Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 24 - Nguyễn Phi Tuấn

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 24 - Nguyễn Phi Tuấn

Môn : Đạo đức

Tôn trọng đám tang (T2)

I - Mục tiêu :

1 .Kiến thức :

- Biết được những việc cần làm khi gặp đám tang .

- Bước đầu biết cảm thông với những đau thương, mất mát người thân của người khác .

2 . Kĩ năng :

- Biết ứng xử đúng khi gặp đám tang .

3. Thái độ :

- Cảm thông , chia buồn với người trong gia đình có tang .

- Nghiêm túc, lịch sự trong đám tang .

* Giáo dục cho HS biết tôn trọng đám tang quan tâm giúp đỡ những việc làm có thể

- Tài liệu và phương tiện :

- Vở bài tập Đạo đức

- Phiếu bài tập cho hoạt động 2

 

doc 35 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 11/01/2022 Lượt xem 325Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 24 - Nguyễn Phi Tuấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24
Thứ / ngày
Moân
Tên bài
Thứ 2
Đạo đức
Tập đọc - kể chuyện
Toán
Tôn trọng đám tang ( T2 ) 
Đối đáp với vua 
Luyện tập 
 Thứ 3
Toán
Chính tả
Thủ công
Tự nhiên xã hội
Thể dục
Luyện tập chung
Nghe - viết : Đối đáp với vua 
Đan nong đôi ( T2 ) 
Hoa 
Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân 
Thứ 4
Toán
Tập đọc
Âm nhạc
Luyện từ Và câu
Làm quen với chữ số La mã 
Tiếng đàn 
Ôn tập hai bài hát . . . 
Từ ngữ về nghệ thuật . Dấu phẩy 
Thứ 5
Tập viết
Chính tả
Toán
Thể dục
Ôn chữ hoa R
Nghe - viết : Tiếng đàn
Luyện tập 
Ôn nhảy dây . Trò chơi : “Ném trúng đích” 
Thứ 6
Tập làm văn
Toán
Mỹ thuật
Tự nhiên xã hội
Sinh hoạt
Nghe - kể : Người bán quạt may mắn 
Thực hành xem đồng hồ 
Vẽ tranh : Đề tài tự do 
Quả .
Thứ hai ngày tháng năm 2011
Tiết : 1 
Môn : Đạo đức
Tôn trọng đám tang (T2) 
I - Mục tiêu : 
1 .Kiến thức : 
- Biết được những việc cần làm khi gặp đám tang .
- Bước đầu biết cảm thông với những đau thương, mất mát người thân của người khác .
2 . Kĩ năng : 
- Biết ứng xử đúng khi gặp đám tang .
3. Thái độ :
- Cảm thông , chia buồn với người trong gia đình có tang .
- Nghiêm túc, lịch sự trong đám tang .
* Giáo dục cho HS biết tôn trọng đám tang quan tâm giúp đỡ những việc làm có thể 
- Tài liệu và phương tiện :
- Vở bài tập Đạo đức 
- Phiếu bài tập cho hoạt động 2 
III - Các hoạt động dạy học :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
HTĐB
- Giới thiệu bài , ghi bảng .
+ Hoạt động 1 : Bày tỏ ý kiến .
- Mục tiêu : HS biết bày quan niệm đúng về cách ứng xử khi gặp đám tang .
- Tiến hành : Đọc từng ý kiến .
- Yêu cầu HS suy nghĩ bày tỏ thái độ tán thành , không tán thành . 
- Cho HS thảo luận lí do tán thành , không tán thành .
* Kết luận : Nên tán thành với các ý kiến b, c không tán thành với ý kiến a 
