Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 30 - Nguyễn Thị Linh

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 30 - Nguyễn Thị Linh

Tập đọc - Kể chuyện

GẶP GỠ Ở LÚC- XĂM- BUA

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

A. Tập đọc:

 - Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.

 - Hiểu ND: Cuộc gặp gỡ bất ngờ thú vị, thể hiện tình hữu nghị quốc tế giữa đoàn cán bộ Việt Nam với học sinh trường tiểu học ở Lúc- xăm- bua.(trả lời được các câu hỏi trong SGK).

B. Kể chuyện:

 - Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo gợi ý cho trước (SGK).

 - HS khá, giỏi biết kể toàn bộ câu chuyện.

II. ĐỒ DÙNG DẠY, HỌC: - Tranh minh hoạ truyện SGK và bảng phụ.

 

doc 25 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 11/01/2022 Lượt xem 454Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 30 - Nguyễn Thị Linh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30
Thứ hai ngày 12 tháng 4 năm 2010
Tập đọc - Kể chuyện
Gặp gỡ ở lúc- xăm- bua
I. Yêu cầu cần đạt: 
A. Tập đọc:
 - Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.
 - Hiểu ND: Cuộc gặp gỡ bất ngờ thú vị, thể hiện tình hữu nghị quốc tế giữa đoàn cán bộ Việt Nam với học sinh trường tiểu học ở Lúc- xăm- bua.(trả lời được các câu hỏi trong SGK).
B. Kể chuyện:
 - Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo gợi ý cho trước (SGK).
 - HS khá, giỏi biết kể toàn bộ câu chuyện.
II. Đồ dùng dạy, học: - Tranh minh hoạ truyện SGK và bảng phụ.
III. các Hoạt động dạy, học: TậP ĐọC
A) Kiểm tra bài cũ:
 - 2 HS đọc bài Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục và trả lời câu hỏi về ND bài đọc.
 - GV nhận xét, ghi điểm.
B) Dạy bài mới:
Hoạt động1: Giới thiệu bài:
 - GV cho HS quan sát tranh minh hoạ chủ điểm Ngôi nhà chung, giới thiệu chủ điểm mới và truyện đọc đầu tuần Gặp gỡ ở Lúc- xăm- bua.
Hoạt động 2: Luyện đọc:
 a. GV đọc toàn bài. Gợi ý cách đọc.
 b. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
 - Đọc từng câu: HS nối tiếp nhau mỗi em đọc một câu (đọc 2 lượt). GV hướng dẫn các em đọc một số từ khó.
 - Đọc từng đoạn trước lớp: HS nối tiếp nhau đọc 2 đoạn trong bài.
 - Học sinh tìm hiểu nghĩa của từ ngữ mới được chú giải ở cuối bài. HS tập đặt câu với từ: sưu tầm, hoa lệ.
 - Đọc từng đoạn trong nhóm.
 - Cả lớp đọc ĐT bài văn.
Hoạt động3: Hướng dẫn tìm hiểu bài:
 - Cả lớp đọc thầm đoạn 1, trả lời câu hỏi:
 + Đến thăm một trường tiểu học ở Lúc- xăm- bua, đoàn cán bộ Việt Nam gặp những điều gì bất ngờ?
 + Vì sao các bạn lớp 6A nói được tiếng Việt và có các đồ vật của Việt Nam?
 - HS đọc thầm đoạn 2, trả lời:
 + Các bạn HS Lúc- xăm- bua muốn biết điều gì về thiếu nhi Việt Nam?
 - Một HS đọc đoạn 3.Cả lớp đọc thầm , trả lời câu hỏi:
 + Em muốn nói điều gì với các bạn HS trong câu chuyện này?
Hoạt động 4: Luyện đọc lại.
 - GV hướng dẫn HS đọc đoạn cuối của bài.
 - HS thi đọc đoạn văn.
