Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 26 - Hoàng Thị Soa

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 26 - Hoàng Thị Soa

Tiết 126 : Luyện tập

I . Mục tiêu:

Giúp HS:

- Biết cách sử dụng tiền Việt Nam với các mệnh giá đã học.

- Biết cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng.

- Biết giải bài toán có liên quan đến tiền tệ.

- Bài tập cần làm : 1,2(a,b), 3,4. (Có thể thay đổi giá tiền cho hợp lí)

II . Chuẩn bị

 Các tờ giấy bạc : 2000 đồng

 

doc 27 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 612Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 26 - Hoàng Thị Soa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lịch báo giảng buổi sáng tuần 26
 Thứ ngày
Tiết
 Môn học
 Tên bài dạy
2-28/2/2011
1
2
3
4
Chào cờ
Toán
Tập đọc
T Đ-Kể chuyện
Tuần 26.
Luyện tập .
Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử.
 Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử.
3-1/3/2011
1
2
3
Toán
Tập đọc
TN và XH
Làm quen với thống kê số liệu.
Rước đèn ông sao.
Tôm, cua.
4-2/3/2011
1
2
3
Toán
Luyện-từ øCâu
Chính tả
Làm quen với thống kê số liệu.
Từ ngữ về lễ hội –Dấu phẩy.
Nghe viết: Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử.
5-3/3/2011
1
2
3
Toán
Tập viết
TN và XH
Luyện tập .
Ôn chữ hoa T.
Cá.
6-4/3/2011
1
2
 3
Toán
Tập làm văn.
Chính tả
Kiểm tra định kì.
Kể về một ngày hội.
N-V:Rước đèn ông sao.
 Thứ hai ngày 28 tháng 2 năm 2011.
Toán:
Tiết 126 : Luyện tập
I . Mục tiêu: 
Giúp HS:
Biết cách sử dụng tiền Việt Nam với các mệnh giá đã học.
Biết cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng.
Biết giải bài toán có liên quan đến tiền tệ.
Bài tập cần làm : 1,2(a,b), 3,4. (Có thể thay đổi giá tiền cho hợp lí)
II . Chuẩn bị
 Các tờ giấy bạc : 2000 đồng  
III .Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
A . Ổn định 
B . Bài cũ :
- GV nhận xét – Ghi điểm 
C. Bài mới:
-Giới thiệu bài.
* Hướng dẫn thực hành 
Bài 1 + 2 + 3 : HS làm việc theo nhóm bàn, nhóm đôi.
Nêu các cách lấy số tiền trong mỗi chiếc ví.
* HSKG làm thêm bài 3c.
Bài 4 : 
+ Bài cho biết gì ? 
+ Bài toán yêu cầu ta gì ? 
Yêu cầu 1 HS giải vào bảng nhóm, dưới lớp giải vào vở.
4 . Củng cố - Dặn dò: 
- GV nhận xét kết quả hoạt động của HS
-Về nhà ôn bài và làm lại bài tập 
- GV nhận xét tiết học. 
- 3HS làm bài tập.
- HS1 làm bài 1 cột 2.
- HS2 giải bài 3.
- 3 HS nhắc tựa 
- HS làm việc theo nhóm – báo cáo miệng kết quả. 
- Nhận xét bài bạn
- 2 HS đọc yêu cầu bài
- mẹ mua sữa hết 6700 đồng và một gói kẹo hết 2300 đồng. Mẹ đưa cho cố bán hàng 10 000 đồng.
 Cô bán hàng phải trả lại bao nhiêu tiền ?
Giải 
Số tiền mẹ mua 2 thứ hết là :
6700 + 2300 = 9000 (đồng)
Số tiền cô bán hàng phải trả cho mẹ là :
10 000 – 9000 = 1000 (đồng)
Đáp số : 1000 đồng
Tập đọc – Kể chuyện :
 Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử
I .Mục tiêu:
Tập đọc:
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Hiểu nội dung truyện : Chử Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công lớn với dân, với nước. Nhân dân kính yên và ghi nhớ công ơn của vợ chồng Chử Đồng Tử. Lễ hội được tổ chức hằng nămở nhiều nơi bên bờ sông Hồng là sự thể hiện lòng biết ơn đó.(trả lời được cac CH trong SGK). 