+ Hoạt động 2 : Xử lí tình huống . 
- Mục tiêu : HS biết lựa chọn cách ứng xử đúng khi gặp đám tang .
- Tiến hành : Chia nhóm, phát phiếu, nêu tình huống .
- Yêu cầu các nhóm thảo luận về cách ứng xử trong các tình huống .
- Gọi các nhóm trình bày kết quả .
* Kết luận : a , Em không nên gọi bạn hoặc chỉ trỏ, cười đùa . Nếu nhìn thấy bạn em sẽ gật đầu chia buồn cùng bạn .
b, Không nên chạy nhảy , cười đùa, vặn to đài, ti vi, chạy sang xem chỉ trỏ . 
c,Em nên hỏi thăm và chia buồn cùng bạn .
d , Em nên khuyên ngăn các bạn .
+ Hoạt động 3 : Củng cố bài . 
- Tiến hành : Chia lớp thành các nhóm, phổ biến luật chơi .
- Cho HS chơi .
- Cho các nhóm dán bài lên bảng .
- Nhận xét, khen ngợi 
* Kết luận chung : Cần phải tôn trọng đán tang, không nên làm gì xúc phạm đến tang lễ . Đó là một biểu hiện của nếp sống văn hóa .
- Củng cố , dặn dò : Yêu cầu HS chuẩn bị bài học sau .
- Lắng nghe 
- Lắng nghe 
- Suy nghĩ bày tỏ thái độ tán thành, không tán thành .
- Thảo luận lí do tán thành, không tán thành .
- Lắng nghe 
- Các nhóm thảo luận về 
cách ứng xử trong các tình huống .
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả .Nhóm khác bổ sung .
- Lắng nghe 
- Các nhóm thảo luận ghi ra những việc nên làm và những việc không nên làm khi gặp đám tang .
- Đại diện các nhóm dán bài lên bảng . Cả lớp nhận xét 
- Lắng nghe 
Hướng dẫn kĩ HS yếu 
HS yếu nhắc lại kết luận 
Gợi ý và hướng dẫn nhóm yếu 
Tiết : 2 , 3 
Môn : Tập đọc - kể chuyện 
Đối đáp với vua 
I - Mục tiêu : 	 
A : Tập đọc
1 . Kiến thức :
- Chú ý các từ ngữ : ngựa giá, xa giá, truyền lệnh, cứng cỏi .
- Hiểu nghĩa các từ mới trong bài .
- Hiểu nội dung : Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ . 
- Trả lời được các câu hỏi trong SGK .
2 . Kĩ năng :
- HS đọc đúng các câu , đoạn trong bài .
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ .
3 . Thái độ :
- HS có ý thức tham gia xây dựng bài và đọc bài một cách tích cực .
B : Kể chuyện
- Biết sắp xếp các tranh (SGK) cho đúng thứ tự và kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh họa .
* Cho học sinh đọc từ ngữ khó , câu , đọan nhiều lần .
II - Đồ dùng dạy học :
- Tranh minh họa chuyện trong SGK .
- Bảng lớp viết đoạn văn hướng dẫn luyện đọc .
III - Các hoạt động dạy học :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
HTĐB
A .Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi 2 HS lên bảng đọc bài “ Chương trình xiếc đặc sắc ” và trả lời câu hỏi .
- Nhận xét , ghi điểm 
B . Bài mới : 
1. Giới thiệu bài, nghi bảng .
2. Luyện đọc : 
a/ Đọc diễn cảm toàn bài
- Gọi 1 HS đọc lại bài 
b/ Hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ .
- Gọi học sinh đọc từng câu 
