Tập đọc kể chuyện : ÔN TẬP HỌC KÌ I ( TIẾT 1 )
I/ Mục tiêu: Đọc đúng rành mach đoạn văn , bài văn đã học ( 60 tiếng / phút ) ; trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đạn , bài thuộc được 2 đoạn thơ đã học ở HKI ( HS khá giỏi đọc lưu loát bài văn )
- Nghe viết đúng trình bày sạch sẽ , đúng quy định bài chính tả ( 60 chữ / 15 phút ) , không mắc quá 5 lỗi trong bài ( HS khá giỏi viết đúng bài văn
II. Đồ dùng dạy học
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc
- Bảng phụ ghi sẵn bài tập.
TUẦN MƯỜI TÁM Thứ hai ngày 21 tháng 12 năm 2009 Tập đọc kể chuyện : ÔN TẬP HỌC KÌ I ( TIẾT 1 ) I/ Mục tiêu: Đọc đúng rành mach đoạn văn , bài văn đã học ( 60 tiếng / phút ) ; trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đạn , bài thuộc được 2 đoạn thơ đã học ở HKI ( HS khá giỏi đọc lưu loát bài văn ) - Nghe viết đúng trình bày sạch sẽ , đúng quy định bài chính tả ( 60 chữ / 15 phút ) , không mắc quá 5 lỗi trong bài ( HS khá giỏi viết đúng bài văn II. Đồ dùng dạy học - Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc - Bảng phụ ghi sẵn bài tập. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết học và ghi bảng. HĐ1: Kiểm tra tập đọc - Cho học sinh lên bảng gắp thăm bài đọc. HĐ2: Viết chính tả - Giáo viên đọc đoạn văn một lượt. - Giáo viên giải nghĩa các từ khó * Hỏi: Đoạn văn tả cảnh gì ? - Rừng cây trong nắng có gì đẹp ? - Đoạn văn có mấy câu ? - Trong đoạn văn những chữ nào được viết hoa ? - Yêu cầu học sinh tìm các từ khó dễ lấn khi viết chính tả. - Giáo viên đọc thong thả đoạn văn cho học sinh chép bài. - Giáo viên đọc lại bài cho học sinh soát lỗi. - Thu, chấm bài. HĐ3: Củng cố dặn dò: - Lần lượt từng học sinh gắp thăm bài, về chỗ chuẩn bị. - Đọc và trả lời câu hỏi - Theo dõi giáo viên đọc sau đó 2 học sinh đọc lại. - Đoạn văn tả cảnh đẹp của rừng cây trong nắng. - Có nắng vàng óng, rừng cây uy nghi, tráng lệ, mùi hương lá tràm thơm ngát, tiếng chim vang xa, vọng lên bầu trời cao xanh thẳm. - Đoạn văn có 4 câu - Những chữ đầu câu - Các từ: uy nghi, tráng lệ, vươn thẳng, mùi hương, vọng mãi, xanh thẳm,... - 3 học sinh lên bảng viết, học sinh dưới lớp viết vào vở nháp. - Nghe giáo viên đọc bài và chép bài. - Đổi vở cho nhau, dùng bút chì để soát lỗi, chữa bài. TẬP ĐỌC: ÔN TẬP HỌC KÌ I ( TIẾT 2 ) I. Mục tiêu: Mức đọ yêu cầu kĩ năng như tiết 1 II/ Đồ dùng dạy học - Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc - Bảng ghi sẵn bài tập 2 và 3. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ1: Kiểm tra tập đọc - Tiến hành tương tự như tiết 1 HĐ2: Ôn luyện về so sánh * Bài 2: - Gọi học sinh đọc yêu cầu - Gọi 2 học sinh đọc 2 câu văn ở bài tập 2. * Hỏi: Nến dùng để làm gì ? * Giải thích: Nến là vật để thắp sáng, làm bằng mỡ hay sáp, ở giữa có bấc, có nơi còn gọi là sáp hay đèn cầy. - Cây ( cái ) dù giống như cái ô. Cái ô dùng để làm gì ? * Giải thích: Dù là vật như chiếc ô dùng để che nắng, che mưa cho