Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 28, Buổi 1 - Hoàng Thị Hà

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 28, Buổi 1 - Hoàng Thị Hà

CUỘC CHẠY ĐUA TRONG RỪNG

I/Mục tiêu:

 A- Tập đọc:

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

v Chú ý các từ ngữ:sửa soạn, mải mê, chải chuốt, ngúng nguẩy, khỏe khoắn, thảng thốt, tập tễnh.

v Biết đọc phân biệt lời đối thoại giữa Ngựa Cha và Ngựa Con.

2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:

v Hiểu nội dung câu chuyện: Làm việc gì cũng phải cẩn thận, chu đáo. Nếu chủ quan, coi thường những thứ tưởng chừng nhỏ thì sẽ thất bại.

 B- Kể chuyện:

 1. Rèn kĩ năng nói: Dựa vào điểm tựa là các tranh minh họatừng đoạn câu chuyện. HS kể lại được toàn bộ câu chuyện bằng lời nói của Ngựa Con, biết phối hợp lời kể với điệu bộ, biết thay đổi giọng cho hợp với nọi dung.

 2. Rèn kĩ năng nghe.

 

doc 22 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 459Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 28, Buổi 1 - Hoàng Thị Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuÇn 28
Ngµy so¹n: 21 th¸ng 3 n¨m 2009
Thø hai ngµy 23 th¸ng 3 n¨m 2009
TËp ®äc – KĨ chuyƯn
CUỘC CHẠY ĐUA TRONG RỪNG
I/Mục tiêu:
 A- Tập đọc:
Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
Chú ý các từ ngữ:sửa soạn, mải mê, chải chuốt, ngúng nguẩy, khỏe khoắn, thảng thốt, tập tễnh...
Biết đọc phân biệt lời đối thoại giữa Ngựa Cha và Ngựa Con.
Rèn kĩ năng đọc hiểu:
Hiểu nội dung câu chuyện: Làm việc gì cũng phải cẩn thận, chu đáo. Nếu chủ quan, coi thường những thứ tưởng chừng nhỏ thì sẽ thất bại. 
 B- Kể chuyện: 
 1. Rèn kĩ năng nói: Dựa vào điểm tựa là các tranh minh họatừng đoạn câu chuyện. HS kể lại được toàn bộ câu chuyện bằng lời nói của Ngựa Con, biết phối hợp lời kể với điệu bộ, biết thay đổi giọng cho hợp với nọi dung.
 2. Rèn kĩ năng nghe. 
II/Đồ dùng:
Tranh minh họa câu chuyện trong SGK
III/Các hoạt động:
1/ Ổn định :
2/ KTBC : 
3/ Bài mới :
a.Giới thiệu chủ điểm:
 -Yêu cầu HS quan sát tranh minh họa truyện, nói về tranh (Cuộc đua của muông thú trong rừng. Ngựa con đang dừng lại, cúi nhìn bộ móng của mình sắp bị long ra, vẻ rất đau đớn. Các con thú khác: hươu, nai, thỏ cáo chạy vượt lên ). Điều gì đã xảy ra với Ngựa Con? Chú đã chiến thắng hay thất bại trong cuộc đua? Lí do vì sao? Đọc câu chuyện này các em sẽ biết rõ điều ấy. 
-GV đọc mẫu lần 1 : Giọng to, rõ ràng.
-HS đọc từng câu. Chú ý đến cách phát âm từ khó và sửa cho HS.
-Hướng dẫn phát âm.
-Đọc đoạn – Kết hợp giải nghĩa một số từ khó theo phần chú giải SGK.
-Đọc từng đoạn trong nhóm.
-Thi đọc từng đoạn.
b.Tìm hiểu bài: 
-1hs đọc đoạn 1.