- Gọi học sinh đọc từng đoạn 
- Rút từ ngữ giải nghĩa 
- Chia nhóm đôi
- Cho lớp đọc đồng thanh bài văn .
3 . Hướng dẫn tìm hiểu bài :
- Cho học sinh đọc thầm đoạn 1 
+ Vau Minh Mạng ngắm cảnh ở đâu ? ( Ngắm cảnh ở hồ Tây ) .
- Cho HS đọc thầm đoạn 2 
+ Cậu bé Cao Bá Quát có mong muốn gì ? ( Cao Bá Quát mong muốn nhìn rõ mặt vua . Nhưng xa giá đi đến đâu, quân lính cũng thét đuổi mọi người không cho ai đến gần ).
+ Cậu đã làm gì để thực hiện mong muốn đó ? 
( Cậu nghĩ ra cách gây chuyện ầm ĩ, náo động, cỡi quần áo nhảy xuống hồ tắm , làm cho quân lính hoảng hốt, xúm vào bắt trói . Cậu không chịu la hét vùng vẫy khiến vua phải truyền lệnh dẫn cậu tới ).
- Gọi 1 HS đọc đoạn 3, 4 
+ Vì sao vua bắt Cao Bá Quát đối ?( Vì vua thấy cậu bé tự xưng là học trò nên muốn thử tài cậu , cho cậu có cơ hội chuộc tội ).
* Đối đáp thơ văn là cách người xưa thường dùng để thử học trò, để biết sức học, tài năng 
+ Vua ra vế đối thế nào ? ( Nước trong lẻo đẻo cá đớp mồi ).
+ Cao Bá Quát đối lại như thế nào ? ( Trời nắng chang chang người trói người ).
* Câu đối của Cao Bá Quát : Biểu lộ sự nhanh trí lấy ngay cảnh mình đang bị trói để đối lại .
+ Nội dung truyện nói lên điều gì ? 
* Truyện ca ngợi Cao Bá Quát ngay từ nhỏ đã bộc lộ tài năng xuất sắc và tính cách khảng khái, tự tin .
4 . Luyện đọc lại : 
- Đọc đoạn 3, hướng dẫn HS đọc 
- Gọi 1 học sinh đọc cả bài .
Kể chuyện
1 . Nêu nhiệm vụ : Sắp xếp các tranh 
2 . Hướng dẫn học sinh kể chuyện .
- Sắp xếp lại 4 tranh theo đúng 4 đoạn .
- Chia nhóm đôi , yêu cầu các nhóm kể cho nhau nghe .
- Gọi vài HS kể trước lớp 
Củng cố , dặn dò : Nhận xét , nhắc nhở
- 2 HS đọc và trả lời 
- Nhắc đầu bài 
- Theo dõi SGK 
- 1 học sinh đọc lại bài 
- Nối tiếp đọc 
- Nối tiếp đọc 
- Đọc đoạn trong nhóm 
- Lớp đọc ĐT
- Đọc thầm đoạn 1
- Trả lời 
- Đọc đoạn 2
- Trả lời 
-Trả lời 
- 1 HS đọc đoạn 3,4
- Trả lời 
- Lắng nghe 
- Trả lời
- Trả lời 
- Lắng nghe 
- Trả lời 
- Lắng nghe 
- Thi đọc đoạn văn 
- 1 HS đọc cả bài
- 3 - 1 - 2 - 4 
- Từng cặp tập kể 
- Vài HS kể trước lớp
Luyện đọc câu nhiều lần 
Giúp HS yếu trả lời 
HS yếu nhắc lại câu trả lời 
Giúp h/s yếu kể
Tiết : 4 
Môn : Toán 
Luyện tập 
I - Mục tiêu : 
1. Kiến thức :
- Có kĩ năng thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (trường hợp chữ số 0 ở thương ).
- Vận dụng phép chia để làm tính và giải toán .
2 . Kĩ năng :
+ Làm đúng các bài tập . 
3 . Thái độ : 
+ HS nhiệt tình tham gia xây dựng bài và làm bài tập một cách tích cực .
II - Các hoạt động dạy học :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
HTĐB
A . Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 
- Nhận xét , ghi điểm 
B. Bài mới : 
1 . Giới thiệu bài, nghi bảng .
2 . Thực hành :
Bài 1 : Đặt tính rồi tính .
- Cho HS tự làm rồi chữa bài 
Bài 2 : Tìm x :
- Cho HS tự làm và chữa bài . 
Bài 3 : Hướng dẫn HS giải theo 2 bước :
- Tìm số gạo đã bán .
- Tìm số gạo còn lại .
Bài 4 : Tính nhẩm theo mẫu . 
 6000 : 3 = ? 
Nhẩm : 6 nghìn : 3 = 2 nghìn .
Vậy : 6000 : 3 = 2000 
Củng cố, dặn dò : Yêu cầu HS về nhà làm bài tập trong vở .
- 2 HS lên bảng làm 
- Lắng nghe 
1608 4 2105 3
 00 402 00 701 (dư1) 
 08 05
 0 3
 2
X x 7 = 2107
X = 2107 : 7
X = 301
8 x X = 1640
X = 1640 : 8
X = 205
Giải : 
Số kg gạo đã bán là :
2024 : 4 = 506 ( kg )
Số kg gạo còn lại là :
2024 - 506 = 1518 ( kg ) 
Đáp số : 1518 kg gạo 
6000 : 2 = 3000 
6000 : 4 = 2000
9000 : 3 = 3000
Hướng dẫn HS yếu cách đặt tính 
Đặt câu hỏi cho nội dung bài 
Thứ ba ngày tháng năm 2011
Tiết : 1 
Môn : Toán 
Luyện tập chung
I - Mục tiêu : 
1. Kiến thức :
- Biết nhân, chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số .
- Vận dụng giải bài toán có hai phép tính . 
2 . Kĩ năng :
+ HS biết cách đặt tính và cách tính .
+ Làm đúng các bài tập.
3 . Thái độ : 
+ HS nhiệt tình tham gia xây dưng bài và làm bài tập một cách tích cực .
* Cho nhiều HS nêu cách đặt tính và cách tính ..
III - Các hoạt động dạy học :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
HTĐB
A. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 
- Nhận xét , ghi điểm 
B. Bài mới : 
1. Giới thiệu bài, nghi bảng .
2. Thực hành:
Bài 1: Cho HS làm rồi chữa bài .
Bài 2 : Đặt tính rồi tính .
- Cho HS tự làm rồi chữa bài . 
Bài 3 : (Giảm tải ).
Bài 4 : Hướng dẫn HS giải .
- Tìm chiều dài .
- Tìm chu vi .
Củng cố , dặn dò : Yêu cầu HS về nhà làm bài trong vở bài tập 
- 2 HS lên bảng làm 
- Lắng nghe 
x
x
 821 1012
 4 4
 3284 4048
 3284 4 
 08 821
 04
 0
 4691 2	
 06 2345 ( dư 1 )
 09
 11
 1
Giải :
Chiều dài sân vận động là :
 95 x 3 = 285 ( m )
Chu vi sân vận động là : ( 285 + 95 ) x 2 = 760 ( m )
 Đáp số : 760 m 
Giúp HS yếu cách đặt tínhvà cách tính 
Đặt câu hỏi cho nội dung bài 
Tiết : 2 
Môn : Chính tả 
Nghe - viết : Đối đáp với vua 
I - Mục tiêu : 	 
1 . Kiến thức : 
- Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi .
- Làm đúng BT2 a/b, hoặc BT3 a/b, hoặc BT chính tả phương ngữ do GV soạn . 
2 . Kĩ năng :
- Học sinh nghe viết đúng , nhanh , trình bày đẹp , sạch sẽ 
- Làm đúng các bài tập .
3 . Thái độ :
- Học sinh có ý thức viết bài và làm bài tập một cách tích cực 
II - Đồ dùng dạy học :
- Bảng lớp viết nội dung bài tập 3 .
- Vở bài tập . 
III - Các hoạt động dạy học :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
HTĐB
A. Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi 2 HS lên bảng viết tiếng bắt đầu bằng l/n .
- Nhận xét ghi điểm .
B. Bài mới : 