khách trên bãi biển. - Yêu cầu học sinh tự làm bài GV chấm 1 số bài và nhận xét Mở rộng vốn từ Bài 3: - Gọi học sinh đọc yêu cầu - Gọi học sinh đọc câu văn - Gọi học sinh nêu ý nghĩa của từ biển. * Chốt lại và giải thích: Từ biển trong biển lá xanh rờn - Yêu cầu học sinh làm bài vào vở 3. Củng cố - dặn dò: - Gọi học sinh đặt câu có hình ảnh so sánh. - 1 học sinh đọc yêu cầu trong SGK. - 2 học sinh đọc. - Nến dùng để thắp sáng. - Dùng để che nắng, che mưa. - Tự làm bài tập. - Học sinh tự làm vào nháp - 2 học sinh chữa bài. - Học sinh làm bài vào vở 1 học sinh đọc yêu cầu trong SGK - 2 học sinh đọc câu văn trong SGK - 5 học sinh nói theo ý hiểu của mình. 3 học sinh nhắc lại - Học sinh tự viết vào vở - 5 học sinh đặt câu. TOÁN: ( 86 ) CHU VI HÌNH CHỮ NHẬT I. Mục tiêu: Nhơớquy tắc tính chu vi hình chữ nhật và vận dụng để tính được chu vi hình chữ nhật ( biết chiều dài , chiều rộng hình chữ nhật ) - Giải toán có nội dung liên quan đến chu vi hình chữ nhật ( Bài 1,2,3 ) II. Đồ dùng dạy học - Thước thẳng, phấn màu - Hình chữ nhật SGK. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A/ Dạy học bài mới HĐ1: Hướng dẫn xây dựng công thức tính chu vi hình chữ nhật. a. Ôn tập về chu vi các hình - Giáo viên vẽ lên bảng hình tứ giác MNPQ có độ dài các cạnh lần lượt là 6cm, 7cm, 8cm, 9cm và yêu cầu học sinh tính chu vi của hình này. - Vậy muốn tính chu vi của một hình ta làm thế nào ? b. Tính chu vi hình chữ nhật - Vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD có chiều dài là 4cm, chiều rộng 3cm. - Yêu cầu học sinh tính chu vi của hình chữ nhật ABCD. - Yêu cầu học sinh tính tổng 1 cạnh chiều dài và 1 cạnh chiều rộng ( ví dụ: cạnh AB và cạnh BC ). * Hỏi: 14 cm gấp mấy lần 7cm ? - Vậy chu vi của hình chữ nhật ABCD gấp mấy lần tổng của 1 cạnh chiều rộng và 1 cạnh chiều dài ? HĐ2: Luỵên tập - thực hành Bài 1: - Nêu yêu cầu của bài toán và yêu cầu học sinh làm bài vào bảng con. Bài 2: Hướng dẫn học sinh giải vào vở - Gọi 1 học sinh đọc đề bài * Hướng dẫn: Chu vi mảnh đất tức là chu vi hình chữ nhật có chiều dài 35m, chiều rộng 20m. Bài 3: Làm vào SGK - Hướng dẫn học sinh tính chu vi của hai hình chữ nhật, sau đó so sánh hai chu vi với nhau và chọn câu trả lời đúng. HĐ3: Củng cố - dặn dò: - Chu vi hình tứ giác MNPQ là: 6cm + 7cm + 8cm + 9cm = 30cm - Ta tính tổng độ dài các cạnh của hình đó. - Quan sát hình vẽ - Chu vi của hình chữ nhật ABCD là: 4cm + 3cm + 4cm + 3cm – 14cm - Tổng của một cành chiều dài với một cạnh chiều rộng là: 4cm + 3cm = 7cm - 14 gấp 2 lần 7cm - Chu vi của hình chữ nhật ABCD gấp 2 lần tổng số độ dài của 1 cạnh chiều rộng và 1 cạnh chiều dài. - Học sinh tính lại chu vi hình chữ nhật ABCD theo công thức. Cả lớp đọc lại quy tắc - 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào BC a. Chu vi hình chữ nhật là: ( 10 + 5 ) x 2 = 30 ( cm ) - Học sinh nêu lại cách tính chu vi hình chữ nhật. HS đọc đề và làm bài vào vở , 1 