+ Ngựa Con chuẩn bị tham dự hội thi như thế nào?( -Chú sửa soạn cho cuộc đua không biết chán. Chú mải mê soi bóng mình dưới dòng suối trong veo để thấy hình ảnh mình hiện lên với bộ đồ nâu tuyệt đẹp, với cái bờm dài được chải chuốt ra dáng một nhà vô địch.)
+ Ngựa Cha khuyên nhủ con điều gì?( - Ngựa Cha chỉ thấy con chỉ mãi ngắm vuốt, khuyên con: phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng. Nó cần thiết cuộc đua hơn là bộ đồ đẹp.)
+ Vì sao Ngựa Con không đạt kết quả trong hội thi?( - Ngựa Con chuẩn bị cuộc thi không chu đáo. Để đạt kết quả tốt trong cuộc thi, đáng lẽ phải lo sửa sang bộ móng sắt thì Ngựa Con chỉ lo chải chuốt, không nghe lời khuyên của Cha. Giữa chừng cuộc đua, một cái móng lung lay rồi rời ra làm chú phải bỏ dở cuộc thi.)
+Ngựa Con rút ra bài học gì? (- Đừng bao giờ chủ quan, dù là việc nhỏ nhất.)
c. Luyện đọc lại:
-GV đọc mẫu và hướng dẫn Hs đọc đúng nội dung. 
-Nhận xét, rút kinh nghiệm.
 Kể chuỵên:
 1/ GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào 4 tranh minh họa 4 đoạn câu chuyện, kể lại toàn chuyện bằng lời kể của Ngựa Con. 
 2/ Hướng dẫn HS kể chuyện theo lời Ngựa Con.
-GV HD quan sát kĩ từng tranh trong SGK,nói nhanh nội dung trong tranh.
-Tranh 1: Ngựa Con mải mê soi bóng mình dưới nước.
-Tranh 2: Ngựa Cha khuyên con nên đến gặp bác thợ rèn.
-Tranh 3: Các đối thủ đang chuẩn bị cho cuộc thi. 
-Tranh 4: Ngựa Con phải bỏ dở cuộc đua vì hỏng móng.
-Yêu cầu bốn HS tiếp nối nhau kể lại từng đoạn của câu chuyện theo lời Ngựa Con.
-Yêu cầu vài HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
-Cả lớp nhận xét bình chọn bạn kể hay nhất.
4.Củng cố - Dặn dò:
-HS nêu lại ý nghĩa câu chuyện. ( Làm việc gì cũng phải cẩn thận, chu đáo. Nếu chủ quan, coi thường những thứ tưởng chừng nhỏ thì sẽ thất bại.)
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà tiếp tục luyện kể toàn bộ câu chuyện theo lời Ngựa Con.
..
To¸n
SO SÁNH CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100.000
I/Mục tiêu:
- Giúp HS:
Luyện các quy tắc so sánh các số trong phạm vi 100.000
II/Đồ dùng:
III/Các hoạt động:
1/ Ổn định: 
2/KTBC: Luyện tập 100.000
-Học sinh làm 2 bài tập hôm trước .
-1 HS lên bảng giải. Bài 4/146
 Bài giải:
 Số chỗ chưa người ngồi là 
 7000 – 5000 = 2000 ( chỗ )
 Đáp số: 2000 chỗ ngồi
- Lớp quan sát và nhận xét.
3/ Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: 
 Củng cố các quy tắc so sánh các số trong phạm vi 100.000
 a/GV viết bảng 999... 1012 rồi yêu cầu HS so sánh ( điền dấu = )
-HS nhận xét: 999 có số chữ số ít hơn số chữ số của 1012 nên 999 < 1012
 b/ GV viết 9790...9786 và yêu cầu HS so sánh 2 số này. 
c/GV cho hs làm tiếp. 
 3772...3605 4597...5974
 8513...8502 655...1032
 + GV viết lên bảng số 100.000 và 99.999 hướng dẫn HS nhận xét 
 2. Thực hành 
Bài 1: Điền dấu , =.
-HS làm miệng trước lớp, giải thích cách so sánh hai số.
Bài 2: 
-Gọi 1 HS nêu yêu cầu đề bài.
-Yêu cầu hs làm phiếu BT.
- Sau 3 phút, GV thu phiếu nhận xét và ghi điểm.
Bài 3: -Gọi 1 HS nêu yêu cầu đề bài.
a/Tìm số lớn nhất trong các số sau: 83269; 92368; 68932.
b/Tìm số bé nhất trong các số sau: 74203; 100.000; 54307; 90241.
-Nhận xét.GV ch÷a.
Bài 4:/147
-Gọi 1 HS nêu yêu cầu đề bài.
-Chia lớp làm 2 dãy cùng thi đua xếp đúng và nhanh.
- Nhận xét – GV ch÷a.
4.Củng cố - Dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị bài sau Luyện tập.
..
	Thđ c«ng
LÀM ĐỒNG HỒ ĐỂ BÀN (Tiết 1) 
I.Mục tiêu:
HS biết cách làm đồng hồ để bàn bằng giấy thủ công.
Làm được đồng hồ để bàn đúng quy trình kĩ thuật.
HS yêu thích sản phẩm mình làm được.
II/Đồ dùng: 
Mẫu đồng hồ để bàn làm bằng giấy thủ công (hoặc bìa màu).
Đồng hồ để bàn.
Tranh quy trình làm đồng hồ để bàn.
Giấy thủ công, tờ bìa màu, giấy trắng, hồ gián, ...
III/Các hoạt động:
1.Ổn định:
2.KTBC: KT đồ dùng của HS.
 - Nhận xét tuyên dương.
3. Bài mới:
a.GTB: Nêu mục tiêu yêu cầu bài học. 
b. Thực hành:
Hoạt động 1: GV HD HS Quan sát và nhận xét:
-GV giới thiệu mẫu đồng hồ để bàn làm bằng giấy thủ và nêu các câu hỏi để HS quan sát nhận xét: 
-GV tạo điều kiện cho HS suy nghĩ, tìm ra cách làm đồng hồ để bàn bằng cách gợi ý cho HS mở dần đồng hồ để thấy được và trả lời.
-Em hãy quan sát nhận xét về hình dạng, màu sắc, tác dụng của từng bộ phận trên đồng hồ như kim chỉ giờ, chỉ phút, chỉ giây, các số ghi trên mặt đồng hồ, (Hình 1).
-Liên hệ và so sánh hình dạng, màu sắc các bộ phận của đồng hồ mẫu với đồng hồ để bàn được sử dụng trong thực tế. Nêu tác dụng của đồng hồ.
-GV nhận xét và chốt lại qua HĐ2.
Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu.
Bước 1: Cắt giấy
-Cắt 2 tờ bìa màu có chiều dài 24ô, rộng 16ô để làm đế và làm khung dán mặt đồng hồ.
-Cắt một tờ giấy hình vuông có cạnh dài 10ô, rộng 5ô để làm chân đỡ đồng hồ. 
-Cắt một tờ giấy trắng có chiều dài 14ô, rộng 8ô để làm mặt đồng hồ.
Bước 2: Làm các bộ phận của đồng hồ (khung, mặt, đế, và chân đỡ đồng hồ).
*Làm khung đồng hồ: Lấy một tờ giấy thủ công dài 24ô, rộng 26ô, gấp đôi chiều dài, miết kĩ đường gấp.
-Mở tờ giấy ra, bôi hồ vào đều 4 mép giấy và giữa tờ giấy. Sau đó gấp lại theo đường dấu gấp giữa, miết nhẹ cho hai nữa tờ giấy dính chặt vào nhau. (Hình 2).
-Gấp hình 2 lên 2ô theo dấu gấp (gấp phía có 2 mép giấy để bước sau sẽ dán vào đế đồng hồ). Như vậy, kích thước của khung đồng hồ sẽ là: dài 16ô, rộng 19ô. (Hình 3)
*Làm mặt đồng hồ: Lấy tờ giấy làm mặt đồng hồ gấp làm 4 phần bằng nhau để xác định điểm giữa mặt đồng hồ và 4 điểm đánh số trên mặt đồng hồ.
-Dùng bút chì chấm đậm vào điểm giữa mặt đồng hồ và gạch vào điểm đầu các nếp gấp. Sau đó, viết các số 3, 6, 9, 12 vào 4 vạch xung quanh mặt ĐH.
-Cắt dán hoặc vẽ kim chỉ giờ, kim chỉ phút và kim chỉ giây từ điểm giữa hình. (Hình 4)
*Làm đế đồng hồ: Đặt tờ bìa dài 24ô, rộng 16ô, mặt kẻ ô ở phía trên, gấp lên 6ô theo đường dấu gấp. Gấp tiếp 2 lần nữa như vậy. Miết kĩ các nếp gấp, sau đó bôi hồ vào nếp gấp ngoài cùng và dán lại để được tờ bìa dày có chiều dài là 16ô, rộng 6ô để làm đồng hồ. (Hình 5)
-Gấp hai cạnh dài của hình 5 theo đường dâu gấp, mỗi bên 1 ô rưỡi, miết cho thẳng và phẳng. Sau đó mở đường gấp ra, vuốt lại theo đường gấp để tạo chân đế ĐH. (Hình 6)
*Làm chân đỡ đồng hồ: Đặt tờ giấy hình vuông có cạnh 10ô lên bàn, mặt kẻ ô ở phía trên. Gấp lên theo đường dấu gấp 2ô rưỡi. Gấp tiếp 2 lần nữa như vậy. Bôi hồ đều vào nếp gấp cuối và dán lại được mảnh bìa có chiều dài 10ô, rộng 2ô rưỡi. (Hình 7)
+Gấp hình 7 lên 2ô theo chiều rộng và miết kĩ được hình 71.
Bước 3: Làm thành đồng hồ hoàn chỉnh
*Dán mặt ĐH vào khung ĐH:
-Đặt tờ giấy làm mặt ĐH vào khung ĐH sao cho các mép của tờ giấy làm mặt ĐH cách đều các mép của khung ĐH 1ô và đánh dấu.
-Bôi hồ đều vào mặt sau tờ giấy làm mặt ĐH rồi dán đúng vào vị trí đã đánh dấu (Hình 8).
*Dán khung ĐH vào phần đế: Bôi hồ vào mặt trước phần gấp lên 2ô của tờ bìa làm khung ĐH rồi dán vào phần đế sao cho mép ngoài cùng bằng vơi mép của chân đế (Hình 9).
*Dán chân đỡ vào mặt sau khung ĐH:
-Bôi hồ đều vào mặt trước phần gấp lên 2ô của chân đỡ, rồi dán vào giữa mặt đế ĐH. Sau đó bôi hồ tiếp vào phần con lại của chân đỡ và dán vào mặt sau khung ĐH (chú ý dán cách mép khung khoảng 1ô).
-GV tóm tắt lại các bước làm đồng hồ để bàn và tổ chức cho HS tập làm mặt ĐH để bàn.
4.Củng cố - Dặn dò:
-GV nhận xét sự chuẩn bị của HS, tinh thần thái độ học tập của HS.
-HS nêu lại các bước làm đồng hồ để bàn.
-Dặn dò HS giờ học sau chuẩn bị đầy đủ đồ dùng để thực hành tiếp.
Thø ba ...  Hà Nội do vua Lí Thái Tổ đặt. Theo sử sách thì khi dời kinh đô từ Hoa Lư ra thành Đại La. Lí Thái Tổ mơ thấy rồng vàng bay lên, vì vậy vua đổi tên Đại La Thành Thăng Long.
-QS và nhận xét từ ứng dụng:
-Nhận xét chiều cao các chữ, khoảng cách như thế nào? 
-Viết bảng con, GV chỉnh sửa.
d/ HD viết câu ứng dụng:
- HS đọc câu ứng dụng:
-Giải thích: Câu ứng dụng khuyên ta năng tập thể dục cho con người khỏe mạnh như uốùng rất nhiều thuốc bổ.
-Nhận xét cỡ chữ.
-HS viết bảng con chữ Thể.
e/ HD viết vào vở tập viết:
- GV cho HS quan sát bài viết mẫu trong vở TV 3/2. Sau đó YC HS viết vào vở.
- Thu chấm 10 bài. Nhận xét.
4/ Củng cố – dặn dò:
-Nhận xét tiết học chữ viết của HS.
-Về nhà luyện viết phần còn lại, học thuộc câu ca dao.
..
ThĨ dơc
ÔN BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG
TRÒ CHƠI “ NHẢY Ô TIẾP SỨC.”
I/Mục tiêu:
Ôn bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thuộc bài và thực hiện được các động tác tương đối chính xác.
Chơi trò chơi “ Nhảy ô tiếp sức “. Yêu cầu tham gia chơi tương đối chủ động. 
II/Đồ dùng:
Sân bãi, 
III/Các hoạt động:
1.Phần mở đầu:
-GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học: 1 phút. Khởi động tự do.
-Chạy chậm một vòng tròn xung quanh sân tập 100 – 200m: 1 phút.
-Trò chơi “Kết bạn”: 1-2 phút. 
2.Phần cơ bản:
-Ôn bài thể dục PTC với cờ: 10 - 12 p.
+Cả lớp tập theo đội hình đồng diễn thể dục. Sau đó GV cho tập liên hoàn 8 động tác của bài TD PTC 2 - 3 lần, mỗi lần 2 x 8 nhịp. Giữa các lần cho các em nghĩ ngơi tích cực. 
+Chia lớp làm 4 nhóm, GV qui định khu vực tập luyện. Các nhóm trưởng điều khiển, GV bao quát.
-Thi đồng diễn giữa các tổ bài TD PTC. Tổ nào đẹp, đều, đúng được biểu dương.
(GV chọn 4 – 5 động tác bất kì cho mỗi tổ thi)
-Chơi trò chơi “Nhảy ô tiếp sức”: 8-10 phút.
+GV chia lớp thành 2 đội đều nhau, yêu cầu khởi động, yêu cầu HS nhảy đúng ô và nhanh. Gv nêu tên trò chơi nhắc lại cách chơi, cho HS chơi thử 1 lần, sau đó cho chơi chính thức 2- 3 lần. 
-Quan sát hình vẽ để HD cho HS nhảy đúng.
3.Phần kết thúc:
-Đi thường theo nhịp vổ tay, hát : 1 phút	
-GV cùng HS hệ thống bài :1 phút.
-GV giao bài tập về nhà : Ôn luyện bài tập bài TDPTC.
Thø s¸u ngµy 27 th¸ng 3 n¨m 2009
To¸n
ĐƠN VỊ ĐO DIỆN TÍCH X¨ng- ti- mÐt vu«ng.
I/Mục tiêu:
Giúp HS 
Biết xăng-ti-mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh dài 1 cm.
Biết đọc, viết số đo diện tích theo xăng-ti-mét vuông.
II/Đồ dùng:
III/ Cáchoạt động:
1/Ổn định:
2/ KTBC: Gọi HS lên bảng
-2HS lên bảng sửa bài tập 3 SGK
-So sánh diện tích hình A và hình B.
-HS nhận xét. 
-GV nhận xét.
3/ Bài mới:
a. Giơí thiệu bài 
b. Giới thiệu xăng-ti-mét vuông: 
-Để đo diện tích ta dùng đơn vị diện tích: Xăng -ti-mét vuông.
-Xăng –ti-mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh 1 cm.
-Xăng –ti- mét vuông viết tắt là: cm2.
c.Luyện tập:
Bài 1: Học sinh đọc yêu cầu BT.
-Luyện đọc, viết số đo diện tích theo xăng-ti-mét vuông. Yêu cầu đọc đúng, viết đúng kí hiệu cm2 (chữ số 2 viết trên bên phải cm).
Bài 2: 
-Học sinh đọc yêu cầu BT.
-HS hiểu được đo diện tích một hình theo xăng-ti-mét vuông chính là số ô vuông 1cm2 có trong hình đó (bước đầu làm cách đo diện tích hình A là 6 cm2).
-Dựa vào hình mẫu HS tính được diện tích hình B (vì cũng bằng 6 cm2) (gồm có 6 ô vuông diện tích 1cm2).
-GV HD HS so sánh: diện tích hình A bằng diện tích hình B.
Bài 3: 
-Học sinh đọc yêu cầu BT.
-Yêu cầu HS thực hiện phép tính với các số đo có đơn vị đo là cm2.
-Học sinh làm bài vào vở, thu 5 bài chấm điểm nhận xét.
Bài 4: 
-Học sinh đọc yêu cầu bài tập.
-Bài toán cho biết gì?( Bài toán cho biết: Tờ giấy màu xanh có diện tích 300 cm2, Tờ giấy màu đỏ có diện tích 280 cm2)
-Bài toán hỏi gì? (-Hỏi tờ giấy màu xanh có diện tích lớn hơn diện tích tờ giấy màu đỏ bao nhiêu xăng-ti-mét vuông?)
-Muốn biết ta làm tính gì? (-Muốn biết ta làm tính trừ, lấy DT tờ giấy màu xanh trừ DT tờ giấy màu đo)û
-Yêu cầu học sinh giải vào VBT.
Giải: 
Tờ giấy màu xanh có diện tích lớn hơn diện tích tờ giấy màu đỏ là:
 300 – 280 = 20 (cm2)
 Đáp số: 20 cm2
-GV nhận xét 
4/ Củng cố - Dặn dò:
-Hỏi lại bài. Giáo dục tt cho học sinh khi biết đơn vị đo diện tích dùng để áp dụng vào thực tế cuộc sống sau này
-Nhận xét chung tiết học.
Tù nhiªn x· héi 
MẶT TRỜI 
I. Mục tiêu: Sau bài học HS biết:
Mặt Trời vừa chiếu sáng vừa toả nhiệt.
Biết vai trò của Mặt Trời đối với sự sống trên Trái Đất.
Kể một số ví dụ về việc con người sử dụng sánh sáng và nhiệt của Mặt Trời trong cuộc sống hằng ngày.
II/Đồ dùng: 
Tranh ảnh như SGK trang 110, 111.
III/Các hoạt động:
1.Ổn định:
2.KTBC: KT sự chuẩn bị bài của HS.
-Nhận xét tuyên dương.
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài: Hằng ngày chúng ta lấy ánh sáng và nhiệt từ đâu? (HD trả lời). Như vậy nguồn sáng và nhiệt chính mà chúng sử dụng đó chính là Mặt Trời. Mặt trời cung cấp ánh sáng và nhiệt cho chúng ta như thế nào? Bài học hôm nay sẽ rõ. Ghi tựa.
Hoạt động 1: Mặt Trời vừa chiếu sáng vừa toả nhiệt
-Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm và thảo luận theo 2 câu hỏi sau:
1.Vì sao ban ngày không cần đèn mà chúng ta vẫn nhìn rõ mọi mặt?
2.Khi đi ngoài trời nắng, em thấy như thế nào?
-Tổng hợp các ý kiến của HS.
-Hỏi: Qua kết quả thảo luận, em có những kết luận gì về Mặt Trời?
-Kết luận: Như vậy, Mặt Trời vừa chiếu sáng, vừa toả nhiệt. 
-Yêu cầu HS lấy ví dụ chứng tỏ Mặt Trời vừa chiếu sáng vừa toả nhiệt.
+Cây để lâu dưới ánh nắng Mặt Trời sẽ chết khô, héo.
+Đặt đĩa nước dưới ánh nắng thấy nước trong đĩa vơi đi và nóng lên do đã được cung cấp nhiệt từ Mặt Trời.
+Ra đường giữa trưa nắng mà không đội mũ thì dễ bị cảm nắng do không chịu được lâu nhiệt của Mặt Trời
-Nhận xét các ví dụ của HS.
Hoạt động 2: Vai trò của Mặt Trời đối với cuộc sống
-Yêu cầu thảo luận nhóm theo 2 câu hỏi sau:
1.Theo em Mặt Trời có vai trò gì?( +Cung cấp nhiệt và ánh sáng cho muôn loài.
+Cung cấp ánh sáng để con người và cây cối sinh sống.)
2.Hãy lấy ví dụ để chứng minh vai trò của Mặt Trời?
(Ví dụ chứng minh vai trò của Mặt Trời là:
+Mùa đông lạnh giá nhưng con người vẫn sống được là nhờ có Mặt Trời cung cấp nhiệt, sưởi ấm, đảm bảo sự sống.
+Ban ngày không cần thắp đèn, ta cũng có thể nhìn thấy mọi vật là do được Mặt Trời chiếu sáng.)
-Nhận xét ý kiến của HS.