1. Giới thiệu bài, ghi đầu bài .
2. Hướng dẫn học sinh nghe - viết : 
a/ Hướng dẫn chuẩn bị .
- Đọc đoạn chính tả 
- Gọi 1 HS đọc lại bài 
+ Hai vế đối trong đoạn chính tả viết thế nào ? ( Viết giữa trang vở , cách lề vở 2 ô li ).
- Cho học sinh viết bảng con : ra lệnh, bị trói, đối lại, lâu la .
b/ Đọc cho học sinh viết bài .
- Đọc chính tả 
- Đọc lại đoạn văn 
c/ Chấm , chữa bài . ... ể dục phát triển chung : 1- 3 phút .
- Cho HS chơi trò chơi “ Làm theo hiệu lệnh” :1 phút
2 . Phần cơ bản :
- Cho HS ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân : 10 - 12 phút .
- Chia tổ phân khu vực tập luyện và yêu cầu HS tập luyện ở theo tổ khu vực đã quy định .
- Cho HS thi nhảy giữa các tổ 1 lần, tổ nào nhảy được tổng cộng số lần nhiều nhất sẽ được khen thưởng .
- Quan sát nhắc nhở, chỉnh sữa động tác chưa đúng cho HS, động viên kịp thời những em nhảy đúng .
- Tổ chức cho các tổ thi nhảy nhanh trong 1 phút , đếm xem tổ nào nhảy được nhiều lần hơn
- Nhận xét tuyên dương .
- Cho HS chơi trò chơi “ Ném trúng đích”: 8 - 10 phút .
- Nêu tên trò chơi , nhắc lại cách chơi 
- Cho HS khởi động lại các khớp .
- Cho HS chơi thử 1 - 2 lần .
- Cho HS chơi trò chơi .
- Nhận xét , tuyên dương 
3 . Phần kết thúc : 
- Cho HS đi theo vòng tròn thả lỏng, hít thở sâu : 1 - 2 phút
- GV và HS hệ thống bài : 2 phút 
- Nhận xét giờ học 
- Giao bài tập về nhà 
- Lắng nghe 
- Chạy chận 1 hàng dọc xung quanh sân 
- Thực hiện bài thể dục phát triển chung 
Chơi trò chơi 
- Các tổ tập theo khu vực đã quy định 
- Thi nhảy giữa các tổ 
- Thi nhảy nhanh giữa các tổ .
- Lắng nghe 
- Khởi động các khớp cổ tay chân .
- Chơi thử 1 - 2 lần 
- Chơi trò chơi : “ Ném trúng đích” 
- Đi theo vòng tròn thả lỏng, hít thở sâu . 
- Lắng nghe
- Ôn nhảy dây ở nhà 
Giúp HS yếu thực hiện đúng các động tác 
Thứ sáu ngày tháng năm 2011
Tiết : 1 
Môn : Tập làm văn 
Nghe - kể : Người bán quạt may mắn 
I - Mục tiêu : 
1 . Kiến thức :
 - Nghe và kể lại được câu chuyện Người bán quạt may mắn.. 
2. Kĩ năng :
- HS biết kể lại đúng, rõ ràng , tự nhiên .
3 . Thái độ :
- HS tham gia xây dựng bài và làm bài một cách tích cực .
* Cho nhiều học sinh kể trước lớp .
II - Đồ dùng dạy học :
- Tranh minh họa truyện trong SGK . Thêm một chiếc quạt giấy lớn viết một số chữ hán .
- Bảng lớp viết 3 câu hỏi gợi ý trong SGK .
III - Các hoạt động dạy học :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
HTĐB
A. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2 HS đọc bài viết tuần trước . 
- Nhận xét ghi điểm 
B. Bài mới : 
1. Giới thiệu bài, nghi bảng .
2. Hướng dẫn học sinh nghe kể :
a/ Hướng dẫn HS chuẩn bị : 
- Gọi HS đọc yêu cầu và các gợi ý.
- Cho HS quan sát tranh .