GDKNS: + Thể hiện sự cảm thông.
 + Đảm nhận trách nhiệm.
 + Xác định giá trị. 
 Kể chuyện :
 1 . Rèn kĩ năng nói:
Kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
* HSKG: Đặt được tên và kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
II . Chuẩn bị:
Tranh minh hoạ truyện trong SGK (phóng to)
III . Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A . Ổn định 
B . Kiểm tra : Đọc bài: Ngày hội rừng xanh.
- GV nhận xét – Ghi điểm 
C. Bài mới 
GT chủ điểm mới  
- GV ghi tựa
* Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài. 
 - Luyện đọc 
+ GV treo tranh bài : 
+ GV đọc diễn cảm toàn bài : 
+ Tóm tắt nội dung chuyện.
* Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ 
a) Đọc từng câu 
- GV phát hiện lỗi phát âm của HS để sửa cho các em. 
- GV hướng dẫn các em đọc các từ khó : lễ hội, Chử Đồng Tử, quấn khố, hoảnh hốt, ẩn trốn, bàng hoàng, tình cảnh, hiển linh,
b) Đọc từng đoạn 
+ Bài có mấy đoạn ? 
- GV treo bảng phụ hướng dẫn đọc câu văn dài. 
- Từng nhóm thi đọc đoạn. 
- GV nhận xét cách đọc của HS 
c) Hướng dẫn tìm hiểu nội dung 
Đoạn 1:
+ Tìm những chi tiết cho thấy cảnh nhà Chử Đồng Tử rất nghèo khó ? 
Đoạn 2:
+ Cuộc gặp gỡ kì lạ giữa Tiên Dung và Chử Đồng Tử diễn ra như thế nào ? 
+ Vì sao công chúa Tiên Dung kết duyên với Chử Đồng Tư ? 
Đoạn3:
+Chử Đồng Tử và Tiên Dung giúp dân những việc gì ? 
Đoạn 4:
+ Nhân dân làm gì để biết ơn Chử Đồng Tử ?
c) Luyện đọc lại 
- Hướng dẫn đọc đoạn 2.
- GV hướng dẫn đọc đúng một số câu, đoạn văn :
* Kể chuyện 
- GV nêu nhiệm vụ 
* Hướng dẫn kể chuyện 
- GV nhắc các em chú ý : để kể lại hấp dẫn, truyền được không khí sôi nổi của cuộc thi tài đến người nghe, cần tưởng tượng như đang thấy trước mắt quang cảnh hội vật. 
- GV nhận xét .
- GV nhận xét lời kể của mỗi bạn (về ý, diễn đạt) bình chọn bạn kể chuyện hấp dẫn nhất.
 **Liện hệ: Ở địa phương em, huyện em có những di tích lịch sử nào? Thờ ai? Người đó có công lao gì?
4 . Củng cố – Dặn dò:
- Về tập kể lại cho người thân nghe. Chuẩn bị bài Rước đèn ông sao” 
- 2HS đọc 2 đoạn của bài “Ngày hội rừng xanh”
Hs lắng nghe.
- HS quan sát.
- Hs theo dõi.
- HS đọc từng câu trong bài (hai lượt)
 có 4 đoạn 
- 4 HS đọc lại đoạn được hướng dẫn trước lớp.
- 4 HS thi đọc 4 đoạn trước lớp 
- HS nhận xét 
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- 1 HS đọc - Cả lớp đọc thầm đoạn 1:
... mẹ mất sớm, Hai cha con chỉ có., còn mình đành ở không.
 - 1 HS đọc - Cả lớp đọc thầm đoạn 2 
 Chử Đồng Tử thấy chiếc thuyền lớn sắp cặp bờ, Công chúa rất đỗi bàng hoàng. 
-  công chúa cảm động khi biết cảnh nhà Chử Đồng Tử. và kết duyên cùng chàng. 
- 1HS đọc – Cả lớp đọc thầm đoạn 3
 hai người đi khắp nơi truyền cho dân  giúp dân đánh giặc.
- 1HS đọc - Cả lớp đọc thầm đoạn 4
 nhân dân lập dền thờ Chử Đồng Tử nhiều nơi để tưởng nhớ công lao của ông. . 
- Vài HS thi đọc đoạn 
- Một HS đọc cả bài
- HS thi kể từng đoạn câu chuyện 
- 2 HS đại diện 2 dãy kể toàn bộ câu chuyện.
- HSKG đặt tên cho từng đoạn của chuyện rồi kể.
- Cả lớp nhận xét, bình chọn người kể hay. 
HS liên hệ: VD Đền Đức Hoàng; Đền Quả Sơn; Truông Bồn;
 Thứ ba ngày 1 tháng 3 năm 2011.
Toán. 
 Làm quen với thống kê số liệu.( tiết 1)
I/ Mục tiêu:
 - Bước đầu làm quen với dãy số liệu.
 - Biết xử lí số liệu và lập được dãy số liệu (ở mức độ đơn giản).
 - Bài tập 1,3. KG làm thêm bài 2.
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Tranh vẽ minh họa. Bảng phụ, thước dây.
	* HS: bảng con.
II/ Các hoạt động:
A. Bài cũ: Luyện tập.
Gọi 1 học sinh lên bảng làm bài 3.
- Nhận xét ghi điểm.
B.Bài mới.
1. Giới thiệu bài – ghi tựa.
2. Phát triển các hoạt động.
 * HĐ1: Làm quen với dãy số liệu.
a) Quan sát để hình thành dãy số liệu:
- Gv yêu cầu Hs quan sát bức tranh treo trên bảng và hỏi:
+ Bức tranh này nói về điều gì?
- Gv gọi 1 Hs đọc tên và số đo chiều cao của từng bạn và 1 hs khác ghi tên các số đo.
- Sau đó Gv giới thiệu: “ Các số đo chiều cao trên là dãy số liệu”.
b) Làm quen với thứ tự và số hạng của dãy.
- Gv hỏi: Số 122 cm là số thứ mấy trong dãy?
 Số 130 cm là số thứ mấy trong dãy?
 Số 118 cm là số thứ mấy trong dãy?
- Gv hỏi: Dãy số liệu trên có mấy số?
- Sau đó Gv gọi 1 Hs lên bảng ghi tên của 4 bạn theo thứ tự chiều cao để được danh sách.
* HĐ2: Làm bài 1.
- MT: Giúp Hs bước đầu làm quen với dãy số liệu.
Bài 1:
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài:
- Gv yêu cầu Hs quan sát số cân nặng của các con vật rồi trả lời câu hỏi.
- Gv hướng dẫn Hs làm phần a.
- Gv yêu cầu Hs tự làm các phần còn lại.
- Gv mời học sinh đứng lên đọc kết quả
- Gv nhận xét, chốt lại.
* HĐ3: Làm bài 3.
- MT: Giúp Hs biết xử lí và xác lập các dãy số liệu.
Bài 3: 
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu của đề bài.
- Gv hướng dẫn Hs quan sát quan sát số Kg gạo treong mỗi bao.
- Gv gọi 1 hs đọc số Kg gạo treong mỗi bao.
.
- Gv yêu cầu cả lớp bài vào vở.
- Gv nhận xét, chốt lại: 
 GV tổng kết , tuyên dương .
Bài 2:KG:
 GV theo dõi, giúp đỡ.
PP: Trực quan, giải giảng.
HT:Lớp , cá nhân .
Hs quan sát hình.
Hs suy nghĩ và trả lời.
122cm, 130cm, 127cm, 118cm.
- Số thứ nhất.
- Số thứ 2.
- Số thứ 4.
- Có 4 số.
Hs thực hành .
PP: Luyện tập, thực hành.
HT:Nhóm , lớp .
- Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Hs quan sát các bức tranh.
- Học sinh cả lớp làm bài vào VBT.
- Hs đứng lên đọc kết quả.
Hs nhận xét.
Hùng cân nặng 125cm
Dũng cân năng 129cm
Hà cân nặng 132cm
Quân cân nặng 135cm
 e , Dũng cao hơn Hùng 4cm.
 g ,Hà thấp hơn Quân 3cm.
 h,Hà cao hơn Hùng, Dũng thấp hơn Quân.
PP: Luyện tập, thực hành.
HT:Cá nhân .
- Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Hs quan sát hình.
Hs đọc.
Hs cả lớp làm bài vào vở. Một Hs lên bảng.
a, Dãy số Kg gạo trong mỗi bao trên viết theo thứ tự từ bé đến lớn là: 35, 40, 45, 50, 60 .
b) . Dãy số Kg gạo trong mỗi bao trên viết theo thứ tự từ lớn đến bé là:60 ,50, 45, 40, 30.
C. Tổng kết – dặn dò.
- Về tập làm lại bài2,3..
Chuẩn bị bài: Làm quen với dãy thống kê số liệu ( tiết 2).
Nhận xét tiết học.
Tập đọc:
Rước đèn ông sao
I/ Mục tiêu:
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Giúp học sinh hiểu nội dung bài: Trẻ em Việt Nam rất thích cỗ Trung Thu và đêm hội rước đèn. Trong cuộc vui ngày Tết Trung Thu, các em yêu quý, gắn bó với nhau.(trả lời được các CH trong SGK).
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Tranh minh họa bài học trong SG, bảng phụ.
III/ Các hoạt động:
A Bài cũ: Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử. 
 - GV kiểm tra 2 Hs đọc bài
- Nhân dân ta làm gì để biết ơn Chử Đo ... dụng 
- HS viết bảng con : Tân Trào, giỗ Tổ
-Lớp lắng nghe .
-HS lấy vở viết bài 
-HS ngồi đúng tư thế khi viết bài 
-HS nộp vở tập viết 
Tự nhiên xã hội:
Cá
I/ Mục tiêu:
Nêu được ích lợi của cá đối với đời sống con người .
Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ được các bộ phận cơ thể của các con cá được quan sát.
* KG: Biết cá là động vật có xương sống. Sống dưới nước, thở bằng mang, cơ thể chúng thường có vảy, có vây.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Hình trong SGK trang 100, 101 con cá còn sống 
	* HS: con cá tươi
III/ Các hoạt động:
A.Bài cũ: Tôm , cua.
+ Nêu ích lợi của tôm, cua?
Gv nhận xét.
B. Bài mới:
	1.	Giới thiệu bài – ghi tựa: 
 2.. Phát triển các hoạt động. 
* Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp.
- Mục tiêu: Chỉ và nói đựơc tên các bộ phận cơ thể của các con cá được quan sát.
. Cách tiến hành.
Bước 1: Làm việc theo nhóm:
- Gv yêu cầu Hs quan sát con cá mình mang đến lớp đã được gv xẻ rõ xương sống
+ Chỉ và nói tên các con cá ban mang đến. Bạn có nhận xét gì về độ lớn của chúng?
+ Bên ngoài cơ thể của những con cá này thường có gì bảo vệ? Bên trong cơ thể chúng có xương sống hay không?
+ Cá sống ở đâu? Chúng thở bằng hì bà di chuyển bằng gì?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gv mời đại diện các nhómlên trình bày kết quả làm việc theo nhóm.
- Mỗi nhóm giới thiệu về một con cá.
- Gv nhận xét, chốt lại: 
* Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.
- Mục tiêu: Nêu ích lợi của cá
. Cách tiến hành
Bước 1: Thảo luận cả lớp.
- Gv đặt vấn đề cho cả lớp thảo luận:
+ Kể tên một số cá ở nước ngọt và nước mặn mà em biết?
+ Nêu ích lợi của cá?
+ Giới thiệu về hoạt động nuôi, đánh bắt hay chế biến cá mà em biết?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gv yêu cầu các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- Gv nhận xét, chốt lại: 
PP: Quan sát, thảo luận, thực hành.
- Hs quan sát vật thật và thảo luận.
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
Cá là động vật có xương sống, sống dưới nước, thở bằng mang. Cơ thể chúng thường có vảy bao phủ, có vây.
- Hs cả lớp nhận xét.
PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận.
- Hs các nhóm thảo luận.
- Các nhóm lên trình bày kết quả.
Phần lớn các loại cá đựơc sử dụng làm thức ăn. Cá là thức ăn ngoan và bổ, chứa nhiều chất đạm cần cho cơ thể người.
 Ở nước ta có nhiều sông, hồ và biển đó là những môi trường thuận tiện để nuôi trồng và đánh bắt cá. Hiện nay, nghề nuôi cá khá phát triển và cá đã trở thành một mặt hàng xuất khẩu của nước ta.
- Hs cả lớp bổ sung thêm.
 C.Tổng kết – dặn dò. 
 Về xem lại bài. 
 Chuẩn bị bài sau
 Thứ sáu ngày tháng năm 2011.
 Toán. Kiểm tra
I/ Mục tiêu:
Tập trung vào đánh giá:
- Xác định số liền trước, liền sau của số có 4 chữ số; Xác định số lớn nhất hoặc bé nhất trong một nhóm có số, mỗi số có đến bốn chữ số. 
- Đặt và thực hiện các phép tính cộng, trừ các số có bốn chữ số có nhớ 2 lần không liên tiếp; nhân , chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số.
- Đổi số đo độ dài có hai tên đơn vị đo thành số đo có một tên đơn vị đo ; xác định một ngày nào đó trong một tháng là ngày thứ mấy trong tuần lễ.
- Biết số góc vuông trong một hình.
- Giải bài toán bằng hai phép tính .
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Đề kiểm tra.
III/ Các hoạt động:
Đề kiểm tra.
A PHẦN 1 : Mỗi bài tập dưới đây có các câu trả lời A, B , C , D . Hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng .
1 . Số liền sau của 4279 là : 
A .4278 B. 4269 C . 4280 D . 4289 
2 . Trong các số 5864 , 8654 , 8564 , 6845 ; số lớn nhất là : 
A . 5864 B . 8654 C . 8564 D . 6845 
3 . Trong cùng một năm , ngày 23 tháng 3 là thứ ba , ngày 2 tháng 4 là : 
A . Thứ tư B . Thứ năm C . Thứ sáu D . Thứ bảy 
4 . Số góc vuông trong hình bên là : 
A . 2 B . 3
C. 4 D . 5 
5 . 9m 5cm = 905 cm . Số thích hợp điền vào chỗ chấm là : 
A. 14 B . 95 C . 950 D . 905 
 B. PHẦN 2 . Làm các bài tập sau : 
1 . Đặt tính rồi tính : 
6947 + 3528 8291 – 635 2817 x 3 9640 : 5
2 . Bài toán 
có 5 thùng , mỗi thùng chứa 1106 l nước . Người ta lấy ra 2350l nước từ các thùng đó . Hỏi còn lại bao nhiêu lít nước ? 
3. Có1225 gói mì chính xếp đều vào 7 thùng. Hỏi trong 4 thùng mì chính đó xếp được bao nhiêu gói mì chính.
ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM .
A . PHẦN 1.
1.HS khoanh vào chữ C ; đạt 1 điểm .
2 . Trong các số đã cho số lớn nhất là 8654 .HS đạt 1 điểm .
3 . Trong cùng một năm , ngày 23 tháng 3 là ngày thứ ba , ngày 2 tháng 4 là : 
 D. Thứ bảy .
Hs khoanh đúng vào câu D đạt 1 điểm .
4 . HS khoanh đúng vào câu B đạt 1 điểm .
5 . 9m 5cm = 905 cm . 
HS khoanh đúng vào câu D đạt 1 điểm .
B .PHẦN 2 
1 .HS thực hiện đặt tính đúng đạt 0,5 điểm ; kết quả đúng đạt 0,5 điểm .Mỗi bài đúng đạt 1 điểm .Toàn bài đạt 2 điểm .
 6947 8291 2817 9640 5
 3528 635 x 3 46 1928
 10475 7656 8451 14 
 40
 0 
2 . Bài toán (1,5 điểm ) 
 Khối lượng nước chứa trong 5 thùng : 0, 5 điểm 
 1106 x 5 = 5530 ( l ) 1 điểm
 Khối lượng nước còn lại là : 0 , 5 điểm 
- 2350 = 3180 ( l ) 1 điểm 
 Đáp số : 3180 l nước 
3. Bài :3( 1,5 điểm)
Tập làm văn:
Kể về một ngày hội
 I/ Mục tiêu: -Bước đầu biết kể về một ngày hội theo các gợi ý cho trước (BT1)
Viết được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn gọn, mạch lạc khoảng 5 câu (BT2).
GDKNS: + Tư duy sáng tạo.
 + Tìm kiếm và xử lí thông tin, phân tích, đối chiếu.
 + Giao tiếp: Lắng nghe và phản hồi tích cực.
 II/ Chuẩn bị:	
 * GV: Bảng lớp viết các câu hỏi gợi ý. 
 Bảng phụ
 III/ Các hoạt động:
A.Bài cũ: Kể về lễ hội. 
- Gv gọi 2 Hs kể lại “Kể về một ngày hội” .
- Gv nhận xét.
 B. Bài mới:. 
	1.Giới thiệu bài + ghi tựa.
2.Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs làm bài.
Mục tiêu: Giúp các em biết kể về một ngày hội.
- Gv mời Hs đọc yêu cầu của bài.
- Gv hỏi: Em chọn kể về ngày hội nào?
- Gv nhắc nhở Hs:
+ Bài tập yêu cầu kể về một ngày hội các em có thể kể về mộtã hội ở quê em như hội : Thả diều, đánh đu, rước đèn ông sao,
+ Có thể kể về ngày hội em không trực tiếp tham gia, chỉ thấy khi xem ti vi, xem phim.
- Gv mời vài Hs đứng lên kể theo 6 gợi ý.
- Gv nhận xét, bình chọn bạn nào kể tốt nhất.
* Hoạt động 2: Hs thực hành .
- Mục tiêu: Giúp Hs biết viết những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn.
- Gv mời 1 em đọc yêu cầu của đề bài.
- Gv yêu cầu các em viết vào vở những điều các em đã kể thành một đoạn văn từ 5 câu.
- Gv mời vài Hs đứng lên đọc bài viết của mình.
- Gv nhận xét.
Ví dụ: Quê em có hội thả diều. Hội được tổ chưc hàng năm vào những ngày hè. Đến ngày hội, mọi người ở các xóm tụ tập về sân vận động xã. Đặc biệt là thiếu nhi . Các xóm mang về hội thi những con diều đủ loại như diều máy bay, diều sáo, diều qua, diều bướm.Những con diều được trang trí rất đẹp, đủ màu sắc. Khi cuộc thi bắt đầu,
PP: Quan sát, giảng giải, thực hành.
- Hs đọc yêu cầu của bài .
- Hs trả lời.
Hs lắng nghe.
- Hs đứng lên kể theo gợi ý.
- Hs đứng lên thi kể chuyện.
- Hs khác nhận xét.
PP: Luyện tập
- Hs đọc yêu cầu của đề bài.
- Hs làm bài vào vở.
- Hs đọc bài viết của mình.
- Hs cả lớp nhận xét.
C. Tổng kết – dặn dò.
Về nhà tập kể lại chuyện.
Chuẩn bị bài: Ôn tập.
Nhận xét tiết học.
Chính tả:
(Nghe – viết) : Rước đèn ôâng sao
I/ Mục tiêu:
- Nghe và viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng bài tập 2(a/b).
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Ba, bốn băng giấy viết BT2.
 * HS: VBT, bút.
II/ Các hoạt động:
 A Bài cũ: “ Sự tích Chử Đồng Tử”
Gv mời 3 Hs lên bảng viết các từ bắt đầu bằng chữ tr/ch.
Gv và cả lớp nhận xét.
B Bài mới. 
	1.Giới thiệu bài + ghi tựa.
 2 Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs chuẩn bị.
- Mục tiêu: Giúp Hs nghe và viết đúng bài vào vở.
Gv hướng dẫn Hs chuẩn bị.
Gv đọc 1 lần đoạn viết.
Gv mời 2 HS đọc lại bài .
 Gv hướng dẫn Hs nắm nội dung và cách trình bày bài thơ.
+ Đoạn văn tả gì ?
+ Những từ nào trong đoạn văn cần viết hoa?
- Gv hướng dẫn các em viết ra nháp những từ dễ viết sai. 
Gv đọc và viết bài vào vở.
 - Gv chấm chữa bài.
 - Gv yêu cầu Hs tự chữ lỗi bằng bút chì.
 - Gv chấm vài bài (từ 5 – 7 bài).
 - Gv nhận xét bài viết của Hs.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs làm bài tập.
- Mục tiêu: Giúp Hs làm đúng bài tập trong VBT.
+ Bài tập 2: 
- Gv cho 1 Hs nêu yêu cầu của đề bài.
- Gv yêu cầu Hs cả lớp làm bài cá nhân vào VBT.
- Gv dán 3 băng giấy mời 3 Hs thi điền nhanh Hs
- Gv nhận xét, chốt lời giải đúng:
PP: Hỏi đáp, phân tích, thực hành.
- Hs lắng nghe.
- Hai Hs đọc lại.
- Hs trả lời.
- Các em tự viết ra nháp những từ các em cho là dễ viết sai.
- Học sinh viết bài vào vở.
- Học sinh soát lại bài.
PP: Kiểm tra, đánh giá, thực hành, trò chơi
- 1 Hs đọc. Cả lớp đọc thầm theo.
- Cả lớp làm vào VBT.
- 3 Hs lên bảng thi làm nhanh .
R: rổ rá, rựa, rương, rùa, rắn, rết.
D: dao, dây, dê, dế.
Gi: giường, giá sách, giáo mác, giày da, giấy, gián.
Hs nhận xét.
Hs đoạc lại các câu đã hoàn chỉnh.
Cả lớp chữa bài vào VBT.
C. Tổng kết – dặn dò. 
Về xem và tập viết lại từ khó.
Những Hs viết chưa đạt về nhà viết lại.
Nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_26_hoang_thi_soa.doc