Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số. + Tập từ 2 - 3 lần liên hoàn các động tác. + Chia tổ tập luyện - Ôn đi vượt chướng ngại vật và đi chuyển hướng phải, trái. * Mỗi tổ biểu diễn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số: 1 lần. Gi ... GV: Trình bày thể thơ này như thế nào? (dòng 6 chữ lùi 1 ô; dòng 8 chữ viết sát lề.) GV: Trong đoạn, những chữ nào được viết hoa? (những chữ đầu mỗi dòng thơ) + Hướng dẫn viết từ khó: HS đọc thầm lại đoạn thơ, tự viết những chữ các em dễ mắc lỗi b) Hướng dẫn HS viết bài - GV cho HS ghi đầu bài, nhắc nhở cách trình bày. - HS đọc lại một lần đoạn thơ. - HS gấp SGK tự nhớ lại đoạn thơ, viết vào vở. c) Chấm – chữa bài - HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở - Chấm khoảng 5 - 7 bài -> nhận xét 2/ Hướng dẫn làm bài tập - HS đọc Mục tiêu; HS làm bài cá nhân - Gọi 3 HS làm trên 3 tờ phiếu trên bảng -> nhận xét - HS đọc lại các câu đố, câu ca dao 3/ Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học, dặn HS học thuộc các câu ca dao. - HS cho bài tập về nhà. Tự nhiên và xã hội Làng quê và đô thị I/ Mục tiêu: - Nêu được một số đặc điểm của làng quê hoặc đô thị. - HS khá giỏi: Kể được về làng, bản hay khu phố nơi em đang sống. II/ Chuẩn bị: 1. Phương pháp: quan sát, hỏi đáp, thực hành,... 2. ĐDDH: ảnh minh hoạ SGK. III/ Các hoạt động dạy - học: 1/ Kiểm tra bài cũ + Nêu các hoạt động công nghiệp và thương mại ở quê em GV nhận xét, cho điểm 2/ Bài mới a) Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm - Các nhóm quan sát tranh trong SGK và ghi lại kết quả theo bảng Sự khác biệt Làng quê Đô thị Phong cảnh, nhà cửa Hoạt động sinh sống chủ yếu của nhân dân Đường sá, hoạt động giao thông, cây cối - Đại diện nhóm lên trình bày kết quả, gọi nhóm khác bổ sung - GV củng cố: nêu rõ sự khác nhau giữa làng quê và đô thị * Kết luận: ở làng quê, người dân thường sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi chài lưới, nghề thủ công; xung quanh nhà thường có vườn cây, chuồng trại ở thành phố, nhà ở tập trung san sát, đường phố có nhiều người và xe cộ đi lại b/ Hoạt động 2: Thảo luận nhóm - Các nhóm thảo luận tìm ra sự khác biệt về nghề nghiệp của người dân ở làng quê và đô thị c/ Hoạt động 3: Vẽ tranh - GV: Hãy vẽ về thành phố (thị xã) quê em. - Mục tiêu: Mỗi HS vẽ 1 tranh - Sau đó cho HS trình bày bức tranh của mình Cả lớp và giáo viên đánh giá, nhận xét - GV kết luận: Dù sống ở đâu, làng quê hay đô thị, em cũng đều phải biết yêu và gắn bó với quê hương, học giỏi và tham gia lao động vừa sức góp phần làm giàu đẹp quê hương. 3/ Củng cố, dặn dò - 2 HS nhắc lại nội dung bài học - Giao bài về nhà, dặn dò. Âm nhạc Kể chuyện âm nhạc: Cá heo với âm nhạc Giới thiệu tên nốt nhạc qua trò chơi I. Mục tiêu: - Qua câu chuyện giúp HS hiểu âm nhạc còn có tác động tới loài vật - Giúp HS làm quen với tên gọi và vị trí thứ tự của các nốt nhạc qua trò chơi. II. Chuẩn bị: - Đọc kĩ câu chuyện Cá heo với âm nhạc trong SGK. - Các bìa cứng ghi tên từng nốt nhạc. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Ổn định lớp – Nhắc HS tư thế ngồi học ngay ngắn. 2. Kiểm tra bài cũ: - Cho HS ôn hát bài Ngày mùa vui kết hợp vỗ tay đệm theo nhịp, phách hay tiết tấu lời ca (cả lớp, rồi từng dãy, tổ). - Treo tranh minh họa các nhạc cụ dân tộc, HS lên chỉ tranh và nêu tên từng nhạc cụ mà các em đã làm quen ở tiết học trước. GV nhận xét. 3. Bài mới: Hoạt động 1: Kể chuyện âm nhạc. - GV đọc lại câu chuyện Cá heo với âm nhạc cho HS nghe. - Đặt một vài câu hỏi sau khi đọc xong câu chuyện để xm HS có nắm được nội dung câu chuyện khôg? Ví dụ: + Lúc đầu, người ta dùng cách gì để cứu đàn cá heo? Kết quả như thế nào? + Sau đó, có một thuỷ thủ đã nghĩ ra cách gì để cứu đàn cá heo? Kết quả có cứu được không? Vì sao? - Kết luận: Âm nhạc không chỉ có ảnh hưởng đối với con người mà còn cóa tác động tới một số loài vật nữa. Và con người chúng ta phải cố gắng cứu những loài vật, không được săn bắn giết hại chúng. - Hướng dẫn HS ôn hát 1, 2 bài trước khi sang hoạt động 2. Hoạt động 2: Giới thiệu tên 7 nốt nhạc - Trong âm nhạc, để phân biệt độ cao thấp của âm thanh, người ta dùng 7 nốt nhạc có tên gọi từ thấp đến cao là: Đồ – Rê – Mi – pha – So – La – Si. - GV cho HS đọc thuộc tên các nốt nhạc viết trên băng theo thứ tự trước khi thực hiện trò chơi. 1. Trò chơi “Bảy anh em”: GV chỉ định 7 em, mỗi em mang tên một nốt nhạc theo thứ tự từ Đô đến Si. - Khi GV gọi tên nốt nào, em mang tên nốt đó phải nói “có” và nói tiếp “Tên tôi là ..” và giơ tay lên cao. Ai nói kông đún tên mình coi như ythua cuộc. GV gọi tên nhanh, HS cũng phải trả lời nhanh và chính xác tên mình. 2. Trò chơi” Bàn tay khuôn nhạc” - Trước hết, GV giới thiệu bàn tay tựng trưng cho khuôn nhạc. GV giơ bàn tay trái đặt nằm ngang, lòng bàn tay về phía HS và giới thiệu cho HS năm ngón tay tượng trưng cho năm dòng kẻ của khuôn nhạc. Ngón út nằm dưới cùng là dòng 1, ngón áp út là dòng 2, giữa hai ngón (2 dòng) tạo thành khe 1; lần lượt cho HS nhận biết thứ tự dòng và khe trên khuôn nhạc bàn tay (gồm 5 dòng va ø4 khe). - Các nốt nhạc được đặt trên khuôn nhạc bàn tay như sau: Trong tiết này GV chỉ giới thiệu cho HS vị trí 5 nốt Đô – Rê – Mi – Pha – Son trên “khuôn nhạc bàn tay” , chưa học hai nốt La – Si. 4. Củng cố – Dặn dò: - Dặn HS về ghi nhớ vị trí các nốt nhạc đã học trên “khuôn nhạc bàn tay”. Thể dục Bài tập rèn tư thế và kĩ năng vận động cơ bản I/ Mục tiêu: - Biết cách tập hợp hàng ngang, dóng thẳng hàng ngang, điểm đúng số của mình. - Biết cách đi vượt chứng ngại vật thấp. - Biết cách di chuyển hướng phải, trái đúng cách. - Chơi “Con có là cậu ông trời”. Mục tiêu biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi. II/ Chuẩn bị: 1. Phương pháp: quan sát, hỏi đáp, thực hành,... 2. ĐDDH: 1 còi. III/ Nội dung và phương pháp lên lớp: 1/ Phần mở đầu (6 – 10 phút) - GV nhận lớp, phổ biến nội dung, Mục tiêu giờ học. - HS chạy chậm theo một hàng dọc quanh sân. - Trò chơi “Tìm người chỉ huy”. - Khởi động các khớp cổ tay, cổ chân... (1 phút) 2/ Phần cơ bản (18 – 22 phút). a) Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi vượt chướng ngại vật, đi chuyển hướng phải, trái. - GV điều khiển tập -> nhận xét, sửa sai. - Các tổ tự tập luyện. GV quan sát. - Tập thi đua giữa các tổ các nội dung trên. b) Chơi trò chơi “Con cóc là cậu ông trời” (5 – 7 phút) - HS khởi động kĩ các khớp, ôn cách bật nhảy - Sau đó GV tổ chức cho các em chơi chính thức. 3/ Phần kết thúc - HS đứng tại chỗ, vỗ tay, hát. - GV cùng HS hệ thống lại bài. - Giao bài tập, dặn dò Thứ sáu ngày ...... tháng ...... năm 2009 Toán Luyện tập I/ Mục tiêu: - Biết tính giá trị của biểu thức các dạng : chỉ có phép cộng, phép trừ ; chỉ có phép nhân, phép chia ; có các phép cộng, trừ, nhân, chia. - Làm được các BT: bài 1, bài 2, bài 3. II/ Chuẩn bị: 1. Phương pháp: quan sát, hỏi đáp, thực hành,... 