 - Một số học sinh đọc toàn bài..
Kể chuyện
Hoạt động 1: GV nêu nhiệm vụ :
 - Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo gợi ý cho trước (SGK).
 - HS khá, giỏi biết kể toàn bộ câu chuyện.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS kể chuyện.
 - GV giúp HS hiểu yêu cầu bài tập.
 + Câu chuyện được kể bằng lời của ai?
 - HS đọc gợi ý(SGK).
 - Một HS kể mẫu đoạn 1 câu chuyện. GV và cả lớp nhận xét.
 - Hai HS nối tiếp nhau kể đoạn 1, 2.
 - Một HS kể toàn bộ câu chuyện trước lớp.
 - Cả lớp và GV nhận xét.
 + Câu chuyện muốn nói lên điều gì?
 - HS nêu GV nhận xét và chốt lại nội dung bài học.
C) Củng cố, dặn dò: 
 - Một vài HS nói về ý nghĩa câu chuyện.
 - GV nhận xét tiết học. Dặn HS về tập kể chuyện.
Toán
Luyện tập
I. Yêu cầu cần đạt: 
 - Biết cộng các số có đến năm chữ số (có nhớ).
 - Giải bài toán bằng hai phép tính và tính chu vi, diện tích hình chữ nhật.
 - Bài tập cần làm: Bài 1(cột 2,3); bài 2; bài 3. HS khá, giỏi làm thêm các BT còn lại.
III. các Hoạt động dạy, học: 
A) Kiểm tra bài cũ: Gọi một HS đọc nêu qui tắc tính chu vi, diện tích hình chữ nhật.
 - 1HS khác chữa BT4 SGK.
 - GV nhận xét, ghi điểm.
B) Dạy bài mới:
Hoạt động1: Giới thiệu bài: GV nêu YC bài học.
Hoạt động2: Thực hành.
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu BT.
 + Muốn thực hiện tính ta tính theo thứ tự nào?
 - Cả lớp làm bài, một HS làm bài vào bảng phụ sau đó cả lớp cùng nhận xét, chữa bài.
Bài 2: Tiến hành như bài tập 1.
 - Trước khi làm bài GV hướng dẫn HS tính 1 phép tính như:
 16528
 + 20132
 32416
 69076
Bài 3: - GV nêu câu hỏi để HS tóm tắt,tìm cách giải bài toán.
 - HS trình bày bài giải vào vở.
 - Một HS chữa bài. GV và cả lớp nhận xét. 
Bài giải
Chiều bán được số l nước là
200 x 4 = 800 (l)
Cả ngày cửa hàng bán dược là
800 + 200 = 1000 (l) hoặc 200 x 5 = 1000 (l)
 Đáp số: 1000 l
Bài 4: - GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự trình bày bài giải, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra lẫn nhau.
- Gọi 1HS lên bảng chữa bài.
- GV chấm một số bài làm của HS nhận xét và chốt bài giải.
C) Củng cố, dặn dò:
 - GV hệ thống toàn bài. Dặn HS về ôn bài.
Chiều Luyện Tiếng Việt
Luyện đọc bài : Ngọn lửa O- lim- pích
I. Yêu cầu:
 - Giúp học sinh đọc đúng và trôi chảy bài: Ngọn lửa Ô- lim- pích.
 - Hiểu được nội dung bài văn .
II. các Hoạt động dạy, học: 
A) Giới thiệu bài: GV nêu nội dung bài học.
B) Bài học:
Hoạt động 1: Luyện đọc: 
 - Luyện đọc câu (theo hình thức nối tiếp)
 - Luyện đọc từng nhóm (mỗi nhóm 2 học sinh)
 + Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.(đọc từng đoạn ,cả bài.)
 - Nhận xét thi đua giữa các nhóm.
 - Cho HS đọc toàn bài.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung: 
 - Cho 2 HS khá đọc lại bài.
 - Lần lượt trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa:
 + Đại hội thể thao Ô- lim- pích có từ bao giờ?
 + Tục lệ của Đại hội có gì hay?
 + Theo em, vì sao người ta khôi phục Đại hội Thể thao Ô- lim- pích?
 - Gọi HS đọc lại toàn bài văn.
 + Bài văn muốn nói lên điều gì?
 - GV nhận xét và chốt ý bài.
C) Củng cố, dặn dò:
 - Gọi HS đọc lại bài 1 lần và nêu nội dung bài đọc.
 - GV nhận xét và kết luận lại. 
Luyện Toán
ôn Luyện 
I. Yêu cầu:
 - Củng cố về cộng các số có đến năm chữ số(có nhớ).
 - Củng cố về giải bài toán bằng hai phép tính và tính chu vi, diện tích hình chữ nhật.
II. các Hoạt động dạy, học: 
A) Giới thiệu bài: GV nêu nội dung bài học.
B) Bài học:
Hoạt động1: Ôn lí thuyết:
 + Muốn cộng các số có năm chữ số ta làm như thế nào?
 + Khi thực hiện cộng ta phải thực hiện như thế nào?
 + Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta phải làm gì?
 + Em hãy nêu cách tính diện tích của hình chữ nhật?
 - GV nhận xét và chốt ý chính bài ôn.
Hoạt động 2: Thực hành.
Yêu cầu HS làm BT trong SGK.
- GV theo dõi và hướng dẫn thêm cho HS.
Bài 3: Một HS đọc đề bài.
 - HS dựa vào tóm tắt bài toán và nêu thành lời, tìm cách giải bài toán.
 - HS trình bày bài giải vào vở.
 - Một HS chữa bài.GV và cả lớp nhận xét. 
Bài giải
 Mẹ nặng số kg là:
17 x 3 = 51 (kg)
Cả hai mẹ con cân nặng là:
51 +17 = 72 (kg)
 Đáp số: 72 kg
C) Củng cố, dặn dò:
 - GV hệ thống toàn bài. Dặn HS về ôn bài.
__________________________________________
Thứ ba ngày 13 tháng 04 năm 2010
Toán
Phép trừ các số trong phạm vi 100 000
I. Yêu cầu cần đạt: 
 - Biết trừ các số trong phạm vi 100 000(đặt tính và tính đúng).
 - Giải bài toán có phép trừ gắn với mối quan hệ giữa km và m.
 - Bài tập cần làm: Bài 1; bài 2; bài 3. HS khá, giỏi làm thêm các BT còn lại.
II. Đồ dùng dạy, học: Bảng phụ. 
III. các Hoạt động dạy, học: 
A) Kiểm tra bài cũ:
 - 1HS lên bảng làm bài chữa BT3a.SGK.
 - GV nhận xét, ghi điểm. 
B) Dạy bài mới:
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn cách thực hiện phép trừ : 85674 - 58329.
 - GV nêu bài toán: tìm hiệu của hai số 85674 và 58329.
 + Muốn tính hiệu hai số ta làm như thế nào?
 - Yêu cầu HS dựa vào cách thực hiện phép trừ các số có 4chữ số để thực hiện phép trừ này.
 - HS tự đặt tính và thực hiện tính, sau đó một em trình bày cách đặt tính và thực hiện tính. GV ghi bảng như ở SGK.
 - GV và cả lớp nhận xét.
 - GV giúp HS tự nêu: Đặt tính sao cho các số cùng hàng thẳng cột với nhau, rồi viết dấu trừ, kẻ vạch ngang và thực hiện trừ từ phải sang trái.
Hoạt động 3: Thực hành.
Bài 1: Đặt và tính.
 - Yêu cầu học sinh nêu cánh đặt tính và cách tính.
 - HS tự làm bài vào vở, 2HS lên bảng làm bài vào bảng phụ.
 - GV và cả lớp nhận xét.
Bài 2: Một HS đọc yêu cầu bài, GV nêu câu hỏi gợi ý.
 - HS tự làm bài vào vở. Một HS chữa bài lên bảng phụ.
 - GV và cả lớp nhận xét, chữa bài. Bài giải
1 tuần có 7 ngày
Số l nước đã dùng là:
45 900 - 44150 = 1750(l)
Mỗi ngày dùng số l nước là:
1750 : 7 = 250 (l)
 Đáp số: 250 l
Bài 3: - GV hướng dẫn HS nhẩm sau trả lời.
 - GV chấm một số bài làm của HS nhận xét và chữa bài HS làm sai nhiều.
C) Củng cố, dặn dò: 
 - GV hệ thống toàn bài. Dặn HS về nhà ôn bài.
Tập đọc
Một mái nhà chung
I. Yêu cầu cần đạt: 
 - Biết ngắt nghỉ sau mỗi dòng thơ, khổ thơ.
 - Hiểu ND: Mỗi vật có cuộc sống riêng nhưng đều có mái chung là trái đất. Hãy yêu mái nhà chung, bảo vệ và gìn giữ mái nhà chung đó.( trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3; thuộc 3 khổ thơ đầu).
II. Đồ dùng dạy, học: Tranh minh hoạ bài đọc; Tranh, ảnh về nhím, giàn gấc, cầu vồng.
III. các Hoạt động dạy, học: 
A) Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra 2 HS đọc bài Gặp gỡ ở Lúc- xăm- bua và trả lời các câu hỏi về nội dung từng đoạn.
 - GV nhận xét, ghi điểm.
B) Dạy bài mới:
Hoạt động1: Giới thiệu bài. GV giới thiệu bài học: Một mái nhà chung. 
Hoạt động 2: Luyện đọc:
 a. GV đọc toàn bài (giọng vui, hồn nhiên, thân ái).
 b. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
 - Đọc từng câu dòng thơ: HS đọc nối tiếp nhau mỗi em hai dòng thơ: 2 lần.
 + GV viết bảng những từ khó, hướng dẫn HS luyện đọc.
 - Đọc từng khổ thơ trước lớp: HS đọc nối tiết nhau theo 6 khổ thơ.
 + GV hướng dẫn các em cách ngắt, nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ, khổ thơ.
 + GV giúp HS giải nghĩa những từ mới được chú giải cuối bài.
 - Đọc từng khổ thơ trong nhóm.
 - Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài.
Hoạt động3: Hướng dẫn tìm hiểu bài:
 - HS đọc thầm bài thơ, trao đổi nhóm đôi, trả lời các câu hỏi:
 + Ba khổ thơ đầu nói đến những mái nhà riêng của ai?
 + Mỗi mái mhà riêng có gì đáng yêu?
 + Mái nhà riêng của muôn vật là gì?
 + Em muốn nói gì với những bạn chung một mái nhà?
- HS trả lời GV nói : hãy yêu mái nhà chung, hãy gìn giữ mái nhà chung đó.
- Gọi 1HS đọc lại bài thơ sau nêu nội dung bài thơ.
 - GV nhận xét và chốt ý của bài.
Hoạt động 4: Luyện đọc thuộc lòng bài thơ:
 - GV hướng dẫn HS đọc thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài thơ theo nhóm. 
 - HS thi đọc từng khổ thơ, cả bài thơ..
 - Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt nhất, hay nhất.
C) Củng cố , dặn dò:
 + Bài thơ muốn nói với các em điều gì?
 - GV nhận xét giờ học, dặn HS về luyện đọc TL bài thơ.
Chính tả (Nghe- viết)
 Liên hợp quốc
I. Yêu cầu cần đạt: 
 - Nghe - viết đúng bài CT; viết đúng các chữ số; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
 - Làm đúng BT(2) a hoặc b.
II. Đồ dùng dạy, học: Bảng lớp viết (3lần) BT2; 1 tờ phiếu to viết nội dung BT3.
III. các Hoạt động dạy, học: 
A) Kiểm tra bài cũ: Một HS đọc cho 2 bạn viết bảng lớp, cả lớp viết vào giấy nháp: 
bác sĩ, mỗi sáng, xung quanh, thị xã.
 - GV nhận xét chữ viết của HS.
B) Dạy bài mới:
Hoạt đ ... ng dạy, học: 
A) Giới thiệu bài: GV nêu YC của tiết học.
B) Dạy bài mới
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS viết trên bảng con.
 a. Luyện viết chữ hoa:
 - HS tìm các chữ hoa có trong bài: U, B, D.
 - GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ hoa.
 - HS tập viết vào bảng con: U
 b. Luyện viết từ ứng dụng ( tên riêng ):
 - HS đọc tên riêng (Uông Bí) 
 - GV giới thiệu và viết mẫu tên riêng theo cỡ nhỏ. HS tập viết vào bảng con.
 c. Luyện viết câu ứng dụng:
 - HS đọc câu ứng dụng: Uốn cây từ thuở còn non
 Dạy con từ thuở con còn bi bô.
 - GV giúp HS hiểu nội dung câu thơ. 
 - HS tập viết ở trên bảng con, các chữ: Uốn cây
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết.
 - GV nêu yêu cầu bài viết: 
 - HS viết bài vào vở tập viết, GV theo dõi nhắc nhở.
Hoạt động 3: Chấm, chữa bài.
 - GV chấm bài của một số HS rồi nhận xét.
C) Củng cố, dặn dò:
 - Nhắc HS luyện viết thêm trong vở TV để rèn chữ đẹp.
______________________________________________
Thứ sáu ngày 16 tháng 04 năm 2010
Tập làm văn
Viết thư
I. Yêu cầu cần đạt: 
 Viết được một bức thư ngắn cho một bạn nước ngoài dựa theo gợi ý.
II. Đồ dùng dạy, học: - Bảng phụ viết các gợi ý viết thư và trình tự lá thư. 
 - Phong bì thư, tem thư. 
III. các Hoạt động dạy, học: 
A) Kiểm tra bài cũ:
 - 2-3 HS đọc bài viết về một trận thi đấu thể thao mà em có dịp xem. 
 - GV nhận xét, cho điểm. 
B) Dạy bài mới :
Hoạt động1: Giới thiệu bài: GV nêu YC bài học.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS viết thư.
 - 1 HS đọc yêu cầu của bài. 
 - Một số HS giải thích yêu cầu của bài theo gợi ý. 
 - GV chốt ý: 
	 + Có thể viết thư cho một bạn nhỏ nước ngoài mà các em biết qua đọc báo, nghe đài, xem truyền hình,... Cần nói rõ bạn đó là người nước nào.
 - Nội dung thư phải thể hiện: 
 + Mong muốn làm quen với bạn.
 + Bày tỏ tình thân ái, mong muốn các bạn nhỏ trên thế giới cùng chung sống hạnh phúc trong ngôi nhà chung.
 - GV mở bảng phụ viết hình thức trình bày lá thư cho HS đọc. 
 + Dòng đầu thư phải ghi gì ? ( Ghi rõ nơi viết, ngày tháng năm)
 + Lời xưng hô( bạn... thân mến).
 + Nội dung thư: Làm quen, thăm hỏi, giới thiệu ...
 + Cuối thư: Lời chào, lời chúc, lời hứa hẹn, chữ kí và tên.
 - HS viết thư vào giấy rời.
 - HS nối tiếp nhau đọc thư. 
 - GV chấm một số bài viết. 
 - HS viết phong bì, bỏ thư, dán tem.
C) Củng cố, dặn dò: 
 - GV nhận xét giờ học.
 - Dặn HS về nhà tiếp tục hoàn thiện bài viết thư.
Toán
Luyện tập chung
I. Yêu cầu cần đạt: 
 - Biết cộng, trừ các số trong phạm vi 100 000.
 - Giải bài toán bằng hai phép tính và giải bài toán rút về đơn vị.
 - Bài tập cần làm: Bài 1; bài 2; bài 3; bài 4. HS khá, giỏi làm thêm các BT còn lại.
II. Đồ dùng dạy, học: - Bảng phụ. 
III. các Hoạt động dạy, học: 
A) Kiểm tra bài cũ:
 - 1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở nháp: Tính
 4567 - 2863 ; 6096 - 4905 ; 9673 - 4291
 - GV nhận xét, ghi điểm. 
B) Dạy bài mới:
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài.
Hoạt động2: Thực hành.
Bài 1: Tính nhẩm.
 - GV hướng dẫn HS tính nhẩm theo thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức.
Chẳng hạn: 50000 + (20000 + 10000) = 50000 + 30000
 = 80000
 - Tương tự HS tự làm bài vào vở sau đó đổi chéo vở kiểm tra lẫn nhau.
Bài 2: Đặt và tính:
 - HS tự làm bài sau đó chữa.
Bài 3: Một HS đọc yêu cầu bài.
 - GV hướng dẫn HS nhận xét, tóm tắt, tìm phép tính phù hợp.
 - HS làm bài vào vở. Một HS chữa bài lên bảng phụ.
- GV và cả lớp nhận xét, chữa bài.
 Bài giải
Đội 2 thu được kg tôm là:
45 600 + 5 300 = 50 900 (kg)
Đội ba thu được số kg tôm là:
50 900 - 4 600 = 46 300 (kg)
Đáp số: 46 300 kg tôm
Bài 4: HS đọc đề bài.
 + Bài toán có dạng toán gì?
 - HS tự làm bài và trình bày bài giải vào vở.
 - GV chấm chữa bài. Bài giải
Giá tiền mỗi quyển sổ là:
10000 : 2 = 5000( đồng)
Số tiền 3 quyển vở là:
5000 x 3 = 15 000(đồng) 
 Đáp số: 15 000 đồng.
 - GV chấm một số bài làm của HS nhận xét.
C) Củng cố, dặn dò: 
 - GV hệ thống toàn bài. Dặn HS về nhà ôn bài.
Thủ công
Làm đồng hồ để bàn (Tiết3)
I. Yêu cầu cần đạt: 
 - Biết cách làm đồng hồ để bàn.
 - Làm được đồng hồ để bàn. Đồng hồ tương đối cân đối.
 - HS khéo tay: làm được đồng hồ để bàn cân đối. Đồng hồ trang trí đẹp.
II. Đồ dùng dạy, học: 
 - Mẫu đồng hồ để bàn bằng giấy thủ công, và đồng hồ để bàn thật.
 - Tranh quy trình làm đồng hồ để bàn.
 - Giấy thủ công hoặc bìa màu, giấy trắng, hồ dán, bút chì, thớc kẻ, kéo.
III. các Hoạt động dạy, học: 
A) Giới thiệu bài: GV nêu nội dung bài học, ghi mục bài.
B) Bài học:
Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hành.
 - GV gọi HS nhắc lại các bước làm đồng hồ để bàn.
 Bước 1: Cắt giấy. 
 Bước 2: Làm các bộ phận đồng hồ. 
 Bước 3: Làm thành đồng hồ hoàn chỉnh.
 - GV cho HS quan sát tranh qui trình làm đồng hồ.
 - GV nhắc khi gấp và dán các tờ giấy để làm khung, đế, chân đỡ đồng hồ cần miết kĩ các nếp gấp và bôi hồ cho đều.
 - Gợi ý cho HS trang trí đồng hồ như hình vẽ ô làm lịch ghi thứ, ngày ở gần số 3, ghi nhãn hiệu của đồng hồ ở phía dưới số 12 hoặc vẽ hình trên mặt đồng hồ.
 - GV tổ chức cho HS thực hành làm đồng để bàn.
 - HS thực hành, GV theo dõi giúp đỡ HS yếu.
C) Củng cố, dặn dò: 
 - GV nhận xét giờ học. 
 - Dặn HS về nhà chuẩn bị đồ dùng cho bài học sau. 
Chiều Luyện Toán
 ôn Luyện
I. yêu cầu:
 - Củng cố về các bài toán về số có 5 chữ số và giải toán có lời văn.
II. Các hoạt động dạy, học:
A) Giới thiệu bài: GV nêu nội dung bài học, ghi mục bài.
B) Luyện viết:
Hoạt động 1: Thực hành.
Bài 1: Tính nhanh các tổng sau:
 a, Tổng các số chẵn từ 5420 đến 5440
 b, Tổng các số lẽ từ 9650 đến 9670
Bài 2: Hai người ở hai tỉnh A và D đi xe đạp ngược chiều. Đến một thời điểm nhất định, người từ A đi đến C, biết rằng AC bằng 8730m, người từ D đến B, biết rằng BD bằng 8 km. Tính khoảng cách AD, biết CB bằng 730m.
Bài 3: Một đội công nhân sửa đoạn đường AB dài 3270m và đoạn đường CD dài 3km. Hai đoạn đường này nối với nhau bởi một chiếc cầu từ B đến C dài 270m. Tính độ dài đoạn đường từ A đến D.
Bài 4: Tổng của hai số bằng 14760. Tìm hai số đo biết rằng số lớn bằng năm lần số bé.
Hoạt động 2: HS làm bài - GV theo dõi HD và chấm chữa bài.
 - Chấm bài làm của HS nhận xét và chữa bài HS làm sai nhiều.
C) Củng cố, dặn dò:
 - GV nhận xét giờ học. 
Luyện Tiếng Việt
 Ôn luyện 
I. yêu cầu: 
 Củng cố về một số kiến thức đã học về nhân hoá. Kể về một trận thi đấu thể thao dưới hình thức một đoạn văn ngắn.
II. Các hoạt động dạy, học: 
A) Giới thiệu bài: GV nêu nội dung bài học, ghi mục bài.
B) Luyện viết:
Hoạt động 1: Ôn luyện lí thuyết:
 + Em hiểu thế nào là nhân hóa?
 + Biện pháp nhân hóa có tác dụng gì?
 + Khi đọc một đoạn văn hay câu văn có sử dụng biện pháp nhân hóa em có cảm giác như thế nào?
GV nhận xét và chốt lại biện pháp nhân hóa.
+ Em đã bao giờ xem một trận thi đấu thể thao chưa?
 - GV hướng dẫn HS dựa vào xem hoặc đọc để viết một đoạn văn miêu tả trận thi đấu thể thao.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập: 
Bài 1: Đoạn văn sau ghi lại cuộc nói chuyện giữa con bồ nông và tác giả. Tác giả gọi bồ nông bằng từ gì, còn bồ nông tự xưng bằng từ gì? Cách gọi và tự xưng như thế có tác dụng như thế nào? ( Trang 86- LT và câu)
 - HS đọc thầm yêu cầu của bài và làm bài cá nhân. 
 - GV mời 3 học sinh lên bảng thi viết nhanh lời giải.GV và cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài 2: Hãy viết một đoạn văn ngắn kể lại một trận thi đấu thể thao mà em đã có dịp xem.
Hoạt động 2: Chấm chữa bài.
C) Củng cố, dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học. Nhắc HS về nhà xem lại BT.
Thứ hai, ngày 7 tháng 4 năm 2008
Thứ ba, ngày 08 tháng 4 năm 2008
Thứ tư, ngày 09 tháng 4 năm 2008
Luyện Tiếng Việt
Luyện viết bài : Ngọn lửa ô-lim-pích
I. Mục tiêu :
 - Giúp học sinh củng cố và hiểu được nội dung bài .Chép lại bài một cách chính xác, trình bày đẹp. 
II. Hoạt động lên lớp 
 1. Luyện đọc và tìm hiểu nội dung 
 - Cho 2 HS khá đọc lại bài.
 - Lần lượt trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa 
 2. Luyện viết:
 - Hướng dẫn học sinh luyện viết các từ khó:
- Gọi 2 học sinh lên bảng viết, cả lớp viết vào vở nháp lần lượt các từ sau: 
Ô-lim-pich, Ô-lim-pi-a, 3000năm, trai tráng, tấu nhạc, nguyệt quế, năm 1894, hữu nghị
 - Giáo viên đọc bài (từng câu , từng cụm từ) cho học sinh chép bài.
 - Đọc cho học sinh soát lỗi
 3. Chấm chữa bài 
Thứ năm, ngày 10 tháng 4 năm 2008
Luyện Tiếng Việt
Luyện về Đặt và trả lời câu hỏi Bằng gì ? Dấu hai chấm
I. Mục đích, yêu cầu: 
- Đặt và trả lời câu hỏi Bằng gì ? ( Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Bằng gì ? trả lời đúng câu hỏi Bằng gì? Thực hành trò chơi hỏi đáp sử dụng cụm từ Bằng gì?)
	- Bước đầu biết cách sử dụng dấu hai chấm.
II. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập.
 Bài 1: Một HS đọc yêu cầu bài(gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi Bằng gì?)
	- Từng cặp HS trao đổi, làm bài vào vở.
	- GV mời 3 em lên bảng làm bài.
	- GV và HS cả lớp nhận xét chốt lời giải đúng.
 Bài 2: HS đọc yêu cầu của bài.
	- HS làm bài cá nhân.Một số HS đọc bài làm của mình.
 	- Cả lớp và GV nhận xét chốt lại ý đúng.
 Bài 3: HS đọc yêu cầu của trò chơi.
	- HS làm việc theo nhóm đôi: một em hỏi, một em trả lời.
	- Từng cặp HS thực hành hỏi - đáp.
	- GV và cả lớp nhận xét.
 Bài 4: HS đọc kĩ yêu cầu của bài, tự làm bài.
	- HS phát biểu ý kiến.
	- GV treo bảng phụ mời HS lên chốt lời giải đúng.
- GV và cả lớp nhận xét.
Hoạt động 2: Củng cố, dặn dò.
	GV nhận xét tiết học. Nhắc HS về nhà xem lại BT.
Luyện Toán
ôn Luyện
 I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố cách trừ nhẩm các số tròn chục nghìn.
- Củng cố về trừ các số có đến năm chữ số, về giải bài toán bằng phép trừ, về số ngày trong các tháng.
II. Các hoạt động dạy – học:
 Hoạt động 1: Thực hành.
 Bài 1: Tính nhẩm:
	- GV hướng dẫn HS thực hành tính nhẩm các số tròn chục nghìn.
	Ví dụ: 80000 - 50000 = ?
	Nhẩm: 8chục nghìn - 5 chục nghìn = 3 chục nghìn
	Vậy: 80000 - 50000 = 30000
- Tương tự HS làm bài vào vở rồi đổi vở cho nhau tự kiểm tra.
- GV bao quát chung cả lớp. 
 Bài 2: Đặt tính rồi tính:
	- HS tự làm bài vào vở.
- Một HS làm bài vào bảng phụ.
- GV và cả lớp nhận xét,chữa bài.
 Bài 3:HS đọc đề toán, tóm tắt và trình bày bài giải theo 2 cách.
- GV chấm chữa bài.
Hoạt động 2: Nhận xét , dặn dò.
	GV nhận xét giờ học. Dặn HS về ôn lại bài. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_30_nguyen_thi_linh.doc