* Bà lão bán quạt đang ngủ bên gốc cây, Vương Hi Chi viết chữ lên những chiếc quạt .
- Gọi 1 HS làm mẫu ( trả lời nhanh theo các gợi ý )
b/ Kể chuyện : ( Kể thong thả, thay đổi giọng phù hợp với diễn biến của câu chuyện .
+ Hỏi : + Bà lão bán quạt gặp ai và phàn nàn điều gì ? ( Bà lão bán quạt đến nghỉ dưới gốc 
cây, gặp ông Vương Hi Chi, phàn nàn quạt bán ế nên chiều nay cả nhà bà không có cơm ăn .)
+ Ông Vương Hi Chi viết chữ vào những chiếc quạt để làm gì ? ( Ông Vương Hi Chi viết chữ, đề thơ vào tất cả những chiếc quạt và tin rằng bằng cách ấy sẽ giúp được bà lão . Chữ ông đẹp nổi tiếng, nhận ra chữ ông, mọi người sẽ mua quạt.)
+ Vì sao mọi người đua nhau đến mua quạt ? ( Vì mọi người nhận ra nét chữ, lời thơ của Vương Hi Chi trên quạt. Họ mua quạt như mua một tác phẩm nghệ thuật quý giá .)
- Kể chuyện lần 2, lần 3 .
c . Cho HS thực hành kể chuyện , tìm hiểu câu chuyện .
- Chia lớp thành các nhóm, yêu cầu các nhóm tập kể .
- Theo dõi , giúp đỡ các nhóm .
- Cho các nhóm thi kể trước lớp .
+ Qua câu chuyện này, em biết gì về Vương Hi Chi ? ( Vương Hi Chi là một người có tài và nhân hậu biết cách giúp đỡ người nghèo khổ .)
+ Em biết thêm nghệ thuật gì qua câu chuyện này ? 
* Người viết chữ đẹp cũng là nghệ sĩ, có tên gọi là nhà thư pháp .
3 . Củng cố , dặn dò : 
- Yêu cầu HS chuẩn bị tiết sau .
- 2 HS đọc bài viết của mình ở tuần trước . 
- Nhắc đầu bài 
- Đọc yêu cầu và gợi ý 
- Lắng nghe 
- Lắng nghe 
- Trả lời
- Trả lời 
- Trả lời 
- Các cặp tập kể cho nhau nghe .
- Thi kể trước lớp 
- Trả lời 
- Phát biểu 
- Lắng nghe 
Giúp HS yếu trả lời 
Giúp nhóm yếu kể 
Tiết : 2 
Môn : Toán 
Thực hành xem đồng hồ 
I - Mục tiêu : 
1 . Kiến thức : 
- Nhận biết được về thời gian (chủ yếu là về thời điểm). Biết xem đồng hồ, chính xác đến từng phút .
2 . Kĩ năng : 
- HS làm đúng các bài tập . 
3 . Thái độ :
- HS tích cực tham gia xây dựng bài và làm bài tập .
II . Đồ dùng dạy học :
- Đồng hồ thật ( loại chỉ có kim ngắn và kim dài ).
III - Các hoạt động dạy học :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
HTĐB
A. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài tập 1 trong vở bài tập .
- Nhận xét , ghi điểm 
B. Bài mới : 
- Giới thiệu bài , ghi bảng :
1 . Hướng dẫn HS cách xem đồng hồ ( trường hợp chính xác đến từng phút ). 
- Giới thiệu cấu tạo mặt đồng hồ ( đặc biệt các vạch chia phút ).
- Cho HS quan sát tranh vẽ đồng hồ 1 .
+ Hỏi : Đồng hồ chỉ mấy giờ ? 
- Cho HS quan sát đồng hồ 2 .
+ Hỏi : Đồng hồ chỉ mấy giờ ?
- Cho HS quan sát đồng hồ 3 .
+ Hỏi đồng hồ chỉ mấy giờ ?
2 . Thực hành :
Bài 1 : 
- Hướng dẫn HS xem đồng hồ và trả lời .
Bài 2 : Đặt thêm kim phút để đồng hồ chỉ : 8 giờ 7 phút, 12 giờ 34 phút , 4 giờ kém 13 phút 
Bài 3 : 
- Đồng hồ nào ứng với thời gian nào .
Củng cố , dặn dò .
- Yêu cầu học sinh làm bài tập ở nhà . 
- 2 học sinh lên bảng làm 
- Nhắc đầu bài 
- Quan sát tranh đồng hồ 1
- 6 giờ 10 phút 
- Quan sát đồng hồ 2 
- 6 giờ 13 phút 
- Quan sát đồng hồ 3 
- 7 giờ kém 4 phút hoặc 6 giờ 56 phút . 
- A : 2 giờ 9 phút , B : 5 giờ 16 phút , C: 11 giờ 21 phút ,
D: 10 giờ kém 26 phút hay 9 giờ 34 phút .
- Đặt kim phút .
- B ứng với 3 giờ 27 phút 
- G ứng với 12 rưỡi 
- C ứng với 1 giờ kém 16 phút 
- A ứng với 7 giờ 55 phút 
Hướng dẫn HS yếu xem đồng hồ
Giúp HS yếu làm đúng các BT 
Tiết : 3 
Môn : Mĩ thuật 
Vẽ tranh đề tài tự do 
I - Mục tiêu : 
1 . Kiến thức :
- Hiểu thêm về đề tài tự do . 
- Biết cách vẽ đề tài tự do .
- Vẽ được một bước tranh theo ý thích .
2 . Kĩ năng : 
- Vẽ được một bức tranh đẹp, đúng theo yêu cầu . 
3 . Thái độ : 
- HS yêu thích học vẽ .
II - Chuẩn bị :
Giáo viên :
- Sưu tầm một số tranh của các họa sĩ và thiếu nhi ( tranh phong cảnh, tranh sinh hoạt, tranh vẽ các con vật ) .
- Một số ảnh phong cảnh, lễ hội 
Học sinh : 
- Vở tập vẽ , bút chì , màu .
- Một số tranh ảnh về các đề tài khác nhau .
III - Các hoạt động dạy học :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
HTĐB
 Giới thiệu bài, nghi bảng .
- Cho HS xem tranh và đặt câu hỏi gợi ý .
+ Trong tranh có những hình ảnh gì ? Có những hoạt động nào ?
+ Các bức tranh dân gian Việt Nam vẽ về đề tài gì ? Màu sắc trong tranh thế nào ?
+ Em có thích các bức tranh, ảnh đó không ?
* Kết luận : Trong cuộc sống có rất nhiều nội dung, đề tài để vẽ tranh ;
Vẽ tự do là vẽ theo ý thích, mỗi người có thể chọn cho mình một nội dung, một đề tài để vẽ ;
Vẽ tự do rất phong phú về đề tài nên có thể vẽ được nhiều tranh đẹp .
+ Hoạt động 1 : Tìm, chọn nội dung đề tài . 
- Thông qua tranh, ảnh gợi ý đề tài để HS lựa chọn : 
+ Cảnh đẹp đất nước ;
+ Các di tích lịch sữ, di tích cách mạng, văn hóa ;
+ Cảnh nông thôn, thành phố, miền núi, miềm 
biển ;
+ Thiếu nhi vui chơi ;
+ Sinh hoạt gia đình ; 
+ Hoạt động 2 : Cách vẽ tranh
- Dựa vào tranh mẫu, đặt câu hỏi gợi ý HS cách vẽ :
+ Tìm hình ảnh chính, hình ảnh phụ ; 
+ Tìm các hình dáng phù hợp với hoạt động ; 
+ Tìm thêm các chi tiết để bức tranh sinh động .
+ Vẽ màu theo ý thích, có màu đậm, màu nhạt . 
+ Hoạt động 3 : Thực hành 
- Cho HS xem lại tranh , ảnh .
- Cho HS vẽ vào vở .
- Quan sát, nhắc nhở .
+ Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá 
- Chọn một số bài gợi ý để HS nhận xét các bài vẽ :
+ Cách sắp xếp ( có trọng tâm, rõ nội dung ); 
+ Hình vẽ ( sinh động hay lặp lại )
+ Màu sắc của tranh ( phong phú có đậm, có nhạt )
- Nhận xét, tuyên dương một số bài vẽ đẹp . 
- Dặn dò : Chuẩn bị cho tiết học sau .
- Nhắc đầu bài 
- Quan sát và lắng nghe
- Trả lời 
- Trả lời 
- Lắng nghe 
- Tìm, chọn nội dung đề tài . 
- Lắng nghe 
- Quan sát lại tranh, ảnh 
- Thực hành vẽ vào vở .
- Nhận xét và xếp loại .
- Lắng nghe 
Hướng dẫn HS quan sát 
GiúpHS yếu hoàn thành bài thực hành 
Tiết : 4
Môn : Tự nhiên xã hội 
Quả 
I - Mục tiêu : 
1 . Kiến thức :
- Nêu được các chức năng của quả đối với đời sống của thực vật và ích lợi của quả đối với đời sống con người .
- Kể tên một số bộ phận thường có của một quả .
2 . Kĩ năng : 
- Nêu được chức năng và lợi ích của quả .
3 . Thái độ : 
- Có thái độ bảo vệ và giữ gìn các loại quả .
II - Chuẩn bị :
- Các hình trong SGK .
- Sưu tầm các quả thật hoặc ảnh chụp .
III - Các hoạt động dạy học :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
HTĐB
Giới thiệu bài : Ghi bảng 
1. Hoạt động 1 : Quan sát và thảo luận . 
- Mục tiêu : Biết quan sát so sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, hình dạng, độ lớn . 
- Tiến hành : Bước 1 :
- Cho HS quan sát hình SGK .
- Chia nhóm , nêu gợi ý :
 + Nói tên từng bộ phận cảu quả ? 
+ Nói tênmàu sắc, hình dạng, của từng quả ? 
 Bước 2 : Cho HS quan sát các quả mang đến lớp .
- Gợi ý : hình dạng, độ lớn, màu sắc  
Bước 3 : Làm việc cả lớp .
- Gọi các nhóm trình bày kết quả .
* Kết luận : Có nhiều loại quả, chúng khác nhau về hình dạng, độ lớn, màu sắc, mùi vị . Mỗi quả thường có ba phần : Vỏ, thịt, hat . Một 
số quả chỉ có vỏ, thịt hoặc vỏ hạt . 
+ Hoạt động 2 : Thảo luận .
- Mục tiêu : Nêu được chức năng của hạt và lợi ích của quả .
- Tiến hành : 
Bước 1 : Chia nhóm, nêu yêu cầu .
+ Quả thường được sử dụng để làm gì ?
+ Quan sát hình trang 92, 93 cho biết quả nào dùng để ăn tươi, quả nào dùng để chế biến thức ăn ? 
Bước 2 : Làm việc cả lớp 
- Gọi các nhóm trình bày kết quả .
* Kết luận : - Quả thường dùng để ăn tươi, làm rau trong các bữa ăn, ép dầu 
- Khi gặp điều kiện thích hợp hạt sẽ mọc thành cây mới .
Củng cố , dặn dò :
- Yêu cầu HS chuẩn bị bài sau .
- Lắng nghe 
- Các nhóm quan sát hình và thảo luận theo gợi ý . 
- Các nhóm quan sát và lần lượt giới thiệu quả của mình sưu tầm được .
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác bổ sung . 
- Các nhóm thảo luận theo gợi ý .
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả 
- Lắng nghe 
Giúp nhóm yếu trả lời 
5 HS đọc mục bạn cần biết 
 SINH HOẠT LỚP 
- Yêu cầu lớp trưởng lên báo cáo tình hình học tập, lao động trong tuần qua .
- Nhận xét những mặt làm được, những mặt còn tồn tại .
- Triển khai công tác tuần tới .
- Yêu cầu cả lớp cùng thực hiện 
- Tổng kết giờ học .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_24_nguyen_phi_tuan.doc