em làm BL Bài giải Chu vi của mảnh đất đó là: ( 35 + 20 ) x 2 = 110 ( m ) ĐS: 110m - Chu vi hình chữ nhật ABCD là: ( 63 + 31 ) x 2 = 188 ( m ) - Chu vi hình chữ nhật MNPQ là: ( 54 + 40 ) x 2 = 188 ( m ) Vậy chu vi hình chữ nhật ABCD bằng chu vi hình chữ nhật MNPQ. Thứ ba ngày 22 tháng 12 năm 2009 TOÁN: ( 87) CHU VI HÌNH VUÔNG I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Xây dựng và ghi nhớ qui tắc tính chu vi hình vuông - Vận dụng qui tắc tính chu vi hình vuông để giải toán có liên quan. II. Đồ dùng dạy học - Thước thẳng, phấn màu, hình vuông cạnh 3cm III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ1: Hướng dẫn xây dựng công thức tính chu vi hình vuông. - Giáo viên vẽ lên bảng hình vuông ABCD có cạnh 3cm, và yêu cầu học sinh tính chu vi hình vuông ABCD - Yêu cầu học sinh tính theo cách khác. ( Hãy chuyển phép cộng 3 + 3 + 3 + 3 thành phép nhân tương ứng ) - 3 là hình gì của hình vuông ABCD - Hình vuông có mấy cạnh ? Các cạnh của hình vuông như thế nào với nhau ? - Vì thế ta có cách tính chu vi của hình vuông là lấy độ dài một cạnh nhân với 4. HĐ2: Luyện tập - thực hành Bài 1 Bài 2: - Gọi 1 học sinh đọc đề bài - Muốn tính độ dài đoạn dây ta làm thế nào ? - Yêu cầu học sinh làm bài * Chữa bài cho điểm học sinh Bài 3: - Gọi 1 học sinh đọc đề bài - Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta phải biết được điều gì ? - Hình chữ nhật tạo thành bởi 3 viên gạch hoa có chiều rộng là bao nhiêu ? - Chiều dài hình chữ nhật mới như thế nào so với cạnh của viên gạch hình vuông ? - Yêu cầu học sinh làm bài Bài 4 : Củng cố - dặn dò: - Yêu cầu học sinh nhắc lại cách tính chu vi hình vuông. - Chu vi hình vuông ABCD là: 3 + 3 + 3 + 3 = 12 ( dm ) - Chu vi hình vuông ABCD là: 3 x 4 = 12 ( dm ) - 3 là độ dài cạnh của hình vuông ABCD. - Hình vuông có 4 cạnh bằng nhau - Học sinh đọc quy tắc trong SGK - Làm bài vào SGK , 1 em làm BL ĐỔi chéo và kiểm tra bài của bạn - HS đọc đề - Ta tính chu vi của hình vuông có cạnh là 10cm. - 1 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập. Bài giải Đoạn dây đó dài là: 10 x 4 = 40 ( cm ) ĐS: 40 cm - Quan sát hình - Ta phải biết chiều dài và chiều rộng hình chữ nhật. - Chiều rộng hình chữ nhật chính là độ dài cạnh viên gạch hình vuông. - Chiều dài hình chữ nhật gấp 3 lần cạnh của viên gạch hình vuông. - 1 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập. Bài giải Chiều dài của hình chữ nhật là: 20 x 3 = 60 ( cm ) Chu vi của hình chữ nhật là: ( 60 + 20 ) x 2 = 160 ( cm ) ĐS: 160 cm HS thực hành đo và tính chu vi hình vuông vào vở Chính tả : ÔN TẬP HỌC KÌ I ( TIẾT 3 ) I. Mục tiêu: - Kiểm tra đọc yêu cầu như tiết 1 - Điền đúng nội dung giấy mời theo mẫu ( BT2 ) II. Đồ dùng dạy học - Phiếu ghi sẵn các tên bài tập đọc đã học - Bài tập 2 pho to 2 phiếu to và số lượng phiếu nhỏ bằng số lượng học sinh. - Bút dạ III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ1: Kiểm tra tâp đọc - Tiến