2. ĐDDH: III/ Các hoạt động dạy - học: A- Kiểm tra bài cũ Gọi 2 - 3 HS nêu quy tắc tính giá trị của biểu thức đã học. B- Thực hành GV hướng dẫn HS nêu được cách tính giá trị của biểu thức là: - Xem trong biểu thức có những phép tính nào. - Vận dụng quy tắc đã học để xác định phép tính nào cần thực hiện trước phép tính nào cần thực hiện sau. - Tính toán cụ thể theo thứ tự và trình bày đúng. a) Bài 1: Gọi 4HS làm trên bảng, dưới lớp làm vở. 125 – 85 + 80 = 40 + 80 21 x 2 x 4 = 42 x 4 = 120 = 168 68 + 32 – 10 = 100 – 10 147: 7 x 6 = 21 x 6 = 90 = 126 b) Bài 2: Tương tự bài 1 c) Bài 3: HS tự làm rồi đổi chéo vở. d) Bài 4: GV hướng dẫn làm mẫu. VD: Số 90 là giá trị của biểu thức: 70 + 60: 3 hoặc 70 + 60: 3 có giá trị là 90. 3/ Củng cố, dặn dò - GV chốt lại nội dung bài. - Giao bào về nhà. Tập làm văn Nghe kể “Kéo cây lúa lên” - Nói về thành thị, nông thôn I/ Mục tiêu: - Nghe và kể được câu chuyện Kéo cây lúa lên (BT1) - Bước đầu biết kể về thành thị, nông thôn dựa theo gợi ý (BT2). II/ Chuẩn bị: 1. Phương pháp: quan sát, hỏi đáp, thực hành,... 2. ĐDDH: truyện kể. III/ Các hoạt động dạy - học: A- Kiểm tra bài cũ - Một HS kể lại truyện “Giấu cày” - Gọi 1 - 2 HS giới thiệu về tổ mình và các bạn trong tổ. B- Dạy bài mới 1/ Bài tập 1: 2 HS đọc Mục tiêu của bài - Cả lớp đọc thầm, quan sát tranh minh hoạ - GV kể chuyện lần thứ nhất, kể xong hỏi: + Truyện này có những nhân vật nào? (chàng ngốc và vợ) + Khi thấy lúa ở ruộng nhà mình xấu, chàng ngốc làm gì? (kéo cây lúa cao hơn lúa ở ruộng bên cạnh) + Về nhà anh chàng khoe gì với vợ? (Anh ta nói: “Lúa của nhà ta xấu quá. Nhưng hôm nay tôi đã kéo nó lên cao hơn lúa ở ruộng bên rồi.”) + Chị vợ ra đồng thấy kết quả ra sao? (cả ruộng lúa nhà mình héo rũ) + Vì sao lúa nhà chàng ngốc bị héo? (cây lúa bị kéo lên, đứt rễ nên héo rũ) - GV kể chuyện lần 2. - 1 HS giỏi kể lại. - Từng cặp HS tập kể và một số HS thi kể chuyện trước lớp. - Cuối cùng GV hỏi: Câu chuyện buồn cười ở điểm nào? (kéo lúa lên làm lúa chết lại tưởng mình đã làm cho lúa mọc cao hơn) 2/ Bài tập 2: - Gọi 2 HS đọc Mục tiêu của bài và gợi ý: Nói về nông thôn (thành thị) - HS nêu xem mình chọn đề tài gì? - GV giảng giúp HS hiểu gợi ý. - Một HS làm mẫu. - Gọi một số HS xung phong trình bày bài. C- Củng cố, dặn dò - GV nhận xét, biểu dương những HS học tập tích cực. - Giao bài về nhà Tập viết Ôn chữ hoa: M I/ Mục tiêu: - Viết đúng chữ hoa M (1dòng) T,B (1 dòng) viết đúng tên riêng: Mạc Thị Bưởi (1 dòng) và câu ứng dụng... hòn núi cao...(1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ. II/ Chuẩn bị: 1. Phương pháp: quan sát, hỏi đáp, thực hành,... 2. ĐDDH: mẫu chữ. III/ Các hoạt động dạy - học: A- Kiểm tra bài cũ Gọi 3 HS viết trên bảng, HS dưới lớp viết bảng con: Lê Lợi, Lựa lời B- Dạy bài mới 1) Giới thiệu bài 2) Hướng dẫn HS viết trên bảng con. a/ Luyện viết chữ hoa. - HS tìm các chữ hoa có trong bài: M, T, B - GV viết mẫu: M, kết hợp nhắc cách viết. - HS tập viết trên bảng con. b/ HS tập viết từ ứng dụng: Mạc Thị Bưởi. - HS nêu tên ứng dụng. - GV giảng: Mạc Thị Bưởi quê ở Hải Dương, là một nữ du kích hoạt động ở vùng địch tạm chiếm trong kháng chiến chống Pháp. Bị bắt tra tấn dã man chị vẫn không khai. Bọn giặc dã man tàn ác đã cắt cổ chị. - HS tập viết bảng con c/ HS viết câu ứng dụng: - GVgiảng: Câu tục ngữ khuyên con người nên đoàn kết để tạo sức mạnh - HS tập viết bảng: Một, Ba 3) HS viết chữ vào vở tập viết. 4) Chấm, chữa bài. 5) Củng cố, dặn dò. - GV nhận xét tiết học, nhắc những HS chưa xong bài về hoàn thành. - Giao thêm bài tập, dặn HS thuộc câu tục ngữ. Sinh hoạt SINH HOẠT SAO (Có ở hồ sơ Sao) Ngày tháng năm 2009
Tài liệu đính kèm: