Giáo án điện tử Lớp 4 - Học kì 2, Tuần 30

Giáo án điện tử Lớp 4 - Học kì 2, Tuần 30

I. Mục tiêu:

- Hiểu nội dung: Ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hy sinh, mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử: khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4 trong SGK).

- Đọc đúng: Xê-vi-la, Ma-gien-lăng, Ma-tan. Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng tự hào, ca ngợi.

- Giáo dục HS ý thức tự giác, tích cực học tập.

II. Đồ dùng:

- Bảng phụ viết sẵn nội dung câu, đoạn cần luyện đọc

 

doc 18 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 21/01/2022 Lượt xem 321Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Học kì 2, Tuần 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 30
Ngày soạn: 05 tháng 04 năm 2012
Ngày giảng: Thứ hai ngày 09 tháng 04 năm 2012
Tiết 1:
CHÀO CỜ
Tiết 2: Thể dục:
GV chuyên soạn giảng
Tiết 3: Toán: Tiết 146
LUYỆN TẬP CHUNG
Những kiến thức đã biết 
Những kiến thức mới được hình thành
- Biết giải bài toán tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó.
- Củng cố về giải bài toán tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó.
I.Mục tiêu:
- Thực hiện được các phép tính về phân số.
- Biết tìm phân số của một số và tính được diện tích hình bình hành
- Giải được bài toán liên quan đến tìm một trong hai số biết tổng (Hiệu) của hai số đó.
- Hoàn thành BT1, 2, 3. HSKG hoàn thành BT4, 5.
- Giáo dục HS ý thức tự giác, tích cực học tập.
II. Đồ dùng: 
- Bảng phụ
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài:
- Ổn định tổ chức.
- Gọi HS chữa bài tập 3.
 Nhận xét, đánh giá.
- Giới thiệu bài, ghi bảng.
2. Phát triển bài:
* Bài 1 (153):
- Gọi HS đọc yêu cầu 
- Yêu cầu HS thảo luận làm bài:
+ Cả lớp làm vở.
+ 5 HS làm bảng phụ.
- Nhận xét, đánh giá
* Bài 2(153):
 - Gọi HS đọc yêu cầu
 - HS nêu cách tính diện tích hình bình hành.
- Tổ chức cho HS làm bài:
+ Cả lớp làm vở.
+ 1HS làm bảng phụ
- Nhận xét đánh giá 
* Bài 3 (153):
- Gọi HS đọc bài toán
- Bài toán thuộc dạng toán gì?
- Tổ chức cho HS làm bài:
+ Cả lớp làm vở.
+ 1HS làm bảng phụ
- Nhận xét, đánh giá
* Bài 4 (153): HSKG
- Gọi HS đọc bài toán 
+ Bài toán thuộc dạng toán gì?
- Tổ chức cho HS làm bài:
+ Cả lớp làm vở.
+ 1HS làm bảng phụ
- Nhận xét, đánh giá
* Bài 5 (153): HSKG
- Gọi HS đọc yêu cầu 
- Thảo luận theo cặp.
- Gọi 2 cặp trình bày
- Nhận xét, đánh giá
3. Kết luận:
- Nêu các bước giải bài toán tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số của 2 số đó
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà xem lại các bài tập & chuẩn bị bài sau: Tỉ lệ bản đồ.
- Cả lớp hát.
- 1 HS thực hiện
- 1 HS đọc yêu cầu 
- HS làm vở, 5 HS làm bảng phụ
Đáp án:
a)
b)
c)
d)
e)
- Nhận xét, đánh giá
- HS đọc yêu cầu
- Diện tích hình bình hành bằng cạnh đáy nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo).
- HS làm vào vở, 1HS làm bảng phụ
+ Tóm tắt: Độ dài đáy: 18 cm
 Chiều cao: độ dài đáy.
 Diện tích: cm2?
 Bài giải
Chiều cao của hình bình hành là:
18 : 9 x 5 =10(cm)
Diện tích hình bình hành là:
18 x 10 = 180 (cm2 )
 Đáp số: 180cm2
- Nhận xét đánh giá
- 1 HS đọc bài toán
- Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của chúng 
- HS thảo luận rồi làm bài vào vở, 1HS làm bảng phụ
+ Tóm tắt: ?
 Ô tô: 
Búp bê: 63
Bài giải
Tổng số phần bằng nhau là:
2 + 5 = 7(phần)
Số ô tô có trong gian hàng là:
63 : 7 x 5 = 45 (ô tô)
 Đáp số: 45 ô tô
- Nhận xét đánh giá
- 1 HS đọc bài toán
- Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
- HS làm vở, 1 HS làm bảng phụ
+ Tóm tắt: 
 Bố: 
 Con: 35 tuổi
 ? tuổi
Bài giải
Hiệu số phần bằng nhau là:
9 - 2 = 7(phần )
 Tuổi con là:
35 : 7 x 2 = 10 (tuổi)
 Đáp số: 10 tuổi
- Nhận xét, đánh giá 
- HS đọc yêu cầu
- HS thảo luận theo cặp
- 2 cặp trình bày
- Nhận xét, đánh giá
Tiết 4: Tập đọc: Tiêt 59
HƠN MỘT NGHÌN NGÀY VÒNG QUANH TRÁI ĐẤT
Những kiến thức đã biết 
Những kiến thức mới được hình thành
- Đọc rành mạch bài tập đọc.
- Biết tìm nội dung bài.
- Đọc trôi chảy rành mạch, đọc toàn bài.
- Ca ngợi Ma - gien - lăng & đoàn thám hiểm; Khẳng định trái đất hình cầu phát hiện ra Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới.
I. Mục tiêu:
- Hiểu nội dung: Ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hy sinh, mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử: khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4 trong SGK).
- Đọc đúng: Xê-vi-la, Ma-gien-lăng, Ma-tan. Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng tự hào, ca ngợi.
- Giáo dục HS ý thức tự giác, tích cực học tập.
II. Đồ dùng: 
- Bảng phụ viết sẵn nội dung câu, đoạn cần luyện đọc
III. Hoạt động dạy học: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài:
- Ổn định tổ chức.
- Đọc thuộc lòng bài Trăng ơi  từ đâu đến? và trả lời: Bài thơ cho em biết điều gì?
 Nhận xét, đánh giá
- Giới thiệu bài, ghi bảng.
2. Phát triển bài:
2.1. Luyện đọc
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV chia đoạn: 6 đoạn 
+ Đoạn 1: Từ đầu đến vùng đất mới.
+ Đoạn 2: Tiếp đến Thái Bình Dương
+ Đoạn 3: Tiếp đến được tinh thần.
+ Đoạn 4: Tiếp đến việc mình làm.
+ Đoạn 5: Tiếp đến Tây Ban Nha.
+ Đoạn 6: Còn lại.
- Gọi 6 HS nối tiếp đọc lần 1 
- GVđưa từ khó: Xê-vi-la, Ma-gien-lăng, Ma-tan
- Gọi 6 HS đọc tiếp nối lần 2
- Gọi HS đọc chú giải SGK
- Luyện đọc câu dài: May sao/ gặp một hòn đảo nhỏ, / được tiếp tế thức ăn và nước ngọt, / đoàn thám hiểm ổn định được tinh thần. //
- Yêu cầu HS đọc theo cặp
- Kiểm tra đọc cặp.
- GV đọc mẫu
2.2. Tìm hiểu bài:
- Gọi HS đọc toàn bài
- Ma-gien-lăng thực hiện cuộc thám hiểm với mục đích gì?
- Vì sao Ma-gien-lăng lại đặt tên cho vùng đất mới tìm được là Thái Bình Dương?
* GV: Với mục đích khám phá những vùng đất mới Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm đã giong buồm ra khơi.
- Đoàn thám hiểm đã gặp những khó khăn gì dọc đường?
- Đoàn thám hiểm đã bị thiệt hại như thế nào?
- Hạm đội của Ma-gien-lăng đã đi theo hành trình nào?
- Đoàn thám hiểm của Ma-gien-lăng đã đạt được những kết quả gì? 
- Mỗi đoạn trong bài nói lên điều gì?
- HS đọc thầm lại toàn bài, cho biết: Bài văn ca ngợi ai ca ngợi về điều gì? 
2.3. Đọc diễn cảm:
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp 6 đoạn (mỗi em đọc 2 đoạn), yêu cầu lớp lắng nghe tìm giọng đọc.
- GV tổ chức cho HS đọc đoạn “Vượt Đại Tây Dươngổn định tinh thần.”
- GV đọc mẫu
- Tổ chức cho HS luyện đọc theo cặp
- GV theo dõi.
- Kiểm tra đọc diễn cảm.
- Nhận xét đánh giá
3. Kết luận:
- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì về các nhà thám hiểm?
- Nhận xét giờ học.
- Đọc lại bài, chuẩn bị bài sau: Dòng sông mặc áo. 
- Cả lớp hát.
- 2 HS đọc và trả lời
- 1HS đọc, cả lớp theo dõi.
- HS lắng nghe.
- 6 HS đọc tiếp nối lần 1
- HS đọc từ khó
- 6 HS đọc tiếp nối lần 2.
- HS đọc chú giải.
- HS đọc câu dài.
- HS đọc cặp.
- 2 cặp HS đọc
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc toàn bài
- Khám phá con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới. 
- Vì ông thấy nơi đây sóng yên biển lặng 
- Hết thức ăn, nước ngọt, thuỷ thủ phải uống nước tiểu, ninh nhừ giày và thắt lưng da để ăn. Mỗi ngày có vài 3 người chết, phảigiao tranh với dân đảo Ma-tan và Ma-gien-lăng đã chết.
- Mất 4 chiếc thuyền lớn, gần 200 người bỏ mạng dọc đường, chỉ huy Ma-gien-lăng cũng phải bỏ mạng, chỉ còn 1 chiếc thuyền và 18 người. 
- Châu Âu, Đại Tây Dương, Châu Mỹ, Thái Bình Dương, Châu Á, Ấn Độ Dương, Châu Phi.
- Khẳng định trái đất hình cầu phát hiện ra Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới.
- Đoạn 1: Mục đích cuộc thám hiểm.
 Đoạn 2: Phát hiện ra TBD
 Đoạn 3: Những khó khăn của đoàn thám hiểm.
 Đoạn 4: Giao tranh với dân đảo Ma- tan.
 Đoạn 5: Trở về Tây Ban Nha.
 Đoạn 6: Kết quả của đoàn thám hiểm.
- Ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt khó khăn,hy sinh, mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử khẳng định trái đất hình cầu,phát hiện TBD và những vùng đất mới.
- 3 HS đọc bài nối tiếp.Cả lớp lắng nghe, tìm giọng đọc.
- HS đọc theo cặp
- Thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét.
- Các nhà thám hiểm rất dũng cảm dám vượt qua mọi khó khăn để đạt được mục đích đặt ra
- HS lắng nghe.
Thứ ba ngày 10 tháng 04 năm 2012
Đ/c Chung soạn giảng
Thứ tư ngày 11 tháng 04 năm 2012
Đ/c Chung soạn giảng
Ngày soạn: 10 tháng 04 năm 2012
Ngày giảng: Thứ năm ngày 12 tháng 04 năm 2012
Tiết 1: Toán: Tiết 149
ỨNG DỤNG CỦA TỈ LỆ BẢN ĐỒ (Tiếp theo)
Những kiến thức đã biết 
Những kiến thức mới được hình thành
- Biết ứng dụng của tỉ lệ bản đồ.
- Củng cố về ứng dụng của tỉ lệ bản đồ.
I.Mục tiêu:
- Biết được một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ
- Hoàn thành BT 1,2. HSKG hoàn thành BT3.
- Giáo dục HS ý thức tự giác, tích cực học tập.
II. Đồ dùng:
- Bài tập 1 kẻ vào bảng phụ
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài:
- Ổn định tổ chức.
- Cho 1HS chữa bài tập 4
 Nhận xét, đánh giá.
- Giới thiệu bài, ghi bảng.
2. Phát triển bài:
2.1. Ví dụ:
* Bài toán 1(157):
- Gọi HS đọc bài toán
- Yêu cầu HS quan sát hình SGK 
- Khoảng cách giữa 2 điểm A và B trên sân trường dài bao nhiêu mét?
- Bản đồ được vẽ theo tỉ lệ nào?
- Bài yêu cầu tính gì?
- Em làm thế nào để tính được?
- Khoảng cách giữa 2 điểm A và B trên bản đồ được yêu cầu tính theo đơn vị nào?
- Yêu cầu HS làm ra nháp, 1HS làm bảng phụ
- Nhận xét, đánh giá
* Bài toán 2(157):
- Gọi HS đọc bài toán
- Bài toán cho em biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Để làm được bài toán em phải đổi đơn vị nào?
- Tổ chức cho HS làm bài:
+ Cả lớp làm vở.
+ 1HS làm bảng phụ
- Nhận xét, đánh giá 
2.2.Thực hành
* Bài 1(158):
- Gọi HS đọc yêu cầu
- HS đọc tỉ lệ bản đồ
- Độ dài thật là bao nhiêu km?
- Độ dài thu nhỏ trên bản đồ là bao nhiêu cm?
 Tương tự HS làm các ý còn lại
- HS làm bài, 1 HS làm bảng phụ 
- Nhận xét, đánh giá
* Bài 2(158):
- HS đọc bài toán 
- Cho HS tự tóm tắt rồi giải bài toán vào vở, 1HS làm bảng lớp
- Nhận xét, đánh giá
* Bài 3(158): HSKG
- Gọi HS đọc bài toán 
- Yêu cầu HS tự tóm tắt rồi làm bài vào vở, 1 HS làm trên bảng phụ.
- Nhận xét, đánh giá
3. Kết luận:
- Nêu cách tính độ dài thu nhỏ trên bản đồ khi biết độ dài trong thực tế và tỉ lệ bản đồ?
- Nhận xét tiết học
- Về nhà xem lại các bài tập & chuẩn bị bài sau: Thực hành.
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
- 1 HS thực hiện 
- HS lắng nghe.
- HS đọc bài toán 
- HS quan sát hình trong SGK
- 20 m
- Bản đồ được vẽ theo tỉ lệ 1 : 500
- Khoảng cách Avà B?
- Lấy độ dài thật giữa 2 điểm A và B chia cho 500
- Xăng ti mét (cm)
- HS làm nháp, 1 HS làm bảng phụ
 Bài giải
 Đổi 20m = 2000cm
Khoảng cách giữa 2 điểm A và B trên bản đồ là: 2000 : 500 = 4 (cm)
 Đáp số: 4cm
- Nhận xét, đánh giá
- 1 HS đọc bài toán
- Quãng đường thật là: 41km
- Tỉ lệ bản đồ là 1: 1 000 000 
- Quãng đường đó trên bản đồ dài bao nhiêu mi - li - mét.
- Đổi 41km = 41 000 000mm
- HS làm bài vào vở, 1HS làm bảng
 Bài giải
 Quãng đường Hà Nội - Sơn Tây trên bản đồ dài là:
 41000000 : 1000000 = 41 (mm)
 Đáp số: 41mm
- Nhận xét, đánh giá
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS đọc tỉ lệ bản đồ: 1 : 10000; 1 : 5000; ... chấm than.
- HS lắng nghe.
Tiết 4: Thể dục:
GV chuyên soạn giảng
Ngày soạn: 11 tháng 04 năm 2012
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 13 tháng 04 năm 2012
Tiết 1: Toán: Tiết 150
THỰC HÀNH
Những kiến thức đã biết 
Những kiến thức mới được hình thành
- Biết ứng dụng của tỉ lệ bản đồ.
- Tập đo độ dài đoạn thẳng, tập ước lượng.
I. Mục tiêu:
- Tập đo độ dài đoạn thẳng trong thực tế, tập ước lượng.
- Hoàn thành BT1.
- Giáo dục HS tự giác, tích cực học tập.
II. Đồ dùng:
- Một số cọc tiêu, thước dây
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài:
- Ổn định tổ chức.
- Chữa bài tập 3
 Nhận xét, đánh giá
- Giới thiệu bài, ghi bảng.
2. Phát triển bài:
2.1. ví dụ
- GV chọn lối đi giữa lớp dùng phấn chấm 2 điểm A, B
- Dùng thước dây đo độ dài khoảng cách giữa 2 điểm A và B
- GV hướng dẫn đo như SGK
- GV cùng 1 số HS thực hành đo
* Dóng thẳng hàng các cọc tiêu trên mặt đất
- Cho HS quan sát hình minh hoạ. 
* GV: Để xác định 3 điểm trong thực tế có thẳng hàng với nhau không, người ta sử dụng các cọc tiêu và dóng các cọc này.
* Cách dóng cọc tiêu
- Đóng 3 cọc tiêu ở 3 điểm cần xác định
- Đứng ở cọc tiêu đầu tiên hoặc cọc tiêu cuối cùng nhắm 1 mắt 
2.2. Thực hành ngoài lớp học
- Chia lớp thành 4 nhóm
- GV giao nhiệm vụ
- Yêu cầu HS thực hành đo, ghi chép cụ thể để báo cáo
- GV đến các nhóm để giúp đỡ
- Hết thời gian các nhóm báo cáo kết quả
- Nhận xét đánh giá 
3. Kết luận:
- Để đo khoảng cách giữa 2 điểm chúng ta phải làm gì?
- Nhận xét tiết học
- Về nhà tập đo chiều dài, chiều rộng nhà ở, vườn và chuẩn bị bài sau: Ôn tập về số tự nhiên.
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
- 1 HS thực hiện 
- HS lắng nghe.
- HS quan sát
- HS thực hành đo
- HS lắng nghe.
- HS cố định một đầu thước sao cho vạch 0 trùng với điểm A; một HS kéo thẳng thước dây cho đến điểm B; Đọc số đo trùng với điểm B. Ta được độ dài đoạn thẳng AB.
- HS quan sát hình minh hoạ
- HS nhắc lại: Để xác định 3 điểm trong thực tế có thẳng hàng với nhau không, người ta sử dụng các cọc tiêu và dóng các cọc này.
* Nhắc lại cách dóng cọc tiêu:
- Đóng 3 cọc tiêu ở 3 điểm cần xác định
- Đứng ở cọc tiêu đầu tiên hoặc cọc tiêu cuối cùng nhắm 1 mắt 
- HS thực hành đo theo nhóm.
- HS lắng nghe.
- HS thực hành đo, ghi chép cụ thể để báo cáo
- Các nhóm báo cáo.
- Nhận xét.
Tiết 2: Mỹ thuật:
GV chuyên soạn giảng
Tiết 3: Tập làm văn: Tiết 60
ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
Những kiến thức đã biết 
Những kiến thức mới được hình thành
- Biết viết giấy xin phép.
- Biết điền vào giấy tờ in sẵn.
I. Mục tiêu: 
- Biết điền đúng nội dung vào những chỗ trống trong giấy tờ in sẵn: Phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng (BT1); Hiểu được tác dụng của việc khai báo tạm trú, tạm vắng (BT2).
- Giáo dục HS ý thức tự giác, tích cực học tập.
II. Đồ dùng:
- Phiếu khai báo tạm trú tạm vắng
- Bảng phụ
III. Hoạt động dạy học: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài:
- Ổn định tổ chức.
- Đọc đoạn văn miêu tả hình dáng con vật?
 Nhận xét,đánh giá
- Giới thiệu bài, ghi bảng.
2. Phát triển bài:
* Bài 1(122):
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu
- GV giải thích chữ viết tắt CMND: chứng minh nhân dân.
- Hai mẹ con đến chơi nhà ai? Họ tên chủ hộ là gì? Địa chỉ ở đâu?
- Nơi xin tạm trú là phường nào xã nào? Thuộc quận nào, huyện nào? tỉnh thành phố nào?
- Lí do 2 mẹ con đến?
- Thời gian xin ở lại là bao lâu?
- HS ghi vào phiếu, 1HS lên điền vào phiếu to ở trên bảng
- GV đi giúp đỡ học sinh thêm 
- Cho HS đổi phiếu cho nhau để kiểm tra.
* Bài 2(122):
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS trao đổi theo cặp
- Gọi HS trình bày.
- Nhận xét,đánh giá
3. Kết luận:
- Việc khai báo tạm vắng tạm chú có tác dụng gì?
- Nhận xét tiết học
- Ôn bài & chuẩn bị bài sau: Quan sát con vật nuôi 
- Cả lớp hát.
- 2 HS đọc 
- Lớp lắng nghe.
- 1HS đọc yêu cầu
- HS lắng nghe.
- HS nêu: Hai mẹ con đến chới nhà cô, tên chủ hộ là Nguyễn Hải Nam, 
- Ở xã Liêm Trực, huyện Nam Trực tỉnh Nam Định; 
- Đến chơi thăm họ hàng.
- Thời gian: 10 ngày
- HS làm phiếu,1HS làm phiếu to
- HS đổi phiếu kiểm tra cho nhau.
- HS đọc yêu cầu, cả lớp lắng nghe.
- Trao đổi cặp.
- Đại diện một số cặp trình bày.
- VD: Khi đi khỏi nhà mình qua đêm mọi người cần khai báo để xin tạm vắng và đến nới mình ở lại qua đêm xin tạm trú. Đây là thủ tục về quản lí hộ khẩu mà mọi người cần tuân theo để chính quyền địa phương quản lý được những người đang có mặt hoặc đang vắng mặt tại nơi ở, 
- Để chính quyền địa phương quản lí được những người đang có mặt hoặc vắng mặt tại nơi ở, những người ở nơi khác mới đến. Khi có việc xảy ra, các cơ quan nhà nước có căn cứ để điều tra, xem xét.
Tiết 4: Địa lý: Tiết 30
THÀNH PHỐ HUẾ
Những kiến thức đã biết 
Những kiến thức được hình thành
- Biết hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung.
- Biết đặc điểm của thành phố Huế : Thiên nhiên đẹp, nhiều công trình kiến trúc cổ, nhiều nét văn hóa độc đáo.
I. Mục tiêu:
 - Nêu được một số đặc điểm của thành phố Huế:
+ Thành phố Huế từng là kinh đô của nước ta thời Nguyễn
+ Thiên nhiên đẹp với nhiều công trình kiến trúc cổ khiến Huế thu hút được nhiều khách du lịch.
+ Chỉ được thành phố Huế trên bản đồ, lược đồ
* GDBVMT: Tự hào và có ý thức giữ gìn thành phố Huế sạch, đẹp.
II. Đồ dùng:
 - Bản đồ VN, tranh ảnh về thành phố Huế
III. Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài:
- Ổn định tổ chức.
- Nêu tên một số ngành công nghiệp ở miền Trung?
- Hãy nêu những điểm du lịch,di sản văn hoá ở miền Trung?
Nhận xét, đánh giá
* Giới thiệu bài: Cố đô Huế là một địa điểm du lịch nổi tiếng. Vì sao cố đô Huế là địa điểm du lịch nổi tiếng cô & chúng ta cùng tìm hiểu bài: Thành phố Huế.
2. Phát triển bài:
* Nội dung.
2.2. Thiên nhiên đẹp với nhiều kiến trúc cổ.
- GV treo bản đồ VN
- Thành phố Huế thuộc ở tỉnh nào? Thành phố nằm ở phía nào của dãy Trường Sơn?
- Từ địa phương của chúng ta đến Huế qua các tỉnh nào?
- Thành phố Huế có diện tích là bao nhiêu? Dân số là bao nhiêu người?
- Em có biết tỉnh Thái Nguyên có diện tích là bao nhiêu & dân số là bao nhiêu người?
- Cho HS quan sát lược đồ H1(145)
- Nêu tên dòng sông chảy ngang qua thành phố Huế? 
- Nêu tên các công trình kiến trúc cổ ở Huế?
- Vì sao Huế được gọi là cố đô?
- GV: Dòng sông Hương chảy qua thành phố Huế làm cho Huế trở nên thơ mộng, với nhiều công trình kiến trúc cổ từ thời Nguyễn để lại. Chính vì vậy Huế được mệnh danh là thành phố có nhiều phong cảnh thiên nhiên đẹp và nhiều công trình kiến trúc cổ. Các công trình kiến trúc và phong cảnh đẹp đã đem lại lợi ích gì cho thành phố Huế, chúng ta cùng tìm hiểu phần 2.
2.2. Huế-thành phố du lịch
- Yêu cầu HS quan sát lược đồ H1, thảo luận nhóm: Vì sao Huế được gọi là thành phố du lịch? Nêu tên những địa điểm du lịch đó?
- Gọi HS lên chỉ trên lược đồ theo dòng nước chảy nêu tên các địa điểm du lịch. 
- Tới Huế ngoài đi thăm những công trình kiến trúc cổ du khách còn được thưởng thức những gì?
* Tổ chức hoạt động nhóm 4:
- Tả vẻ đẹp của sông Hương?
- Tả cảnh đẹp của kinh thành Huế?
- Mô tả cảnh đẹp của chùa Thiên Mụ?
- Mô tả cảnh đẹp cầu Trường Tiền?
- Nhận xét,đánh giá.
- Nêu lí do khiến Huế được gọi là cố đô?
- Vì sao Huế thu hút được rất nhiều khách du lịch?
* Bài học ( SGK)
- Hãy kể tên điểm du lịch ở địa phương chúng ta mà em biết?
3. Kết luận:
* Câu hỏi tích hợp giáo dục BVMT: Huế là một thành phố du lịch đẹp nổi tiếng. Để giữ gìn và bảo tồn Huế, giữ cho cảnh quan ở đây luôn sạch đẹp, theo em người dân ở Huế cũng như khách đến du lịch phải làm gì?
* Trò chơi: Câu đố về Huế?
- Tên một nhà thờ lớn ở Huế? 
- Tên trường cấp III nổi tiếng ở Huế? 
- Tên chợ nằm bên sông Hương? 
- Tên cổng chính vào hoàng thành? 
- Tên một ngôi chùa nổi tiếng ở Huế?
- Tên một bãi biển ở Huế? 
- Tên một món ăn dân dã ở Huế? 
- Nhận xét tiết học
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau: Thành phố Đà Nẵng.
- HS hát.
- Một số ngành công nghiệp ở miền Trung: công nghiệp đóng tàu, công nghiệp mía đường.
- 1 HS trả lời: Cố đô Huế, thánh địa Mĩ Sơn, động Phong Nha, phố cổ Hội An
- Lắng nghe.
- HS lên chỉ thành phố Huế trên bản đồ.
- Tỉnh Thừa Thiên Huế, phía tây Huế tự vào núi đồi của dãy Trường Sơn, phía đông nhìn ra biển.
- HS nêu: Hà Nội, 
- HS trả lời: Diện tích là 5054 km2, dân số là: 3498000 người (số liệu năm 2010)
- Tỉnh Thái Nguyên của chúng ta có diện tích là: 3526 km2; Dân số là: 1 131 300 người. (số liệu năm 2010)
- Quan sát lược đồ, thảo luận nhóm 4.
- Dòng sông Hương chảy qua thành phố Huế.
- Các công trình kiến trúc cổ là: Kinh thành Huế, chùa Thiên Mụ, lăng Tự Đức, điện Hòn Chén, 
- Vì Huế là kinh đô của nhà Nguyễn cách đây hơn 200 năm.
- HS quan sát & thảo luận.
- Vì Huế có nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng: Điện Hòn Chén, lăng Tự Đức, chùa Thiên Mụ, kinh thành Huế, cầu Trường Tiền, chợ Đông Ba, nhà lưu niệm Bác Hồ; có nhiều phong cảnh đẹp: sông Hương, núi Ngự, phá Tam Giang, nhà thờ Phủ cam, bãi biển Thuận An, trường Quốc Học. 
- Điện Hòn Chén, lăng Tự Đức, chuag Thiên Mụ, cầu Trường Tiền, chợ Đông Ba, kinh thành Huế, phá Tam Giang.
- Thăm những nhà vườn,được ăn những món ăn Huế, nghe hát cung đình
- Sông Hương chảy qua thành phố Huế, các khu vườn xum xuê cây cối che bóng mát cho các khu cung điện, lăng tẩm, chùa, miếu.
- Nhiều khu nhà cổ kính nằm sát nhau, cửa Ngọ Môn..
- Nằm ngang bên bờ sông Hương,có nhiều bậc thang lên khu tháp Bảo Thiên, nhiều khu vườn rộng.
- Cầu Trường Tiền bắc qua sông Hương,với những mái vòm cổng cổ kính.
- Nhận xét,đánh giá
- Thành phố Huế được xây dựng cách đây hơn 400 năm nà đã từng là kinh đô của nước ta thời Nguyễn.
- Huế có nhiều cảnh thiên nhiên đẹp, nhiều công trình kiến trúc cổ có giá trị nghệ thuật cao nên đã thu hút được nhiều khách du lịch.
- 2 HS đọc bài học
- HS nêu: Hồ Núi Cốc, hồ Vai Miếu, ...
- Không lấn chiếm, ... bảo tồn các công trình kiến trúc cổ, ... không vứt rác bừa bãi... 
- Tên một nhà thờ lớn ở Huế nhà thờ Phủ Cam.
- Tên trường cấp III nổi tiếng ở Huế là trường Quốc học
- Tên chợ nằm bên sông Hương là chợ Đông Ba
- Tên cổng chính vào hoàng thành là Ngọ Môn.
- Tên một ngôi chùa nổi tiếng ở Huế:Thiên Mụ.
- Tên một bãi biển ở Huế: Thuận An
- Tên một món ăn dân dã ở Huế: Cơm hến.
- HS lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_hoc_ki_2_tuan_30.doc