hành tương tự như tiết 1 HĐ2: Luyện tập viết giấy mời theo mẫu. * Bài 2 - Gọi học sinh đọc yêu cầu - Gọi 1 học sinh đọc mẫu giấy mời - GV học sinh nhắc học sinh ghi nhớ nội dung của giấy mời như: lời lẽ, ngắn gọn, trân trọng, ghi rõ ngày, tháng. - Gọi học sinh đọc lại giấy mời của mình, học sinh khác nhận xét. Củng cố dặn dò : - 1 học sinh đọc yêu cầu trong SGK - 1 học sinh đọc mẫu giấy mời trên bảng. - Tự làm bài vào VBT, 1 học sinh lên viết phiếu trên bảng. - 3 học sinh đọc bài Luyện toán : I/ Mục tiêu : Củng cố cách tính chu vi hình chữ nhật và chu vi hình vuông Vận dụng công thức vào để giải toán II/ Hoạt động dạy và học : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Gv HD HS làm các bài tập VBTT trang 99 Bài 1 : Viết vào ô tróng theo mẫu : Bài 2,3, : Hd tương tự Bài 4 : GV HD Hs tính cạnh hình vuông , cạnh hình chữ nhật rồi tính chu vi của mỗi hình Củng cố dặn dò : Hs nêu lại quy tắc tính chu vi hình vuông Hs làm vào vở , 1 em làm BL HS làm vào vở , 2 em làm bL Hs giải vào vở , 2 em làm BL Thứ tư ngày 23 tháng 12 năm 2009 TẬP ĐỌC: ÔN TẬP HỌC KÌ I ( TIẾT 4 ) I. Mục tiêu: - Kiểm tra đọc ( yêu cầu như tiết 1 ) - Ôn luyện về dấu chấm, dấu phẩy. II. Đồ dùng dạy học - Phiếu ghi sẵn tên các bài đã học. - Bài tập 2 chép sẵn vào 4 tờ phiếu và bút dạ. III. Cac hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ1: Kiểm tra tập đọc - Tiến hành tương tự như tiết 1 HĐ2: Ôn luyện về dấu chấm, dấu phẩy. - Gọi học sinh đọc yêu cầu - Gọi học sinh đọc phần chú giải - Yêu cầu học sinh tự làm - Chữa bài - Chốt lại lời giải đúng - Gọi học sinh đọc lại lời giải Củng cố - dặn dò: * Hỏi: Dấu chấm có tác dụng gì? - 1 học sinh đọc yêu cầu trong SGK. - 1 học sinh đọc phần chú giải trong SGK. - 4 học sinh lên bảng làm bài, học sinh dưới lớp dùng bút chì đánh vào SGK. - 4 học sinh đọc to bài làm của mình. - Các học sinh khác nhận xét bài làm của bạn. - Tự làm bài tập. - Học sinh làm bài vào vở Cà Mau đất xốp. Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. Trên cái đất phập phều và lắm gió giông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống chọi nổi. Cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành chòm, thành rặng. Rể phải dài, cắm sâu vào lòng đất. - Dấu chấm dùng để ngắt câu trong đoạn văn. TOÁN: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: Biết tính chu vi hình chữ nhật , chu vi hình vuông qua việc giải toán có nội dung hình học ( Bài 1 a , bài 2,3,4,) II. Các hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Dạy học bài mới HĐ1: Hướng dẫn luyện tập Bài 1a: - Yêu cầu học sinh tự làm bài Bài 2: - Gọi 1 học sinh đọc đề * Hướng dẫn: Chu vi của khung bức tranh chính là chu vi của hình vuông có cạnh 50 cm. - Số đo cạnh viết theo đơn vị xăng – ti – mét, đề bài hỏi chu vi theo đơn vị mét nên sau khi tính chu vi theo xăng – ti – mét ta phải đổi ra mét. Bài 3 : Bài 4 - Gọi 1 học sinh đọc đề bài 3. Củng cố - dặn