-Kết kuận: Nhờ có ánh sáng Mặt Trời chiếu sáng và toả nhiệt, cây cỏ mới xanh tươi, người và động vật mới khoẻ mạnh. Tuy nhiên, nếu nhận quá nhiều ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời thì sức khoẻ cũng như cuộc sống của con người, loài vật, cây cỏ cũng bị ảnh hưởng như bị cảm nắng, cây cỏ héo khô, cháy rừng,.
Hoạt động 3: Sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời
-Nêu vấn đề: Để đảm bảo được sức khoẻ cũng như cuộc sống của con người, loài vật, cây cỏ trên Trái Đất, chúng ta luôn phải sử dụng hợp lí nguồn ánh sáng và nhiệt từ Mặt Trời. Vậy chúng ta sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời vào những công việc gì?
-GV ghi nhanh lên bảng các ý kiến (không trùng lặp) của HS.
-Nhận xét ý kiến của HS.
GV kết luận: Con người sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời vào rất nhiều công việc trong cuộc sống hằng ngày.
-Giới thiệu: ngoài những việc sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời vào nhiều công việc trong cuộc sống như các em đã trình bày, con người còn biết sử dụng các thành tựu khoa học vào việc sử dụng năng lượng Mặt Trời như: hệ thống pin Mặt Trời ở huyện đảo CôTô. (Tranh 4 SGK).
-Hỏi: Gia đình em đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời vào những công việc gì?
-Nhận xét.
-Tổng kết các ý kiến của nội dung bài học
4/ Củng cố - Dặn dò: 
-YC HS đọc mục bạn cần biết.
-Dặn dò HS về nhà học bài.
-Giáo dục tư tưởng cho HS.
-Nhận xét tiết học. cần đèn mà chúng ta vẫn nhìn rõ mọi mặt?
.
TËp lµm v¨n
KỂ LẠI MỘT TRẬN THI ĐẤU THỂ THAO
 I/Mục tiêu: 
Rèn kĩ năng nói: Kể được 1 số nét chính của 1 trận thi đấu thể thao đã được xem, được nghe tường thuật...giúp người nghe hình dung được trận đấu.
Rèn kĩ năng viết: Viết lại được 1 tin thể thao mới đọc được, viết gọn, rõ.
 đủ thông tin.
 II/Đồ dùng:
 Bảng lớp viết các gợi ý về 1 trận thi đấu thể thao. 
 III/Các hoạt động:
1. Ổn định:
2. KTBC: GV kiểm tra 2 HS đọc lại bài viết về những trò vui trong ngày hội.
 -Nhận xét 
3. Bài mới:
-Giới thiệu + ghi b¶ng.
Hướng dẫn HS làm bài tập 
a/ Bài 1: 
-GV nhắc HS 
+ Có thể kể về buổi thi đấu thể thao các em đã tận mắt nhìn thấy trên sân vận động, sân trường hoặc trên ti vi, cũng có thể kể 1 buổi thi đấu các em nghe tường thuật trên đài phát thanh nghe qua người khác hoặc nghe qua sách báo.
-Yêu cầu học sinh khá kể.
-Yêu cầu kể theo nhóm, mỗi nhóm 2 HS.
-Cho học sinh thi nhau kể trước lớp.
-GV nhận xét bạn kể hay và sửa từ cho HS.
b/ Bài 2: 
-Yêu cầu học sinh viết bài vào vở.
-GV nhắc HS chú ý: Tin cần thông báo phải là một tin thể thao chính xác.
-Cả lớp và GV nhận xét.
4/ Củng cố - Dặn dò: 
-GV yêu cầu HS về nhà tiếp tục suy nghĩ, hoàn chỉnh lời kể về một trận thi đấu thể thao đễ có một bài viết hay trong tiết làm văn sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_toan_lop_3_tuan_28_buoi_1_hoang_thi_ha.doc