dò: - Yêu cầu học sinh về nhà ôn lại các bảng nhân, chia đã học. Nhân chia số có ba chữ số với số có một chữ số tính chu vi của hình chữ nhật, hình vuông,.. để kiểm tra cuối học kì I. - 1 học sinh đọc bài - 1 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở , sau đó 2 học sinh ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. Bài giải a. Chu vi hình chữ nhật đó là: ( 30 + 20 ) x 2 = 100 ( m ) ĐS: 100m - Học sinh làm bài, sau đó 2 học sinh ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra. Bài giải Chu vi của khung tranh đó là: 50 x 4 = 200 ( cm ) Đổi 200cm = 2m ĐS: 2m Hs tính cạnh hình vuông , biết chu vi : Lấy chu vi chia cho 4 - 1 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập. Bài giải Chiều dài hình chữ nhật là: 60 – 20 = 40 ( m ) ĐS: 40 m Luyện từ và câu: ÔN TẬP HỌC KÌ I ( TIẾT 5 ) I. Mục tiêu: Mức độ , yêu cầu và kĩ năng đọcnhư tiết 1 - Bước đầu viết được đơn xin cấp thẻ đọc sách ( BT2) II. Đồ dùng dạy học - Phiếu ghi sẵn tên, đoạn văn có yêu cầu học thuộc lòng từ tuần 1 đến tuần 17. - Pho tô đủ mẫu đơn xin cấp lại thẻ đọc sách cho từng học sinh. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ1: Kiểm tra học thuộc lòng. - Gọi học sinh nhắc lại tên các bài có yêu cầu học thuộc lòng. - Cho học sinh lên bảng bốc thăm bài đọc. - Gọi học sinh trả lời 1 câu hỏi về bài. - Cho điểm trực tiếp học sinh HĐ2: Ôn luyện về viết đơn - Gọi học sinh đọc yêu cầu - Gọi học sinh đọc lại mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách. - Mẫu đơn hôm nay các em viết có gì khác với mẫu đơn đã học ? - Yêu cầu học sinh tự làm bài - Gọi học sinh đọc đơn của mình và học sinh khác nhận xét Củng cố dặn dò : - Lần lượt học sinh bốc thăm bài, về chỗ chuẩn bị. - Đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi - 1 học sinh đọc yêu cầu trong SGK - 2 học sinh đọc lại mẫu đơn trang 11 SGK - Đây là mẫu đơn xin cấp lại thẻ đọc sách vì đã bị mất. - HS tự làm - 5 - 7 học sinh đọc lá đơn của mình. Ngoài giờ lên lớp : I/ Mục tiêu : Biết giữ vệ sinh cá nhân để phòng cúm AH1N1 II/ Hoạt động dạy và học : GV nêu tác hại của cúm AH1N1 HD Hs cách giữ vệ sinh để phòng cúm :Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiểu tiện , không khạc nhổ bừa bãi , nên đeo khẩu trang đi học ... Củng cố dặn dò : Thực hành những điều em vừa học . Thứ năm ngày 24 tháng 12 năm 2009 TOÁN: ( 89 ) LUYỆN TẬP CHUNG I/ Mục tiêu: Biết làm tính nhân ,chia trong bảng ; nhân ( chia ) số có hai ba chữ số với ( cho ) số có một chữ số . - Biết tính chu vi hình chữ nhật ( bài 1, bài 2 cột 1,2,3 , bài 3,4 ) II. Các hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A/ Dạy học bài mới HĐ1: Luyện tập về nhân , chia Bài 1: - Yêu cầu học sinh tự làm bài trong SGK, sau đó 2 học sinh ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. * Bài 2 ( cột 1,2,3 ) - Yêu cầu học sinh tự làm bài trong SGK. HĐ2: Giải toán : Bài 3: - Gọi 1 học sinh đọc đề bài, sau đó yêu cầu học sinh nêu cách tính chu vi hình chữ nhật và làm bài. Bài 4 : Bài 5( Dành cho HS giỏi ) - Yêu cầu học sinh nhắc lại cách tính giá trị của biểu thức rồi làm bài . HĐ3: Củng cố - dặn dò: - Làm bài và kiểm tra bài của bạn. - 3 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào SGK . Hs nêu cách tính cụ thể - 1 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập. Bài giải Chu vi mảnh vườn hình chữ nhật là: ( 100 + 60 ) x 2 = 320 ( m ) ĐS: 320m HS đọc đề và giải vào vở , 1 em giải BL Lớp nhận xét Số mét vải còn lại là: 81 – 27 = 54 ( m ) ĐS: 54m a Tập viết : ÔN TẬP HỌC KÌ I ( TIẾT 6 ) I. Mục tiêu:- Kiểm tra học thuộc lòng ( yêu cầu như tiết 5 ) Bước đầu viết được một bức thư thăm hỏi người thân hoặc người mà em quý mến ( BT2 ) II. Đồ dùng dạy học - Phiếu ghi sẵn các tên bài học thuộc lòng từ tuần 1 đến tuần 17. - Học sinh chuẩn bị giấy viết thư. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ1: Kiểm tra học thuộc lòng - Tiến hành tương tự như tiết 5 HĐ2: Rèn kĩ năng viết thư - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 2 - Em viết thư cho ai ? - Em muốn thăm hỏi người thân của mình về điều gì ? - Yêu cầu học sinh đọc lại bài: Thư gửi bà. - Yêu cầu học sinh tự viết bài. Giáo viên giúp đỡ những học sinh gặp khó khăn. - Gọi 1 số học sinh đọc lại lá thư của mình. Giáo viên chỉnh sửa từng từ, câu cho thêm chau chuốt. Cho điểm học sinh. 4. Củng cố - dặn dò: * Nhận xét tiết học * Dặn: Học sinh về nhà viết thư cho người thân của mình khi có điều kiện và chuẩn bị bài sau. - 1 học sinh đọc yêu cầu trong SGK - Em viết thư cho bà, ông, bố, mẹ, dì, cậu, bạn học cùng lớp ở quê,...... - Em viết thư hỏi thăm bà xem bà có bị đau lưng không ? Em hỏi thăm ông xem ông có khoẻ không ? Vì bố em bảo dạo này ông hay bị ốm. Ông em còn đi tập thể dục buổi sáng với các cụ trong làng không ? Em hỏi dì em dạo này dì bán hàng có tốt không ? Em Bi còn hay khóc nhè không ?.... - 3 học sinh đọc bài: Thư gửi bà trang 81 SGK, cả lớp theo dõi để nhớ cách viết. - Học sinh tự làm bài - 7 học sinh đọc lá thư của mình. TẬP ĐỌC: ÔN TẬP HỌC KÌ I ( TIẾT 7) I. Mục tiêu: - Kiểm tra học thuộc lòng ( yêu cầu như tiết 5 ) - Ôn luyện về dấu chấm, dấu phẩy. II. Đồ dùng dạy học - Phiếu ghi sẵn các tên bài học thuộc lòng từ tuần 1 đến tuần 17. - 4 tờ phiếu viết sẵn bài tập 2 và bút dạ III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Giới thiệu bài: - Nêu mục tiêu của tiết học và giới thiệu bài HĐ1: Kiểm tra học thuộc lòng - Tiến hành tương tự như tiết 5 HĐ2: Ôn luyện về dấu chấm, dấu phẩy. - Gọi học sinh đọc thêm chuyện vui: “ Người nhát nhất “ - Yêu cầu học sinh tự làm bài * Hỏi: Bà có phải là người nhát không? Vì sao ? - Chuyện đáng cười ở điểm nào ? - Học sinh đọc thầm để hiểu nội dung chuyện. - 4 học sinh đọc bài trên lớp - Bà không phải là người nhát nhất mà bà lo cho cậu bé khi đi ngang qua đường đông xe cộ. - Cậu bé không hiểu bà lo cho mình lại cứ nghĩ bà rất nhát. NGƯỜI NHÁT NHẤT Một cậu bé được bà dẫn đi chơi phố. Lúc về cậu bé nói với mẹ: - Mẹ ạ ! Bây giờ con mới biết là bà nhát lắm. Mẹ ngạc nhiên ! - Sao con lại nói thế ? Cậu bé trả lời - Vì cứ mỗi khi qua đường, bà lại nắm chặt tay con. Củng cố - dặn dò * Dặn: Học sinh về nhà kể lạ câu chuyện vui: “ Người nhát nhất “ - Làm trước tiết luyện tập 8 để chuẩn bị làm bài kiểm tra. Ôn từ và câu : Ôn tập tiết 8 I/ Mục tiêu : Kiểm tra đọc hiểu và luyện từ và câu II/ Hoạt động dạy và học : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò HĐ1: KT đọc hiểu : GV nhận xét chốt lại lời giải đúng Câu 1 : ý a Câu 3 : ý c Câu 2 : ý b Câu 4 : ý b Câu 5 : ý b Củng cố dặn dò : HS đọc thầm bài Đường vào bảng ( VBTTiếng Việt trang 93 ) và trả lời các câu hỏi vào VBT HS nêu câu trả lời trước lớp , lớp nhận xét Thứ sáu ngày 25 tháng 12 năm 2009 Toán : Kiểm tra học kì I Tập làm văn : Ôn tập tiết 9 I/ Mục tiêu : Rèn kĩ năng viết đoạn văn . II/ Hoạt động dạy và học : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò HĐ1: HD HS làm bài tập Gv ghi đề bài lên bảng GV chấm 1 số bài và nhận xét Củng cố dặn dò : HS đọc yêu cầu bài tập Viết một đoạn văn ngắn ( từ 7 đến 10 câu )kể về việc học tập của em trong học kì I HS tự làm bài vào vở Vài em đọc bài trước lớp , lớp nhận xét bổ sung Ôn tập làm văn : I/ Mục tiêu : rèn kĩ năng viết đoạn văn , viết về thành thị , nông thôn II/ Hoạt động dạy và học : GV ghi đề bài , HS đọc lại đề bài HS khá giỏi làm mẫu , lớp nhận xét Hs làm bài vào vở HS đọc bài làm . GV và học sinh nhận xét bổ sung GV chấm 1 số bài Củng cố dặn dò : Luyện toán : I/ Mục tiêu : Luyện tập tính chu vi HCN , Chu vi HV , nhân số có hai , ba chữ số cho số có một chữ số , giải toán bằng hai phép tính . II/ Hoạt động dạy và học : Hoạt đồng của thầy Hoạt động của trò HĐ1: HD Hs tính chu vi HCN , Chu vi HV 1)Tính chu vi hình chữ nhật : có chiểu dài 35 cm , chiều rộng 2 dm . 2) Hình chữ nhật có chiều dài 35 dm , chiều rộng 12 dm , Tính chu vi hình chữ nhật bằngbao nhiêu cm ? 3) Một mảnh vườn hình chữ nhật , có chiều dài 32m , chiều rộng bằng 18m chiều dài . Tính chu vi hình chữ nhật đó . 4) Tính chu vi hình vuông có cạnh là : a) 5cm , 45 dm , 43 m ... HĐ2: Củng cố nhân , chia số có 2,3, chữ số cho số có một chữ số Củng cố dặn dò : HS làm bài vào vở Vài em làm bài ở BL HS làm bài vào BC Sinh hoạt lớp : Từng tổ trưởng , lớp trưởng nhận xét các mặt HĐ của tổ , lớp trong tuần vừa qua GV nhận xét các mặt cụ thể : Học tập : qua KSCL tháng 12 môn toán các em làm bài điểm 9-10 còn hạn chế , Bài toán nâng cao các em làm chưa được . Phần TV đa số các em làm tốt hơn , viết ít sai lỗi chính tả , viết được đoạn văn giới thiệu tổ của em . Nề nếp : Sắp hàng ra vào lớp ngay ngắn . Vệ sinh sạch sẽ ... Tuần đến : Ôn các bài Tập đọc đã học ,ôn các bảng nhân chia , Giải toán bằng hai phép tính , tính chu vi hình chữ nhật , hình vuông ...
Tài liệu đính kèm: